1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá

123 640 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, Thanh Hóa ở các điều kiện độ cao, độ dốc khác nhau. Đánh giá hiệu quả kinh tế do cây này mang lại.

1. MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Thạch Thành là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá có vị trí địa lý : Từ 20 0 23 ' 05 " - 20 0 23 ' 50 " Vĩ độ Bắc. Từ 105 0 14 ' 30 '' - 105 0 49 ' 00 '' Kinh độ Đông. + Phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, Ninh Bình + Phía Nam giáp huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hoá) + Phía đông giáp huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hoá) + Phía Tây giáp huyện Bá Thước, Cẩm Thuỷ (tỉnh Thanh Hoá) Năm 2003 tuyến đường HỒ CHÍ MINH xuyên Việt nối liền từ Bắc vào Nam chạy dọc theo huyện Thạch Thành và các vùng trong tỉnh. Ngoài ra huyện Thạch Thành còn có vị trí địa lý phía Nam tiếp giáp với quốc lộ 217 con đường lưu thông kinh tế giữa tỉnh Thanh Hoátỉnh Hủa Phăn của nước bạn Lào Địa hình rất đa dạng huyện Thạch Thành được tạo bởi hai dãy núi, đồi chạy theo chiều dài của huyện dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia cắt thành 2 lòng máng bởi con Sông Bưởi. Sông Bưởi chạy dọc theo chiều dài của huyện theo hướng Tây bắc xuống phía Nam chia huyện thành 2 bên Tả và hữu. Bên Tả gồm 17 xã, 2 Thị trấn(các xã có tên đầu bằng chữ Thành), bên Hữu gồm 9 xã (các xã có tên đầu bằng chữ Thạch),tổng 28 xã, thị trấn. Trong đó đồi núi được chia cất thành nhiều thung lũng. Độ cao trung bình (TB) phổ biến ở mức 200 - 400m (cao nhất 625m, thấp nhất 15m). + Thời tiết khí hậu: - Nhiệt độ TB trong năm: 23,3 0 C; Cao nhất 41,1 0 C; thấp nhất 4 0 C. Lượng mưa TB năm: 1760mm, mùa mưa chủ yếu tập trung vào tháng 8,9,10 (theo số liệu của Trạm Thuỷ văn huyện) Đất đai của huyện Thạch Thành rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều 1 loại đất khác nhau đất đỏ, phù sa cổ, cát pha, thịt nhẹ, sỏi cơm … vì thế cho phép canh tác nhiều loại cây trồng tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hoá đa dạng sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm (Nguồn phòng NN huyện). Tuy nhiên, thực trạng sản xuất nông nghiệp ở huyện Thạch Thành đang còn nhiều hạn chế, phát triển chưa đồng đều chưa tương xứng với tiềm năng về đất đai địa hình và điều kiện tự nhiên của huyện. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 55.919,44 ha; Trong đó đất nông nghiệp là: 44.874,63ha, đất phi nông nghiệp là: 7898,03ha, đất chưa sử dụng là: 2585,83ha (Nguồn phòng Tài nguyên & Môi trường 2008 của huyện). Bên cạnh đó, trong tổng diện tích đất đang đưa vào sản xuất nông nghiệp thì việc bố trí cây trồng trên từng loại đất, từng vùng sinh thái lại chưa hợp lý, còn manh mún và thiếu tập trung. Trong đó diện tích dành cho các cây trồng hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao như cây Cao su, cây Mía còn ít và chưa phù hợp với một huyện mà có 3 nông trường thuộc Công ty cao su Thanh hoá và 1 nhà máy Mía đường Đài loan, trên địa bàn của huyện diện tích cây Cao su mới dừng ở con số là: 2.967,6ha. Diện tích Mía là: 6.287,2ha năm 2007, năm 2008 có chiều hướng giảm xuống còn 6183,7 ha, năng xuất của các cây trồng trên không cao và dẫn đến hiệu quả kinh tế còn thấp. