Với sự phát triển của các lăng mộ, những tác phẩm điêu khắc của thời Lê Sơ tìm được chủ yếu ở thể loại kiến trúc này.. a .Điêu khắc lăng mộ Các lăng mộ thời Lê Sơ thường trang trí bằng 1
Trang 1Điêu khắc thời Lê Sơ
(1428 – 1527)
Trang 2Trong trăm năm của triều đại Lê Sơ, Phật giáo đã bị đẩy lùi
về các làng xã, Nho giáo lên ngôi và kinh tế nông nghiệp với quan hệ địa chủ – nông dân cũng phát đạt Ngoài ba pho tượng đá chùa Ngọc Khám (Bắc Ninh) đến nay hình ảnh điêu khắc Phật giáo thời Lê Sơ rất mờ nhạt Thay vào đó là nền điêu khắc lăng mộ của các vua Lê ở Lam Sơn (Thanh Hoá) Tám lăng vua Lê và hai bà Hoàng hậu đều theo hình thức của lăng vua Lê Thái Tổ làm năm 1433, mặt bằng hình vuông, chính giữa là đường thần đạo dẫn đến mộ phần ở đáy lăng, hai bên có hai dãy tượng chầu gồm quan hầu, lân, tê giác, ngựa, hổ Bên ngoài lăng là nhà bia Các lăng khác đều tương
tự, tuy các con vật chầu có chút ít thay đổi Sau 20 năm chiến tranh với nhà Minh (1407 – 1427), đất nước trở nên hoang tàn, sản vật bị vơ vét, sách vở bị đốt, đền chùa bị phá, thợ giỏi bị đưa về Tàu Vua Lê đành phải dùng những nông dân lân cận tạc tượng, xây lăng Tính thô mộc, giản dị, sự cần kiệm của một chính thể mới lên đã dẫn đến một nền điêu khắc đơn điệu, nghèo nàn, dù con mắt kiến trúc tổng thể khá
Trang 3đặc sắc
Cũng giống như các thời kì trước, ở thời Lê Sơ điêu khắc vẫn gắn bó mật thiết với kiến trúc Với sự phát triển của các lăng
mộ, những tác phẩm điêu khắc của thời Lê Sơ tìm được chủ yếu ở thể loại kiến trúc này Đó là những tượng quan hầu ,tượng thú, là những hình chạm khắc trên các thành bậc cửa điện Kính Thiên ,đàn Nam Giao trên các bia ở lăng mộ và bia
tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội)
a Điêu khắc lăng mộ
Các lăng mộ thời Lê Sơ thường trang trí bằng 10 pho tượng chia làm 5đôi gồm :người ,lân.tê giác, ngựa, hổ ở một số lăng muộn hơn có sự thay0 đổi nhỏ:tượng voi thay cho tương
hổ ,còn các tượng khác vẫn giữ nguyên Những pho tượng này đều nhỏ kích thước trung bình là 1,1
m đối vơi tượng người Và 0,60m với tượng thú.Một đặc điểm
Trang 4nổi bật , dễ dàng nhận thấy là các pho tượng lăng mộ thời Lê
Sơ có sự sắp xếp ,bố cục và kích thước đều nhau ở các lăng
mộ ,bắt đâù từ lăng Lê Lợi Vì vậy bố cục mặt bằng,số lượng
và thể loại tượng ở lăng Lê Lợi trở thành mẫu mực Các lăng thời kì sau cứ theo thế mà làm và cũng không thể thay đổi hoặc vượt qua hình mẫu,kích thước của Vĩnh Lăng Điều này phần nào bộc lộ tính khuôn thước, mẫu mực theo tinh thần nho giáo Các lăng đều nhỏ, do đó, tượng đặt ở lăng cũng không được quá lớn Quy mô của kiến trúc sẽ quy định quy
mô, kích thước cho tác phẩm điêu khắc
Với những pho tượng nhỏ bé như vậy,cách thể hiện cũng đơn giản ,bỉểu hiển ở cách tạo dáng, khối, đường nét.Tỉ lệ giữa các phần chi tiếtcũng chưa thật chính xác.tuy vậy giưã tượng
nọ với tượng kia có sự thay đổi để làm rõ đặc điểm của từng hình tượng Tất cả đều được tạo ra từ một khối đá Hoa văn trang trí trên tượng ít.Từ cách tạo hình đến đường nét trên các pho tượng phần nào bộc lộ tính dân gian Tinh chất nho
Trang 5giáo có thể biểu hiện ở nội dung, ở cách chọn lựa các hình
tượng, cách sắp xếp đôí xứng qua thần đạo
Nhưng tác giả của các pho tượng đó lại chính là những người thợ xuất thân từ nông dân hoăc những người lao động bìng thường.Vì vậy khi làm ra các tác phẩm này họ vẫn bị chi phối bởi những quan điểm ,thị hiếu thẩm mĩ dân gian Tuy vậy tính chất nàycó thể thay đổi ở từng lăng ,từng thời gian khác nhau Nếu xét trên Tổng thể 100 năm tồn tại của nhà Lê, phong cách có sự chuyển biến ,thay đổi theo một quy luật nhất định Thời kì đâù,điêu khắc của Lê Sơ vẫn là sự kế thừa những nét tinh hoa của mĩ thuật Lý ,Trần Điều này thể hiện
