1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh hà nam

133 574 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 11,05 MB

Nội dung

Đề tài thực hiện nhằm đánh giá và tuyển chọn tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh hà nam.

Trang 1

I MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Lúa là cây lương thực chính và là ngành sản xuất truyền thống trongnông nghiệp Việt Nam Mục tiêu sản xuất lúa đến năm 2010 của Việt Nam làduy trì diện tích trồng lúa nước ở mức 3,96 triệu ha, trong đó sản lượng lúaphải đạt trên 40 triệu tấn, tăng 5,5 triệu tấn so với năm 2003 vẫn đảm bảo anninh lương thực quốc gia, đồng thời tham gia xuất khẩu gạo ra thị trường thếgiới [35] Để tăng sản lượng lúa, khả năng mở rộng diện tích ở nước ta hiệntại và trong tương lai là rất hạn chế, do đó chúng ta chủ yếu vẫn phải dựa vàotăng năng suất lúa Trong hệ thống các biện pháp kĩ thuật nhằm tăng năngsuất cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng thì giống được coi là biện phápquan trọng và có hiệu quả nhất hiện nay

Lúa lai “ba dòng” do hệ bất dục đực di truyền tễ bào chất quyết định nêntính bất dục của dòng mẹ ít chịu sự chi phối của môi trường Đặc điểm nàygiúp cho độ thuần của hạt lai “ba dòng” cao, khai thác triệt để hiệu ứng ưuthế lai của tổ hợp như: Năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnhkhá, khả năng thích ứng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn rất thuận lợi choviệc bố trí thời vụ gieo trồng, tăng vòng quay của đất

Trong những năm vừa qua, lúa lai đã khẳng định được vai trò quantrọng trong cơ cấu các giống lúa ở các tỉnh phía Bắc nói chung và Hà Namnói riêng Gần đây một số giống lai đã được mở rộng vào sản xuất tại một sốtỉnh phía Nam như giống BTE1 Là một tỉnh đồng bằng chiêm trũng với diệntích gieo cấy lúa vào khoảng 68.000 ha/năm, trong đó diện tích lúa lai vàokhoảng 29.000 ha chiếm khoảng 42,64 % tổng diện tích cấy lúa toàn tỉnh.Năng suất trung bình 60 – 65 tạ/ha, cao hơn lúa thuần từ 15 – 20%, lúa lai đãgóp phần nâng cao năng suất và sản lượng lúa trên địa bàn tỉnh Hiện nay cơcấu giống lúa lai của tỉnh chủ yếu là các tổ hợp lúa lai “ba dòng” như: Nhị ưu

838, Nhị ưu 64, Bắc ưu 903, Bắc ưu 253 … Tuy nhiên, các tổ hợp này qua

Trang 2

một số vụ gieo trồng dưới tác động của các yếu tố môi trường đã làm cho các

tổ hợp này có những dấu hiệu thoái hoá dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao.Muốn mở rộng diện tích lúa lai thì cần phải lựa chọn được những tổ hợp lúalai mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đấtđai và trình độ thâm canh của người dân địa phương Xuất phát từ mực đích

đó chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Hà Nam”

1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài

1.2.1 Mục đích của đề tài

- Đánh giá và tuyển chọn được một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năngsuất cao, chất lượng tốt thích ứng với điều kiện khớ hậu đất đai tại Hà Nam

để đưa vào sản xuất góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiệu quả

- Xác định số dảnh cấy phù hợp cho một số tổ hợp lúa lai có triển vọngtại tỉnh Hà Nam

1.2.2 Yêu cầu của đề tài

- Tiến hành thí nghiệm so sánh 7 tổ hợp lai 3 dòng mới nhập nội trong

vụ Xuân muộn và vụ Mùa 2010 nhằm tìm ra một vài tổ hợp có thời gian sinhtrưởng phù hợp, năng suất cao, chất lượng tốt, được nông dân chấp nhậntrong sản xuất

- Tìm hiểu ảnh hưởng của số dảnh cấy đến 3 tổ hợp có triển vọng rút ra

từ thí nghiệm so sánh giống trong vụ Xuân muộn 2010 để xác định số dảnhcấy hợp lý khi đưa các tổ hợp này vào sản xuất tại Hà Nam

Trang 3

1.2.3 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Bổ sung thêm một vài giống lúa lai ba dòng mới có năng suất, chấtlượng cao vào cơ cấu mùa vụ của tỉnh

- Xác định được số dảnh cấy phù hợp, góp phần vào việc hoàn thiệnquy trình kĩ thuật thâm canh lúa cho các giống lúa lai mới được đưa vào sảnxuất trong tỉnh

Trang 4

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Ở thực vật bậc cao kiểu hình là kết quả tác động qua lại giữa kiểu gen

và môi trường Các giống mang đi thử nghiệm trên tổng thể là một quần thểvới một kiểu gen xác định Đối với các dòng thuần thì các cá thể trong quầnthể có cùng một kiểu gen, điều này được Jonhansen chứng minh trong côngtrình nghiên cứu nổi tiếng của ông về dòng thuần

Kiểu hình của một dòng thuần khi đem thử nghiệm những môi trườngkhác nhau có biểu hiện khác nhau là do yếu tố môi trường quyết định (Matheranh Jinks, 1971) [69]

Tương tác kiểu gen môi trường biểu thị một thành phần của kiểu hình

có thể sai lệch giá trị ước lượng của các thành phần khác Tương tác kiểu gen– môi trường tồn tại khi hai hay nhiều kiểu gen phản ứng khác nhau với sựthay đổi của môi trường (năm, vụ gieo trồng, địa điểm …) Một giống cónăng suất cao hơn giống kia trong môi trường này nhưng lại thấp hơn trongmôi trường khác Như vây tương tác kiểu gen – môi trường làm thay đổi thứbậc các kiểu gen hay các giống được đánh giá trong điều kiện khác nhau gâykhó khăn cho nhà chọn giống trong việc xác định tính ưu việt của các giốngđược đánh giá Vì vậy đánh giá mức độ tương quan rất quan trọng để xácđịnh chiến lược chọn giống tối ưu và đưa ra những giống có khả năng thíchnghi với môi trường gieo trồng đã dự định một cách thoả đáng (Nguyễn VănHiển, 2000) [20]

Tác động qua lại kiểu gen môi trường – môi trường là tương tác hếtsức phức tạp, kết quả là kiểu gen có kiểu hình phù hợp sẽ tồn tại và phát triển

ở môi trường đó, sau một thời gian rất dài các kiểu gen này lập nên một kiểuhình đặc thù gọi là kiểu hình sinh thái hoặc gắn với một kiểu hình ở một địaphương gọi là kiểu hình sinh thái địa lý

Trang 5

Một giống thuần bất kì đem thử nghiệm ở những môi trường khácnhau sẽ thu được các kết quả khác nhau do kết quả phản ứng của kiểu gen -môi trường Ở các tính trạng số lượng thì việc đánh giá các tính trạng có ýnghĩa đối với chọn giống càng phức tạp, chính vì vậy các nhà khoa học đã đisâu nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá xây dựng mô hình nhằm xác định mốiquan hệ kiểu gen – môi trường Thực chất của vấn đề là đi tìm cơ sở cho thửnghiệm giống Các kết quả của việc khảo nghiệm giống sẽ phục vụ trực tiếpcho sản xuất nông nghiệp ở môi trường thử nghiệm.

Để xác định mức độ tương tác kiểu gen – môi trường các kiểu gen(giống, dòng, gia đình ) được đánh giá trong các môi trường khác nhau.Môi trường bao gồm các yếu tố ảnh hưởng hay liên quan tới sinh trưởng vàphát triển của cây Allard và Bradshn (1964) phân loại các yếu tố môi trườngthành các yếu tố có thể dự đoán và những yếu tố không thể dự đoán Các yếu

tố có thể dự đoán xảy ra một cách có hệ thống và con người có thể kiểm soátđược như: loại đất, thời vụ gieo trồng, mật độ và lượng phân bón Ngược lạicác yếu tố không thể dự đoán biến động không ổn định như lượng mưa, nhiệt

độ, ẩm độ, ánh sáng (Trích theo Nguyễn Văn Hiển, 2000) [20]

Khi có tương tác kiểu gen – môi trường (GE) thì giá trị kiểu hình bằngtổng của 3 thành phần (Nguyễn Văn Hiển,2000) [20]

P= G + E + GE

P: Kiểu hình

G: Kiểu gen

E: Môi trường

GE: Tương tác giữa kiểu gen và môi trường

Việc đánh giá bản chất các tính trạng số lượng trong công tác chọngiống càng phức tạp hơn Đó là lí do rất nhiều nhà nghiên cứu sinh học -nông học để tâm tìm hiểu, đánh giá, thiết lập qui luật về mối quan hệ tươngtác giữa kiểu gen và môi trường Bản chất của các nghiên cứu ứng dụng nàychính là cơ sở của việc thử nghiệm, khảo nghiệm các giống cây trồng ở vùng

Trang 6

sinh thái đặc thù Kết quả của công tác khảo nghiệm giống ở các điểm trongmột mạng lưới nhất định ở cùng một thời vụ gieo trồng hoặc các mùa vụkhác nhau sẽ được lựa chọn phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp ởvùng sinh thái thử nghiệm hay cho nhiều vùng sinh thái khác nhau.

Đối với các giống lúa, mỗi một giống, mỗi một tổ hợp đều có sự thíchứng và tương tác với điều kiện môi trường nhất định Vì vậy mỗi nơi, mỗivùng đều có sự thích hợp của các giống khác nhau Xuất phát từ đó để tuyểnchọn những giống lúa tốt phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng vùng là rấtcần thiết

2.2 Tình hình sản xuất lúa lai ba dòng trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình nghiên cứu và phát triển lúa lai ba dòng trên thế giới

Lúa lai là một tiến bộ kỹ thuật về di truyền học của thế kỷ XX đã vàđang ứng dụng trên thế giới Ưu thế lai (ƯTL - Heterosis) là thuật ngữ để chỉ

sự vượt trội của con lai F1 so với bố mẹ của chúng về các đặc tính hình thái,khả năng sinh trưởng, sức sống, sức sinh sản, khả năng chống chịu và thíchnghi, năng suất, chất lượng hạt và các đặc tính năng suất khác

Đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận sự xuất hiện ưu thế lai vềnăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, về sự tích luỹ chất khô (PhạmVăn Cường và cs, 2003 và 2004) [58],[59]

Lúa là cây thụ phấn điển hình, khả năng nhận phấn ngoài rất thấpnên ứng dụng ƯTL ở lúa gặp rất nhiều khó khăn ở khâu sản xuất hạt lai

Đề xuất đầu tiên về sản xuất hạt lai thương phẩm là của các nhà khoa học

Ấn Độ (KaDam - 1937, Richacria 1962…) Sau đó là các nhà chọn giốngngười Mỹ, Nhật Bản và Viện nghiên cứu lúa quốc tế Tuy nhiên các đềxuất trên chưa trở thành hiện thực vì họ chưa tìm ra được phương pháp sảnxuất hạt lai phù hợp

Trung Quốc là nước nghiên cứu về ƯTL chậm hơn nhiều nước nhưnglại là nước đầu tiên trên thế giới sử dụng thành công ƯTL vào sản xuất Năm

Trang 7

1964 Yuan Long Ping cùng với một số thành viên nghiên cứu của ông đãphát hiện được dạng lúa dại bất dục đực di truyền tế bào chất ở đảo Hải Nam

và đây chính là công cụ di truyền quan trọng để nghiên cứu và phát triển lúadại Năm 1973, lô hạt giống lúa lai F1 được sản xuất ra đầu tiên với sự thamgia của ba dòng bố mẹ là: Dòng bất dục đực di truyền tế bào chất(Cytoplastmic Male Sterile - CMS), dòng duy trì bất dục (Maintainer) vàdòng phục hồi (Restorer) vào năm 1974 và được giới thiệu cho sản xuất tổhợp lúa lai cho ƯTL cao, đồng thời quy trình sản xuất hạt lai ba dòng cũngđược đưa vào năm 1975 (Yuan và Virmani, 1988) Năm 1976 diện tích lúa laithương phẩm ở Trung Quốc 133.000 ha và tăng lên rất nhanh