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của huyện trong những năm tới, thực hiện tốt công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết IX của Đảng cộng sản Việt Nam, cần tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá nông nghiệp với hệ thống bao gồm cây trồng vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước từng bước mang lại thu nhập kinh tế cao và bền vững cho khu vực nông thôn, đặc biệt là khu vực 2 nông thôn miền núi như huyện Thạch Thành. Để thực hiện tốt các mục tiêu trên cần phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, trong đó chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá. Đặc biệt một số cây trồng có tính hàng hóa cao, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái cao như cây cao su. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểu điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá". 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 1.2.2 Mục đích Xác định đươc cơ sở thực tiễn cho việc mở rộng diện tích cây cao su để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá, bền vững nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và mức sống cho nhân dân trong huyện. 1.2.3. Yêu cầu Đánh giá được thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến phát triển sản xuất cây cao su của huyện Thạch Thành, những lợi thế, khó khăn trên quan điểm sản xuất hàng hoá, và nông nghiệp bền vững. Đưa ra được hướng chuyển dịch phát triển cây cao su phù hợp cho từng vùng sinh thái và điều kiện kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy của huyện và các vùng phụ cận. Đề xuất một số giải pháp phát triển cây cao su theo hướng sản xuất hàng hoáphát triển nông nghiệp bền vững. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung phương pháp luận cho việc phát triển cây cao su phù hợp với tài nguyên thiên nhiên của huyện theo quan điểm sinh thái và nông nghiệp bền vững. 3 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá (góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số của huyện). 1.4. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tự nhiên bao gồm, đất nước, khí hậu, các yếu tố về cây trồng và các yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm các cơ chế, chính sách, thị trường, giá cả, dịch vụ, điều kiện cơ sở hạ tầng và nông hộ… có ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển cây cao su theo hướng hàng hoá của huyện Thạch Thành. Các nông hộ tham gia nghiên cứu. Hệ thống cây trồng hiện có. 1.4.2. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện tự, nhiên kinh tế, xã hội của huyện Thạch Thành có liên quan đến phát triển cây cao su làm nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. 4 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 2.1. Cơ sở khoa học về cây trồng 2.1.1. Cơ cấu cây trồng Cơ cấu cây trồng là thành phần các giống và loài cây được bố trí theo không gian và thời gian trong một vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý nhất các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có .(Đào Thế Tuấn, 1984) [1] Nội dung cốt lõi của cơ cấu biểu hiện vị trí, vai trò của từng bộ phận và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng trong tổng thể . Một cơ cấu có tính ổn định tương đối và được thay đổi để ngày càng hoàn thiện, phù hợp với điều kiện khách quan, điều kiện lịch sử, điều kiện xã hội nhất định. Cơ cấu cây trồng phụ thuộc rất nghiêm ngặt vào điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và điều kiện kinh tế - xã hôi. Việc duy trì hay thay đổi cơ cấu không phải là miục tiêu mà là phương tiện để tăng trưởng và phát triển sản xuất. Cơ cấu cây trồng còn là cơ sở để bố trí mùa vụ, chế độ luân canh cây trồng thay đổi theo những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, giải quyết vấn đề mà thực tiễn sản xuất đòi hỏi và cũng đặt ra cho ngành trồng trọt những yêu cầu cần giải quyết. Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự định hình về mặt tổ chức cây trồng trên đồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời điểm, có tính chất xác định lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các loài cây trồng với nhau để khai thác và sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. 