Nhữngkhuônviênchiềuthẳng
đứng
Trong cuốn từ điển có tên “nhà ống”, thường thiếu vắng mục từ “khuôn viên”. Đơn
giản, người ta vẫn nghĩ rằng, diện tích ở còn không đủ, lấy đâu ra chỗ làm vườn,
làm sân, trồng cây?
Cái tư duy đó đã đày ải con người ta sống trong những ngôi nhà đô thị bí bức, thiếu
không khí và ánh sáng, nó khiến cho tầm nhìn con người trở nên chật chội, tâm tính trở
nên ích kỷ, ương bẳn
Một công trình villa bio của kiến trúc sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, Enric Ruiz- Geli
Xu thế kiến trúc ngày càng hướng người ta trở về, hoà giải với thiên nhiên để tự cứu lấy
mình. Nó biến những hang động khô khan mất sinh khí trong thành phố thành những điều
kiện sống cởi mở, hài hoà với môi trường và cung cấp nguồn cảm hứng, năng lượng
sống, sáng tạo cho thị dân. Ở đó, việc đòi lại nhữngkhuônviên cho các căn nhà ống là
một cuộc cách mạng lớn trong cao trào đô thị.
Trước hết, cuộc “cách mạng” ấy trong từng ngôi nhà riêng lẻ, phải phát xuất từ ý tưởng
và tư duy gia chủ. Người ta phải đánh đổ cái ý nghĩ rằng, vườn, khuôn viên, khoảng sân
cứ phải nệ vào diện tích miếng đất, hay ý nghĩ đất chật thì lấy đâu ra chỗ cho vườn.
Những khuônviên xanh trước đây bao bọc ngôi nhà theo mặt ngang thì nay được tư duy
lại theo chiềuthẳngđứng để vừa đảm bảo không can thiệp sâu vào phần diện tích ở vốn
dĩ eo hẹp, nhưng lại vừa đem đến cho ngôi nhà hiệu quả trọn vẹn của một khuônviên
xanh. Bên cạnh đó, sự phát triển của màu xanh khuônviên được tính bằng tổng thể
những điểm kết nối xanh trong và ngoài ngôi nhà. Một số loài cây có tác dụng lọc khí
được đưa vào nội thất cũng có thể được xem là một phần liên kết với những mảng thiên
nhiên bên ngoài.
Công trình "stacking green" có "khuôn
viên chiềuthẳng đứng" của KTS Võ Tr
ọng
Ngh
ĩa vừa đư
ợc The New York Times giới
thiệu
Từ đó, ngôi nhà là không gian mở, con người sống trong nhà cũng chính là sống trong
vườn.
Nhưng tất cả những điều trên có thể được hiện thực hoá với điều kiện chủ nhân ngôi nhà
thực sự quan tâm đến lợi ích của việc xanh hoá chỗ ở và những kiến trúc sư phải am hiểu
phân tích được tính an toàn trong sử dụng vật liệu (như chống thấm, chống mục, chống
ẩm…), hiểu về đặc thù khí hậu, điều kiện tự nhiên bản địa và dĩ nhiên, đảm bảo sự tinh
tế, thẩm mỹ trong thiết kế. Điều đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều kiến trúc sư
trẻ tại Việt Nam bắt nhịp được với khuynh hướng kiến trúc tiến bộ này. Trong quá trình
khảo sát nhà ống ở TP.HCM, chúng tôi từng chứng kiến sự xoay trở bảo vệ từng tấc
khuôn viên xanh cho gia chủ trong những điều kiện diện tích nhà rất eo hẹp, thừa thẻo.
Đã có những bức tường biến thành “khu vườn đứng”, đã có những khoảnh đất 40 x 60cm
ở đưa màu xanh phủ kín ngôi nhà.
Trên tờ The New York Times ngày 7.6 vừa qua, cây bút Mike Ives có đăng một bài viết,
với tựa: In Vietnam, a traditional home design goes green (tạm dịch: Thiết kế nhà truyền
thống hướng đến kiến trúc xanh tại Việt Nam), giới thiệu với người đọc một công trình
tại Sài Gòn của KTS Võ Trọng Nghĩa. Ông Nghĩa nói với The New York Times rằng: “Ở
Sài Gòn và Hà Nội, bạn có thể cảm nhận được sự khó chịu bởi tình trạng giao thông và
thời tiết nóng bức. Tôi muốn giảm bớt áp lực đó và đem về màu xanh cho những thành
phố này”. Hai tuần sau, kiến trúc sư trẻ này phân tích trong một bài phỏng vấn trên tờ Sài
Gòn Tiếp thị về ba yếu tố cản trở sự phát triển của kiến trúc xanh tại Việt Nam hiện nay:
“Thứ nhất, kiến trúc xanh ở Việt Nam còn quá ít nên người sử dụng rất khó tiếp cận nó.
Thứ hai, chủ đầu tư vẫn có cảm giác những công trình kiến trúc xanh sẽ có giá cao nhưng
trên thực tế, nhiều mẫu nhà xanh đô thị có chi phí xây dựng chỉ 8 – 12 triệu đồng/m2 như
những công trình khác. Thứ ba, mọi người vẫn nghĩ muốn làm công trình xanh phải có
diện tích rất rộng, trên thực tế chúng tôi vẫn có thể làm công trình xanh, nhà ở xanh với
diện tích từ 40m2 trở lên”.
Cả ba quan ngại trên đều nằm ở cái chìa khoá có tên: não trạng.
Như vậy, để có một khuônviên xanh có lẽ điều đầu tiên cần đến đó là những não trạng
xanh. Việc thay đổi từ một khu vườn mặt phẳng ngang thành một khuônviên mặt phẳng
đứng, từ chỗ vườn bên ngoài nhà để đưa vườn vào nhà phải trải qua một quá trình nhận
thức về giá trị sống. Trên thế giới đã có những kiến trúc sư thể nghiệm việc đưa vườn lên
mái nhà và Việt Nam cũng đang làm quen với khuynh hướng này.
Việc tư duy lại không gian khuônviên từng ngôi nhà, biến những nhà ống ngột ngạt khắp
thành phố thành các “tube house bio” đã đến lúc không còn là câu chuyện riêng lẻ nhà ai
nấy biết, mà xét trong toàn cảnh một đô thị, một quốc gia, thì nó là ý thức cải thiện môi
trường, tâm cảnh sống của xã hội và góp phần làm giảm tốc độ biến đổi khí hậu.
. Những khuôn viên chiều thẳng đứng Trong cuốn từ điển có tên “nhà ống”, thường thiếu vắng mục từ khuôn viên . Đơn giản, người ta vẫn nghĩ rằng, diện. xoay trở bảo vệ từng tấc khuôn viên xanh cho gia chủ trong những điều kiện diện tích nhà rất eo hẹp, thừa thẻo. Đã có những bức tường biến thành “khu vườn đứng , đã có những khoảnh đất 40 x 60cm. Như vậy, để có một khuôn viên xanh có lẽ điều đầu tiên cần đến đó là những não trạng xanh. Việc thay đổi từ một khu vườn mặt phẳng ngang thành một khuôn viên mặt phẳng đứng, từ chỗ vườn bên