TCNCYH 38 (5) - 2005
NHẬN XÉTMỘTSỐNHÂNTỐNGUYCƠTOANTỰSÁT
Ở THANHTHIẾUNIÊN
Lã Thị Bưởi, Cao Văn Tuân
Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội
:
t
t
Tự sát là nguyên nhân đứng thứ 2 sau tai nạn giao thông, tỷ lệ ngày càng tăng và trở nên nghiêm
trọng cho vấn đề sức khoẻ ở mọi quốc gia trên thế giới. Mục tiêu: Đánh giá yếu tố tâm thần trong toan tự
sát. Đối tượng 32 đối tượng ở lứa tuổi TTN toantựsát tại khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai và phòng
khám cấp cứu bệ
nh viện đa khoa Đống Đa Hà Nội. Phương pháp: Mô ả cắt ngang. Kết quả: 34,3% TTN
được chẩn đoán có rối loạn tâm thần. Các s ress liên quan trực tiếp đến tựsát là: mâu thuẫn với bố mẹ,
mâu thuẫn với người yêu và có thai ngoài ý muốn. Toantựsát liên quan đến đẻ khó, động kinh tự ý bỏ
thuốc điều trị. Kết luận: Các yếu tố thường gặp trong toantựsát là: tâm thần, tâm lý và s
ức khoẻ, thể
chất.
Từ khoá: Thanhthiếu niên, toantự sát, yếu tốnguy cơ.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tự sát là một cấp cứu trong y học nói chung và
cấp cứu trong tâm thần học nói riêng, là vấn đề
bức xúc trong thực hành tâm thần học [2].
Hàng năm, trên thế giới có tới hàng trăm nghìn
người chết do tựsát và hàng triệu người toantự sát.
Toan tựsát là một trong ba thành phần của
hành vi tựsát bao gồm ý tưởng tự sát, toantựsát
và tự sát.
Ở lứa tuổi thanhthiếuniên (TTN), tựsát là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau tai
nạn giao thông, ngày càng tă
ng và trở nên nghiêm
trọng cho vấn đề sức khoẻ ở mọi quốc gia trên thế
giới [5]. Ví dụ ở Mỹ năm 1960 tỷ lệ tựsátở TTN là
5,1/100.000 dân thì 1980 tỷ lệ này đã là
12,8/100.000 dân; ở Tây Ban Nha năm 1978 tỷ lệ
này chỉ có 4,3/100.000 dân thì 1982 đã là
6,7/100.000 dân [3].
Ở Việt Nam hiện nay vấn đề toantựsátở TTN
còn bị bỏ trống vì vậy đây là vấn đề cấp thiết đáng
được quan tâm nghiên cứ
u. Tuy nhiên toantựsát
là một vấn đề phức tạp có liên quan đến nhiều
ngành khoa học, hơn nữa do thời gian eo hẹp và
quy mô khiêm tốn, chúng tôi chỉ có tham vọng đi
sâu vài khía cạnh của vấn đề này với đề tài: “Nhận
xét mộtsốnhântốnguycơtoantựsátởthanh
thiếu niên”. Mục tiêu:
1. Đánh giá nhântố tâm thần trong toan
tự sát.
2. Đánh giá nhântố tâm lý và sức khoẻ
trong toantự sát.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Gồm 32 TTN (10 nam và 22 nữ) tuổi từ 14 đến
19 cấp cứu do hành động toantựsátở bệnh viện
Bạch Mai và bệnh viện Đa khoa Đống Đa, Hà Nội
từ 12/1996 đến 6/1997 và 32 học sinh trung học là
nhóm chứng có cùng độ tuổi, tỷ lệ nam nữ và
cùng địa chỉ với nhóm nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang có sử dụng
nhóm đối chứng.
- Lập h
ồ sơ tâm lý cấu trúc dựa theo mẫu hồ
sơ tâm lý của trung tâm nghiên cứu trẻ em (NT)
- Thăm khám và phỏng vấn TTN sau khi qua
khỏi tình trạng cấp cứu, phỏng vấn gia đình (chủ
yếu là bố mẹ) nhiều lần để thu thập các thông tin
theo một bệnh án cấu trúc.