2.1.2. Những yếu tố chi phối cơ cấu cây trồng Bố trí hợp lý cây trồng là các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại các hoạt động của hệ sinh thái để nó tận dụng tốt nhất điều kiện khí 5 hậu nhưng lại né tránh được thiên tai. Lợi dụng đặc tính sinh học của cây trồng, tránh sâu bệnh, cỏ dại, đảm bảo năng suất, sản lượng và tỷ lệ hàng hóa lớn [2](Dẫn Lê Hưng Quốc, 1994). Những nghiên cứu mới đây về hệ thống cây trồng của các tác giả như: Tôn Thất Chiểu, 1993.[3]; Đường Hồng Dật, 1993.[4]; Ngô Thế Dân, 1993. [5]; Đào Thế Tuấn, 1997.[6] đã chứng minh được mối quan hệ giữa cây trồng với các yếu tố tự nhiên. + Khí hậu với cơ cấu cây trồng: - Nhiệt độ và cơ cấu cây trồng: Tùy từng loại cây trồng, các bộ phận của cây như (rễ, thân, hoa, lá…) các quá trình sinh lý(quang hợp, hút nước, hút khoáng…) sẽ phát triển tốt ở nhiệt độ thích hợp. Ví dụ cây ưa nóng là những cây sinh trưởng phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ trên 20 0 C, cây ưa lạnh là những cây phát triển và ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ dưới 20 0 C, cây trung gian là những cây yêu cầu nhiệt độ xung quang 20 0 C để sinh trướng, phát triển bình thường. (Đào Thế Tuấn, 1984.[1]. Mỗi cây trồng cần có một tổng tích ôn nhất định để hoàn thành chu kỳ sinh trưởng. Tổng tích ôn này phù thuộc vào thời gian và đặc điểm sinh học của cây trồng và lượng bức xạ mặt trời cung cấp được. Đó là những căn cứ để chúng ta bố chí mùa vụ, cải tiến cơ cấu cây trồng, né tránh thời tiết bất thuận - Lượng mưa và cơ cấu cây trồng: Nước là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với cây trồng. Cây trồng đòi hỏi một lượng nước lớn gấp nhiều lần trọng lượng chất khô của chúng. Lượng nước mà cây tiêu thụ để hình thành một đơn vị chất khô của một số cây trồng(gọi là hệ số tiêu thụ nước) VD như cây ngô 250 – 400; lúa 500 – 800; bông 300 – 500; cây gỗ 400 – 600,…(Fao,1991)(Dẫn theo Trần Đức Hạnh, 1997 [7]. Hầu hết trong sản xuất nông nghiệp, lượng mưa cung cấp phần lớn cho 6 cây trồng đặc biệt là những vùng không có hệ thống thủy lợi chủ động. Để sản xuất nông nghiệp có hiệu quả đòi hỏi cần nắm chắc qui luật của mưa để tận dụng, khai thác và lưa chọn hệ thống cây trồng phù hợp. + Đất đai và cơ cấu cây trồng: Đất đai là nguồn tài nguyên đặc biệt, là công cụ sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp. Đất và khí hậu hợp thành phức hệ tác động vào cây trồng. Vì vậy phải nắm được đặc điểm của mối quan hệ giữa cây trồng với đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, độ dốc, chế độ nước ngầm, thành phần cơ giới của đất để bố trí hệ thống cây trồng cho phù hợp. Ngoài ra đất còn là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái, là nguồn cung sấp dinh dưỡng cho cây trồng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ thích hợp cho trồng cây lấy củ; Đất có thành phần cơ giới nặng và có nước trên mặt phù hợp cho các cây trồng ưa nước; Các cây trồng cạn như ngô, lạc, đậu tương thường sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ(Dẫn theo Lý Nhạc, 1987)[8]. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất quyết định quan trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng hơn là quyết định đến tính thích ứng. Tuy nhiên mỗi loại cây trồng cũng phù hợp với tùng loại đất có nthành phần dinh dưỡng khác nhau, có một số cây ưa trồng trên đất có thành phần dinh dưỡng cao, một số cây ưa trồng trên đất có thành phần dinh dưỡng thấp, đất chua, đất mặn. Từ đó chúng ta xác định được biện pháp bón phân cho hợp lý để điều khiển dinh dưỡng đất cho phù hợp với cây trồng. Sử dụng hợp lý (đất và nước) chính là một phần cấu thành của khái niệm” Nông nghiệp sinh thái”, nó vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện để phục vụ cho nền nông nghiện theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Nắm được các đặc tính lý, hóa của đất chúng ta có thể cơ cấu cho từng loại cây trồng và đưa ra các biện pháp cải tạo đất cho phù hợp(Lý Nhạc 1987)[8], và 7 (Đoàn Công Quì, 1999)[9]. + Cây trồng và cơ cấu cây trồng: Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí cây trồng hợp lý là lựa chọn các cây nào phù hợp để lợi dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên khí hậu và các nguồn tài nguyên khác của vùng. Sử dụng nguồn lợi một cách tốt nhất, nghĩa là phải lựa chọn cho cây trồng cụ thể những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao(Lý Nhạc 1987)[8] (Đào Thế Tuấn, 1984.[1]. Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố con người ít có khả năng thay đổi, còn đối với cây trồng con người có khả năng thay đỏi, chon lựa, thay thế chúng cho phù hợp. Với các thành tựu về công nghệ sinh học như hiện nay trong nông nghiệp, con người có thể thay thế bản chất của cây trồng thông qua các biện pháp như lai tạo, biến đổi gen. Để bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý với một vùng cụ thể nào đó, cần nắm vững đặc tính, yêu cầu của tường loài, từng giống cây trồng, so sánh với điều kiện tự nhiên của vùng với khả năng thích ứng của cây trồng để đưa cơ cấu hợp lý nhất cho vùng đó. + Quần thể sinh vật và cơ cấu cây trồng: Xây dựng cơ cấu cây trồng là xây dựng hệ sinh thái nhân tạo, đó là hệ sinh thái nông nghiệp. Ngoài thành phần chính là cây trồng, hệ sinh thái này còn có các thành phần sống khác như cỏ dại sâu, bệnh, vi sinh vật, các động vật, côn trùng và những sinh vật có ích khác. Các thành phần sống đó cùng với cây trồng tạo nên một quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau tạo nên các mối quan hệ phức tạp. Chúng tạo dựng và duy trì cân bằng sinh học trong quần thể theo hướng hạn chế được các mặt có hại, phát huy được các mặt có lợi đối với con người là vấn đề quan tâm trong quần thể sinh vật của hệ sinh thái nông nghiệp (Lý Nhạc 1987)[8] (Đào Thế Tuấn, 1984.[1]. Trong bố trí cơ cấu cây trồng cần cần chú ý đến các mối quan hệ giữa 8 các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp, chúng ta cần dựa theo các nguyên tắc sau: - Lợi dụng các mối quan hệ tốt giữa các loài sinh vật với cây trồng. - Khắc phục, phòng tránh hoặc tiêu diệt mầm mống có hại cho cây trồng và lợi ích của con người. Các mối quan hệ giữa sinh vật với cây trồng được biểu hiện qua các mối quan hệ như cạnh tranh, cộng sinh, ký sinh và tuân thủ theo các mắt xích sinh học trong dây chuyền dinh dưỡng. Vì vậy trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần chú ý các mặt như: Xác lập thành, tỷ lệ giống cây trồng thích hợp với từng điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái. Cơ cấu thời vụ tốt nhất để tránh thời tiết bất thuận, tránh độc canh một loại cây trồng, chọn các giống cây trồng phù hợp cho vùng nhằm đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng của cây trồng đồng thời hạn chế được các tác động xấu từ các yếu tố ngoại cảnh cũng như sâu bệnh hại gây ra. Nghiên cứu bố trí trồng xen nhiều loại cây trồng trong một diện tích một cách hợp lý nhằm tạo nên sự tác động tương hỗ có lợi đồng thời tăng hiệu suất sử dụng đất. + Hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng: Mục đích cuối cùng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là hiệu quả kinh tế, nhưng hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng mới phải cao hơn hệ thống cây trồng cũ. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao thì các loại cây trồng trong cơ cấu cây trồng mới phải có năng suất, chất lượng cao hơn. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là phải sản xuất đa dạng, ngoài việc bố trí cây trồng chính cần bố trí cây trồng bổ sung để tận dụng các nguồn lợi từ thiên nhiên của vùng và cơ sở sản xuất đó. Nhìn chung muốn đạt được hiệu quả kinh tế trông chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần thỏa mãn các yêu cầu sau: Đảm bảo yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm có giá trị hành hóa cao. 9 Ngoài việc đảm bảo cho ngành sản xuất chính cần phải đảm bảo cho các ngành phụ như chăn nuôi, nuôi trồng…. , tận dụng tối đa các sản phẩm phụ từ hệ thống cây trồng và điều kiện tự nhiên. Đảm bảo thu hút lao động và vật tư kỹ thuật nhằm tạo hiệu quả cao. Đảm bảo sản phẩm phải có giá trị hàng hóa cao hơn cơ cấu cây trồng cũ. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của cơ cấu cây trồng có thể dựa vào một số chỉ tiêu như năng suất, giá trị hàng hóa(tổng thu nhập sau khi trừ các chi phí đầu tư) và mức lãi(% thu nhập so với tổng đầu tư). Khi đánh giá giá trị kinh tế của cơ cấu cây trồng cần dựa vào năng suất bình quân và giá bán của thị trường. Tuy nhiên cũng cần chú ý đến những điều kiện ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm như điều kiện ngoại cảnh, vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế xã hội khác của vùng sản xuất.(Lý Nhạc và cộng sự, 1987)[8] + Nông hộ và cơ cấu cây trồng: Theo tác giả Đào Thế Tuấn, 1997.[6] trong cuốn cơ sở khoa học để xá định cơ cấu cây trồng có viết. Nông hộ là một đơn vị kinh tế tự chủ và là chủ thể chính trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp của nước ta trong những năm qua. Tất cả những hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn chủ yếu được thực hiện thông qua nông hộ. Do vậy, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thực chất là cải tiến sản xuất nông nghiệp ở các nông hộ. Vì vậy nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kinh tế hộ là kinh tế của hộ nông nghiệp sống ở nông thôn, bao gồm cả thu nhập từ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hộ nông dân là các nông hộ có phương tiện sản xuất từ ruộng đất, sử dụng lao động chủ yếu là nguồn của gia đình, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn nư các nông trại, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia hoạt động trong thị trường với một trình độ ít hoàn chỉnh. Về cơ bản hộ nông dân có những đặc điểm sau (Dẫn theo tác giả Đào Thế Tuấn, 1997).[6] : 10 [...]... cho cây cao su Đất có thành phàn hạt thô chiếm 50% trong 80cm lớp đất mặt xem như không thích hợp cho trồng cao su Các thành phần hạt thô sẽ gây ảnh hưởng cho sự phát triển của rễ cao su và bất lợi cho khả năng trữ nước của đất - Dinh dưỡng trong đất trồng cao su: Cây cao su cần cung cấp đầy đủ các chất dinh đưỡng đa lượng như: N,P,K, Ca, Mg và cả vi lượng Yêu cầu dinh dưỡng của đất trồng cao su tại. .. 1993 - Đất đai: Cây cao su có thể phát triển các loại đất khác nhau ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm ướt, nhưng để có hiệu quả kinh tế cần cần chú trọng khi nhân trồng cao su trên qui mô lớn, do vậy cần lựa chọn các vùng đất thích hơp để trồng cây cao su là rất cần thiết: 20 + Cao trình: Cây cao su thích hợp với các vùng đất có cao trình tương đối thấp, dưới 200m Càng lên cao càng bất lợi do độ cao của đất... của giống cây nhưng chịu ảnh hưởng của môi trường và điều kiện chăm sóc Trên các vườn cây cao su thực sinh, tốc độ đồng đều về tăng trưởng giưa các cây rất thấp trong khi đó đối với các vườn gốc ghép do mang các đặc tính tốt của dòng bố mẹ nên tốc độ tăng trưởng đồng đều rất cao + Yêu cầu ngoại cảnh của cây cao su: Cây cao su có nguồn gốc từ cây nhiệt đới tại vùng Amazone – Nam Mỹ nên cây cao su có các... chống xói mòn rửa trôi + Lý tínhhóa tính của đất trồng cao su: -PH: PH thích hợp nhất chao cây cao su phát triển tốt là: 5,0-6,0; giới hạn PH có thể trồng cao su là 4,0-7,0 - Chiều cao đất: Đây là yếu tố quan trọng, tầng đất canh tác lý tưởng cho việc trồng cao su là có độ sâu 2m trong đó không có tầng trở ngại cho việc phát triển của rễ cao su như lớp thủy cấp treo, lớp literits hóa dày đặc, lớp... Chất khoáng = 0,5-1% Tăng trưởng của cây cao su: Ngay sau khi trồng, dù là cây thực sinh hay cây ghép, tròng 1,5 đến 2 năm đầu tiên, cây cao su non phát triển do sự 18 hình thành các tầng lá mới từ chồi ngọn của thân chính cho nên cây chỉ có một thân chính Sự phân cành đầu tiên khi cây cao su đạt tầng lá thứ 9 hoặc thứ 10, lúc này cây được khoảng 2 tuổi và có chiều cao 2m Nhịp độ tăng trưởng đồng nghĩa... sau: - Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 25- 300C, trên 400C cây khô héo, dưới 100C cây có thể chịu được trong thời gian ngắn nếu kéo dài cây sẽ bị gây hại như lá cây bị héo, rụng, chồi ngọn ngừng tăng trưởng, thân cây cao su nhất là thời kỳ KTCB bị nứt và xì mủ…Nhiệt độ thấp dưới 50C kéo dài dẫn đến cây chết Ơ nhiệt độ 25 0C cây đạt năng su t tối đa, nhiệt... thường đạt 1m + Các đặc tính sinh vật học của cây cao su: - Rễ: Rễ cây cao su cũng như các loại rễ của cây lấy gỗ khác có 2 loại rễ là rễ cọc và rễ bàng: Rễ coc: Đảm bảo cho cây cắm sâu vào đất để hút nước và các muối 15 khoáng ở các tầng đất sâu đồng thời giúp cây chống đổ ngã Tối đa chiều dài của rễ cọc đạt tới 10m Rễ bàng: Hệ thồng rễ bàng của cây cao su phát triển rất rộng, phần lớn nằm trong lớp đất... nền nông nghiệp phát triển hiện đại, phức tạp và gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người Việc nghiên cứu để phát triển hệ thống cây trồng là động lực quan trọng để phát triển nền nông nghiệp nói chung Trong hệ thống cây trồng, thông qua việc nghiên cứu các yếu tố, đối tượng, thuộc tính như: đặc tính sinh học, giống, thời vụ, mật độ, phương thức gieo trồng, cơ cấu diện tích cây trồng và công... hàng năm theo TS Nguyễn Thị Huệ Cây cao su 2006.[10] Giai đoạn này người sản xuất ngừng cạo mủ cao su - Hoa cao su: Cây cao su từ 5-6 tuổi trở lên bắt đầu ra hoa thường mỗi năm ra hoa 1 lần vào lúc cây ra lá non tương đối ổn định Đối với khí hậu ở Việt Nam vào khoảng thánh 2-3 Hoa cao suhoa đơn tính đồng chu, hoa được và hoa cái riêng biệt nhưng mọc trên cùng một cây, là loại hoa chùm Hoa đực thường... trận mưa to vào buổi sáng không tốt cho cao su trong việc cạo và thu gom mủ - Gió: Cây cao su thích hợp với tốc độ gió từ 1-2m/giây, khi cấp gió đạt 8-13,8m/s(tương đương với cấp 5-6) làm lá cây cao su non bị xoắn lại hoặc lá 19 dày lên, phiến lá nhỏ lại Khi gió có tốc độ 17,2m/s(tương đương với cấp 8) cây cao su bị gãy cành, thân, khi gió đạt cấp 10 cây cao su bị đổ gãy nặng - Giờ chiếu sáng: Giờ . hóa cao, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái cao như cây cao su. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: " ;Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su tiểu. cảnh của cây cao su: Cây cao su có nguồn gốc từ cây nhiệt đới tại vùng Amazone – Nam Mỹ nên cây cao su có các yêu cầu ngoại cảnh cụ thể như sau: - Nhiệt độ: Cây cao su cần nhiệt độ cao và đều,. đến việc phát triển cây cao su theo hướng hàng hoá của huyện Thạch Thành. Các nông hộ tham gia nghiên cứu. Hệ thống cây trồng hiện có. 1.4.2. Giới hạn của đề tài Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu điều