Năm 2002 diện tích gieo cấy lúa lai ở Trung Quốc đã đạt trên 18,5 triệu

ha Đến năm 2004 diện tích đã tăng lên 29,42 triệu ha, năng suất trung bình đạt63,47 tạ/ha và sản lượng đạt 187 triệu 730 ngàn tấn Kỹ thuật sản xuất hạt laithương phẩm ở Trung Quốc đã phát triển đến mức độ cao Năng suất hạt laiF1 tăng mạnh từ 0,1 đến 2,5 tấn/ha Có rất nhiều dòng có khả năng nhận phấntốt được tạo ra từ Zhi A, II32A, You – II A [2] Các dòng phục hồi mới đượcphát triển như: IR 26, IR24, IR 661,IR 30, IR 36, IR 2061, Gui 360 …(YuanL.P và cộng sự, 2003) [91] Kể từ khi tổ hợp đầu tiên là Nan You 2 được tạo

ra từ năm 1974, đến năm 2002 đã có hơn 100 tổ hợp được sản xuất trên diệntích lớn (Trần Duy Quý, 2002) [33]

Sau gần 40 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo rađược hơn 600 dòng bất dục đực di truyền tế bào chất (A) và các dòng duy trì(B) tương ứng, hơn 200 dòng phục hồi được chọn lọc để tạo ra các tổ hợp lai

có năng suất cao, chất lượng tốt và đưa vào sản xuất đại trà tại nhiều vùngsinh thái khác nhau, trong đó có nhiều tổ hợp lai nổi bật thuộc hệ Bác ưu,Kim ưu, Sán ưu, Thanh ưu, Quảng ưu…(Ngô Thế Dân, 2002) [41]

Sau thành công của Trung Quốc, lúa lai nói chung và lúa lai ba dòngnói riêng đã nhanh chóng được nghiên cứu và phát triển rộng rãi ở các nướctrên thế giới: Nhật Bản, Ấn Độ, Philipines, Myanma, …

Trang 8

Tại Nhật Bản, năm 1969 lúa lai đã được Shinjo đề xuất lần đầu tiên.Năm 1975 ông đã phát triển các dòng CMS dạng BT và các dòng phục hồitương ứng có nguồn gốc từ giống Chinsural Boro II trong chọn tạo lúa lai badòng thuộc loài phụ Japonica Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng dòng bấtdục đực này tốt hơn các dòng bất dục dạng hoang dại và được sử dụng rộngrãi trong sản xuất lúa lai ba dòng thuộc loài phụ Indica Takita và Yamaguchi

đã tìm ra các giống chịu lạnh nên làm tăng đáng kể năng suất hạt giống docác hạt giống này có thể tung phấn nhiều hơn giống mẫn cảm với nhiệt độthấp trước đây

Ấn Độ, năm 1970- 1980 đã nghiên cứu về lúa lai và được tiến hành ởcác trường đại học, các viện nghiên cứu Đến năm 1989, chương trình nghiêncứu lúa lai mới được phát triển Năm 1990 - 1997, Ấn Độ đã công nhận 16giống lúa quốc gia và đưa vào sản xuất đại trà như các giống APHR1, MGR-

1 và KRH-1 Trong các thí nghiệm đồng ruộng các tổ hợp lai này cho năngsuất cao hơn các giống lúa thuần từ 16- 40% (Võ Thị Nhung, 2002) [28] Kĩthuật sản xuất hạt giống lúa lai F1 ở Ấn Độ đã được hoàn thiện, trong nhữngnăm gần đây, năng suất hạt lai F1 đã đạt từ 1,5- 2 tấn/ha trên diện tích lớn(Sidiqq và Govinza, 1996) [76]

Malaysia, năm 1984 đã bắt đầu nghiên cứu lúa lai và đã thu được năngsuất cao hơn giống truyền thống như IR5852025A/IR54791-19-2-3R đạtnăng suất 4,86 tạ/ha so với giống lúa MR84 là cao hơn 58,6%;IR62829A/IR46R có năng suất cao hơn MR84 26,1%, đã chọn tạo được một

số dòng CMS địa phương như MH805A, MH1813A, MH1821A Đến năm

1999, Malaysia đã xác định được 131 dòng phục hồi để sản xuất hạt lai.Những khó khăn chính trong việc nghiên cứu lúa lai ở Malaysia là độ bất dụchạt phấn không ổn định, thiếu nguồn CMS, khả năng lai xa thấp và yêu cầulượng hạt giống còn cao để đáp ứng cho kỹ thuật gieo thẳng [3]

Indonesia, theo Suprihetno B và cs (1994) [78] nghiên cứu và pháttriển lúa lai được bắt đầu từ năm 1983 và đánh giá sử dụng nhiều dòng CMS

Trang 9

vào chương trình chọn tạo lúa lai Cũng theo Suprihetno B và cs (1997) ở vụXuân năm 1994, ba tổ hợp lai 3 dòng là IR5988025A/BR827,IR58025A/IR53942 và IR5802A/IR54852 đã được thử nghiệm ở Kunigon đãcho năng suất trên 7 tấn/ha, cao hơn IR64 từ 20- 40%.

Năm 1979, IRRI đã tiến hành nghiên cứu lúa lai một cách hệ thống, từnăm 1980- 1985 đã có 17 quốc gia nghiên cứu và sản xuất lúa lai Diện tíchgieo trồng lúa lai đạt tới 10% tổng diện tích lúa toàn thế giới chiếm khoảng20% tổng sản lượng [29]

Trong các nước sản xuất lúa gạo Đông Nam Á thì Trung Quốc là nước

có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới Năm 2000, sản lượng thóc của TrungQuốc đạt 160 triệu tấn Ấn Độ là nước có sản lượng lúa đứng thứ 2 trên thếgiới, năm 2000 đạt tới 135 triệu tấn thóc Các nước còn lại có sản lượng lúakhá cao là Inđônêsia, Bangladesh, Việt Nam và Thái Lan…

2.2.2 Tình hình sản xuất lúa lai ba dòng tại Việt Nam

Vào năm 1983, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu lúa lai tại Hậu Giang và

Hà Nội (Nguyễn Bá Thông, 2001) [42], nguồn vật liệu sử dụng trong việcnghiên cứu được nhập chủ yếu từ Viện lúa quốc tế (IRRI), xong đây chỉ lànhững nghiên cứu mới ở giai đoạn đầu tìm hiểu về lúa lai Đến năm 1990, BộNông nghiệp và phát triển Nông thôn đã cho phép một số tổ hợp lai đượctrồng thử vào vụ Xuân ở Đồng bằng Bắc Bộ và kết quả cho thấy các tổ hợplúa lai cho năng suất cao hơn hẳn lúa thuần Nếu so với lúa thuần như giốngCR203 thì cao hơn từ 200- 1.500 kg/ha/vụ (Nguyễn Thị Trâm, 2002) [46]

Với năng suất lúa trên, chương trình nghiên cứu lúa lai được sự quantâm nghiên cứu như Viện Bảo vệ Thực vật, Viện Cây lương thực - Thựcphẩm, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội, Viện Nông hoá - Thổnhưỡng và Trung tâm Khảo nghiệm giống Quốc gia Kết quả nghiên cứu đãđưa ra nhiều tổ hợp lúa lai 3 dòng có triển vọng và đã được đưa vào sản xuấtthử như là HR1, H1, H2, UTL2, HYT51, HYT53, HYT54 và HYT55(Nguyễn Trí Hoàn, 2002) [25] Việc xây dựng công nghệ chọn dòng thuần,

Trang 10

nhân dòng và sản xuất hạt lai F1 đã thành công [4] Qua kết quả nghiên cứulúa lai, diện tích trồng lúa lai tăng lên rất nhanh Kết quả này cùng công tácnhập nội hàng loạt những giống lúa lai của Trung Quốc vào Việt Nam như:Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, Bác ưu 903, Kim quế ưu 99, đã làm cho diện tích

và sản lượng lúa lai của Việt Nam tăng lên nhanh chóng Vụ mùa năm 1991,

cả nước trồng khoảng 100 ha thí điểm và cho kết quả rất khả quan, đến năm

1992 đã tăng lên tới 11.000 ha và đã đạt được năng suất trung bình là 62,15tạ/ha Năm 2002 diện tích lúa lai tăng lên gần 500.000 ha và năng suất bìnhquân đạt 63 tạ/ha Trong 10 năm qua, năng suất lúa lai đạt 55- 65 tạ/ha vàtương đối ổn định Ở các địa phương, năng suất lúa lai đều cao hơn lúa thuầnphổ biến từ 20- 30% và nhiều nơi cao hơn 50- 60% [43]

Trong những năm gần đây, ở một số tỉnh phía bắc diện tích lúa lai tănglên rất nhanh ở các tỉnh như: Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình,

Hà Nam và Phú Thọ Ngoài ra, diện tích gieo trồng lúa lai còn được mở rộng

ra các tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên như: Quảng Nam, Đắk Lắk Diệntích lúa lai ngày càng được mở rộng trong cả vụ xuân và vụ mùa, đến nay lúalai đã phát triển trên 39 tỉnh thành trong cả nước Riêng các tỉnh phía Namlúa lai ít được sử dụng do tập quán gieo thẳng, yêu cầu lượng giống lúa lainhiều nên không phù hợp với điều kiện của người dân do giá thành hạt giốnglúa lai cao hơn nhiều so với lúa thuần [10]

Ở một số vùng có trình độ thâm canh cao, năng suất lúa lai đã đạt được13- 14 tấn/ha/vụ [43] Vì vậy tổ chức FAO coi Việt Nam là nước áp dụngthành công công nghệ sản xuất hạt lai vào sản xuất đại trà Việt Nam đã trởthành nước thứ 2 đứng sau Trung Quốc sản xuất thành công lúa lai trên diệntích rộng (Trần Duy Quý, 2002) [34]

Năm 2009 diện tích lúa lai vào khoảng 709.816 ha, năng suất đạt 6,40tạ/ha Động lực thúc đẩy phát triển lúa lai với tốc độ nhanh là do sự kết hợpcủa ba yếu tố: Tiềm năng ƯTL cao về năng suất, sự quan tâm của lãnh đạo

và chính sách hợp lý của nhà nước

Trang 11

Bảng 2.1 Năng suất, diện tích, sản lượng lúa lai Việt Nam từ 2002 – 2009

Năm Diện tích (ha) Năng suất

Trang 12

Bảng 2.3 Kết quả sản xuất lúa lai một số tỉnh năm 2009

thương phẩm (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tíchhạt F1 (ha)

(Nguồn Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp 2009)

Hướng tới ngành sản xuất lúa gạo của Việt Nam sẽ phát triển thànhngành sản xuất hàng hoá lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tếcao và có tiềm năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Tại hội nghị tổng kết

10 năm nghiên cứu và phát triển lúa lai các nhà khoa học và quản lý đềuđánh giá phát triển lúa lai là định hướng đúng, không chỉ một trong nhữngbiện pháp để nâng cao năng suất và sản lượng lúa nhằm bảo đảm an ninhlương thực trong nước và xuất khẩu mà còn góp phần tích cực chuyển đổi cơcấu mùa vụ, chuyển dịch cơ cấu cây trồng Thông qua các chương trình lúalai, Việt Nam đã đào tạo được đội ngũ cán bộ kĩ thuật nghiên cứu, cán bộthực hành và nông dân làm lúa lai nhất là trong lĩnh vực sản xuất hạt lai F1

2.2.3 Tình hình sản xuất lúa lai tại tỉnh Hà Nam giai đoạn 2002- 2009

Hà Nam có diện tích đất tự nhiên 84.953 ha, trong đó diện tích đất sửdụng vào sản xuất nông nghiệp là 47.321 ha bằng 55,7% diện tích đất tựnhiên, đất thích hợp cho trồng lúa năng suất cao có diện tích trên 36.500 ha