rõ trong điêu khắc ở lăng Lê Thái Tổ.Lăng Lê Thái Tông làm năm 1442và phong cách điêu khắc ở lăng này biểu hiện sự chuyển tiếp từ Lý ,Trần sang Lê tuy chưa rõ nét Có thể nói , phong cách điêu khắc Lê Sơ đã thể hiện rõ bắt đầu từ thời Lê
Thánh Tông Đây cũng chính là thời kì phát triển cực thịnh của phong kiến
Trang 6Lê Sơ Có lẽ vì thế mà các tác phẩm thời kì này được thể hiện với phong cách hoa mĩ , nuột nà,cầu kì hơn nhiều điêu khắc thời trước đó Tính dân gian giảm dần,ngược lại tính chính thống thể hiện rõ hơn trong tác phẳm Mặc dù vậy, thời gian trôi qua ,điêu khắc Lê Sơ đã để lại một phong cách riêng biệt thể hiện trên các tác phẩm còn lại đến ngày nay.phong cách
đó tạo mạch nối liền quá trình phát triển của mĩ thuật dân tộc .Gía trị của nó chính là được thừa kế và phát triển trên truyền thống và cơ sở dân gian hình thành từ các các thời kì trước .Đó là sự mềm mại ,tinh tế trong đường nét, chặt chẽ ,khái quát và mang tính biểu hiển ,tượng trưng cao trong bố cục các hình tượng nghệ thuật của các tác phẳm điêu khắc.Một trong những tác phẩm điển hình là bia Vĩnh Lăng Đây là một tấm bia đá tương đối lớn, còn nguyên vẹn Bia được đặt trên lưng một tượng rùa có kích thước tương đương Bia Vĩnh Lăng cao 2,80m,rộng 1,92m và dày 0,27m.Trong khi đó tượng rùa cao 0,80m,dài 3,58 và rộng 1,94m.Điều đáng chú ý
là các tác giả thời Lê Sơ đã ghép được bia vào tượng rùa
Trang 7bằng một kĩ thuật đặc biệt.Vì vậy suốt bao nhiêu năm tồn tại ,bia lăng mộ vẫn được gắn vững chãi với bệ rùa trông như tác phẩm bia và thần rùa được tạo ra từ một khối đá lớn.Trang trí trên biaVĩnh Lăng vẫn được làm theo truyền thống xưa.Diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng con rồng bố cục trong nửa
lá đề nối tiếp nhaugiống như thời Lý.Vũ cơ bản hình tượng rồng trên bia Lăng Vĩnh có nhiều đặc điểm giống rồng thời Lý,Trần Cũng những khúc uốn thoăn thoắt, nhịp nhàng,
cũng hình lá thiêng bốc lên như ngọn lửa
Nhưng nếu đi vào chi tiết thật kĩ lưỡng cũng nhận thấy nhiều
sự thay đổi ở đây không thấy cái đẹp về tỉ lệ như rồng Lý, các nét uốn cũng không tinh xảo, điêu luyện và thiếu sự đều đặn ,uyển chuyển.Tuy vậy những hình tượng đó vẫn giữ được nét cơ bản về tinh thần của rồng Lý và Trần.Hay nói cách khác con rồng vẫn là một mô típ ,một hoa văn trang trí được tạo bởi trí tưọng tượng phong phú và đậm chất triết lý của cha ông ta Trên trán bia Vĩnh Lăng ta bắt gặp mô típ rồng chầu rồng Đây là một mô típ quen thụôc của thời Lê Sơ
Trang 8thể hiện một đặc điểm về đề tài trang trí giữa trán bia là một hình vuông, trong là hình tròn và trung tâm là con rồng được
sắp xếp bố cục cân đối, chặt chẽ
ở đây ta gặp một số khái niệm: vuông, tròn và con rồng Liệu các tác giả làm nghệ thuật điêu khắc này đã suy nghĩ gì khi tạo ra một mô típ trang trí đẹp và mang nhiều ý nghĩa như hình trên.Vuông ,tròn ở đây liệu có phải giống như quan niệm của dân tộc ta về trời đất,vũ trụ.Và trung tâm của trời đất, vũ trụ ấy chính là ông vua đươc biểu hiện qua hình tượng con rồng Hình tượng con rồng ở đây đã có cách tạo hình khách với thời Lý,Trần: Từ khúc uốn văn vỏ đỗ,đến các chi tiết như vây,sừng,chân,móng tất cả tạo nên sự uy
nghiêm,bề thế cho hình tượng rồng Hình vuông, hình tròn và con rồng được "đặt" trên nền của hoa văn mây hình nấm linh chi,sắp xếp cân đối và thoáng,hoạt ở các góc.các bia ở lăng
