DulịchnúiSamAnGiang
Núi Sam còn có tên gọi khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn nằm trong vùng
Bảy Núi thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Tên Vĩnh Tế Sơn do vua Minh Mạng đặt để ghi công cho Thoại Ngọc Hầu trong việc
hoàn thành kênh Vĩnh Tế. Đây là một ngọn núi độc lập, nổi lên giữa đồng bằng như một
con sam khổng lồ bám trên mặt ruộng, nên có tên gọi như vậy. Một cách giải thích khác
cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nên
được gọi là Học Lãnh Sơn, tức núi con sam. Có lẽ tên gọi này là biến âm của từ Hậu
Lĩnh Sơn –
鱟
嶺
山
, vì thực ra, từ này mới có nghĩa là núi con sam.
Phía Tây Bắc của núi là kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia. Phía Tây Nam giáp
xã Thới Sơn và Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp
phường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc. NúiSam có một vị trí chiến lược
quan trọng về quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là con đê thiên nhiên ngăn
dòng nước lũ. Ngoài ra, đây còn là một khu dulịch nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh An Giang.
Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu đã miêu tả núiSam như sau: “Rành rành chân
núi trắng phau trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên.
Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi tan tuôn cuốn lẫn
khói nấu cơm, chùa chiền trên trót hương tỏa mây nồng, thật không kém gì phong cảnh
trung châu vậy”.
Núi Sam có hai sườn Đông và Tây: sườn Đông là nơi đầu tiên đón nhận ánh nắng mặt
trời, nên cây trái ở đây xanh tốt hơn, hương vị đậm đà hơn so với ở sườn Tây. Trên núi có
cây giang, lá có vị chua thanh, bùi bùi, là bí quyết chế biến nhiều món ăn độc đáo như:
canh chua thịt gà lá giang, bò xào lá giang….
Chạy ôm vòng quanh chân núiSam là một con đường nhựa dài khoảng 6 – 7 km dẫn du
khách từ ngã ba Đầu Bờ đến Bến Vựa. Bến Vựa là nơi tập trung nhiều mồ mả, gọi là khu
nghĩa địa. Từ bên đường, du khách có thể nhìn thấy các ngôi mộ với đủ kiểu cách, nhà
giàu xây mộ có mái che, trung lưu chỉ xây bằng đá, còn nhà nghèo thì chỉ “sè sè nắm đất
bên đường”. Từ Bến Vựa nhìn lên khoảng hơn trăm mét là các bậc đá ngoằn ngoèo dẫn
lên đồi Bạch Vân. Tại đây có những khối đá to và những cây cổ thụ che bóng mát, du
khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trên những tảng đá này. Tiếp tục đi vòng theo chân núi
gặp Bến Đá, nơi đây tập trung ghe tàu để chở đá, cát cung cấp vật liệu xây dựng cho khắp
vùng miền Tây. Tiếp tục đi vòng qua Đá Chẹt cũng là nơi khai thác đá nhiều nhất ở núi
này, từ đây có một con đường ngoằn ngoèo đến tận đỉnh núi, gọi là đường Tháp, ô tô và
xe máy có thể lên được dễ dàng. Khu vực này có tháp ngắm cảnh được xây dựng cao
hàng chục mét. Công trình này sẽ thu hút nhiều khách lưu trú vì đây là nơi có thể thư
giãn, nghỉ ngơi rất tốt với không khí trong lành và những buổi hoàng hôn lãng mạn…
Góc nhìn từ núiSam
Nếu có thời gian, du khách có thể leo núi bằng đường mòn ngay sau lăng Thoại Ngọc
Hầu. Tiếng là đường mòn nhưng con đường đã được tu sửa nhiều: những đoạn dốc cao,
trơn trợt đã được cải tạo thành bậc thang cho dễ đi. Hai bên đường có nhiều chùa chiền
và các quán giải khát để du khách dừng chân lễ Phật hay nghỉ ngơi. Người đi khỏe chỉ
mất nửa giờ để lên tới đỉnh, đi chậm thì mất khoảng một giờ hoặc hơn. Mùa hè, hoa
phượng nở đỏ rực hai bên đường, đâu đâu cũng thấy một màu đỏ của hoa.
Trước 1975, trên đỉnh núiSam có đặt mấy khẩu pháo 155, 105 ly, để phủ hỏa lực yểm trợ
cho thị xã Châu Đốc cũng như các đồn bót và vùng biên giới bên kia kênh Vĩnh Tế. Ngày
nay, trên núi có đặt đài truyền tin, nhà mát. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm
mắt nhìn xuống cánh đồng bất tận và dòng kênh thẳng tắp. Xa xa là thị xã Châu Đốc nhấp
nhô mái ngói. Nếu có ống nhòm, bạn có thể nhìn thấy dãy Thất Sơn hùng vĩ và lãnh thổ
Campuchia ở cách bờ kênh Vĩnh Tế khoảng 1,5km. Những năm lũ lớn, cả một vùng đồng
lúa bao la chạy tới chân trời bị nhận chìm dưới màu nước bạc, trắng xoá, mênh mông.