Hà Nam là một trong những tỉnh đi đầu trong phong trào sản xuất lúa lai vàđưa lúa lai thương phẩm vào sản xuất với quy mô lớn Năm 2002 diện tíchgieo cấy lúa lai ở vụ Xuân chỉ có 13.825 ha, năng suất đạt 60 tạ/ha, đến vụMùa diện tích được mở rộng 15.554 ha nhưng năng suất giảm so với vụ xuân

Trang 13

chỉ còn 58 tạ/ha Vụ Xuân 2007 diện tích lúa lai trọng tỉnh tăng lớn 17.509

ha nhưng vụ Mùa giảm mạnh chỉ còn 4.779 ha Năm 2008 diện tích lúa laiđạt 21.991 ha trong đó vụ Xuân là 14.191 ha, vụ Mùa là 7.800 ha Diện tíchlúa lai vụ Xuân 2009 tăng mạnh lên đến 19.116 ha chiếm 55,8 % diện tíchlúa toàn tỉnh, nhưng vụ Mùa giảm mạnh còn 6.557 ha (chỉ chiếm 20 % diệntích) Năng suất lúa ít có sự biến động lớn, năng suất bình quân qua các nămđạt 62 – 63 tạ/ha Diện tích vụ Mùa giảm mạnh qua các năm là do giá thànhcủa giống lúa lai rất đắt Mặt khác, trong vụ Mùa thời tiết bất thuận, có nhiềumưa bão nên thường xuất hiện nhiều sâu bệnh đặc biệt là bệnh bạc lá, đạoôn nên năng suất giảm mạnh

2.3 Sự biểu hiện ƯTL ở lúa

2.3.1 Khái niệm

ƯTL là hiện tượng con lai có sức sống mạnh hơn bố mẹ hoặc cả cơ thểcây lai hoặc từng bộ phận, cơ quan của cây lai sinh trưởng phát triển nhanh,mạnh hơn, có tính chống chịu cao hơn và có phẩm chất tốt hơn bố mẹ Chođến nay trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồng, ƯTL được khai thác rấtthành công trong việc cải tiến năng suất cây trồng

2.3.2 Cơ sở di truyền

Hiện nay vẫn chưa có cơ sở lý thuyết thống nhất và trọn vẹn để giảithích hiện tượng ƯTL, có nhiều giả thuyết cùng tồn tại, mỗi giả thuyết chỉgiới hạn bởi một kết quả thực nghiệm nhất định

Nhiều tác giả coi ƯTL đựơc tạo ra do hoạt động của các hiệu ứng khácnhau [43], [46], [57]

(a) Tương tác giữa các alen trong nhân:

* Hiệu ứng trội:

Các tính trạng có lợi sinh trưởng do gen trội kiểm soát, còn các tínhtrạng không có lợi do gen lặn qui định, ở con lai F1 các gen trội có lợi ở mộttrong hai bố mẹ lấn át toàn bộ các gen lặn có hại ở bố mẹ kia, và toàn bộ số

Trang 14

gen trội có lợi tập trung ở con lai F1 nhiều hơn so với bố hoặc mẹ, do vậy tácdụng lấn át của tính trội và sự tích luỹ các gen trội dẫn tới biểu hiện của ƯTL[20] Con lai F1 có độ đồng đều về kiểu hình, do các cá thể đều có kiểu gengiống nhau.

* Hiệu ứng siêu trội

Ở con lai F1 có hiệu quả tác động của tương tác giữa các alen trêncùng một locus Người ta giả thiết rằng, ở trạng thái dị hợp tử thì hai alen trội– lặn hoàn thành một số chức năng khác nhau và bổ sung cho nhau

(Sơ đồ): aa < Aa > AA hay a1a1< a1a2> a2a2

Kết quả về nghiên cứu đột biến thực nghiệm ở nhiều loài cây tự thụphấn đã chứng minh cho sự đúng đắn của thuyết này Vì vậy khi có hiệntượng đa alen thì tính siêu trội chỉ xuất hiện ở những cặp alen rất khác nhau

Tuy nhiên một locus không phải chỉ có 2 tính trạng trội và lặn mà cóthể còn các trạng thái trung gian và khác nhau về cấu trúc, chức năng sinh lý

Ví dụ: Một dòng có kiểu gen là c1c1 và dòng khác có kiểu gen là c2c2 Khilai giữa 2 dòng này vớí nhau sẽ có kiểu gen dị hợp tử c1c2, trong trường hợpnày giữa c1 và c2 không có quan hệ trội lặn mà chúng có quan hệ bổ sung lẫnnhau thể hiện hiệu ứng siêu trội và vượt qua hiệu ứng của tính trội Lai kép vàƯTL của lai kép là một minh chứng đúng đắn của giả thuyết siêu trội đượcShull và East nêu ra trong những năm đầu thế kỉ XX Thành phần của lai képgồm 4 dòng tự phối khác nhau, khi ta gieo trồng con lai kép thì sức sống củacon lai kép cao hơn bố mẹ chúng, ví dụ: Khi lai giữa hai lai đơn (A1xA2) x(A3xA4) và thu được 4 kiểu gen A1A3,A2 A4, A2 A3, A2 A4, mỗi kiểu gen này

là một dạng dị hợp tử như các con lai ban đầu Jinks, 1983 đã công bố bằngchứng đích thực của siêu trội đối với các tính trạng số lượng thì không đượctìm thấy, dù rằng có thể thấy hiện tượng siêu trội là do hiệu ứng không alen

và liên kết không cân bằng là hiện tượng phổ biến tạo nên ƯTL Vì ƯTL chủyếu là biểu hiện sự quyết định của gen đến các mức độ và cường độ của cácquá trình sinh lý Những giải thích về ƯTL chỉ được chấp nhận nếu dự trên

Trang 15

cơ sở di truyền số lượng Tuy nhiên, ở cây tự thụ phấn các con lai giữa cácdòng, giống khác nhau về mặt di truyền không phải luôn luôn cho ƯTL caohơn bố mẹ đồng hợp tử Vì vậy đối với những cây tự thụ phấn như lúa, lúamì… nếu chỉ dựa vào tính dị hợp tử thì khó có thể phân biệt được ảnh hưởngcủa siêu trội với hiệu quả tương tác giữa các gen không alen Glilais, 1988cho rằng: ƯTL là kết quả tác động giữa kiểu gen và môi trường, ông còncông bố thêm ở thực vật tự giao hay dị giao khó có thể tách bạch vai trò củasiêu trội đã ảnh hưởng đến sản lượng của giống lai, một cách giải thích đơngiản chỉ trên cơ sở của dị hợp tử về các gen nhân thì không đủ tin cậy(Srivastava) (Trích Nguyễn Công Tạn và cs) [41].

* Thuyết cân bằng di truyền:

Theo thuyết này thì cơ chế tự điều hoà phát dục của các tính trạng,mức độ biểu hiện của mỗi tính trạng được xác định bằng ảnh hưởng củanhiều yếu tố di truyền khác nhau về mặt đặc trưng tác dụng, trong chúng cómột số gây tác dụng tăng cường tính trạng, một số khác có tác dụng ngượclại Sự biểu hiện của mỗi tính trạng là kết quả của sự cân bằng tác dụng giữacác xu hướng đối lập được gọi là cân bằng di truyền Mỗi cơ thể có một trạngthái cân bằng di truyền nhất định đảm bảo cho sự hình thành một kiểu hìnhnhất định, thích ứng với điều kiện sống Khi đem lai hai cơ thể có hai kiểucân bằng di truyền khác nhau trong loài, trạng thái cân bằng mới được thiếtlập, có thể là cân bằng di truyền mới tốt hơn thì sẽ xuất hiện những tính trạngtốt hơn bố mẹ (trường hợp ngược lại thì con lai có ưu thế lai thấp hơn ở bốmẹ) [41], [46]

(b) Tương tác giữa gen nhân và tế bào chất

ƯTL không chỉ bị chi phối bởi các gen nhân mà còn liên quan tới cácgen tế bào chất, đặc biệt là tương tác giữa gen nhân và gen tế bào chất Theonghiên cứu của một số nhà khoa học, ở một vài tổ hợp, biểu hiện của ƯTL ởcon ai F1 lai thuận nghịch là không giống nhau Lúa lai được gây tạo nhờ kếthợp kiểu gen nhân với nền tế bào chất khác nhau cũng bộc lộ các mức độ

Trang 16

ƯTL khác nhau, tác động của gen nhân mạnh hơn so với các gen tế bào chất

và tương tác giữa các alen trong nhân là nhân tố chính tạo ra ƯTL Tương tácgiữa các dạng không alen cũng liên quan chặt chẽ với khả năng tổ hợp riêng

và hiệu ứng trội có nhiều ảnh hưởng tới khả năng tổ hợp chung [27] Yuan

L.P (1997) sau khi tổng kết kết quả đánh giá rất nhiều tổ hợp lai trong nhiềunăm đã rút ra nhân xét có tính qui luật về năng suất của các con lai như sau:

Indica/Japonica>Indica/Javanica>Indica/Indica>Japonica/

Japonica> Javanica/Javanica, điều đó có nghĩa là bố mẹ càng xa nhau về

mặt di truyền thì ƯTL biểu hiện càng cao nhưng dễ dẫn đến hiện tượng bấtdục và bán bất dục do tương tác giữa gen nhân và gen tế bào chất [39], [89]

2.3.3 Sự biểu hiện ưu thế lai về các đặc tính nông học ở lúa lai F1

Do có khả năng kết hợp giữa hai dòng bố mẹ có nền di truyền khácnhau nên cây lai F1 có sức sống cao, biểu hiện ở hầu hết các tính trạng

2.3.3.1 Ưu thế lai về bộ rễ

Trong kết quả nghiên cứu của Lin và Yuan (1980), đã xác nhận hạt lai

F1 ra rễ sớm, số lượng nhiều và tốc độ ra rễ nhanh hơn so với bố mẹ củachúng Kết quả quan sát cho thấy, khi bắt đầu nảy mầm, rễ mầm và thân mầmcùng xuất hiện Khi lá thứ nhất xuất hiện thì có 3 rễ mới hình thành, sau đóthì số lượng rễ tăng lên rất nhanh Sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ không chỉthể hiện qua số lượng rễ trên cây lúa mà còn to hơn so với lúa thường rễ tokhoảng 2 mm (Crovinda và Sidiqq, 1998) Chất lượng rễ được đánh giá thôngqua độ dày của rễ, rễ lúa lai có thể ra từ 4 - 5 lần Rễ nhánh tạo ra một lớp rễđan xen dày đặc trong tầng đất, càng gần sát mặt đất khối lượng chất khô, sốlượng rễ phụ, số lượng lông hút và hoạt động hút chất dinh dưỡng từ rễ lêncây Số lượng rễ lúa lai ở các thời kì sinh trưởng đều nhiều hơn lúa thuần.Lông hút của rễ lúa lai nhiều và dài hơn lúa thuần (0,1 - 0,25mm ở lúa lai và

ở lúa thuần là 0,01 - 0,13mm) Rễ lúa lai ăn dài và ăn sâu tới 22 - 23 cm Vì

số lượng rễ nhiều nên diện tích tiếp xúc lớn làm cho khả năng hấp thu dinhdưỡng cao gấp 2- 3 lần so với lúa thuần (Virmani, 1981) Nhờ bộ rễ khoẻ,

Trang 17

phát triển trên đất giàu dinh dưỡng thì lúa lai có thể đáp ứng được 50 - 55%nhu cầu về đạm, 47 - 78% nhu cầu về kali từ đất và phân chuồng còn trên đấtnghèo dinh dưỡng như đất bạc màu thì khả năng huy động thấp hơn và chỉtương ứng khoảng 30 - 35% và 40 - 42% Ngoài ra rễ lúa lai còn có khả nănghút oxi trong không khí Hệ rễ của lúa lai hoạt động mạnh nhất vào thời kỳ đẻnhánh [59] Chính vì thế mà lúa lai có tính thích ứng rộng với những điềukiện bất thuận như ngập úng, hạn, đất phèn mặn Bộ rễ lúa lai tuy phát triểnmạnh nhưng sau khi thu hoạch lại giảm nhanh [1], [39], [46].

