Tế bào gốc từ các nguồn gốc khác nhau như tế bào gốc bào thai, tế bào mầm bào thai, tế bào gốc của cá thể đã trưởng thành đã được nghiên cứu về đặc tính sinh học và khả năng sử dụng nhữn
Trang 1Tế bào gốc và ứng dụng trong y sinh học
(Stem cells and the application in biomedicine)
Nguyễn Thị Thu Hà*
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
Trong những năm gần đây tế bào gốc là một
trong những chủ đề được quan tâm nhiều nhất và
đã đạt được những kết quả đầy hứa hẹn trong
nghiên cứu y sinh học Tế bào gốc từ các nguồn
gốc khác nhau như tế bào gốc bào thai, tế bào mầm
bào thai, tế bào gốc của cá thể đã trưởng thành đã
được nghiên cứu về đặc tính sinh học và khả năng
sử dụng những tế bào này trong điều trị ví dụ như
sử dụng tế bào gốc tạo máu để điều trị bệnh lý của
máu và cơ quan tạo máu cũng như một số bệnh lý
khác, nghiên cứu để sử dụng tế bào gốc tạo ra
những tế bào thay thế cho những tế bào đã bị
thương tổn do bệnh lý ví dụ như tạo ra những tế
bào sản xuất insulin điều trị bệnh đái tháo đường,
tái tạo tế bào thần kinh điều trị bệnh của tổ chức
thần kinh, hàn gắn các tổn thương tim mạch và sử
dụng tế bào gốc trong điều trị bằng gen
Mặc dầu đã có rất nhiều bước nhảy vọt trong
nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu thực nghiệm
và đã có được những hiểu biết ngày càng đầy đủ về tế
bào gốc, tuy vậy các nhà khoa học hiện nay hãy còn
có rất nhiều khó khăn và hạn chế trong nghiên cứu
ứng dụng đặc biệt là sử dụng những tế bào gốc như
thế nào trong điều trị bệnh lý của người Chỉ trừ tế
bào gốc tạo máu đã được sử dụng từ lâu trong điều trị
những bệnh của máu và cơ quan tạo máu cũng như
một số bệnh miễn dịch của người còn lại những ứng
dụng khác của tế bào gốc như dùng tế bào gốc để
điều trị thay thế trong những bệnh lý của các cơ quan
tổ chức khác như đái tháo đường, Parkinson, tổn
thương cột sống hiện vẫn đang còn trong giai đoạn
nghiên cứu thử nghiệm trên súc vật Với đà phát triển
nhanh chóng trong lĩnh vực nghiên cứu tế bào gốc
như hiện nay chắc chắn là trong tương lai không xa
sẽ có những ứng dụng thực tế và hợp lý loại tế bào có
tiềm năng đặc biệt và đầy hứa hẹn này
i Đại cương về Tế bào gốc
Tế bào gốc là một loại tế bào duy nhất có cả hai
khả năng đặc biệt đó là có thể tự tái tạo mới và có thể
biệt hoá thành những loại tế bào chuyên biệt trong những điều kiện nhất định Hầu hết những tế bào trong cơ thể đều có những chức năng đặc hiệu chuyên biệt ví dụ như tế bào cơ có chức năng co rút, hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy vv Nhưng tế bào gốc có đặc tính khác biệt, đó là chúng không thể hiện bất cứ một chức năng đặc biệt nào trước khi nhận được những tín hiệu kích thích để phát triển thành những tế bào có chức năng chuyên biệt
Những nghiên cứu về tế bào gốc đầu tiên là những nghiên cứu được tiến hành trên súc vật thí nghiệm, đa
số là nghiên cứu trên chuột Những nghiên cứu này
đã đặt nền móng cho những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trên người Trong suốt nhiều năm nghiên cứu về sự phát triển cơ thể ở súc vật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một loại
tế bào gốc có khả năng phát triển thành bất cứ một loại tế bào nào có trong cơ thể Những tế bào này
được gọi là những tế bào gốc vạn năng Cho tới nay
đã biết được một cơ thể có khoảng trên hai trăm loại
tế bào khác nhau Tế bào gốc với những khả năng
độc đáo như vậy được thấy trong các tổ chức của phôi và bào thai Từ năm 1981 đã có những phương pháp nuôi cấy tế bào gốc của phôi chuột trong phòng thí nghiệm nhờ đó mà biết được loại tế bào gốc này
có khả năng trở thành hầu hết những loại tế bào chuyên biệt của cơ thể Chính phát hiện này đã mở ra một triển vọng đầy hứa hẹn đó là có khả năng sửa chữa, tái tạo và thay thế những tế bào, tổ chức bị thương tổn hoặc phá huỷ do những nguyên nhân bệnh lý khác nhau Gần 20 năm sau, vào năm 1998 một thành công tương tự cũng đã đạt được đối với những tế bào gốc của người đó là lần đầu tiên James Thomson tách được từ phôi người loại tế bào gốc vạn năng và nuôi cấy chúng phát triển Một loại tế bào gốc đã từng được sử dụng trên lâm sàng trong nhiều năm đó là những tế bào gốc ở các tổ chức của một cá
Trang 2thể đã trưởng thành Tế bào gốc này là một loại tế bào
chưa được biệt hoá, có trong những tổ chức đã biệt hoá
của cá thể đã trưởng thành ví dụ như tế bào gốc ở
máu Nó có thể sinh ra những loại tế bào chuyên biệt
của tổ chức mà tổ chức đó chính là nguồn gốc
nguyên uỷ của chúng Trong cơ thể, những tế bào
gốc này cũng có khả năng tự tái tạo Mới đây đã phát
hiện thấy tế bào gốc của cá thể trưởng thành có mặt
trong một số tổ chức mà trước đó chưa từng nghĩ
rằng tại đó lại có chứa tế bào gốc ví dụ như tổ chức
não Tế bào gốc của cá thể trưởng thành từ một tổ
chức cũng có khả năng phát triển thành những tế bào
có đặc tính của những tế bào của một tổ chức khác
Một ví dụ điển hình là mặc dù tế bào gốc tạo máu
của tuỷ xương đã được biết từ lâu là chúng có khả
năng phát triển thành những tế bào máu và tế bào
miễn dịch nhưng gần đây còn thấy loại tế bào này
trong những điều kiện nhất định cũng có khả năng
phát triển thành những tế bào mang những đặc tính
của neuron thần kinh và như vậy đã đưa ra một khái
niệm mới về tính “mềm dẻo” của tế bào gốc ở cá thể
đã trưởng thành
Tế bào gốc với những đặc tính đặc trưng chung