- Tiến hành làm test tâm lý (Beck, Zung) trên
nhóm toantựsát và nhóm chứng (nhóm học sinh
PTTH cùng lứa tuổi, cùng tỷ lệ giới tính và địa dư).
- Sử dụng bảng phân loại b
ệnh quốc tế ICD.10.
- Xử lý kết quả theo thống kê thông thường và
sử dụng test student và test X
2
.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
- Hai nhóm tương đối đồng nhất về:
+ Tuổi: tuổi trung bình ở nhóm toantựsát là
16,9 ± 1,18 so với tuổi trung bình ở nhóm chứng
1
TCNCYH 38 (5) - 2005
16,5 ± 0,90 khác nhau không có ý nghĩa (p >
0,05).
+ Giới: hai nhóm có tỷ lệ nam nữ bằng nhau
(10/22).
+ Dân tộc: cả hai nhóm đều là người dân tộc
Kinh.
+ Địa dư: cả hai nhóm đều cư trú ở Hà Nội.
- Nhưng hai nhóm khác nhau về trình độ văn
hoá: nhóm toantựsátcó trình độ văn hoá thấp
hơn nhóm chứng (p < 0,001).
Có sự khác nhau này là do tỷ lệ lưu ban, bỏ
học của nhóm toantựsát cao hơn so với nhóm
chứng.
2. Nhântố tâm thần
Tỷ lệ
chẩn đoán rối loạn tâm thần theo ICD.10.
Bảng 1. Tỷ lệ TTN toantựsát được chẩn đoán
Chẩn đoán (theo ICD,10) Nhóm TTS N=32 (%) Nhóm chứng N=32 (%)
* Không có chẩn đoán
21 (65,7) 31 (96,9)
* Có chẩn đoán
- Trầm cảm (F.32) 5 (15,6) 1 (3,1)
- Lo âu (F40, F41) 3 (9,4) 0 (0)
- Loạn thần cấp (F23) 1 (3,1) 0 (0)
- Nghiện ma tuý (F11) 2 (6,2) 0 (0)
Tổng số
32 (100) 32 (100)
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
t- Tỷ lệ TTN có chẩn đoán rối loạn tâm thần ở nhóm toan ự sát (34,3%) cao hơn nhiều so với nhóm
chứng (3,1%) (P < 0,001).
- Ở nhóm toantự sát, 11 đối tượng có rối loạn tâm thần (chiếm 34,3%) được phân bố như sau: 15,6
% rối loạn trầm cảm; 9,4% rối loạn lo âu; 6,2% nghiện ma tuý và 3,1% rối loạn loạn thần cấp.
- Ở nhóm chứng có 1 trường hợp được chẩn đ
oán trầm cảm nhẹ (chiếm 3,1%). Qua tìm hiểu chúng tôi
được biết gia đình em bà nội mới mất.
3. Nhântố tâm lý và sức khoẻ
3.1 Tiền sử sức khoẻ thể chất của TTN
Bảng 2. Tiền sử sản khoa và bệnh mạn tính của TTN
Tiền sử sức khoẻ Nhóm TTS N = 32 (%) Nhóm chứng N = 32 (%)
* Tiền sử sản khoa
- Đẻ khó (forcep, mổ đẻ) 8 (25,0) 2 (6,3)
- Đẻ thường 24 (75,0) 30 (93,7)
* Các bệnh mạn tính
- Động kinh 3 (9,4) 0 (0)
- Viêm phế quản 4 (12,5) 4 (12,5)
P < 0,05 > 0,05
Kết quả bảng 3 cho thấy:
- Tiền sử sản khoa đẻ khó ở nhóm toantựsát chiếm 25% cao hơn tỷ lệ 6,3% ở nhóm chứng ( P <
0,05).
- Tiền sử bệnh mạn tính ở nhóm toantựsát cũng cao hơn so với nhóm chứng nhưng không có ý nghĩa
thống kê ( P > 0,05).