Lên đến đỉnh núi, khách sẽ được tìm hiểu tường tận về gốc tích của Bà Chúa Xứ. Bệ đá
nơi đặt tượng Bà trước khi hạ sơn vẫn hiện diện tại đây và được bảo quản rất kỹ, gọi là
nơi Bà “ngự”
Ngoài các di tích nổi tiếng như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An,
chùa Hang, miếu Trương Gia Mô,….và nhiều thắng cảnh đẹp như đồi Bạch Vân, vườn
Tao Ngộ… trên triền núiSam còn có hàng trăm am, cốc, chùa do người dân tự lập, tự tín
ngưỡng…
Trên đỉnh núiSam có một cái hang sâu, hiện cửa hang đã bị lấp. Người ta gọi đó là hang
Thủy tề. Từ miệng hang nhìn xuống, vách núi dựng đứng sâu hun hút, lác đác vài lỗ
thông thiên, đường kính khoảng gần 1m. Người ta kể lại rằng, đây chính là nơi ở của con
đại bàng, nó đã bắt cóc công chúa và đi vào hang bằng lỗ thông thiên. Trên vách đá của
hang in hình người màu trắng, trên vai quàng con vật hình thù như đầu chằn tinh, tay trái
dìu công chúa, khiến người ta liên tưởng đến nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích.
Năm 1978, Pôn Pốt tràn qua chiếm đóng vùng đất này, chính quyền địa phương đã cho
lấp hang lại vì sợ chúng cất giấu vũ khí.
Góc nhìn từ núiSam
Bên cạnh hang Thủy tề, qua một lối đi lớn sẽ gặp cái hang thứ hai. Theo lời kể trong
truyện cổ tích, sau khi Thạch Sanh giết đại bàng, giải thoát công chúa, Lý Thông muốn
cướp công nên gọi lính lấp miệng hang để giết Thạch Sanh. Không ra khỏi hang được,
Thạch Sanh mới lần tìm lối đi khác, vô tình gặp và giải cứu con gái vua Thủy tề đang bị
nhốt ở đây. Hiện trên miệng hang có bàn thờ Thủy Tề, phía bên trong hang có 3 lối đi
nhỏ. Ở dưới hang có loài đá rất lạ, có khả năng hấp thụ ánh sáng, rọi đèn vào ánh sáng bị
hút hết. Chỉ có đèn dầu mới thắp sáng được dưới này, nhưng đèn dầu mà không có không
khí thì không cháy. Cho đến bây giờ cái hang kỳ lạ này vẫn chưa được khám phá.
Ở một nhánh cửa hang phía Nam, cạnh phiến đá Đại Hồng chung khá nổi tiếng là khối đá
hình con sử tử từ trên trời bay xuống. Trên đầu sư tử có hình Đức Phật. Theo kinh Pháp
Hoa, nhân vật cưỡi sư tử là Bồ Tát Văn Thù – người có tiếng nói êm dịu – tượng trưng
cho trí tuệ, phá đêm tối của vô minh. Tương truyền khối đá có từ khi thạch động xuất
hiện và ngày càng lớn dần thêm. Đại hồng chung là một cái chuông lớn bằng đá có có
tiếng kêu rất thanh. Nhưng đã nhiều năm trôi qua, kể từ ngày cái dùi đánh chuông bị
người Campuchia mang về xứ, ta có đẽo nhiều cái khác nhưng đánh vào chuông không
kêu.
Núi Sam thuộc loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát. Trên núi có nhiều hoa sứ và hoa
phượng. Dưới chân núi là một hệ thống kênh rạch, ruộng đồng bao quanh. Núi có diện
tích khoảng 280ha, với độ cao vừa phải (241m), đây là loại núi trẻ, có cây xanh bóng
mát, mỗi mùa hè đến trên sườn NúiSam lại được tô điểm rực rỡ một màu đỏ của phượng
vĩ, làm NúiSam càng tươi mát hơn cùng với những hang động kỳ thú. Toàn bộ khu di
tích núiSam đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
. Du lịch núi Sam An Giang Núi Sam còn có tên gọi khác là Vĩnh Tế Sơn hay Ngọc Lãnh Sơn nằm trong vùng Bảy Núi thuộc phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tên Vĩnh. nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh An Giang. Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu đã miêu tả núi Sam như sau: “Rành rành chân núi trắng phau trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng. ở đây xanh tốt hơn, hương vị đậm đà hơn so với ở sườn Tây. Trên núi có cây giang, lá có vị chua thanh, bùi bùi, là bí quyết chế biến nhiều món ăn độc đáo như: canh chua thịt gà lá giang, bò