nhưng nguồn gốc xuất xứ của chúng khác nhau Có
thể thấy những tế bào gốc trong tổ chức của phôi, của
bào thai hoặc của những cá thể đã trưởng thành
Những tế bào gốc có nguồn gốc khác nhau như
tế bào gốc của phôi (bao gồm cả những tế bào gốc
từ phôi và những tế bào mầm từ tổ chức bào thai)
và tế bào gốc của cá thể đã trưởng thành có những
đặc tính giống nhau và khác nhau:
Những đặc tính giống nhau: điểm giống nhau
chủ yếu là chúng có khả năng tự tái tạo mới và biệt
hoá thành những tế bào và tổ chức chuyên biệt
đảm nhiệm những chức năng đặc biệt Trong đa số
trường hợp, tế bào gốc có thể phân lập được và duy
trì được ở trạng thái chưa biệt hoá Tế bào gốc của
cả cá thể trưởng thành và bào thai đều có thể tăng
sinh và biệt hoá khi được truyền vào một động vật
có hệ thống miễn dịch đã bị tổn thương Những tế
bào được truyền vào sẽ cư trú, phát triển tại vị trí
có vi môi thích hợp kể cả vi môi tế bào và dịch thể,
thường là ở những nơi xuất xứ của chúng
Những đặc tính khác nhau: điểm khác nhau đầu
tiên là khác nhau về nguồn gốc của chúng như tên
gọi đã cho thấy Những tế bào gốc ở cá thể trưởng thành có mặt trong nhiều tổ chức của cơ thể mặc dù với một số lượng rất ít Ngược lại những tế bào gốc của bào thai không chắc là được phân bố ở bào thai giống như vậy nghĩa là có thể chúng chỉ có ở một số
vị trí, trong một số tổ chức nhất định của bào thai Tế bào gốc bào thai có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy tổ chức sau khi chúng được tách ra từ phôi hoặc bào thai Tuỳ theo điều kiện của môi trường nuôi cấy mà những tế bào gốc bào thai có thể tạo nên những cụm tế bào có thể biệt hoá tự nhiên tạo ra nhiều loại tế bào Nếu như những tế bào gốc bào thai trong nuôi cấy chưa biệt hoá được tiêm vào cho chuột
đã bị tổn thương hệ thống miễn dịch sẽ tạo nên khối
u lành tính chứa hỗn hợp những tế bào đã biệt hoá một phần ở những con chuột này Hiện tượng đó không thấy đối với tế bào gốc của cá thể trưởng thành Tế bào gốc của cá thể trưởng thành cũng không biệt hoá giống như tế bào gốc bào thai Những
tế bào gốc bào thai thường là đa năng, chúng có thể biệt hoá thành bất cứ tổ chức nào xuất phát từ cả 3 lớp mầm bào thai còn những tế bào gốc ở cá thể trưởng thành có trong các tổ chức bình thường có nguồn gốc từ cả 3 lớp mầm bào thai như não, tuỷ xương, ruột , chúng thường chỉ có thể sản xuất ra những tế bào đặc hiệu cho loại tổ chức cội nguồn của chúng Những tế bào gốc của một cá thể trưởng thành khi tách khỏi vi môi bình thường cho vào môi trường nuôi cấy để biệt hoá thì khả năng biệt hoá bị hạn chế hơn rất nhiều so với những tế bào gốc của bào thai Một tế bào gốc bào thai đơn lẻ có thể biệt hoá thành những tế bào chuyên biệt có nguồn gốc từ cả ba lá phôi ngược lại chưa thấy một tế bào gốc nào của cá thể trưởng thành lại có khả năng biệt hoá thành những tế bào có nguồn gốc từ cả 3 lớp tế bào mầm bào thai Như vậy chứng tỏ rằng tế bào gốc của cá thể trưởng thành không có cùng mức độ đa năng so với những tế bào gốc bào thai
Những tế bào gốc có nguồn gốc khác nhau cũng không giống nhau về khả năng tăng sinh phát triển trong môi trường nuôi cấy cũng như khả năng biệt hoá thành những tế bào có chức năng hữu ích Tế bào gốc bào thai người có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm với một số lượng rất phong phú và có thể tăng sinh nhưng vẫn giữ nguyên trạng thái chưa biệt
Trang 3hoá qua nhiều thế hệ Trên thực tế nghiên cứu và ứng
dụng lâm sàng, nhiều trường hợp khả năng tạo ra
được trong phòng thí nghiệm một số lượng lớn tế bào
từ một tế bào gốc bào thai là hết sức có ý nghĩa Tuy
nhiên đối với những tế bào gốc của cá thể đã trưởng
thành rất khó có thể tìm ra được những điều kiện
thích hợp trong phòng thí nghiệm để cho những tế
bào gốc này có thể tăng sinh mà không biệt hoá Vấn
đề này cũng đã được thấy ở những tế bào gốc tạo
máu khi tách ra khỏi máu ngoại vi hoặc tuỷ xương,
nuôi cấy trong phòng thí nghiệm sẽ dẫn đến hoặc là
chúng bị mất khả năng tăng sinh hoặc là tăng sinh
nhưng ở một mức độ rất thấp nhưng ngược lại nếu
truyền chúng cho súc vật hoặc cho người thì chúng
lại có khả năng tăng sinh rất lớn Khó khăn này làm
hạn chế khả năng sử dụng tế bào gốc người trưởng
thành để tạo ra những tế bào chuyên biệt với một số
lượng đủ lớn phục vụ cho mục đích cấy ghép Chính
vì lẽ đó, những thông tin có được về định hướng biệt
hoá tế bào gốc bào thai thành những tế bào chuyên
biệt có những chức năng đặc hiệu chủ yếu dựa trên
những nghiên cứu ở những dòng tế bào bào thai
chuột hoặc người nuôi cấy in vitro Ngược lại những
hiểu biết về biệt hoá của tế bào gốc ở các cá thể
trưởng thành có được là nhờ ở sự quan sát trên những
mô hình động vật thực nghiệm cấy ghép hỗn hợp các
tế bào gốc cho những súc vật thực nghiệm đó
ii Tế bào gốc bào thai người
(Human Embryonic Stem cell)
Năm 1998 nhóm nghiên cứu của James
Thomson đã phân lập và duy trì được một loại tế
bào gốc bào thai (ES: embryonic stem cell) từ khối
tế bào bên trong của blastocysts có được nhờ thụ
tinh nhân tạo và sử dụng cho mục đích nghiên cứu
Cùng thời gian này một nghiên cứu của John
Gearhart và cộng sự đã phát hiện ra là có một loại
tế bào mầm bào thai (EG: embryonic germ cell) có
ở gonodal ridge và mesenchyma của bào thai 9
tuần tuổi ES và EG đều có những đặc tính chung
cơ bản của một tế bào gốc nhưng chúng cũng có
những điểm khác nhau Trước tiên là khác nhau về