3.2. các stress tâm lý thúc đẩy hành động toantựsát
2
TCNCYH 38 (5) - 2005
Bảng 3. Các yếu tố thúc đẩy toantựsát
Các stress tâm lý N %
* Không có stress tâm lý
9 28,1
* Có stress tâm lý
- Mâu thuẫn với cả bố và mẹ 9 28,1
- Mâu thuẫn với bố 6 18,8
- Mâu thuẫn với mẹ 1 3,1
- Mâu thuẫn với người yêu 4 12,5
- Mâu thuẫn với thầy cô giáo 1 3,1
- Có thai ngoài ý muốn 2 6,3
Tổng số 32 100
Kết quả ở bảng 4 cho thấy:
t.
- Trong nhóm toantựsát 23 TTN (chiếm 71,9%) có stress tâm lý thúc đẩy hành động toantự sát.
Trong số này có tới 16 TTN có mâu thuẫn xung đột với bố mẹ (chiếm 69,6%).
- Số còn lại, 9 TTN (chiếm 28,1%) không nhận thấy có stress tâm lý thúc đẩy hành vi toantự sá Số
này chủ yếu rơi vào các trường hợp trầm cảm nặng, động kinh và loạn thần.
IV. BÀN LUẬN
1. Nhântố tâm thần: Chẩn đoán rối loạn tâm
thần ở TTN toantự sát:
Kết quả ở bảng 2 cho thấy trong số 32 TTn
toan tựsátcó tới 11 trường hợp được chẩn đoán
là có rối loạn tâm thần theo tiêu chuẩn của ICD.10
(chiếm 34,3%). Tỷ lệ chẩn đoán này được phân bố
như sau: 15,6% rối loạn trầm cảm (F32); 9,4% rối
loạn lo âu (F40, F41); 3,1% rối loạn loạn thần
(F23); và 6,2% nghi
ện ma tuý (F11).
So với tỷ lệ 65% người trưởng thànhtoantự
sát được chẩn đoán có rối loạn tâm thần theo
ICD.10 (Nguyễn Hữu Kỳ – 1996 [1] thì tỷ lệ của
chúng tôi thấp hơn nhiều. Kết quả này cũng phù
hợp với nhậnxét của Marcelli và Braconnier 1992
[5] là tỷ lệ TTN toantựsát được chẩn đoán rối
loạn tâm thần thấp hơn so với người trưởng thành.
Song các tác giả đều nhận thấ
y các rối loạn
tâm thần đóng vai trò quan trọng trong hành vi
toan tựsátở mọi đối tượng nói chung cũng như
TTN nói riêng. Và như vậy toantựsát không phải
là một bệnh mà là một triệu chứng hay một dấu
hiệu trong các trạng thái rối loạn tâm thần khác
nhau (Shaffer và Piacentini 1994) [6].
2. Nhântố tâm lý và sức khoẻ
2.1 Tiền sử sức khoẻ của TTN
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ tiền sử đẻ khó
phải can thiệp forcep và mổ đẻ ở nhóm toantựsát
là 25%, cao hơn tỷ lệ 6,3% ở nhóm chứng (P <
0,05). Mộtsố tác giả giải thích do người mẹ bị mổ
đẻ, sau đẻ mẹ con thường bị tách rời do vậy làm
rối loạn mối quan hệ tương tác mẹ – con ban đầu.
Về sau các rối loạn này ảnh hưở
ng tới mối quan hệ
của TTN với các thành viên khác, tạo ra các xung
đột, góp phần thúc đẩy hành động toantựsát [4].
Trong nhóm toantự sát, chúng tôi nhận thấy
có tới 3 trường hợp mắc bệnh động kinh, trong đó
2 trường hợp là động kinh thái dương và 1 là động
kinh cơn lớn. Điều đáng lưu ý là cả 3 trường hợp
này đều đã được khám và điều trị ở các bệnh viện
nhưng đã thự
c hiện toantựsát sau một thời gian
bỏ thuốc, sau đó cả 3 đều lấy chính thuốc đang
được chỉ định điều trị để tự sát. Điều này cho thấy
bố mẹ phải quản lý thuốc là điều cần thiết.