2.3.3.2 Ưu thế lai về thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của lúa tính từ khi hạt thóc nảy mần đến chín,thay đổi từ 900 – 180 ngày tuỳ theo giống và các yếu tố môi trường như: ánhsáng, đất, nước, phân bón, nhiệt độ Nắm được qui luật thay đổi thời giansinh trưởng của cây lúa là cơ sở để xác định thời vụ gieo cấy, cơ cấu giống,luân canh tăng vụ ở các vùng sinh thái khác nhau Lúa lai F1 có thời giansinh trưởng khá dài hơn lúa mẹ (Deng, 1980; Lin và Yuan, 1980), Xu vàWang (1980) đã xác nhận thời gian sinh trưởng của con lai phụ thuộc vàothời gian sinh trưởng của dòng bố Có một số kết quả nghiên cứu khác xácđịnh thời gian sinh trưởng của con lai gần giống như thời gian sinh trưởngcủa dòng bố hoặc mẹ có thời gian sinh trưởng dài nhất (Ponnuthurai, 1984).Theo Nguyễn Thị Trâm và cs (1994) con lai F1 hệ 3 dòng có thời gian sinhtrưởng dài hơn cả bố mẹ ở cả 2 vụ trong năm Giai đoạn sinh trưởng sinhdưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực của đa số tổ hợp lai xấp xỉ nhau, sựcân đối về thời gian của các giai đoạn sinh trưởng tạo ra sự cân đối trong cấutrúc quần thể, là một trong những yếu tố tạo nên năng suất cao [23], [44],[61], [75]

Trang 18

2.3.3.3 Ưu thế lai chiều cao cây

Lúa lai có chiều cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của bố

mẹ Tuỳ từng tổ hợp lai, chiều cao cây của F1 có lúc biểu hiện ưu thế laidương, có lúc nằm trung gian giữa bố mẹ, có lúc thì xuất hiện ưu thế lai âm[40], [46]

Virmani (1982) cho rằng: các dòng bất dục đực di truyền tế bào chất đa

số đều lùn (cao từ 50 - 70 cm), có một số ít dòng cao nhưng ít được sử dụng

vì khó sản xuất hạt lai Các dòng R thường cao hơn các dòng bất dục đực, vìvậy chiều cao của con lai F1 đa số nghiêng về phía dòng R, cao từ 100 – 120

cm Chiều cao cây có liên quan chặt chẽ đến tính chống đổ trên đồng ruộngcho nên khi chọn bố mẹ thì phải chú ý chọn các dạng bán lùn để con lai códạng bán lùn Đường kính lóng của lúa lai to và dày hơn lúa thuần Số bómạch của lóng cũng nhiều hơn nên khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡngtốt hơn lúa thuần [28], [40], [46]

2.3.3.4 Ưu thế lai về khả năng đẻ nhánh của lúa lai

Đối với con lai F1 đẻ nhánh sớm, sức đẻ nhánh mạnh hơn lúa thuần,

đẻ tập trung và tỷ lệ hữu hiệu cao hơn so với lúa thuần [58] Quá trình đẻnhánh của lúa lai cũng tuân theo qui luật đẻ nhánh chung của cây lúa, khi láthứ 4 xuất hiện thì nhánh đầu tiên vươn ra từ bẹ lá thứ nhất, sau đó là lầnlượt các nhánh tiếp theo xuất hiện, tức là khi lá thứ 5 xuất hiện thì nhánhcon thứ 2 cùng xuất hiện từ bẹ lá thứ 2 Nhánh đẻ sớm thường to mập, có số

lá nhiều hơn các nhánh đẻ sau nên bông lúa to đều nhau, xấp xỉ như bôngchính Sức đẻ nhánh lúa lai trung bình là từ 12- 14 nhánh hoặc có thể đạt 20nhánh/khóm [40]

Lúa lai có tỉ lệ nhánh thành bông cao hơn lúa thường Kết quả nghiêncứu các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho thấy tỷ lệ thành bông của lúa lai đạtkhoảng 60 - 70% ở cùng điều kiện thí nghiệm Nhờ đặc điểm này mà hệ số sửdụng phân bón của lúa lai rất cao [23], [40], [78]

Trang 19

2.3.3.5 Ưu thế lai về quang hợp, hô hấp

Lá lúa lai so với lúa thuần dài và rộng hơn, lá đòng dài 35 - 45 cm,rộng 1,5 - 2,0 cm, một số tổ hợp có lá lòng mo và rộng hơn Một số kết quảnghiên cứu cho rằng phiến lá lòng mo có thể hướng ánh sáng cả 2 mặt, như vậynăng lượng mặt trời được hấp thu nhiều hơn, hiệu suất quang hợp cao hơn Thịtphiến lá lúa lai F1 có 10 - 11 lớp tế bào, số lượng bó mạch nhiều hơn bố mẹ, có

13 - 14 bó mạch Chỉ số diện tích lá lớn hơn lúa thuần 1 - 1,5 lần trong suốt quátrình sinh trưởng Ba lá trên cùng đứng, bản lá có chứa nhiều diệp lục nên có

màu xanh đậm hơn, cường độ quang hợp diễn ra mạnh hơn [58], [59] Ngược

lại, cường độ hô hấp ánh sáng của lúa lai thấp hơn lúa thuần Do vậy, hiệu suấtquang hợp thuần càng cao, khả năng tích luỹ chất khô cao hơn đáng kể (NguyễnThị Trâm, 2002) Cường độ quang hợp của lúa lai F1 cao hơn dòng bố 35%,cường độ hô hấp thấp hơn lúa thuần từ 5 - 27% ở các giai đoạn sinh trưởng, pháttriển Những ruộng tốt, năng suất cao từ 12 - 14 tấn/ha, chỉ số diện tích láthường đạt 9 - 10 [26], ưu thế lai về cường độ quang hợp do hàm lượng đạm caohơn ở lúa lai F1 (Phạm Văn Cường, 2004) [58]

Hiệu suất tích luỹ chất khô lúa lai hơn hẳn so với lúa thường, như vậy

mà tổng lượng chất khô có trong một cây tăng, trong đó lượng vật chất tíchluỹ vào bông, hạt tăng mạnh, còn tích luỹ vào các cơ quan dinh dưỡng nhưthân, lá giảm mạnh [4], [40], [61], [65], [85]

2.3.3.6 Ưu thế lai về khả năng chống chịu

Đặc tính chống chịu sâu bệnh ở lúa lai đa số do gen trội hoặc trộikhông hoàn toàn kiểm soát Nếu một trong hai bố mẹ mang gen chống chịusâu bệnh thì sẽ được truyền lại cho con lai F1 và mất đi nhanh chóng ở cácthế hệ tiếp theo

Lúa lai có khả năng thích ứng điều kiện nhiệt độ, đất đai rộng, khí hậukhác nhau, trồng được ở mọi chân đất lúa Thời kỳ mạ non lúa lai chịu lạnhtốt hơn lúa thuần Lúa lai chịu ngập úng, chịu lạnh hơn lúa thuần là do bộ rễlúa lai phát triển mạnh nên khi gặp hạn sẽ phát triển theo chiều sâu để hút

Trang 20

nước và dinh dưỡng Lúa lai có khả năng tái sinh chồi, chịu nước sâu cao,chống chịu sâu bệnh như rầy nâu, bạc lá, đạo ôn Ở Việt Nam, một số kếtquả nghiên cứu công bố các tổ hợp lúa lai có ưu thế lai về khả năng chống

đổ, chịu rét, kháng đạo ôn, bạc lá và khả năng thích ứng rộng [39], [40], [42],[74], [85]

Con lai F1 có khả năng chịu nóng ẩm rất cao khi cả hai bố mẹ đều làloại hình Indica nhiệt đới Trong thời kì sinh trưởng gặp nhiệt độ cao 28 -

32oC lúa lai vẫn phát triển bình thường, khi trỗ bông gặp ẩm độ không khícao thì lúa lai vẫn kết hạt tốt, tỷ lệ hạt chắc cao khi nhiệt độ không khí 35oC(Nguyễn Văn Hoan, 2001) [23]

2.3.3.7 Ưu thế lai về khả năng hấp thu đạm của lúa lai F 1 và sử dụng đạm của cây lúa

Quá trình hấp thu đạm của lúa lai F1 là rất sớm ngay từ thời kỳ mạ có1,5 - 3 lá Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc chothấy, vào thời kỳ đẻ nhánh tối đa đến thời kỳ bắt đầu phân hoá dòng lúa laihấp thu 3.520g N/ha/ngày, chiếm 34,68% tổng lượng đạm hấp thu trong suốtquá trình sinh trưởng Từ giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh đến giai đoạn đẻ nhánhtối đa, lúa lai F1 hấp thu đạm là 2.337g/ha/ngày, chiếm 26,82% Như vậytrong quá trình hấp thu đạm của lúa lai F1 rất tập trung nên bón vào giaiđoạn đầu khoảng 50 - 60% tổng lượng đạm cần cung cấp và bón thúc sớmhơn lúa thuần Và giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng, sự hấp thu đạmcủa lúa lai cũng rất cần thiết cần bón thêm nhiều đạm [40], [48]

2.3.3.8 Ưu thế lai về năng suất hạt

Theo các nhà nghiên cứu đánh giá về ưu thế lai của nhiều tổ hợp laikhác nhau người ta thấy con lai F1 năng suất cao hơn bố mẹ từ 20 - 70% khigieo cấy trên diện rộng và hơn hẳn giống lúa lùn cải tiến từ 20 - 30% Năngsuất lúa lai trên diện rộng tăng so với lúa thuần khoảng 10 - 15 tạ/ha [46]

Đa số các tổ hợp lai có ưu thế lai về số bông/khóm, khối lượng trung bìnhcủa bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1.000 hạt Do lúa lai đẻ nhánh sớm, các

Trang 21

bông/khóm to đều, hạt nhiều và nặng, trên mỗi bông có nhiều gié cấp 1(13 - 15 gié), trên gié cấp 1 có 3 - 7 gié cấp 2, mỗi gié cấp 2 có từ 3 - 7 hạt.

Do vậy, khối lượng bông cao hơn lúa thuần từ 1,5 - 2,5 lần Đặc biệt, ở đốtgiáp cổ bông có 3 - 4 gié cấp 1 cho nên nhìn bông lúa lai như 1 chùm hạt,tổng số hạt trung bình trên bông cao từ 150 - 250 hạt, tỷ lệ hạt chắc hơn90% Ưu thế lai về số hạt/bông đã được xác định [15]

Theo kết quả tổng kết của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn vềnăng suất lúa lai bình quân ở các tỉnh phía Bắc đạt mức 7 - 8 tấn/ha, tănghơn lúa thuần cùng thời gian sinh trưởng từ 2 - 3 tấn/ha/vụ [5], [6], [33]

2.4 Kỹ thuật gieo cấy lúa lai thương phẩm F1

2.4.1 Sơ đồ tổng quát của hệ thống lúa lai hệ “ba dòng”

Để có được hạt lai F1 cần phải thực hiện 2 lần lai với sự tham gia của 3dòng A, B, R theo sơ đồ:

A x B R (tự thụ)

(nhân dòng bất dục) A x R

F1 (sản xuất hạt lai)Theo sơ đồ này thì để có được hạt lai F1 cung cấp cho nông dân cầnthực hiện 2 lần lai với tỷ lệ diện tích như sau: A/B:A/R:F1=1:50:5000

Tỷ lệ này phụ thuộc vào năng suất của ruộng nhân dòng, năng suất củaruộng sản xuất hạt lai và lượng giống F1 yêu cầu cho gieo trồng 1 ha thươngphẩm Tại Trung Quốc do năng suất hạt lai tăng, tỷ lệ về diện tích tăng lênnhanh chóng từ 1:30:1000 (năm 1970) đã tăng tới 1:50:3000 trong nhữngnăm cuối của thập kỷ 80 và gần đây là 1:50:5000 hoặc cao hơn [23], [24]

* Thành công và hạn chế của phương pháp “ba dòng”

(a) Thành công của phương pháp “ba dòng”

Thành công cơ bản của lúa lai ba dòng là đã khai thác và sử dụng cóhiệu quả tính bất dục đực di truyền tế bào chất của lúa hoang dại Lần đầu

Trang 22

tiên các nhà khoa học Trung Quốc đã chuyển được gen bất dục của lúa dạivào lúa trồng, tạo ra một “công cụ di truyền” mới là các dòng bất dục đực tếbào chất dùng làm mẹ để sản xuất hạt lai và các dòng B, R Với công cụ nàycon người đã tạo ra các giống lúa lai ngắn ngày, năng suất cao chống chịu tốt,thích ứng rộng vv …[23], [46].