tiềm năng tăng sinh tự tái tạo nhưng không biệt
hoá trong một thời gian dài trên nuôi cấy in vitro
Tế bào gốc bào thai của người có thể tăng sinh
trong 2 năm qua 300 - 450 lần phân chia còn tế
bào mầm bào thai có khả năng tăng sinh ít hơn, hầu hết chỉ có thể tăng sinh qua 40 - 80 lần phân chia Để đơn giản hoá và tiện dùng, thường ES và
EG được gọi chung là tế bào gốc bào thai
iii Tế bào gốc của cá thể trưởng thành (adult Stem Cell):
Tế bào gốc của cá thể trưởng thành cũng giống như tất cả những tế bào gốc khác mang những đặc
điểm chung của tế bào gốc nhưng tính mềm dẻo và khả năng phát triển biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt của các tổ chức khác hạn chế hơn so với tế bào gốc bào thai Tế bào gốc của cá thể trưởng thành (AS) có trong nhiều tổ chức của động vật và người Nhiều khi khó có khả năng phân biệt những tế bào
AS đặc hiệu của một tổ chức với những tế bào tiền thân (progenitor) Những tế bào tiền thân sẽ phát triển thành những loại tế bào nhất định của một tổ chức nhưng không có khả năng sinh ra tất cả các loại
tế bào của tổ chức đó như vậy chúng không phải là những tế bào gốc thực thụ ví dụ như tế bào tiền thân dòng lympho biệt hoá thành B, T, NK lymphocyte chứ không biệt hoá được thành những loại tế bào máu khác Trên cơ sở đó đã có những ý kiến cho rằng loại tế bào tiền thân này thay thế cho những tế bào gốc ở những tổ chức như vậy và đưa ra khái niệm về những tế bào tiền thân nội mạc, tế bào gốc của cơ xương, tế bào biểu mô đầu dòng ở da và hệ thống tiêu hoá, tế bào gốc hoặc tế bào tiền thân của tuỵ, gan
AS tồn tại ở các tổ chức khác nhau như tổ chức não, tuỷ xương và máu ngoài ra còn thấy AS ở tuỷ răng, tuỷ sống, mạch máu, cơ xương, biểu bì da, ống tiêu hoá, võng mạc, giác mạc, gan, tuỵ Như vậy tế bào AS thấy ở những tổ chức phát triển từ cả
3 lớp mầm của bào thai
Đối với AS cho đến nay còn nhiều vấn đề vẫn chưa được xác định rõ và vẫn là những mục tiêu cần được nghiên cứu như:
1) Nguồn gốc của những tế bào gốc ở cá thể trưởng thành, tại sao những tế bào gốc giữ được ở trạng thái không biệt hoá trong lúc những tế bào xung quanh nó đã biệt hoá?
2) Liệu có thể nuôi cấy tế bào gốc của cá thể trưởng thành làm tăng khả năng tăng sinh ngoài cơ thể để phục vụ như một nguồn tế bào vô hạn cung cấp cho ghép hay không?
Trang 43) Có bao nhiêu loại tế bào gốc của cá thể
trưởng thành và có thể tìm thấy chúng trong những
tổ chức nào? Cũng đã có những bằng chứng cho
thấy tế bào gốc của cá thể trưởng thành là loại tế
bào có trong cơ thể với một số lượng nhỏ nhưng lại
có thể gặp trong nhiều tổ chức khác nhau
4) Bằng chứng nào chứng tỏ tính mềm dẻo
của tế bào gốc ở cá thể trưởng thành là rõ rệt nhất
và khả năng tạo ra những tế bào của các tổ chức
khác như thế nào?
5) Có hay không có một loại tế bào gốc đa
năng?tuy vẫn là lý thuyết nhưng cũng đã có những
cơ sở thực nghiệm chứng tỏ cho giả định này
Những tế bào tuần hoàn trong dòng máu có thể có
nhiều khả năng là những tế bào đa năng, chúng có
thể tách ra khỏi tuần hoàn và cư ngụ ở những tổ
chức khác nhau Những tế bào đang phân chia
thường thấy ở gần các mạch máu
6) Tính mềm dẻo của các tế bào gốc của cá
thể trưởng thành in vivo bình thường hay không và
nếu bình thường thì có phải là bình thường đối với
tất cả các loại tế bào gốc của cá thể trưởng thành
hay không và tín hiệu gì đã điều hoà quá trình tăng
sinh và biệt hoá một cách mềm dẻo như vậy?
iv Tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic
Stem Cell)
Cho tới nay tế bào gốc tạo máu đã được nghiên
cứu hơn nửa thế kỷ và là một trong những lĩnh vực
lý thú nhất, có những tiến bộ nhanh nhất trong y
sinh học hiện nay Những phát hiện mang tính chất
đột phá cả về thực nghiệm và lâm sàng đã mở rộng
phạm vi sử dụng và cung cấp tế bào gốc Nhiều
ứng dụng đã được thực hiện nhưng vẫn còn rất
nhiều khả năng ứng dụng đầy hứa hẹn Những
phương pháp điều trị mới như ghép tế bào gốc để
chống khối u cho những ung thư chưa có khả năng
điều trị được bằng những phương pháp khác, ghép
tự thân cho những bệnh tự miễn, điều trị bằng gen
và hàn gắn sửa chữa lại tổ chức Đã có rất nhiều
nghiên cứu về tính chất sinh học của tế bào gốc tạo
máu và những vấn đề có liên quan nhưng những
hiểu biết hiện nay về kỹ thuật cũng như về tế bào
học còn chưa đủ để thực hiện được hết những
phương pháp điều trị dùng tế bào gốc tạo máu đầy
tiềm năng và hứa hẹn
1 Đặc điểm chung của tế bào gốc tạo máu:
Tế bào gốc tạo máu là những tế bào tạo ra các tế bào máu và tế bào miễn dịch, đảm nhiệm quá trình duy trì tái tạo máu một cách hằng định, sản xuất ra hàng tỷ tế bào máu mỗi ngày Tế bào gốc tạo máu cũng như các tế bào gốc khác có 2 đặc tính cơ bản:
- Tự tái tạo: có khả năng phân chia tạo ra những
tế bào gốc tạo máu khác giống như chính nó
- Biệt hoá: có khả năng biệt hoá thành những tế bào chuyên biệt với những chức năng khác nhau Những nghiên cứu cơ bản về tế bào gốc tạo máu bắt đầu vào những năm 1960, tập trung vào chủ đề xác định tế bào gốc tạo máu và đặc tính của
nó Những nghiên cứu đầu tiên được tiến hành trên chuột và là nền móng cho những nghiên cứu tương
tự trên người sau này Nghiên cứu về tế bào gốc là những nghiên cứu cực kỳ khó khăn, trước hết do loại tế bào này rất hiếm, trong tuỷ xương khoảng
10 000 - 15 000 tế bào mới có 1 tế bào gốc tạo máu thực thụ còn ở máu ngoại vi khoảng 100 000