2.2 Các stress tâm lý thúc đẩy toantựsát
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, trong nhóm toantự
sát có tới 23 trường hợp có stress thúc đẩy toantự
sát, chiếm hơn 2/3 số TTN toantự sát. Các stress
này được phân bố như sau: 16 trường hợp xung
đột với bố mẹ (chiếm 69,6%), 4 trường hợp xung
đột với người yêu (chiếm 8,7%) và 1 trường hợp
xung đột với cô giáo (chiếm 4,3%). Chúng tôi gọi
đây là các stress tâm lý thúc đẩy toantựsát bởi vì
các stress có liên quan trực tiếp đến hành động
3
TCNCYH 38 (5) - 2005
toan tự sát. Tuy nhiên trong mộtsố trường hợp
theo chúng tôi có thể là nguyên nhân chính gây ra
hành động toantựsát như ở 2 trường hợp có thai
không mong muốn.
Có thể nói, mâu thuẫn và xung đột với bố mẹ
là yếu tố stress đóng vai trò quan trọng (chiếm tỷ
lệ cao nhất 69,6%). Kết quả này cho thấy sự khác
biệt với stress tâm lý thúc đẩy toantựsátở người
trưởng thành: chủ yếu là xung đột tình cảm giữa
vợ chồng (Nguy
ễn Hữu Kỳ 1996) [1]. Khi có mâu
thuẫn với TTN, bố mẹ thường mắng chửi, đánh
đập TTN thường những thái độ này dẫn đến
hành động toantựsátở TTN. Tiếp xúc và tìm hiểu
TTN toantựsát và bố mẹ các em chúng tôi nhận
thấy phần lớn bố mẹ của TTN không hiểu các em,
không chấp nhận các nhu cầu, lối sống, ngăn cản
các mối quan hệ của TTN, còn các TTN thường
không tuân theo, không chấp hành kỷ luật c
ủa gia
đình dẫn đến những xung đột bố mẹ – TTN. Như
vậy xung đột chủ yếu giữa hai thế hệ “bố mẹ –
con cái” dẫn tới hành động toantựsát của TTN,
điều này nhắc nhở bậc bố mẹ hãy tôn trọng luật
bảo vệ trẻ em. Mặt khác chúng tôi nhận thấy trong
số 16 trường hợp có mâu thuẫn với bố mẹ có tới
15 trường hợp có mâu thu
ẫn với bố. Đa số những
người bố này có tính gia trưởng, không ít người
nghiện rượu, thuốc lá. Trong số 4 trường hợp mâu
thuẫn với người yêu thì cả 4 trường hợp đều là nữ
tuổi từ 17 đến 18. Mâu thuẫn xung đột đó là sự
chia tay với người yêu. Chúng tôi nhận thấy hành
động toantựsát của TTN nhiều lúc chỉ là hành
động bột phát, thiếu suy nghĩ trước các stress tâm
lý. Nếu chỉ că
n cứ vào stress này để nói đó là
nguyên nhân thì rất khó chấp nhận bởi vì các
stress này có thể gặp ởthanhthiếuniên khác mà
họ không có hành động toantự sát. Do vậy chỉ gọi
là stress tâm lý thúc đẩy toantựsát là hợp lý, cần
phải tính đến vai trò quan trọng của nhân cách mà
TTN phản ứng toantựsát trước tác nhân.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu chúng tôi đã rút ra mộtsố kết
luận sau:
1. Nhântố tâm thần trong toantựsát
Trên nhóm TTN toantự sát, chúng tôi nhận
thấy có tới 34,3% TTN được chẩn đoán có rối loạn
tâm thần theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ
10 về các rối loạn tâm thần và hành vi (ICD.10).
Các rối loạn tâm thần thường gặp theo thứ tự: rối
loạn trầm cảm, lo âu, nghiện ma tuý và loạn thần
cấp.
2. Nhân t
ố tâm lý và sức khoẻ trong toan
tự sát
- Các stress tâm lý liên quan trực tiếp tới hành
động toantựsátở TTN thường gặp là: mâu thuẫn
xung đột giữa TTN với bố mẹ (đặc biệt với bố),
mâu thuẫn với người yêu và có thai ngoài ý muốn.
- TTN toantựsát thường có tiền sử đẻ khó
phải can thiệp bằng forcep và mổ đẻ, thanhthiếu
niên mắc bệnh động kinh tự ý bỏ thuốc điều trị.