- Các tổ hợp lai ba dòng thuộc loài phụ Japonica có năng suất cao hơn lúa thuần Japonica 5 - 10 % nên không hấp dẫn người sản xuất [41].

- Số lượng dòng CMS được tìm ra khoảng 600 dòng nhưng số dòng được sửdụng còn ít, có tới 95% số dòng CMS đang dùng thuộc kiểu bất dục “WA”.Hiện tượng đồng tế bào chất như vậy dễ dẫn tới nguy cơ bị hại nghiêm trọngnếu như xuất hiện một loại bệnh có liên kết với gen bất dục đực [22]

- Các dòng CMS tạo ra bằng phương pháp đột biến, lai xa hay côngnghệ sinh học (khác với kiểu “WA”) thường không ổn định nên khó sử dụngtrong sản xuất hạt lai Khả năng tìm dòng phục hồi tốt bị hạn chế vì phổ phụchồi của những dòng CMS thường rất hẹp

- Quy trình duy trì dòng CMS và sản xuất hạt lai F1 rất khắt khe, cồngkềnh và tốn kém, phải trải qua 2 lần lai mới có được hạt lai F1 mà mỗi lần laiđều có thể gặp điều kiện thời tiết bất thuận gây tốn kém lao động, vật tư mànăng suất lại thấp, làm cho giá thành hạt giống cao và kế hoạch sản xuất luôn

bị thay đổi [23], [87]

2.4.2 Kỹ thuật thuật thâm canh mạ lúa lai

Đối với lúa lai vấn đề mạ là quan trọng hơn nhiều bởi vì lúa lai sinhtrưởng nhanh, từng giai đoạn sinh trưởng đều có ý nghĩa rất lớn đối với toàn

Trang 23

bộ quá trình sống Mạ tốt phải đạt tiêu chuẩn: to gan, đanh dảnh, sạch sâubệnh và được cấy đúng tuổi

a Mạ nền

Phương pháp làm mạ nền có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với phươngpháp làm mạ dược: diện tích ít hơn, thời gian trên ruộng mạ ít, mạ nhổ không

bị đứt rễ, lúa cấy nhanh hồi xanh Tuy nhiên việc áp dụng từng địa phương có

sự khác nhau, nhiều địa phương lấy bùn ao làm nền dẫn đến tỷ lệ mọc mầmcủa mạ bị ảnh hưởng nhiều, mạ dễ bị nấm gây hại làm chết chòm

b Mạ ném (ứng dụng công nghệ của Trung Quốc)

Mạ ném tiết kiệm được công cấy, lúa tốt nhanh, đẻ nhánh sớm vàcho năng suất cao Theo công nghệ của Trung Quốc có 4 phương thứclàm mạ ném:

+ Gieo mạ khay trên đất bùn, chăm sóc ẩm

+ Gieo mạ khay trên đất khô, chăm sóc ẩm

+ Gieo mạ khay trên đất khô, chăm sóc ướt

+ Gieo mạ khay trên đất bùn, chăm sóc ướt

Mạ ném mọc khá nhanh, nếu làm vòm cẩn thận, đảm bảo ẩm thì sau

3-4 ngày mạ mọc đều, dù trên nền khô hay ướt mạ mọc đều tốt Trên nền đấtkhô, khi chuẩn bị nền đã tưới ẩm, hơi nước bốc lên ngưng lại trên nilon rồi lạirơi xuống tưới ẩm cho mạ vì vậy chỉ khi nào đất quá khô mới cần mở ra đểtưới bổ sung Khi mạ có 3 lá thật thì đưa ra ruộng cấy

c.Thâm canh mạ dược

Làm mạ dược thâm canh với mạ thường là phải đẻ sớm, đẻ đều và

đẻ nhiều, vì vậy từ khâu làm đất phải hết sức chú ý: bón lót, phân chuồng1- 2kg + 30g supe lân + 10g Urê + 10g cloruakali/m2, bón phân phải đềutrên mặt luống, sau đó cào đều, trang phẳng sao cho không còn nước đọngtrên mặt luống

Mật độ gieo mạ từ 18 - 25g hạt khô/m2 tương đương 20 - 30g mầm/m2Chống rét cho mạ: khi gieo mạ nếu nhiệt độ nếu nhiệt độ thấp thì phải

Trang 24

chống rét bằng phương pháp làm vòm che phủ nilon trong Mạ thâm canh tokhoẻ khi cấy sức chống chịu rét tốt hơn rất nhiều so với mạ non, mạ đã đẻnhánh nên khi cấy cần ít dảnh cơ bản hơn nhưng tổng số dảnh thậm chí nhiềuhơn Do nhánh được đẻ ngay trên ruộng mạ nên bông to tương đương so vớibông chính

2.4.3 Kỹ thuật thâm canh lúa lai

Để đạt được một vụ lúa lai năng suất cao, người sản xuất phải nắmđược toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển của cây Các biện pháp kỹ thuậtnhư thời vụ tuổi mạ, mật độ, khoảng cách, số dảnh cấy, kỹ thuật làm đất, bónphân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, luân canh cây trồng… phải tập trunggiải quyết các mục tiêu chính là:

+ Điều khiển cho ruộng lúa lai trỗ bông, nở hoa vào thơì kỳ thích hợp nhất.+ Tạo ra một quần thể tối ưu để đặt năng suất cao

+ Điều khiển quần thể sao cho ít sâu bệnh, cứng cây màu sắc phù hợpvới từng giai đoạn sinh lý của cây

2.5 Những kết quả nghiên cứu về mật độ và dảnh cấy

Năng suất ruộng lúa do số bông/đơn vị diện tích, số hạt/bông và khốilượng của hạt quyết định

Một quần thể ruộng lúa có nhiều bông trước hết mỗi cá thể phải đẻnhiều nhanh, tỷ lệ nhánh thành bông cao Muốn có nhiều hạt chắc trước hếtbông lúa phải có nhiều hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh bình thường, tỷ lệ hạtmẩy cao Khối lượng hạt là một chỉ tiêu ổn định do yếu tố di truyền của từnggiống quyết định

Số bông của ruộng lúa là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng suất,đồng thời cũng là yếu tố dễ điều chỉnh hơn so với hai yếu tố còn lại Sốhạt/bông và khối lượng 1000 hạt được kiểm soát chặt chẽ hơn bởi yếu tố ditruyền, cho dù đầu tư kĩ thuật cao cũng không thể biến một bông nhỏ, hạt nhẹthành giống bông to, hạt nặng được Muốn thay đổi tính trạng này cần thay

Trang 25

đổi giống.

Tác động kĩ thuật làm tăng số bông đến mức tối đa là vô cùng quantrọng trong thâm canh lúa lai Tuy nhiên, nếu cấy quá nhiều hoặc quá dày sốdảnh trên khóm thì bông lúa sẽ nhỏ đi đáng kể, hạt có thể nhỏ hơn và dẫn đếnnăng suất giảm Vì vậy, muốn đạt được năng suất cao thì người sản xuất phảibiết điều khiển cho quần thể lúa có số bông tối ưu mà vẫn không làm chobông nhỏ đi, số hạt chắc và độ chắc hạt trên bông không thay đổi Số bông tối

ưu của một giống lúa là số bông thu được nhiều nhất mà ruộng lúa có thể đạtđược nhưng chưa làm giảm khối lượng hạt vốn có của giống đó Như vậy,các giống lúa khác nhau có khả năng cho số bông tối ưu trên đơn vị diện tíchkhác nhau, việc xác định số bông cần đạt trên một đơn vị diện tích quyết địnhmật độ cấy, khoảng cách cấy và số dảnh cơ bản khi cấy

Căn cứ vào tiềm năng năng suất của giống, tiềm năng đất đai, khả năngthâm canh của người sản xuất và vụ gieo trồng để định ra số bông cần đạtmột cách hợp lý Những yếu tố quyết định số bông bao gồm mật độ cấy và sốdảnh cấy

2.5.1 Những kết quả nghiên cứu mật độ cấy

Mật độ cấy là số khóm cấy/m2 Lúa cấy được tính bằng khóm, lúa gieothẳng được tính bằng số hạt mọc Về nguyên tắc thì mật độ gieo hoặc cấycàng nhiều thì số bông càng nhiều Trong một giới hạn nhất định, việc tăng

số bông không làm giảm số hạt trên bông, nhưng nếu vượt qua giới hạn đó thì

số hạt trên bông bắt đầu giảm đi do lượng dinh dưỡng phải chia sẻ cho nhiềubông Theo tính toán thống kê cho thấy tốc độ giảm số hạt trên bông mạnhhơn tốc độ tăng của mật độ cấy, vì vậy cấy dầy đối với lúa lai gây giảm năngsuất nhiều hơn so với lúa thuần Tuy nhiên đối với giống có thời gian sinhtrưởng ngắn mà cấy quá thưa thì khó đạt được số bông tối ưu cần thiết theo

dự định

Mật độ cấy là một biện pháp kĩ thuật quan trọng, nó phụ thuộc vàođiều kiện tự nhiên, dinh dưỡng, đặc điểm của giống… Sasato (1966) đã kết

Trang 26

luận: trong điều kiện dễ canh tác, lúa mọc tốt thì nên cấy mật độ thưa ngượclại thì nên cấy dày Giống lúa cho nhiều bông thì cấy dày không có lợi bằnggiống bông to Vùng lạnh nên cấy dày hơn so với vùng nóng ẩm, dảnh mạ tonên cấy thưa hơn dảnh mạ nhỏ, lúa gieo muộn nên cấy dày hơn so với lúagieo sớm.

Khi nghiên cứu về khả năng đẻ nhánh S.Yoshida (1985) [38] đã khẳngđịnh: Trong ruộng lúa cấy, khoảng cách thích hợp cho lúa đẻ nhánh khoẻ vàsớm thay đổi từ 20 x 20 cm đến 30 x 30 cm Theo ông việc đẻ nhánh chỉ xảy

ra đến mật độ 300 cây/m2, nếu tăng số dảnh cấy lên nữa thì chỉ có nhữngdảnh chính cho bông Năng suất hạt tăng lên khi mật độ cấy tăng lên 182 -

242 dảnh/m2 Số bông trên đơn vị diện tích cũng tăng theo mật độ nhưng lạigiảm số hạt trên bông Mật độ cấy thực tế là vấn đề tương quan giữa số dảnhcấy và sự đẻ nhánh Thường gieo cấy thưa thì lúa đẻ nhánh nhiều còn cấy dàythì đẻ nhánh ít [38]

Các tác giả sinh thái học đã nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất vàquần thể ruộng cây trồng và thống nhất rằng: Các giống lúa khác nhau phảnứng với mật độ khác nhau, việc tăng mật độ ở một giới hạn nhất định thì năngsuất tăng nhưng vượt quá giới hạn đó năng suất không tăng mà còn giảmxuống Holiday (1960) cho rằng: Quan hệ giữa mật độ và năng suất cây lấyhạt là quan hệ parabol, tức là mật độ lúc đầu tăng thì năng suất tăng nhưngnếu tiêp tục tăng mật độ lên quá thì năng suất lại giảm xuống

Qua thực tế thí nghiệm nhiều năm đối với nhiều giống lúa khác nhauS.Yoshida [38] cho rằng: Trong phạm vi khoảng cách 50 x 50 cm đến 10 x 10

cm khả năng đẻ nhánh có ảnh hưởng đến năng suất

Lâm Thế Thành (1963) đã tiến hành một số thí nghiệm và đi đến kếtluận rằng ở điều kiện phân bón nhiều thì việc xác định mật độ cấy phải dựavào đẻ nhánh, trái lại ở điều kiện phân ít thì phải dựa vào số thân chính