tế bào bạch cầu mới có 1 tế bào gốc tạo máu
Tế bào gốc tạo máu giống như những bạch cầu cả
về hình dáng và một số tính chất khi được nuôi cấy vì thế rất khó phân biệt và nhận ra chúng bằng hình thái học Ngay cả cho đến nay, tuy đã tìm thấy những protein bề mặt của tế bào nhưng nó cũng gần giống như những marker của bạch cầu khác Năm 1988 Weissman và cộng sự đã xác định được những marker bề mặt của những tế bào gốc tạo máu ở chuột
và 4 năm sau (1992) đưa ra những marker tương tự của tế bào gốc tạo máu ở người
Những marker bề mặt tế bào gốc tạo máu (theo Weissman và cộng sự)
Chuột Người CD34+ (±) CD34+ SCA - 1+ CD59+
Thy1+ (±) CD 90 CD38+ CD38+
(±)
C - kit+
C - kit+ (±)
Những marker của tế bào gốc tạo máu có bản chất là các protein bề mặt có thể gắn với những kháng thể monoclonal đặc hiệu tương ứng Tính
Trang 5chất này được sử dụng làm nguyên lý cơ bản cho
kỹ thuật phát hiện tế bào gốc tạo máu
Weissman đã nghiên cứu và cho thấy rằng tiêm
hỗn hợp tế bào có nhiều tế bào gốc của chuột thuần
chủng cho một chuột khác đã được chiếu tia liều
chết, thì chuột nhận có thể tự lập lại tạo máu và sản
xuất tất cả các dòng tế bào máu mang đặc điểm tế
bào máu của chuột cho trong suốt cuộc sống của nó
Một tế bào gốc có thể sản xuất ra tất cả các dòng tế
bào trong vòng 7 tuần và khoảng 30 tế bào gốc có thể
đủ để cứu con chuột đã bị chiếu tia liều chết, tái lập
toàn bộ các quần thể tế bào của tuỷ xương
2 Những nguồn cung cấp tế bào gốc tạo
máu:
- Tuỷ xương: nguồn tế bào gốc tạo máu cổ điển
là tuỷ xương Hơn 40 năm kỹ thuật ghép tuỷ xương
đã được thực hiện bằng cách gây mê bệnh nhân
cho sau đó chọc hút tuỷ xương ở xương chậu
Khoảng 100 000 tế bào trong tuỷ xương có 1 tế
bào là tế bào gốc tạo máu dài ngày (long - term
blood forming cell) còn những tế bào khác là tế
bào đệm, tế bào đệm gốc, tế bào tiền thân của máu
và những tế bào máu đã và đang trưởng thành
- Máu ngoại vi: nguồn tế bào gốc lấy trực tiếp
từ tuỷ xương dùng trong y học để điều trị đang đi
dần vào lịch sử Ngày nay nguồn tế bào gốc tạo
máu từ máu ngoại vi được ưa chuộng hơn Vài
chục năm gần đây đã biết được rằng trong dòng
máu tuần hoàn có chứa một số lượng nhỏ những tế
bào gốc và tế bào tiền thân tạo máu, đặc biệt trong
khoảng 10 năm gần đây đã biết thêm là có thể làm
cho những tế bào gốc tạo máu di chuyển từ tuỷ
xương ra máu ngoại vi với một số lượng lớn hơn
bằng cách tiêm những cytokin như là yếu tố kích
thích tạo clon bạch cầu hạt (G - CSF) Từ 1998 đến
nay đa số những trường hợp ghép "tuỷ xương", tế
bào dùng để ghép được lấy từ máu ngoại vi chứ
không phải từ tuỷ xương Sử dụng nguồn tế bào
gốc có trong máu ngoại vi đã làm cho kỹ thuật
"ghép tuỷ xương” dễ dàng hơn đối với những
người cho: không cần gây mê, ít đau và lại có được
những tế bào tốt hơn dùng cho ghép Dùng thiết bị
tự động tách các thành phần và tế bào máu để tách
tế bào gốc tạo máu CD34+ của người cho đã được
huy động tế bào gốc từ tuỷ xương ra ngoại vi còn
truyền trả lại hồng cầu và những tế bào khác Bằng cách này có thể thu được số lượng tế bào gốc nhiều hơn 2 lần nếu lấy từ tuỷ xương Ghép tế bào gốc máu ngoại vi có thể cho những kết quả tốt hơn thể hiện ở mức độ sống tốt hơn, mọc ghép nhanh hơn, thời gian phục hồi những tế bào máu như bạch cầu, tiểu cầu, phục hồi khả năng bảo vệ miễn dịch, khả năng cầm máu nhanh hơn so với ghép tế bào gốc của tuỷ xương
- Máu cuống rốn: vào cuối những năm 1980 đầu
1990 đã phát hiện thấy máu của cuống rốn và rau thai
có nhiều tế bào gốc tạo máu Trường hợp sử dụng tế bào gốc tạo máu từ máu cuống rốn đầu tiên là trường hợp ghép cho một trẻ em bị thiếu máu Fanconi Từ
đó cho đến nay lấy máu cuống rốn phục vụ cho ghép
đã tăng rất nhanh, nhiều trung tâm lưu trữ máu cuống rốn đã được thành lập và phát triển Ngân hàng máu cuống rốn New York là một ngân hàng lớn nhất nước
Mỹ đã bắt đầu lấy và dự trữ máu cuống rốn từ 1992, cho tới nay đã thu được hàng vạn mẫu và đã cung cấp cho bệnh nhân sử dụng hàng ngàn đơn vị máu cuống rốn Nhiều bệnh nhân đặc biệt là trẻ em được nhận ghép máu cuống rốn đã sống đến nay được 9 - 10 năm Máu cuống rốn tỏ ra là một nguồn tế bào gốc tạo máu có giá trị Tuy nhiên, nhiều công trình vẫn
đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những kết luận về
đặc tính sinh học của tế bào gốc từ máu cuống rốn,
sự khác biệt của chúng so với các tế bào tương tự lấy
từ tuỷ xương và máu ngoại vi, cũng như sự khác nhau
về chất lượng của những tế bào đã được biệt hoá từ những tế bào gốc có nguồn gốc xuất xứ khác nhau
- Hệ thống tạo máu bào thai: một nguồn tế
bào gốc tạo máu quan trọng được dùng chỉ trong nghiên cứu chứ không sử dụng trong lâm sàng đó
là tế bào gốc của bào thai súc vật, thường dùng là bào thai chuột Những đảo máu xuất hiện ở túi noãn hoàng thể hiện hoạt tính tạo máu sớm nhất vào ngày thứ 7 Dizierzak và cs (1998) đã mô tả tế bào gốc tạo máu phát triển vào khoảng ngày 10 -
11 của bào thai chuột (ở người là vào tuần 4 - 6),
nó phân chia và trong vòng một hai ngày sẽ di chuyển tới gan ở gan chúng tiếp tục phân chia và
di chuyển rộng ra tới lách, tới tuyến ức và tới tuỷ xương khi gần tới ngày sinh
Trang 6Trong khi có rất nhiều nghiên cứu về tế bào gốc
tạo máu của bào thai chuột và của những súc vật
khác thì chỉ có rất ít công trình đề cập tới tế bào
gốc tạo máu của bào thai người Gần đây Gallacher