Ngày đăng: 30/03/2014, 21:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Bảng chuẩn đánh giá đất trồng cao su ở Việt Nam - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 2.2 Bảng chuẩn đánh giá đất trồng cao su ở Việt Nam (Trang 22)
Hình 4.1: Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Hình 4.1 Diễn biến một số yếu tố khí hậu ở huyện Thạch Thành tỉnh Thanh hóa (Trang 48)
Bảng 4.1b. Tần suất xuất hiện bão đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa từ năm 1999 - 2009 - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.1b. Tần suất xuất hiện bão đổ bộ vào tỉnh Thanh Hóa từ năm 1999 - 2009 (Trang 50)
Bảng 4.2: Các loại đất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO  năm 2000 - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.2 Các loại đất ở huyện Thạch Thành theo FAO – UNESCO năm 2000 (Trang 51)
Bảng 4.3:Tổng giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người của huyện Thạch Thành giai đoạn(2000-2005) và (2006-2009) - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.3 Tổng giá trị sản xuất và thu nhập bình quân đầu người của huyện Thạch Thành giai đoạn(2000-2005) và (2006-2009) (Trang 56)
Bảng 4.6. Cơ cấu sử dụng đất của vùng II - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.6. Cơ cấu sử dụng đất của vùng II (Trang 70)
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất của tiểu vùng III. - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.7. Hiện trạng sử dụng đất của tiểu vùng III (Trang 73)
Bảng 4.11. Cơ cấu giống cây trồng nông nghiệp của huyện - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.11. Cơ cấu giống cây trồng nông nghiệp của huyện (Trang 82)
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Ngô năm 2009 - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.12. Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Ngô năm 2009 (Trang 85)
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây lúa năm 2009 - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây lúa năm 2009 (Trang 87)
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Sắn năm 2009 - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.15 Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác cây Sắn năm 2009 (Trang 92)
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của hệ thông canh tác cây Cao su tiểu điền huyện Thạch Thành - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.17. Hiệu quả kinh tế của hệ thông canh tác cây Cao su tiểu điền huyện Thạch Thành (Trang 95)
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế của hệ thống nuôi, trồng xen canh vườn cao su KTCB - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.18. Hiệu quả kinh tế của hệ thống nuôi, trồng xen canh vườn cao su KTCB (Trang 96)
Bảng 4.19. Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thành cho việc phát triển cây cao su tiểu điền. - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.19. Đánh giá tính phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thành cho việc phát triển cây cao su tiểu điền (Trang 101)
Bảng 4.20. Năng suất mủ vườn cao su tiểu điền hiện có tại huyện Thạch Thành - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.20. Năng suất mủ vườn cao su tiểu điền hiện có tại huyện Thạch Thành (Trang 104)
Bảng 4.21. Quỹ đất cho phép phát triển diện tích cao su tiểu điền cuả huyện Thạch Thành. - Nghiên cứu khả năng phát triển cây cao su Tiểu Điền tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá
Bảng 4.21. Quỹ đất cho phép phát triển diện tích cao su tiểu điền cuả huyện Thạch Thành (Trang 106)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w