Các tác giả Yuan Qianhua, Lu Xinggui, Cao Bing và cs (2000) đã sửdụng tổ hợp lai 2 dòng PA 64S/9311 để nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ

Trang 27

cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của tổ hợp lai Các tácgiả sử dụng hai công thức cấy thưa (90.000 khóm/ha) và công thức cấytruyền thống ở Trung Quốc (300.000 khóm/ha) Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ Số nhánh đẻ ở công thức cấy thưa giảm đáng kể so với công thứccấy dày vào thời điểm trước 10/5, nhưng đến sau 25/5 thì sự sai khác chỉcòn rất nhỏ

+ Kích thước nhánh đẻ ở công thức cấy thưa lớn hơn công thức cấydày 6,86%, tỷ lệ kết hạt thấp hơn 2,35 % và khối lượng 1000 hạt cũng thấphơn 0,86g Năng suất của công thức cấy thưa giảm 17 – 19 %

Theo Nguyễn Thị Trâm [46] mật độ cấy càng cao thì số bông càngnhiều Các giống lai có thời gian sinh trưởng trung bình có thể cấy thưa nhưBắc ưu 64 có thể cấy 35 khóm/m2 Các giống có thời gian sinh trưởng ngắnnhư Bồi Tạp Sơn Thanh, Bồi tạp 77 cần cấy dày 40 – 45 khóm/m2

Nhiều kết quả nghiên cứu đều xác định rằng trên đất giàu dinh dưỡng,

mạ tốt nên chọn mật độ cấy thấp, nếu mạ xấu kết hợp với đất xấu thì nên cấydày Để xác định mật độ thích hợp có thể căn cứ vào hai thông số: số bônghữu hiệu trên khóm và số bông cần đạt trên m2 Từ hai thông số trên có thểxác định mật độ cấy phù hợp theo công thức:

Số bông/m2Mật độ cấy (khóm/m2) =

Số bông/khóm

Theo những kết quả đạt được trên những ruộng thâm canh có năng suấtcao (trên 300kg/sào) thì mỗi khóm lúa cần có 7 – 10 bông (Thí nghiệm trêngiống San ưu quế 99 mật độ cần cấy khi đạt 7 bông/khóm là 43 khóm/m2),với 8 bông/khóm cần mật độ cấy là 38 khóm/m2, với 9 bông/khóm cần cấy 33khóm/m2, với 10 bông/khóm cần cấy 30 khóm/m2 [18], [48]

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy và liều lượng đạm tới sinhtrưởng của lúa ngắn ngày thâm canh Bùi Đình Dinh (1995) [16] kết luận:

Trang 28

tăng mật độ cấy thì khả năng đẻ nhánh của một khóm lúa giảm So sánh sốdảnh/khóm của mật độ cấy thưa 45 khóm/m2 và mật độ cấy dày 85 khóm/m2cho thấy số nhánh đẻ/khóm lúa ở công thức cấy thưa hơn 0,9 dảnh (14,8%)

so với công thức cấy dày ở vụ xuân và lên tới 1,9 dảnh (25%) ở vụ mùa Tỷ

lệ nhánh hữu hiệu tăng tỷ lệ thuận với mật độ cho đến 65 khóm/m2 ở vụ mùa

và 75 khóm ở vụ xuân

Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ cấy đến năng suất của lúa Tám thơmđột biến trong vụ Mùa trên đất nghèo dinh dưỡng vùng trung du và miền núiNghệ An [25] thấy rằng: Khi tăng mật độ cấy từ 80, 90, 100 và 110 dảnh/m2thì tính chống đổ, số dảnh thành bông, số bông/m2… đều tăng và cuối cùng lànăng suất cũng đạt cao nhất ở mức cấy 110 dảnh/m2

Tác giả Nguyễn Thạch Cương [13], Nguyễn Văn Bộ (1995) [7] làm thínghiệm với tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanh trên đất phù sa sông Hồng và đưa rakết luận:

- Trong vụ Xuân: Với mật độ cấy 55 khóm/m2 trên đất phù sa sôngHồng cho năng suất cao nhất là 82,2 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năngsuất 83,5 tạ/ha, trên đất bạc màu rìa đồng bằng mật độ 55 – 60 khóm/m2 chonăng suất 77,9 tạ/ha

- Vụ Mùa: mật độ cấy 50 khóm/m2 trên đất phù sa sông Hồng cho năngsuất cao nhất là 74,5 tạ/ha, trên đất phù sa ven biển cho năng suất 74 tạ/ha, ởđất bạc màu rìa đồng bằng mật độ 55 khóm/m2 cho năng suất 71,4 tạ/ha

Nhận xét về mối quan hệ diện tích dinh dưỡng và sự đẻ nhánh, BùiHuy Đáp [12], Phạm Văn Cường (2002),… thấy rằng sự đẻ nhánh của câylúa có liên quan chặt chẽ với diện tích dinh dưỡng Nếu diện tích dinh dưỡngcàng lớn thì thời gian đẻ nhánh càng dài và ngược lại Cấy dày ở mật độ caocây lúa sẽ không đẻ nhánh và một số cây mẹ sẽ lụi dần

Theo kết quả của Đỗ Thị Hải (2002) [18], Nguyễn Đình Hiền [19] nên

bố trí các khóm lúa cấy theo kiểu hàng rộng hàng hẹp, để có khoảng cáchgiữa các khóm lúa theo kiểu hình chữ nhật là tốt nhất, khi đó cây lúa sẽ nhận

Trang 29

được nguồn ánh sáng mặt trời tốt nên có hiệu quả quang hợp cao Khi nghiêncứu ảnh hưởng của mật độ cấy lúa mẹ BoA tới năng suất hạt lai F1 của tổhợp Bắc ưu 64 tại Đồng Văn (Hà Nam) đã kết luận: Mật độ 60 khóm/m2 chonăng suất hạt lai cao nhất, còn mật độ cấy 80 khóm/m2 cho năng suất thấpnhất Theo Chu Văn Hiểu [21], Trương Đích [17] công thức cấy 40 khóm/m2

và cấy 2 dảnh/khóm cho năng suất cao nhất đối với giống lúa TN13 – 4 trong

vụ xuân 2002 Kết quả nghiên cứu của Ma Thị Ảnh [2] tại Chiêm Hoá –Tuyên Quang cho thấy giống lúa Tạp Giao 1 cho năng suất và hiệu quả kinh

tế cao nhất khi cấy với phương thức cải tiến hàng rộng hàng hẹp (35+15) cm

x 12 cm ứng với 33 khóm/m2, 4 dảnh/khóm (132 dảnh/m2)

Đỗ Thị Hải [18] triển khai thí nghiệm về mật độ cấy đối với giống lúaViệt Lai 20 tại Vĩnh Bảo – Hải Phòng vào vụ xuân 2002 và đi đến kết luận:Phương thức cấy cải tiến (40 + 15) cm x 12 cm ứng với 30 khóm/m2, 3 dảnh/khóm cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất Kết quả nghiên cứu ảnhhưởng số dảnh và mật độ cấy đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năngsuất của giống Việt Lai 20 của Tăng Thị Hạnh cho thấy mật độ cấy ảnhhưởng không nhiều đến thời gian sinh trưởng, số lá và chiều cao cây Nhưngmật độ có ảnh hưởng đến khả năng đẻ nhánh, hệ số đẻ nhánh (hệ số đẻ nhánhgiảm khi mật độ cấy tăng) Mật độ cấy tăng thì diện tích lá và khả năng tíchluỹ chất khô tăng lên ở thời kì đầu, đến giai đoạn chín sữa khả năng tích luỹchất khô giảm đi khi tăng mật độ cấy Theo kết quả nghiên cứu của TrầnThúc Sơn [37] khi mở rộng khoảng cách cấy (20x30 cm) là con đường tốtnhất để giảm lượng hạt giống gieo cần thiết cho 1 ha (25kg) mà không làmgiảm năng suất

2.5.2 Những kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy/khóm

Số dảnh cấy/khóm phụ thuộc vào số bông dự định đạt được/m2, trên cơ

sở đã xác định mật độ cấy Việc xác định số dảnh cấy/khóm cần đảm bảonguyên tắc chung là: Dù ở mật độ nào, tuổi cấy bao nhiêu, sức sinh trưởngcủa giống mạnh hay yếu thì vẫn đạt được số dảnh thành bông theo dự định,

Trang 30

độ lớn của bông không giảm, tổng số hạt chắc/m2 cũng đạt được theo số dảnh

đã định Theo Nguyễn Thị Trâm [45] cho thấy khi sử dụng mạ non để cấy(mạ chưa đẻ nhánh), sau cấy lúa đẻ nhánh sớm và nhanh Nếu cần đạt 9 bônghữu hiệu/khóm với mật độ cấy 40 khóm/m2 chỉ cấy 3 – 4 dảnh/khóm, khi đómỗi dảnh đẻ 2 – 3 nhánh là đủ, nếu số dảnh cấy nhiều hơn thì số nhánh đẻ cóthể tăng nhưng tỉ lệ nhánh hữu hiệu giảm Khi sử dụng mạ thâm canh, mạ đã

đẻ từ 3 – 5 nhánh (loại mạ này già hơn 10 – 15 ngày so với mạ chưa đẻ) dovậy, số dảnh cấy cần phải bằng số bông dự định Sau khi cấy các nhánh lúađược đẻ ra từ cây mẹ sẽ tích luỹ dinh dưỡng, ra lá lớn lên và thành bông.Thời gian đẻ nhánh hữu hiệu chỉ tập trung vào khoảng 8 – 15 ngày sau cấy.Cấy mạ thâm canh cần có số dảnh cơ bản cấy/khóm nhiều hơn cấy mạ non

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoan [24] cho rằng mật độ cấytrên 40 khóm/m2 thì để đạt 7 bông hữu hiệu/khóm cần cấy 3 dảnh (nếu mạnon) Với loại mạ thâm canh số dảnh cấy/khóm được định lượng theo sốbông cần đạt nhân với 0,8 Tức là khi cần đạt 9 bông/khóm thì số dảnh cơ bảncấy/khóm cần phải cấy sẽ là 9 x 0,8 = 7,2 dảnh

Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của số dảnh cấy đến năng suất lúatrong vụ Xuân và vụ Mùa 1998 tại Hà Tây trên tổ hợp Bồi Tạp Sơn Thanhvới 4 công thức cấy, Nguyễn Thạch Cương [13] đã nhận thấy ở thí nghiệmcấy 2 và 3 dảnh đạt năng suất tương ứng là 78,8 và 79,9 tạ/ha; thí nghiệmcấy 1 dảnh, 4 dảnh chỉ thu được năng suất lúa 76,0 tạ và 76,5 tạ/ha Qua

đó kết luận rằng: trong cả vụ Xuân và vụ Mùa trên đất phù sa sông Hồngđối với lúa lai nên cấy với số dảnh từ 2 – 3 dảnh cơ bản/khóm sẽ cho hiệuquả kinh tế cao

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tề và các cộng sự [49] cho thấyđối với giống nhiều bông nên cấy từ 200 – 250 dảnh cơ bản/m2; các giốngbông to cấy từ 180 – 200 dảnh/m2, tương ứng với cấy từ 3 – 4 dảnh/khóm ở

vụ mùa và 4 – 5 dảnh/khóm ở vụ Chiêm Xuân

Số dảnh cấy còn phụ thuộc vào khả năng đẻ nhánh của giống Nghiên

Trang 31

cứu số dảnh cấy/khóm cho vụ xuân Bùi Huy Đáp có kết luận: trong điều kiệnbình thường không nên cấy nhiều dảnh, nhìn chung cấy 2 - 3 dảnh có ưu thếhơn cấy 5 – 6 dảnh, nếu mạ bị già nên tăng số dảnh cấy Cũng theo tác giảBùi Huy Đáp khi cấy 2 – 3 dảnh/khóm lúa sẽ đẻ nhánh tốt hơn, có nhiều bôngbằng cổ và đạt năng suất cao hơn cấy 3 – 4 dảnh/khóm trong những điều kiệnbình thường chỉ nên cấy mật độ 25 – 30 khóm/m2 ở các chân ruộng sâu trong

vụ mùa, cấy dày trên dưới 40 khóm/m2 ở ruộng tốt bón nhiều phân chỉ nêncấy 1 – 2 dảnh Kết quả nghiên cứu của tác giả Trương Đích [17] cho rằngcác giống lúa lai nên cấy 2 – 3 dảnh với mật độ 40 – 45 khóm/m2