và một số tác giả khác đã thông báo là tìm thấy tế
bào gốc tạo máu tuần hoàn trong máu của những
bào thai người tuần 12 - 18 bị nạo bỏ Những tế
bào trong máu tuần hoàn này mang những marker
khác với những tế bào ở gan, tuỷ xương bào thai và
máu cuống rốn
- Tế bào gốc bào thai và tế bào mầm bào thai:
từ 1985 có nhiều nghiên cứu đã có thể thu được
những tế bào tiền thân của các dòng tế bào máu từ
những tế bào gốc bào thai chuột Những tế bào gốc
bào thai chuột trong nuôi cấy khi có mặt các yếu tố
phát triển thích hợp, có thể tạo ra hầu hết các loại
tế bào máu khác nhau, nhưng chưa thể tạo ra được
những tế bào gốc tạo máu thực thụ nghĩa là chưa
có khả năng thu được những tế bào để ghép cho
những con vật đã chiếu tia liều chết để làm cho nó
có thể tái tạo khả năng tạo máu lâu dài
Hình ảnh về tế bào gốc và tế bào mầm bào thai
người còn chưa được mô tả rõ Năm 1999 James
Thomson và cộng sự cho biết rằng họ có thể thu
được tế bào gốc bào thai người và hiện nay có thể
nuôi cấy chúng trong phòng thí nghiệm để tạo ra
những tế bào tiền thân của các dòng tế bào máu
Các nhà khoa học israel đã thực hiện những thí
nghiệm làm cho tế bào gốc bào thai người sản xuất
ra những tế bào tạo máu và những tế bào này có
khả năng sản xuất ra những sản phẩm của nó như
những protein của máu, những gamma - globin
Shamblott và đồng nghiệp (2001) đã chứng minh là
tế bào mầm bào thai người nuôi cấy trong những
điều kiện nhất định sẽ tạo ra được những tế bào
CD34+ Nhưng liệu những tế bào có nguồn gốc từ
tế bào gốc bào thai hoặc tế bào mầm bào thai trong
nuôi cấy đã tạo ra tế bào máu có khả năng tự tái
tạo và khả năng biệt hoá thành tất cả các loại tế
bào máu trong một thời gian dài hay không?, đây
vẫn còn là một vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu
nghiêm túc và chặt chẽ hơn nữa Connie Eaves so
sánh tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ gan bào
thai, máu cuống rốn và tuỷ xương của người lớn,
những tế bào có nguồn gốc từ những tổ chức bào
thai và nhận thấy rằng những tế bào tạo máu đang phân chia tích cực từ những tế bào gốc bào thai nếu chúng cũng giống như những tế bào đang phân chia khác thì sẽ không tự có khả năng đậu ghép và phục hồi lại tạo máu ở những con vật đã bị phá huỷ tuỷ xương nhưng chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tạo ra nguồn cung cấp
tế bào gốc tạo máu phát triển trong môi trường nuôi cấy Những tế bào đang phân chia cũng dễ
được sử dụng cho thao tác gen hơn so với những tế bào gốc của người lớn Eaves dự đoán rằng những
tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ bào thai có tính chất mềm dẻo hơn và có khả năng tự tái tạo nhiều hơn so với những tế bào gốc tạo máu của người lớn
3 Sự khác nhau của những tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc khác nhau:
Nói chung những tế bào gốc tạo máu được lấy
từ những tổ chức ở những giai đoạn phát triển sớm hơn có khả năng tự tăng sinh lớn hơn, khác nhau
về khả năng đậu ghép tại những vị trí thích hợp và
về đặc tính của các dấu ấn bề mặt tế bào, chúng thường ít bị hệ thống miễn dịch đào thải, do vậy
mà chúng có thể được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực điều trị ghép Khi di chuyển từ những nơi cư trú trước đó trong giai đoạn phát triển bào thai tới tuỷ xương là nơi cư trú sau này và ở người lớn,
tế bào gốc tạo máu có những thay đổi nhất định Số lượng tương đối của tế bào CD34+ tách được từ máu cuống rốn giảm dần theo tuổi của thai nhưng những phân tử kết dính trên bề mặt tế bào lại tăng dần lên Sự biến đổi này có thể phản ánh sự chuẩn
bị của tế bào cho quá trình thay đổi vị trí cư trú trong quá trình phát triển của thai, cư trú tại gan chuyển tới cư trú tại tuỷ xương Tuy nhiên nhận xét này cũng chưa phải hoàn toàn được nhất trí do rất khó xác định được những thay đổi về số lượng của những tế bào gốc tạo máu
Sự khác nhau quan trọng về mặt thực hành giữa những tế bào gốc lấy từ người lớn và lấy từ máu cuống rốn là số lượng tế bào Khó có thể lấy được
đủ số lượng tế bào gốc từ máu cuống rốn để ghép cho người lớn (tối thiểu cần khoảng 3 - 10x106 tế bào/kg cân nặng) mà chỉ đủ ghép cho trẻ em Nhưng khi sử dụng tế bào gốc tạo máu của cuống
Trang 7rốn để ghép thì khả năng xẩy ra bệnh mảnh ghép
chống chủ sẽ ít hơn hơn so với dùng tế bào gốc của
người lớn và lại có thể tồn tại, sống lâu hơn ở
người nhận Những nghiên cứu in vitro và nghiên
cứu trên mô hình động vật đã cho thấy rằng những
tế bào CD34+ ở máu cuống rốn người có khả năng
tăng sinh nhiều hơn so với những tế bào gốc của
tuỷ xương
Ghép khối tế bào gốc lấy từ máu ngoại vi sẽ
cho khả năng mọc ghép nhanh hơn nhưng lại dễ
gây nên bệnh mảnh ghép chống chủ hơn Những tế
bào gốc tạo máu được huy động bằng cytokin từ
tuỷ xương ra máu ngoại vi có thể dễ tạo được
những gen từ những vector của virus hơn là những
tế bào gốc tạo máu của tuỷ xương không được huy
động
4 Vai trò và hoạt động của tế bào gốc tạo
máu
Tế bào gốc tạo máu có 4 hoạt tính chủ yếu:
1) Có thể tự tái tạo,
2) Có thể biệt hoá
3) Có thể di chuyển ra khỏi tuỷ xương đi vào
máu tuần hoàn,
4) Có thể trải qua quá trình chết theo chương
trình - apoptosis
Những kỹ thuật nuôi cấy để phát triển tăng số
lượng và duy trì những tế bào gốc tạo máu thực
thụ, giữ nguyên được những đặc tính của chúng và
giữ cho chúng chưa biệt hoá luôn là một mục tiêu