Kiế
n nghị
1. Đối với ngành y tế cần quan tâm phát hiện
sớm đối với những TTN toantựsát nhằm ngăn
ngừa tự sát.
2. Cha mẹ cần quan tâm đúng mực lắng nghe
và thấu hiểu con cái, giúp đỡ quản lý trong những
trường hợp bị bệnh.
3. Trường học cần có những chương trình giáo
dục về giới tính phù hợp với lứa tuổi TTN tránh
hậu quả có thai ngoài ý muốn dẫn đế
n hành vi tự
sát của TTN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cheifelz – D. N et al. An epidemiologie
study of aldolescent suicide cand – J – Psychiatry
1987. Nov. 8 (32): 656 – 657.
2. Le May – M. Jái mal à ma mare. Editions
fleurus 1993: 228 – 231.
3. Marcelli – D. Les tentatives de suicide.
Psychopathologie de l'adolescent 1992: 100 – 115.
4. Nguyễn Hữu Kỳ. nghiên cứu các nhântố
ngoại lai, tâm lý và tâm thần ở người toantự sát.
Luận án phó tiến sĩ y dược đại học y khoa 1996.
5. Nguyễn Việt. Chẩn đoán và xử trí cấp cứu
trong tâm thần học. Tâm thần học, nhà xuất bản y
học 1984 trang 141 – 145.
6. Shaffer – D. Piacentini – J. Suicide and
attemped suicide. Child and alolescent Psychiatry.
Black well scientific publication 1994: 407 – 419.
4
TCNCYH 38 (5) - 2005
Résumé
REMARQUE SUR LES FACTEURS DE RISQUE DE TENTATIVES SUICIDAIRES
L’ALDOLESCENT ET à LA JEUNE ADULTE
Le suicide est une cause qui est la deuxième position de la cause de mortalité, après l’accident de
moyen de transport. Son taux qui est de plus en plus augmenté, devient un problème important pour la
santé de la population tous les pays dans le monde. Objectifs d’étude: évaluation de facteurs
psychiatriques dans les tentatives suicidaires. évaluation de facteus psychologiques et somatique dans les
tentatives suicidaires. Sujets d’étude: Les 32 patients qui sont de l’aldolescence et de la jeune adulte, ont
les tentatives suicidaires au service urgent de l’Hôpital de Bach Mai et au service de consultation de
l’Hôspital généraliste de Dong Da Hanoi. Méthode d’étude: Decription de la prévalence. Résultals:
34,3% de patients sont diagnostiques de troubles psychiatriques, les stress liés directement aux conduites
suicidaires sont: conflits avec leur copain (leur copine) et enceinte indésisable chez les jeunes filles. Aux
cas de tentatives suicidaires, on retrouve fréquement l’ancétédent d’accouchements dificiles qu’il fallait
intervener le forceps et l’operation; l’arrêté de traitement volontaire; l’antécédent épileptique. Conclusion:
les facteurs qu’on trouve fréquement dans les tentatives suicidaires sont: facteurs psychiatriques (troubles
psychiatriques); facteurs psychologique; facteurs somatiques.
Mots de clés : Aldolescent. Facteurs de risques. Tentatives de suicide.
5
. do tự sát và hàng triệu người toan tự sát. Toan tự sát là một trong ba thành phần của hành vi tự sát bao gồm ý tưởng tự sát, toan tự sát và tự sát. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên (TTN), tự sát. (5) - 2005 NHẬN XÉT MỘT SỐ NHÂN TỐ NGUY CƠ TOAN TỰ SÁT Ở THANH THIẾU NIÊN Lã Thị Bưởi, Cao Văn Tuân Bộ môn Tâm thần - Trường Đại học Y Hà Nội : t t Tự sát là nguy n nhân đứng thứ. mô khiêm tốn, chúng tôi chỉ có tham vọng đi sâu vài khía cạnh của vấn đề này với đề tài: Nhận xét một số nhân tố nguy cơ toan tự sát ở thanh thiếu niên . Mục tiêu: 1. Đánh giá nhân tố tâm