Kết quả nghiên cứu số dảnh cấy của Tăng Thị Hạnh trên giống lúaViệt Lai 20 thấy rằng khi tăng số dảnh cấy làm tăng diện tích lá và tăng khảnăng tích luỹ chất khô, đặc biệt làm tăng số bông/khóm, cấy cùng mật độ khităng đến 3 dảnh/khóm sẽ làm tăng năng suất giống lúa Việt Lai 20 Theokhuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và Viện nghiên cứu lúa Philippin (DA –PhilRice) công thức cấy thích hợp nhất cho lúa lai là từ 1 – 2 dảnh/khóm vớikhoảng cách 20 x 20 cm vào vụ Mùa và 20 x 15 cm vào mùa khô

Qua các nghiên cứu trên, mật độ và số dảnh cơ bản cấy/khóm là biệnpháp kĩ thuật quan trọng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện thời tiết,khí hậu, dinh dưỡng của đất, đặc điểm của giống và khả năng thâm canh củatừng vùng, từng vụ gieo cấy… Cần bố trí mật độ và số dảnh cơ bản cấy/khómmột cách hợp lý để có được diện tích lá cao thích hợp, phân bố nhiều trêndiện tích đất sẽ tận dụng được tối đa nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, đó

là biện pháp nâng cao năng suất lúa có hiệu quả nhất Đồng thời khi bố tríđược số dảnh cấy trên đơn vị diện tích hợp lý (đặc biệt là đối với lúa lai) còntiết kiệm được hạt giống, công lao động và các cho phí khác góp phần nângcao hiệu quả kinh tế cho sản xuất lúa hiện nay

Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các giống lúa là mật

độ cấy Qua nghiên cứu các tác giả đều cho thấy rằng, không có mật độ cấy

và các mức phân bón chung cho mọi giống lúa, mọi điều kiện Nói chung, các

Trang 32

giống lúa càng ngắn ngày cần cấy dày như các giống lúa có thời gian sinhtrưởng từ 75 – 90 ngày nên cấy mật độ 40 – 50 khóm/m2, những giống lúa đẻnhánh khoẻ, dài ngày cây cao trong điều kiện thuận lợi cho lúa phát triển thìcấy mật độ thưa hơn Trong vụ mùa nên cấy 25 – 35 khóm/m2, trong vụ xuânnên cấy từ 45 – 50 khóm/m2 Mỗi khóm lúa nên cấy vài ba dảnh Trong điềukiện mạ tốt và chăm sóc tốt, cấy 1 dảnh cho đỡ tốn mạ vẫn đạt được năngsuất và chất lượng hạt cao Đối với các giống lúa mẫn cảm với chu kì ánhsáng thì mật độ cấy có thể 15 – 25 khóm/m2 và thưa hơn.

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về số dảnh cấy phù hợp với các vùngsinh thái, từng giống lúa chưa được nhiều và sự nghiên cứu chưa có hệ thống.Mặc dù đây là biện pháp kĩ thuật rất quan trọng nhưng lại phụ thuộc vào các yếu

tố như giống, trình độ áp dụng các biện pháp kĩ thuật, điều kiện sinh thái củatừng vùng… Bởi vậy cần có các công trình nghiên cứu để tìm được mật độ và

số dảnh cấy/khóm phù hợp với điều kiện canh tác của từng vùng

2.6 Chất lượng gạo

2.6.1.Phân loại chất lượng gạo

Chất lượng lúa gạo là một trông những mục tiêu mà công tác cải tạogiống đặt ra Chất lượng được đánh giá thông qua nhiều chỉ tiêu khác nhaubao gồm: màu sắc vỏ hạt, kích thước hạt, hình dạng hạt, độ đồng đều của hạt,

tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo nguyên, tỷ lệ bạc bụng, chất lượng cơmthử nếm và đặc điểm của quá trình chế biến

Theo Juliano, 1985 [62] có thể tổng hợp lại để đánh giá chấtlượng gạo theo nhóm chỉ tiêu sau:

- Chất lượng xay xát: Là các tiêu chuẩn liên quan đến giá cả mua bán,trao đổi trong nước và quốc tế Các chỉ tiêu chất lượng thương trường gồmcó: chiều dài, chiều rộng hạt gạo xát, màu sắc nội nhũ, độ bạc bụng, độ tronghạt gạo, tỷ lệ gạo xát… Hạt gạo càng dài, càng trong (độ bạc bụng thấp) thìcàng được ưa chuộng trên thị trường

Trang 33

Chất lượng xay xát là một chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định trong việc sảnxuất hàng hoá của lúa gạo Chất lượng của các mẫu hạt gạo thương phẩmđược đánh giá căn cứ vào hàm lượng ẩm, độ sạch, không có trấu, rơm rạ vàcác loại hạt khác cũng như căn cứ vào màu sắc và độ đồng đều.

Chất lượng xay xát hay chất lượng cơ lý được xem xét ở 2 chỉ tiêu chủyếu là tỷ lệ gạo lật và gạo xát tính theo % trọng lượng của thóc Thóc có chấtlượng xay xát tốt là thóc sau khi xát cho tỷ lệ gạo tổng số và gạo nguyên cao

- Chất lượng nấu nướng, ăn uống hay nếm thử đánh giá bằng cảm quannên phụ thuộc vào tập quán của từng nhóm dân cư: Căn cứ vào hàm lượngamiloza, nhiệt độ hoá hồ, độ bền thể gen, độ nở cơm, sức hút nước, hươngthơm… Chất lượng nấu nướng phản ánh thị hiếu tiêu dùng ở các khu vực

- Chất lượng dinh dưỡng: Được thể hiện qua hàm lượng protein, hàmlượng lysine

2.6.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lúa gạo

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng gạo, nhưng nổi bật nhất là:ảnh hưởng của các yếu tố giống, điều kiện môi trường sinh thái, kỹ thuậtcanh tác và các công đoạn sau thu hoạch, bảo quản

Trong các yếu tố trên giống lúa là yếu tố tiên quyết Các yếu tố như:điều kiện môi trường gieo trồng, phân bón, công đoạn sau thu hoạch cũngảnh hưởng khá lớn đến chất lượng lúa gạo

2.6.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xay xát.

Theo Bhattacharya (1980) [54] kích thước và hình dạng hạt có ảnhhưởng đến chất lượng gạo xay xát Với những giống có tỷ lệ D/R thấp thì tỷ

lệ gạo nguyên cao như Pusa2- 21, còn những giống có tỷ lệ D/R cao thì tỷ lệgạo nguyên thấp như sonalee (Malik, 1989)

Lê Doãn Diên (1997) [11] cho rằng điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ,

độ ẩm khi chín, điều kiện bảo quản, phơi sấy khi thu hoạch cũng làm tỷ lệgạo nguyên thay đổi ít nhiều tuỳ theo bản chất giống Hạt càng mảnh, dài, độbạc bụng càng cao thì tỷ lệ gạo nguyên càng thấp

Trang 34

Theo Crauford (1962) [56] hạt phơi dưới nắng có tỷ lệ gạo nguyên là50%, trong khi phơi trong bóng râm tỷ lệ gạo nguyên đạt được 70% Nhữnghạt đã khô, nếu hút ẩm nhanh cũng có thể tạo ra những vết rạn dọc trong hạt

và gây ra những mảnh vỡ nhỏ khi xay xát (Bhattacharya, 1980) [54]

Kết quả nghiên cứu của Viện công nghệ sau thu hoạch (1998) [50] chobiết các giống lúa ở Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ vỏ trấu cao hơn các giống

ở Đồng bằng sông Cửu Long

Do đặc tính nở hoa trên một bông lúa và giữa các bông trong một khóm

là khác nhau, dẫn đến hạt chín không đồng đều (Ramaiah, 1953; Vergra, 1980)[79] [81] Như vậy, thời gian thu hoạch thường phải ước đoán để thu vào giaiđoạn đạt năng suất và chất lượng cao nhất Nếu thu hoạch sớm dẫn đến hao hụt

về năng suất và tỷ lệ gạo gãy cao vì lúa chưa chín Nếu thu muộn, do có nhiềuhạt quá chín sẽ rụng và nứt vỡ [77] Do vậy, việc chọn giống để hoa trong mộtbông và các bông trong một khóm nở tập trung sẽ làm tăng năng suất và làmgiảm sự mất mát trong quá trình thu hoạch và xay xát

Theo Karim và cộng sự (1993) [70], tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên giảmdần theo sự tăng áp suất xay xát Còn Ban T (1971) [52] lại thấy liên quangiữa mức độ dạn nứt của hạt và làm khô trong quá trình sấy

Theo Hou (1988) [63] cho rằng: “Bón đạm với liều lượng cao sẽ làmcây lốp đổ, sẽ làm cho tỷ lệ gạo nguyên bị giảm sút” Chất lượng xay xát làtiêu chuẩn đầu tiên mà người tiêu dùng chú ý khi lựa chọn mua bán Nhưvậy, ngoài việc tạo giống có tỷ lệ gạo nguyên cao thì các khâu thu hoạch bảoquản, xay xát đều được chú trọng để giảm thấp nhất về tỷ lệ gạo gãy, vỡ

2.6.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thương trường

Chất lượng thương trường có ý nghĩa to lớn trong mua, bán trao đổi vàđịnh giá gạo, bao gồm các chỉ tiêu:

- Tỷ lệ hạt nguyên (Whale kernel): hạt còn nguyên vẹn, hình dạng tựnhiên theo khối lượng gạo xát (Uỷ ban khoa học Nhà nước, 1992) [51]

- Tỷ lệ bạc bụng đánh giá độ trắng trong của hạt gạo Vết bạc bụng

Trang 35

thường xuất hiện ở trên lưng, bụng hoặc ở trung tâm hạt gạo và các vết gãycủa hạt gạo cũng xuất phát từ những điểm bạc bụng này Chính vì vậy mà tỷ

lệ bạc bụng có tỷ lệ nghịch với tỷ lệ gạo nguyên (Lê Doãn Diên, 1997) [11]

Tính trạng bạc bụng do đặc tính di truyền quyết định, nhưng mức độ ditruyền ổn định qua các thế hệ có chịu chi phối của điều kiện ngoại cảnhnhưng không lớn lắm Có một số giống không bạc bụng trong mọi điều kiệnnhư IR22, trong khi đó có một số giống khác lại bạc bụng trong mọi điềukiện như IR8, còn một số biểu hiện trung gian (P.R Jenning WR, 1979) [72]

Độ bạc bụng của hạt gạo phụ thuộc vào cấu trúc của hạt tinh bột, chúngđược hình thành qua quá trình tổng hợp tinh bột với sự chuyển hoá đườngsucrose thành ADP-glucose bởi enzyme ADPGLc-glucosyltransferase Tinhbột được cấu tạo bởi polymers α-D-glucose, gồm hai thành phần phân tửchính là amylose (20-30%) dạng mạch thẳng liên kết α (1→4) vàamylopectin (70-80%) dạng phân nhánh liên kết α (1→4) và α (1→6)(Colonna P., 1998) [55] Theo đặc điểm di truyền về tính trạng tính bột trongnội nhũ có thể sắp xếp các giống lúa thành 2 nhóm: nhóm gạo tẻ (non-waxy)

và nhóm gạo nếp (waxy), do hai alen Wxa và Wxb định vị tại hai locus waxyđiều khiển (Le Viet Dung et al, 1999) [66] Gen lặn wc điều khiển vết đục ởtrung tâm hạt gạo và gen lặn wb điều khiển vết đục ở bụng hạt gạo Ảnh hưởngcộng được ghi nhận chiếm ưu thế ở thế hệ F2 Phân tích di truyền thông qua laidialen theo Haymam cho thấy tính trạng bạc bụng được điều khiển bởi hainhóm gen cộng và trội, trong đó nhóm gen trội chiếm ưu thế (Kiều Thị Ngọc,2002) [31] Mức độ bạc bụng có tần suất liên kết với tính trạng hạt tròn lớnhơn hạt dài, tính trạng bạc bụng ảnh hưởng bởi tương tác đa gen và môitrường Tỷ lệ bạc bụng, tỷ lệ gạo nguyên và hàm lượng amylose là các tínhtrạng chất lượng, kém ổn định trong các điều kiện sản xuất khác nhau (Bùi ChíBửu, 1996) [9]

Một số kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất và chất lượng gạo khôngchỉ do yếu tố di truyền mà còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường (khí

Trang 36

hậu, đất đai), kỹ thuật canh tác (phân bón, nước tưới, thu hoạch) và côngnghệ sau thu hoạch (Tanaka, 1967) [82] Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêmcũng có thể làm tăng tỷ lệ bạc bụng (Bangweak, 1994) [53].