nghiên cứu quan trọng bởi vì như vậy có thể cung
cấp được một nguồn tế bào vô hạn cho điều trị
ghép và nghiên cứu Thông thường trong nuôi cấy
khi thấy tế bào phát triển nhanh thì thường phản
ánh tình trạng biệt hoá của những tế bào gốc thành
những tế bào tiền thân và có thể tiếp tục biệt hoá
thành các dòng tế bào máu nhưng không tự tái tạo
ra chính nó Những tế bào gốc thực thụ phân chia
và tạo ra tế bào thay thế chính nó một cách chậm
chạp trong tuỷ xương của người lớn Bằng những
phân tích về gen đã cho phép nghiên cứu những
thay đổi hoạt tính của men teromerase và teromere
trong quá trình phát triển Teromere là một vùng
ADN ở cuối của những nhiễm sắc thể và nó có thể
được kéo dài ra nhờ men teromerase Hoạt tính của
men teromerase cần thiết cho sự biệt hoá của tế
bào và hoạt tính của nó giảm dần theo tuổi và làm cho những teromere ngắn dần lại Giảm độ dài của các teromere và hoạt tính của men teromerase có thể làm giảm quá trình tự tạo mới của tế bào gốc Những yếu tố của những tế bào đệm cũng có vai trò quan trọng trong tái tạo tế bào gốc
Trong quá trình tạo ra những tế bào máu tuần hoàn trưởng thành một tế bào gốc trải qua khoảng
17 - 19 lần phân chia tạo nên một khuyếch đại thành khoảng 170000 - 720000 Có nhiều yếu tố phát triển, nhiều cytokin là những yếu tố cơ bản làm cho các tế bào tiền thân trở thành những loại tế bào máu khác nhau Những yếu tố này tương tác với nhau hết sức phức tạp tạo nên một hệ thống kiểm soát về di truyền và điều phối tạo máu một cách hoàn hảo, tinh tế
ở người trưởng thành, tế bào gốc tạo máu thường chung sống cùng với tổ chức đệm trong tuỷ xương nhưng chúng cũng có thể có mặt ở lách, tuần hoàn ngoại vi và ở những tổ chức khác Cấu trúc và vi môi của tuỷ xương là rất quan trọng đối với cả sự đậu ghép của những tế bào được ghép và cả nhiệm vụ giữ cho những tế bào gốc vẫn còn là quần thể tế bào có thể tự tái tạo mới Tổ chức đệm cũng rất quan trọng để duy trì trật tự quá trình tăng sinh, biệt hoá và trưởng thành của các tế bào máu
Tế bào gốc tạo máu có thể di chuyển khỏi tuỷ xương và cũng có thể di chuyển trở lại tuỷ xương Những tế bào gốc tạo máu được huy động ra máu tuần hoàn hầu hết là những tế bào đang không phân chia Những phân tử kết dính của tổ chức
đệm đóng vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển của các tế bào gốc tạo máu, gắn với tổ chức đệm và truyền những tín hiệu điều hoà quá trình tự tái tạo và biệt hoá thành tế bào tiền thân Những tế bào máu trong tuỷ xương được điều hoà bằng cơ chế di truyền và cơ chế phân tử Tế bào gốc tạo máu có thể biết khi nào cần dừng quá trình tăng sinh Apoptosis là quá trình chết theo chương trình của tế bào trong đó tế bào tự phá huỷ khi chúng không còn cần thiết nữa hoặc khi chúng trở nên có hại Những tín hiệu đặc biệt gây nên apoptosis của những tế bào gốc còn chưa được biết Thiếu những tín hiệu duy trì sự sống từ tổ chức đệm của tuỷ xương có khả năng là một tín
Trang 8hiệu cho apoptosis Giả định này đã được chứng
minh bằng một số thí nghiệm khi dùng các kháng
thể để phá những vị trí gắn kết của tế bào gốc tạo
máu vào tổ chức đệm đã làm apoptosis sớm xẩy ra
v sử dụng tế bào gốc trong điều trị
1 Sử dụng tế bào gốc tạo máu
Tế bào gốc tạo máu đã được sử dụng rất hiệu
quả như là một nguồn tế bào cung cấp cho ghép để
điều trị cho nhiều bệnh lý ác tính và không ác tính
của cơ quan tạo máu và các cơ quan tổ chức khác
Nguồn tế bào gốc được sử dụng bao gồm cả tế bào
gốc tạo máu của tuỷ xương, của máu ngoại vi và
máu cuống rốn ứng dụng cả ghép tự thân và ghép
đồng loại phù hợp với từng trường hợp có chỉ định
ghép tế bào gốc tạo máu
Một trong những ứng dụng lâm sàng đầu tiên là
dùng tế bào gốc tạo máu để điều trị những bệnh ung
thư của máu như leukemia, myeloma và lymphoma
Những bệnh này phát sinh do những tế bào bạch cầu
tăng sinh không kiểm soát được Trong những trường
hợp này người ta dùng tia xạ hoặc hoá chất phá huỷ
những tế bào tạo máu của bệnh nhân sau đó thay thế
bằng những tế bào gốc tạo máu khác lấy từ tuỷ
xương hoặc máu ngoại vi của người cho hoà hợp và
cũng có thể của chính bệnh nhân đã được thu lượm
trong thời gian lui bệnh Ghép tế bào gốc tạo máu đã
có những đóng góp lớn làm thay đổi khả năng điều
trị ví dụ như đã làm chuyển bệnh leukemia bạch cầu
tuỷ mãn (CML)từ một bệnh chết người thành một
bệnh có thể chữa được Nhiều bệnh máu ác tính khác
có thể kéo dài đời sống gần như không có bệnh trong
một thời gian dài Ghép tuỷ xương hay ghép tế bào
gốc tạo máu đồng loại để điều trị những bệnh máu di
truyền ví dụ như những thiếu máu do di truyền, thiếu
những men sản xuất ra những thành phần cơ bản của
cơ thể Một số bệnh thuộc loại này như thalassemia,
suy tuỷ, thiếu máu hồng cầu liềm, hội chứng Blakfan
- Diamond, suy giảm miễn dịch nặng
Tế bào gốc tạo máu được sử dụng trong điều trị
những bệnh nhân ung thư dùng hoá trị liệu hoặc xạ
trị Tác dụng của hoá chất, tia xạ được sử dụng với
mục đích tiêu diệt tế bào đích ác tính không thể
nào tránh khỏi tác động tới những tế bào gốc tạo
máu bình thường ở những bệnh nhân này Trong
những trường hợp như vậy có thể tách tế bào gốc
tạo máu của bệnh nhân khỏi cơ thể tại những thời