Lê Thánh Tông (1498),lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao và lăng Lê Hiến Tông (1505) không còn vẻ đẹp chân thực, sống động và thoáng đạt như bia Vĩnh Lăng nữa Thay vào đó là
Trang 9sự dày đặc,cầu kỳ về đường nét và cách tạo hình Đường nét thì sắc nhọn, dứt khoát Bố cục thì cầu kì, rối mắt_cái đẹp có
vẻ trau chuốt, tỉ mỉ.Trên toàn bộ trán và diềm bia đươc trang trí bằng hình tượng rồng Từ thời Lê Thánh Tông,Con rồng được thể hiện mang đặc điểm của rồng thời Lê Sơ Có thể nói
nó đã thoát ra khỏi hình dáng, cách biểu hiện của rồng thời Lý,Trần và xứng đáng tiêu biểu, bôc lộ rõ đặc điểm phong cách rồng thời Lê Sơ.Đó là vẻ đẹp sống động, tự nhiên, hiện thực, khoẻ mạnh và dữ tợn hơn Đến đây con rồng đã trở thành một biểu tượng văn hoá, tượng trưng cho sức mạnh,uy quyền của vua.Vì vậy có thể nói điều này phần nào do ảnh hưởng của tư tưởng Nho Giáo Những đường nét mềm mại, cân đối được thay bằng những đường nét sắc, nhọn,mạnh mẽ Ngoài mô típ rồng chầu rồng, ta còn gặp nhiều mô típ rồng chầu khác như rồng chầu chữ phật, rồng chầu mặt trời, rồng chầu lá đề tuy vậy,những mô típ trang trí kể trên không có trên trang trí bia ở lăng mộ ,mà chủ yếu là trên bia ở chùa, các tiến sĩ ở Văn Miếu lại không trang trí hình rồng mà chỉ co
Trang 10hình mặt trời, mây, hoa lá và sóng nước
Ngay cả kích thước các bia ở Văn Miếu cũng nhỏ hơn lăng các vua và hoàng hậu.Như vậy ta thấy có một sự quy định rõ rãng của hình tượng rồng trong thơi kì Lê Sơ Từ sự quy định này cho thấy sự phân chia đẳng cấp theo tinh thần nho giáo được thể hiện khá rõ ràng trong nghệ thuật.Hình tượng con rồng không chỉ là một hình tượng được tạo ra do trí tưởng tương phong phú ,bay bổng của cha ông ta về môt con vật thiêng nữa Nó đã thực sự tượng trưng cho vương quyền mà không dành cho những nơi dân dã bình thường.Kể cả ở Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử cũng không vi phạm quy định này .Ngoài hoa văn hình rồng tiêu biểu, trong chạm khắc thời Lê
Sơ còn có môt số đề tài khác như : Hoa văn hoa thị bốn mùa, sóng nước, mây, hình nấm linh chi, hoa sen tất cả đều được thể hiện khác với các hoa văn cùng loại của thời kì Lý,Trần Biểu hiện đó là hoa văn sóng nước Hoa văn sóng nước thường được chạm ở diềm, chân bia.ở bia Vĩnh Long vẫn là
Trang 11sóng nước hình núi nhưng cao hơn và nhiều đường song song hơn ở mặt bên bia ở lăng bà hoàng Ngô Thị Ngọc Giao lại là sang nước trường và sang bạc đầu Phía sau lại trồi cao như
ba ngọn núi, phía trên là hoa văn mây bay thành dải.Đây là
hình thức sóng nước đặc biệt của thời Lê Sơ
b Chạm Khắc Trang tri
Chạm khắc trang trí thời Lê rất tinh xảo Các thành bậc bằng
đá, bia đá đều được chạm khắc Cảnh sinh hoạt của nhân dân như các cảnh đấu vật , đánh cờ, trai gái vui đùa, chèo thuyền, uống ruợu được chạm khắc trên gỗ ở các đình làng Các dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ, Hàng Trổ nga đời đã tạo ra những bức tranh dân gian đặc sắc ,trở thành tài san quý giá trong kho tàng nghệ thuật dân tộc
Nói về hình tương con rồng trên bia đá Thời Lê có nhiều bia đá được chạm khắc nổi ,trang trí hình
Trang 12rồng bên cạnh các hoạ tiêt sóng ,nước, hoa, lá
Trên lăng vua Lê Thái Tổ, ở cảc hai mặt trên bán bia được chạm khác hàng chục hình rồng lớn nhỏ.Sự hiện hình rồng
thời Lý-Trần đã đạt đến mức hoàn chỉnh
Nhìn chung, hình rồng trong nghệ thuật tạo hình Việt Nam cho đến nửa đầu thời Lê vẫn là hình rồng có đặc điểm rất riêng Còn ở nửa sau thời Lê,hình dáng của rồng mạnh mẽ gần như trở thành hình mẫu chủ yếu của nghệ thuât thời Lê