- Kích thước hạt là tính trạng rất đặc trưng của giống, tuỳ từng giốngkhác nhau mà hạt gạo có hình dáng thon dài, dài, bầu hay tròn Khi nghiêncứu về hình dạng và kích thước hạt gạo các nhà nghiên cứu cho rằng kíchthước hạt gạo là tính trạng số lượng được kiểm soát bởi đa gen Ở lúa lai kíchthước hạt có sự phân ly vượt trội đặc biệt là chiều dài hạt gạo (Zhao andYang, 1993) [91]

Hình dạng hạt gạo là đặc tính giống tương đối ổn định, ít bị thay đổi dođiều kiện ngoại cảnh Tuy nhiên, nếu sau khi nở hoa, nhiệt độ hạ thấp có thểlàm giảm chiều dài hạt nhưng không nhiều Nếu những cá thể có hình dạnghạt đẹp ở F2 thì ít biến đổi ở F3 và các thế hệ sau Vì vậy, trong các quần thể

từ sau F3 hay các dòng thuần không có hy vọng chọn được dạng hạt đẹp hơnF2 hoặc nguyên bản (Nguyễn Thị Trâm, 1998) [45]

Theo Lê Doãn Diên (1997) [11] lúa đặc sản và lúa cổ truyền ở ViệtNam có kích thước và hình dạng nhỏ hơn so với các giống lúa cải tiến Cácgiống lúa đặc sản miền Bắc thường có hạt nhỏ hơn và hương thơm hơn so vớicác giống lúa đặc sản Miền Nam

Trang 37

3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu là một số tổ hợp lúa lai 3 dòng nhập nội: D ưu 177,Hương ưu 9, Thiên nguyên ưu 9, Phú ưu 6, Thiên hương 8, Nhị ưu 615, D ưu

130, Tân Hương ưu 527 đối chứng là Nhị ưu 838

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

- Thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm số dảnh cấy/khóm triển khai tạiHTX Thanh Tâm - xã Thanh Tâm – huyện Thanh Liêm – Hà Nam

- Trình diễn giống lúa lai được tuyển chọn tại các địa điểm: đồi núi,đồng bằng, đất trũng tại Hà Nam

3.1.3 Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 1/2010 đến 12/2010

3.2 Nội dung nghiên cứu

1) So sánh cơ bản 7 tổ hợp lai mới nhập nội trong vụ Xuân 2010 tại

177, Thiên nguyên ưu 9 và D ưu 130

4) Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thànhnăng suất và năng suất của các tổ hợp lai trình diễn tại các vùng đất đại diệncủa Hà Nam

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1- Thí nghiệm 1: " So sánh 7 tổ hợp lai ba dòng mới nhập nội trong vụ

Trang 38

Xuân muộn 2010 tại Hà Nam"

* Mục đích:

Đánh giá thời gian sinh trưởng, sự xuất hiện sâu bệnh tự nhiên, đặcđiểm nông sinh học, đặc điểm hình thái, các yếu tố cấu thành năng suất, năngsuất và chất lượng gạo của các tổ hợp lai trên cơ sở đó tuyển chọn các giốnglai mới có triển vọng cho vụ Xuân muộn tại Hà Nam

Ghi chú: I, II, III: Thứ tự các lần nhắc lại

1- Dưu 130 2- Nhị ưu 615 3- Phú ưu số 6 4- Nhị ưu 838 (đối chứng) 5- Thiên hương 8 6- Thiên Nguyên ưu 97- Dưu 177 8- Hương ưu 9

* Các chi tiêu theo dõi:

- Theo dõi đặc tính nông sinh học

- Thời gian từ gieo đến trỗ, thời gian trỗ, thời gian sinh trưởng, cao cây,

dài thân, dài bông, dài cổ bông, số nhánh đẻ, tốc độ ra lá (đo đếm chiều cao,

số nhánh, số lá: 7 ngày/lần)

Trang 39

+ Sức sống mạ: Quan sát quần thể mạ trước khi nhổ cấy.

+ Độ thoát cổ bông: Quan sát khả năng trỗ thoát cổ bông của quần thể.+ Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đầu mút lá

- Đặc điểm hình thái, màu sắc thân, lá, kiểu hình, (đánh giá về độ

thuần)

- Tình hình sâu bệnh, khả năng chống đổ (theo PP cho điểm của IRRI,

1996): Theo dõi một số sâu bệnh hại chính xuất hiện trên đồng ruộng trong

điều kiện có sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như: đạo ôn cổ bông, bệnh bạc lá,

khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu

- Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai.

+ Số bông hữu hiệu/khóm: Đếm số bông có ít nhất 10 hạt chắc củamột cây

+ Số hạt/bông: Đếm tổng số hạt trên bông

+ Số nhánh trên khóm: đếm số nhánh trên khóm

+ Tỷ lệ lép: Tính tỷ lệ lép (%) hạt lép trên bông

+ Khối lượng 1000 hạt: cân 2 lần mỗi lần 500 hạt ở ẩm độ Ao 13%, sai

số giữa 2 lần cân không vượt quá 2%

+ Năng suất lý thuyết (NSLT) (tạ/ha) = số bông/m2 x số hạt/bông x

tỷ lệ hạt chắc (%) x khối lượng 1000 hạt x 10-4

+ Năng suất thực thu: Cân khối lượng hạt trên mỗi ô thí nghiệm ở ẩm

độ hạt Ao 14%

- Một số chi tiêu chất lượng hạt gạo: Tỷ lệ gạo xay xát, tỷ lệ gạo nguyên,

gạo trắng trong, dài rộng, tỷ lệ D/R

* Phương pháp thu thập và đánh giá số liệu:

- Năng suất và yếu tố cấu thành năng suất: Khi lúa chín hoàn toàn tiến

hành lấy mẫu Mỗi ô lấy 10 khóm trên 5 điểm theo đường chéo, nhổ cả gốc,rửa sạch đeo thẻ, sau đó đem về phòng đo đếm các chỉ tiêu:

+ Chiều cao cây đo từ mặt đất đến đỉnh bông, không kể râu

+ Chiều dài thân đo đến cổ bông cao nhất

Trang 40

+ Dài bông - dài cổ bông đo tất cả các bông trong khóm.

+ Đếm số bông/khóm: đếm cả 30 khóm của 3 lần nhắc lại

+ Số hạt/bông: đếm cả 10 khóm rồi chia cho số bông

+ Số hạt lép/bông, sau đố tính tỷ lệ hạt lép

+ Khối lượng 1000 hạt: Cân 3 lần, mỗi lần 100 hạt, không chênh lệchquá 5%, cộng và tính trung bình

- Năng suất thực thu: Sau khi lấy mẫu tiến hành thu hoạch riêng từng ô

thí nghiệm, cân lấy năng suất tươi, sau đó đổ chung cả 3 ô vào phơi lấy 1kgtươi phơi tính tỷ lệ hao hụt để qui ra năng suất thóc khô

* Quy trình kỹ thuật trong thí nghiệm

- Thời vụ: Theo khung thời vụ tốt nhất tại địa bàn khảo nghiệm.

- Chăm sóc thí nghiệm: Áp dụng theo qui phạm khảo nghiệm giá trị canhtác và sử dụng các giống lúa 10TCN 558 – 2002 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

- Chế độ nước tưới sau cấy 3 - 4cm, thời kỳ thúc đẻ nhánh 3 - 5cm, cuối

thời kỳ đẻ 7 - 10cm, trước thu hoạch 10 ngày rút ruộng khô

3.3.2- Thí nghiệm 2: " Tiếp tục so sánh 7 tổ hợp lúa lai ba dòng trong vụ Mùa 2010 tại Hà Nam"

* Mục đích:

Tuyển chọn tổ hợp lai tốt cho Hà Nam bổ sung vào cơ cấu giống lúa

Ngày đăng: 02/04/2014, 21:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Năng suất, diện tích, sản lượng lúa lai Việt Nam từ 2002 – 2009 - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 2.1. Năng suất, diện tích, sản lượng lúa lai Việt Nam từ 2002 – 2009 (Trang 11)
Bảng 2.2. Diện tích lúa lai thương phẩm năm 2008-2009 - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 2.2. Diện tích lúa lai thương phẩm năm 2008-2009 (Trang 11)
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất lúa lai một số tỉnh năm 2009 - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 2.3. Kết quả sản xuất lúa lai một số tỉnh năm 2009 (Trang 12)
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng trong năm - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.1. Diễn biến một số yếu tố khí hậu chính qua các tháng trong năm (Trang 44)
Hình 4.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng tại trạm Phủ Lý - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Hình 4.1. Một số yếu tố khí hậu đặc trưng tại trạm Phủ Lý (Trang 45)
Bảng 4.7. Động thái ra lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.7. Động thái ra lá của các tổ hợp lai vụ Xuân 2010 (Trang 51)
Hình 4.2. Động thái ra lá của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Hình 4.2. Động thái ra lá của các tổ hợp lai (Trang 52)
Hình 4.3. Động thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Hình 4.3. Động thái đẻ nhánh của các tổ hợp lai (Trang 53)
Bảng 4.9a. Động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.9a. Động thái tăng trưởng chiều cao của các tổ hợp lai (Trang 54)
Bảng 4.11 mô tả đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.11 mô tả đặc điểm hình thái của các giống tham gia thí nghiệm (Trang 57)
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái và độ thuần đồng ruộng của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.11. Đặc điểm hình thái và độ thuần đồng ruộng của các tổ hợp lai (Trang 59)
Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.13. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các tổ hợp lai (Trang 63)
Bảng 4.14. Một số đặc điểm nông sinh học chính trong vụ Mùa 2010 - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.14. Một số đặc điểm nông sinh học chính trong vụ Mùa 2010 (Trang 66)
Bảng 4.16. Mức độ nhiễm  sâu bệnh và chống chịu ĐKNC của các tổ hợp - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.16. Mức độ nhiễm sâu bệnh và chống chịu ĐKNC của các tổ hợp (Trang 69)
Bảng 4.17. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất các tổ hợp lai vụ - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.17. Năng suất, các yếu tố cấu thành năng suất các tổ hợp lai vụ (Trang 71)
Bảng 4.18. Chất lượng xay xát của các tổ hợp lai - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.18. Chất lượng xay xát của các tổ hợp lai (Trang 74)
Bảng 4.19. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai qua vụ Xuân - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.19. Một số đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai qua vụ Xuân (Trang 76)
Bảng 4.20. Đặc điểm của các giống có triển vọng - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.20. Đặc điểm của các giống có triển vọng (Trang 78)
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái đẻ nhánh - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái đẻ nhánh (Trang 81)
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái tăng trưởng chiều - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.23. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến động thái tăng trưởng chiều (Trang 82)
Bảng 4.27. Kết quả thí nghiệm trình diễn sản xuất (vụ Mùa 2010). - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.27. Kết quả thí nghiệm trình diễn sản xuất (vụ Mùa 2010) (Trang 87)
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến hiệu quả kinh tế của 3 tổ hợp - Đánh giá tuyển chọn một số tổ hợp lúa lai ba dòng có năng suất cao, chất lượng tốt phục vụ cho sản xuất  nông nghiệp tại tỉnh hà nam
Bảng 4.26. Ảnh hưởng của số dảnh cấy đến hiệu quả kinh tế của 3 tổ hợp (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w