điểm thích hợp và tiến hành ghép trở lại cho bệnh nhân để thay thế những tế bào tạo máu đã bị tổn thương hay bị phá huỷ trong thời gian điều trị, duy trì khả năng tạo máu bình thường Tế bào gốc tạo máu được lấy từ tuỷ xương hoặc được huy động ra máu ngoại vi và được tách khỏi cơ thể, lưu giữ bảo quản chúng dưới những điều kiện thích hợp trong thời gian điều trị tích cực cho bệnh nhân Khi tác dụng có hại của hoá chất và bức xạ đã được loại
bỏ, bệnh nhân sẽ được truyền lại chính tế bào gốc tạo máu của họ Qui trình này được gọi là ghép tế bào gốc tạo máu tự thân Ghép tế bào gốc tạo máu
tự thân trong điều trị ung thư ít có những nguy cơ
do bất đồng miễn dịch và bệnh ghép chống chủ như trong ghép đồng loại nhưng lại có nguy cơ tái phát bệnh do có thể còn sót những tế bào bệnh lý trong khối tế bào chứa tế bào gốc tạo máu cùng
được truyền trở lại cho bệnh nhân Hiện nay đã có những phương pháp tách và chọn thuần khiết những tế bào gốc tạo máu trước khi lưu trữ nhờ vậy
có thể hạn chế bớt nhược điểm của ghép tế bào gốc
tự thân cho những bệnh nhân bị bệnh ung thư Ghép tế bào gốc tạo máu được áp dụng trong
điều trị nhiều bệnh khối u của các tổ chức rắn khác như ung thư phổi, tiền liệt tuyến, vú, buồng trứng,
đại tràng, ung thư đường mũi họng Trong trường hợp ghép đồng loại, những tế bào ghép còn có khả năng diệt tế bào ung thư Tế bào gốc tạo máu của những người anh em hoặc người không có quan hệ
họ hàng hoà hợp hệ HLA được truyền cho bệnh nhân Hệ thống miễn dịch của bệnh nhân bị ức chế nhưng không bị phá huỷ hoàn toàn Theo dõi mọc ghép của những tế bào người cho và thấy sự phát triển tạo máu trở lại ở bệnh nhân trong vòng 3 tháng Những tế bào gốc tạo máu có hoạt tính chống khối u, tấn công những tế bào bệnh lý Những tế bào này có khả năng tăng lên về số lượng cũng như hoạt tính khi có mặt cytokin IL - 15
Tế bào gốc tạo máu còn được ứng dụng trong
điều trị những bệnh khác, trước hết là những bệnh
tự miễn như đái đường, viêm khớp dạng thấp và bệnh hệ thống lupus ban đỏ Trong những bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể đã phá huỷ những tế bào của chính mình Dùng tế bào gốc
Trang 9trong những trường hợp này với hy vọng thiết lập
lại và chương trình hoá lại hệ thống miễn dịch
Một ứng dụng nữa đang được phát triển là dùng tế
bào gốc tạo máu trong điều trị gen, đưa những gen
vào để sửa chữa những tế bào bị tổn thương
Tuy nhiên còn có nhiều trở ngại trong nghiên
cứu để tìm ra những phương pháp sử dụng và cung
cấp tế bào gốc tạo máu cho điều trị Trở ngại đầu
tiên là khó có thể thu được một lượng lớn tế bào
trong khi như đã được biết, số lượng tế bào gốc có
trong khối tế bào truyền cho người nhận càng
nhiều thì khả năng sống của nó càng lớn Những
ngân hàng máu cuống rốn rất có ích nhưng cũng
chỉ cung cấp được cho những trẻ em cần ghép chứ
không cung cấp được cho người lớn do không thể
cung cấp đủ số lượng tế bào gốc cần thiết Khi có
thể làm cho những tế bào gốc và những tế bào tiền
thân tạo máu có thể nhân lên được trong môi
trường nuôi cấy thì những bác sỹ huyết học và
chuyên gia điều trị gen có thể làm việc phối hợp để
tạo nên một lượng vô hạn tế bào gốc cũng như
những tế bào tiền thân và những loại tế bào máu
khác của những người cho đa năng Hiện nay
nhiều nghiên cứu đang cố gắng tập trung để tìm ra
những yếu tố kích thích tạo tế bào gốc Nếu như
những tế bào gốc được tạo ra không có những
marker kích thích gây nên thải loại thì những tế
bào này có thể có khả năng sử dụng cho bất cứ
bệnh nhân nào để điều trị bất kỳ một bệnh nào cần
đến tế bào gốc tạo máu có nguồn gốc từ tuỷ xương,
máu cuống rốn hay từ máu ngoại vi như hiện nay
Nếu như nghiên cứu điều trị gen và nghiên cứu về
tính linh hoạt mềm dẻo của tế bào gốc tạo máu
thành công thì những tế bào gốc này cũng có thể
nuôi cấy phát triển tăng lên, sử dụng cho mục đích
điều trị để thay thế, sửa chữa những thương tổn của
những tổ chức cơ quan khác, điều trị những bệnh
không liên quan tới máu và cơ quan tạo máu Một
số nghiên cứu đã thông báo là có thể nuôi cấy làm
tăng số lượng tế bào gốc lên 20 lần Tuy nhiên khó
có thể duy trì những tế bào được nuôi cấy này vượt
quá thời gian vài tháng vì thế số lượng tế bào tạo ra
vẫn còn thấp và thêm nữa chưa có khả năng xác
định được một cách đầy đủ đặc tính của những tế
bào được tạo ra này Một trở ngại của sử dụng
ghép tế bào gốc tạo máu là có những nguy cơ như thải loại ghép, bệnh mảnh ghép chống chủ và nhiễm trùng trong thời gian trước khi tế bào gốc
đậu ghép và sản xuất đầy đủ những tế bào máu Trong ghép, tế bào T như con dao hai lưỡi, một mặt chúng có khả năng chống nhiễm trùng và củng
cố cho đậu ghép, mặt khác chúng có thể gây nên bệnh ghép chống chủ Hiện nay một số phương pháp loại bỏ tế bào T trước ghép đang được nghiên cứu để tránh bệnh ghép chống chủ, thử nghiệm khả năng làm giảm nhưng không loại bỏ hoàn toàn hệ thống miễn dịch của bệnh nhân
Điều kiện vi môi và đặc tính mềm dẻo linh hoạt của tế bào gốc tạo máu trong quá trình phát triển là những vấn đề quan trọng khi áp dụng những kỹ thuật sử dụng tế bào gốc Hiện nay vẫn chưa biết chính xác điều kiện vi môi nào có tính chất quyết
định làm cho tế bào phát triển trong cơ quan này
mà lại không phát triển trong cơ quan khác
2 Sử dụng tế bào gốc bào thai
Ngoài những ứng dụng dùng tế bào gốc tạo máu trong điều trị đã được áp dụng từ lâu, hiện nay
có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào hướng sử dụng các loại tế bào gốc trong điều trị bệnh của các cơ quan tổ chức khác nhau Mục tiêu chính của những nghiên cứu này là kiểm soát quá trình biệt hoá của tế bào gốc bào thai và tế bào mầm bào thai người thành những loại tế bào chuyên biệt, có thể
sử dụng cho những mục đích lâm sàng Tiềm năng
sử dụng tế bào gốc bào thai đang còn tranh cãi Mối quan tâm nhiều nhất là sử dụng tế bào gốc bào thai trong điều trị cấy ghép thay thế hoặc tái tạo tổ chức đã bị phá huỷ hoặc bị tổn thương Những bệnh có thể có khả năng điều trị được bằng cấy ghép tế bào gốc bào thai người là bệnh Parkinson,
đái tháo đường, tổn thương tuỷ sống do chấn thương, thoái hoá tế bào Purkinje, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp Tuy nhiên điều trị cho bất cứ bệnh nào cũng đòi hỏi những tế bào gốc bào thai phải được hướng biệt hoá thành những loại tế bào
đặc hiệu trước khi cấy ghép Hiện nay vấn đề sử dụng tế bào gốc điều trị bệnh vẫn đang còn trong giai đoạn nghiên cứu và thực nghiệm, cần phải xác
định giai đoạn biệt hoá tối ưu để cấy ghép và chứng minh là những tế bào gốc bào thai có thể
Trang 10sống, hoà hợp và hoạt động ở người nhận Nhược
điểm trong sử dụng tế bào gốc bào thai người để
điều trị cấy ghép là những tế bào gốc bào thai chưa
biệt hoá sẽ gây nên sự hình thành những khối u
lành tính Những tế bào tạo ra u lành tính này là
những tế bào chưa được biệt hoá chứ không phải là
những tế bào tiền thân đã biệt hoá Bởi vậy có thể
tránh tạo khối u bằng cách tìm ra những phương
pháp loại bỏ tất cả những tế bào gốc bào thai chưa
biệt hoá trước khi ghép Những tế bào gốc bào thai
của người sẽ có nhiều ưu điểm sử dụng cho mục
đích ghép nếu như chúng không gây nên phản ứng
thải ghép do miễn dịch Khả năng gây miễn dịch
của tế bào gốc bào thai chưa được đánh giá một
cách chính xác Thông thường tính gây miễn dịch
của một tế bào phụ thuộc vào mức độ thể hiện
kháng nguyên hoà hợp tổ chức, những kháng
nguyên này cho phép cơ thể phân biệt một tế bào
là của chính nó với những tế bào của những tổ
chức lạ và phụ thuộc vào sự có mặt của những tế
bào gắn kháng nguyên lạ trình diện cho hệ thống
miễn dịch Như vậy có triển vọng tránh được thải
loại do nguyên nhân miễn dịch bằng công nghệ di
truyền tạo ra những tế bào gốc bào thai mang
những kháng nguyên hoà hợp tổ chức giống của
người nhận hoặc sử dụng công nghệ chuyển nhân
để tạo nên những tế bào gốc bào thai giống với
người nhận về phương diện di truyền
Ngoài ứng dụng để ghép, những ứng dụng khác
của tế bào gốc bào thai cũng được đề cập tới Tế
bào gốc bào thai người có thể sử dụng trong nghiên
cứu các biến đổi của cá thể ở giai đoạn phát triển
sớm dẫn đến những khuyết tật của thai và những
bất thường của rau thai để có thể quyết định phá
thai sớm Dựa trên những nghiên cứu tế bào gốc
bào thai in vitro cũng có thể xác định được những
yếu tố di truyền, phân tử và tế bào học dẫn đến
bệnh tật và đề ra những biện pháp phòng ngừa
Tế bào gốc bào thai người được dùng để thử tác
dụng của thuốc điều trị, trước khi thuốc mang thử
trên người tình nguyện cũng như dùng để thử những
độc chất Khi sử dụng những tế bào gốc này có ưu
điểm là tương tác của thuốc gần giống với điều kiện
in vivo, chính thử trên những tế bào người chứ không
phải trên súc vật và như vậy thử nghiệm sàng lọc có thể sẽ an toàn hơn, rẻ và hiện đại hơn
Tế bào gốc bào thai người cũng có thể được sử dụng để tìm ra những phương pháp mới cho công nghệ di truyền Có thể dùng tế bào gốc bào thai người
để hướng biệt hoá thành một loại tế bào cần thiết hoặc đưa vào những gen đặc hiệu tạo nên một sản phẩm protein mong muốn Nếu như có thể tạo ra
được một kỹ thuật như vậy thì sẽ có khả năng lập ra những phương pháp điều trị gen tốt và hữu hiệu hơn
2.1 Điều trị đái tháo đường:
Tế bào gốc bào thai người có thể trở thành những
tế bào sản xuất ra insulin Năm 2000 Melton M B và Josef itskovitz - Eldor đã chứng minh những tế bào bào thai người có thể thao tác trong nuôi cấy làm cho
nó thể hiện gen PDX - 1, loại gen kiểm soát sản xuất insulin Trong thí nghiệm này người ta đã nuôi cấy tế bào gốc bào thai để phát triển tạo nên những cụm tế bào gồm nhiều loại tế bào của cả 3 lớp mầm Sau đó những cụm tế bào này được xử lý với nhiều yếu tố phát triển khác nhau trong đó có cả yếu tố phát triển của thần kinh (nerve growth factor) Những tế bào bào thai trước khi cấy mọc thành cụm không có gen PDX -
1 nhưng sau khi mọc thành cụm thì cả những cụm
được xử lý với yếu tố phát triển cũng như không được
xử lý đều thể hiện gen PDX - 1 Do gen PDX - 1 có liên quan với sự hình thành những tế bào β của tuỵ, cho nên tế bào β này có thể là một loại tế bào biệt hoá
tự nhiên trong những cụm tế bào bào thai nuôi cấy, yếu tố phát triển thần kinh có thể là một tín hiệu quan trọng gây nên biệt hoá của tế bào β và như vậy đây có thể là một thành công lớn trong kỹ thuật hướng làm biệt hoá tế bào gốc trong phòng thí nghiệm Kỹ thuật này được nhiều nhóm nghiên cứu thực hiện và mới
đây đã cho biết rằng trong các cụm tế bào phát triển từ
tế bào gốc bào thai trong nuôi cấy có chứa khoảng 1 - 3% tế bào β sản xuất insulin Đái tháo đường type 1 khó điều trị vì nó là một bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá huỷ tế bào của chính cơ thể Tuy mới trên lý thuyết nhưng có thể thấy rằng,
điều trị bệnh có thể thành công nếu như tạo ra được những tế bào sản xuất insulin nhưng tránh được sự phát hiện của hệ thống miễn dịch
2.2 Tái tạo hệ thống thần kinh bằng tế bào gốc: