Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
141,41 KB
Nội dung
Việt Namthờikỳ Hậu Lê
((1533 -1788)
1. Lê Trang Tông (1533-1548)
Lê Trang Tông tên huý là Duy Ninh, là con của vua Lê Chiêu
Tông, mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, cháu năm đời của Lê
Thánh Tông.
Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Duy Ninh mới 11
tuổi được Lê Quán cõng chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến.
Đến tháng giêng năm Quý Tỵ - 1533 được Chiêu huân công
Nguyễn Kim đón về lập lên làm vua, lúc đó Duy Ninh 19
tuổi.
Duy Ninh lên làm vua đặt niên hiệu là Nguyên Hoà, tôn
Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công, lấy
Sầm Hà làm nơi hành tại, giao kết với vua Ai Lao là Xạ Đẩu
để nhờ quân lương, mưu việc lấy lại nước.
Tháng 12 năm 1540, Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về
đánh Nghệ An, hào kiệt các nơi theo về giúp Lê Trung Hưng
rất đông. Cuối năm 1543, Lê Trung Hưng chiếm được Tây
Đô (Thanh Hoá). Nước ta từ đó hình thành "Nam - Bắc
triều". Từ Thanh Hoá, Nghệ An trở vào do Lê Trung Hưng
cai quản (Nam Triều). Cả vùng Bắc Bộ trong đó có kinh đô
Đông Đô thuộc nhà Mạc cai quản (Bắc Triều). Hai bên Lê-
Mạc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 năm (1543-1592).
Năm 1545, Nguyễn Kim tiến đánh Sơn Nam, đến Yên Mô
(Ninh Bình), thì bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất
đánh thuốc độc giết chết.
Trịnh Kiểm là con rể Nguyễn Kim, nắm giữ binh quyền, mở
đầu thờikỳ "vua Lê, chúa Trịnh".
Năm 1546, Trịnh Kiểm lập hành tại vua Lê ở Vạn Lại (Thanh
Hoá). Lấy danh nghĩa "phù Lê, diệt Mạc", nhiều hào kiệt,
danh sĩ đương thời tìm vào Thanh Hoá phò Lê Trung Hưng
như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan
Năm 1548, Lê Trang Tông mất, thọ 34 tuổi, ở ngôi được 15
năm. Trịnh Kiểm lập Thái tử Duy Huyên lên nối ngôi là Lê
Trung Tông.
2. Lê Trung Tông (1548-1556)
Lê Trung Tông tên huý là Huyên, là con của Lê Trang Tông,
tính tình khoan dung, thông tuệ, có tài lược đế vương.
Năm 1548 được lập làm vua khi mới 15 tuổi, lấy hiệu là
Trung Tông, phong cho Trịnh Kiểm là Lương quốc công
quyết định mọi việc triều chính.
Năm 1554, nhà Lê mở khoa thi để chọn nhân tài, lấy đỗ Tiến
sĩ đệ nhất giáp 5 người, đệ nhị giáp 8 người như Đinh Bạt
Tuỵ, Chu Quang Trứ, một số tướng tài giỏi như Lê Bá Ly,
Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiếu, Lê Khắc Thận bỏ nhà
Mạc vào Tây Đô phò giúp nhà Lê Trung Hưng.
Tháng giêng năm 1556, Lê Trung Tông mất mới 22 tuổi,
không có con, ở ngôi được 8 năm.
Trịnh Kiểm bàn với các đại thần rằng: "Nước không thể một
ngày không vua", liền sai người đi tìm con cháu nhà Lê, tìm
được Lê Duy Bang là cháu sáu đời của Lam quốc công Lê
Trừ (anh thứ hai của Lê Lợi) đang ở hương Bố Vệ, huyện
Đông Sơn, Thanh Hoá, đón về lập làm vua.
3. Lê Anh Tông (1556-1573)
Lê Anh Tông tên huý là Duy Bang, dòng dõi nhà Lê. Anh thứ
hai của Lê Lợi là Lê Trừ được phong là Lam quốc công, Trừ
sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu,
Thiệu sinh ra Duy Khoáng, Duy Khoáng lấy vợ ở hướng Bố
Vệ sinh ra Duy Bang. Khi Lê Trung Tông mất không có con
nối, thái sư Trịnh Kiểm và các đại thần tìm được Duy Bang
đón về làm vua khi đó đã 25 tuổi.
Mọi việc trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ
việc nghe theo.
Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Hoàng, con thứ 2 của
Nguyễn Kim, nhờ chị gái là Ngọc Bảo - vợ Trịnh Kiểm, xin
anh rể cho vào trấn thủ xứ Thuận - Quảng, được Trịnh Kiểm
đồng ý cho đi.
Tháng 2/1570, Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh
Cối, Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính, đánh lẫn nhau.
Vua Lê Anh Tông đã trực tiếp điều hành triều chính và đứng
ra dàn xếp các mâu thuẫn này, sau Trịnh Cối đem cả vợ con
ra hàng nhà Mạc.
Lê Anh Tông phong cho Trịnh Tùng tước Trưởng quận công
nắm giữ binh quyền để đánh nhà Mạc.
Tháng 3/1572, Lê Cập Đệ, cận thần nhà Lê, mưu giết tả
tướng Trịnh Tùng. Việc không thành, Lê Cập Đệ bị Trịnh
Tùng giết. Một số cận thần khác như Cảnh Hấp và Đình
Ngạn nói với vua rằng: "Tả tướng cầm quân quyền thế rất
lớn, bệ hạ khó lòng tồn tại với ông ta được", vua nghi hoặc,
đang đêm đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ
An và ở lại đó. Tả tướng Trịnh Tùng cùng với triều thần lập
con thứ 5 của Lê Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi vua, và sai
Nguyễn Hữu Liên đi đón vua Lê Anh Tông, khi về đến Lôi
Dương - Thanh Hoá, ngầm bức hại vua rồi phao tin là vua tự
thắt cổ.
Như vậy Lê Anh Tông ở ngôi được16 năm, thọ 42 tuổi.
4. Lê Thế Tông (1573-1599)
Lê Thế Tông tên huý là Duy Đàm, sinh tháng 11/1567.
Tháng 1/1573 được lập làm vua khi mới 7 tuổi, quyền hành
tất cả ở trong tay tả tướng Trịnh Tùng.
Sau gần 50 năm nội chiến Nam- Bắc Triều với gần 40 trận
đánh lớn nhỏ, hàng vạn dân lành bị bắt vào lính, phục vụ cho
các cuộc tàn sát khủng khiếp. Có trận mỗi bên huy động hàng
chục vạn quân, hai bên giằng co khá quyết liệt, mãi đến năm
1591, Trịnh Tùng huy động tổng lực đánh trận quyết định ở
Đông Kinh, tháng 11/1592 bắt được Mạc Mậu Hợp, chiếm
được kinh thành. Tháng 2/1593, Trịnh Tùng đón Lê Thế
Tông về kinh đô Đông Đô.
Công cuộc Lê Trung Hưng đã hoàn thành. Trịnh Tùng tự
xưng là Đô Nguyên suý Tổng quốc chính Thượng phụ Bình
an vương toàn quyền quyết định. Vua chỉ ngồi chắp tay làm
vì, bắt đầu thờikỳ "vua Lê chúa Trịnh".
Ngày 24 tháng Tám nămKỷ Hợi - 1599, Lê Thế Tông mất, ở
ngôi được 26 năm, thọ 33 tuổi.
5. Lê Kính Tông (1600-1619)
Lê Kính Tông tên huý là Duy Tân, con thứ của Lê Thế Tông,
ngày 27 tháng Tám nămKỷ Hợi - 1599 được Trịnh Tùng lập
làm vua, khi đó mới 11 tuổi.
Từ đầu thế kỷ 17, sau khi đánh tan nhà Mạc, giành lại được
kinh đô Đông Đô (dư đảng nhà Mạc phải rút lên Cao Bằng)
quyền lực của Trịnh Tùng ngày càng lớn, triều đình chỉ biết
phục vụ nhà chúa.
Trước tình hình đó, vua Lê Kính Tông cùng với Trịnh Xuân -
con thứ của Trịnh Tùng - mưu giết Trịnh Tùng. Việc bại lộ,
Trịnh Xuân bị bắt giam, còn Kính Tông bị bức thắt cổ chết
vào ngày 12 tháng NămnămKỷ Mùi - 1619.
Lê Kính Tông ở ngôi được 19 năm, thọ 32 tuổi.
6. Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)
Lê Thần Tông tên huý là Duy Kỳ, con trưởng của Lê Kính
Tông và bà Trịnh Thị Ngọc Trinh (con thứ của Trịnh Tùng).
Duy Kỳ sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi - 1607, là cháu
ngoại của Bình An Vương Trịnh Tùng, tháng 6 năm 1619
được lập làm vua khi đó mới 12 tuổi.
Vua có sống mũi cao, thông minh, học rộng, mưu lược sâu,
văn chương giỏi. Song lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc (là vợ của
chú họ) để tiếng xấu về sau.
Tháng 10/1643, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con là Lê
Duy Hựu (tức Lê Chân Tông) để làm Thái thượng hoàng.
Tháng 8 năm 1649, Lê Chân Tông bị bạo bệnh mất, vì không
có con nối ngôi, Lê Thần Tông lại trở lại ngôi vua lần thứ 2.
Ngày 22 tháng 9 năm 1662, Lê Thần Tông mất thọ 56 tuổi, ở
ngôi 24 năm, làm Thái thượng hoàng 6 năm, lại lên ngôi 13
năm, tổng cộng làm vua 2 lần 37 năm.
7. Lê Chân Tông (1643-1649)
Lê Chân Tông tên huý là Duy Hựu, con trưởng của Lê Thần
Tông, được truyền ngôi vào năm 13 tuổi, ở ngôi được 6 năm,
năm 1649 bị bệnh mất, mới 20 tuổi, chưa có con nối ngôi. Lê
Thần tông trở lại ngôi vua lần thứ 2
8. Lê Huyền Tông (1663-1671)
Lê Huyền Tông tên huý là Duy Vũ, con thứ của Lê Thần
Tông, em của Lê Chân Tông, được lập làm vua mới 9 tuổi, ở
ngôi vua được 8 năm, ngày 15 tháng 10 năm Tân Hợi - 1671,
Lê Huyền Tông mất mới 18 tuổi, chưa có con nối.
9. Lê Gia Tông (1672-1675)
Lê Gia Tông tên huý là Duy Hợi con thứ của Lê Thần Tông,
em của Lê Chân Tông và Lê Huyền Tông, được lập làm vua
lúc mới 11 tuổi.
[...]... Lê Dụ Tông là Duy Tường lên làm vua 13 Lê Thuần Tông (173 2-1 735) Lê Thuần Tông tên huý là Duy Tường, con trưởng của Lê Dụ Tông được chúa Trịnh Giang lập làm vua năm 1732, đổi niên hiệu là Long Đức Năm 1735, Thuần Tông mất, thọ 37 tuổi, làm vua được 3 nămLê Thuần Tông mất, chúa Trịnh Giang lập Duy Thìn là con thứ 11 của Lê Dụ Tông lên làm vua 14 Lê Ý Tông (173 5-1 740) Lê Ý Tông tên huý là Duy Thìn lêm... Giêng năm 1783 lập Duy Kỳ làm Hoàng Thái Tôn, truất Duy Cận làm Sùng nhượng công 16 Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống, 178 7-1 788) Lê Chiêu Thống tên huý là Duy Kỳ, cháu đích tôn của Lê Hiển Tông Duy Kỳ được quân tam phủ đưa từ trại giam về ép vua và chúa Trịnh Khải lập làm Hoàng Thái Tôn.Tháng 7/1786, trước khi vua Lê Hiển Tông mất đã cho gọi Thái Tôn, Duy Kỳ vào trối lời truyền ngôi Duy Kỳ vừa lạy vừa khóc xin... chưa có con nối 10 Lê Hy Tông (167 5-1 705) Lê Hy Tông tên huý là Duy Hợp, con thứ của Lê Thần Tông, em của Lê Gia Tông, được Tây vương Trịnh Tạc lập làm vua lúc mới 13 tuổi Nhà vua dựa vào chúa Trịnh để giữ cơ nghiệp có sẵn, kỷ cương được chấn hưng, được người đời ca ngợi là vua bậc nhất thờiLê Trung Hưng Tháng 4 năm Ất Dậu - 1705, nhường ngôi cho con trưởng là Lê Duy Đường Vua Lê Hy Tông còn vui sống... thần đến đưa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn Năm 1740, Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tháng 5 năm 1740, Trịnh Doanh ép Lê ý Tông nhường ngôi cho con trưởng của Thuần Tông là Duy Diêu 19 năm sau Lê ý Tông mất, thọ 40 tuổi, trị vì được 5 năm 15 Lê Hiển Tông (174 0-1 786) Lê Hiển Tông tên huý là Duy Diêu, là ông vua trị vì lâu thứ 2 trong lịch sử phong kiến nước ta - 46 năm, và thọ 70 tuổi... Ngày 20 tháng 4 năm 1729, Lê Dụ Tông nhường ngôi cho con là Duy Phường Tháng Giêng năm 1731, Thượng hoàng Lê Dụ Tông mất, thọ 52 tuổi, ở ngôi 24 năm 12 Lê Duy Phường (172 9-1 732) Thái tử Lê Duy Phường là con thứ của Lê Dụ Tông, cháu ngoại của chúa Trịnh Cương, được vua cha nhường ngôi năm 1729, nhưng khi Trịnh Cương mất thì ngôi vua của Duy Phường không đứng vững Khi Trịnh Giang lên nối ngôi chúa, tháng... 12 năm sau mới mất, ở ngôi được 30 năm, thọ 54 tuổi 11 Lê Dụ Tông (170 5-1 729) Lê Dụ Tông tên huý là Duy Đường, con trưởng của Lê Hy Tông, được lên ngôi vua năm 1705 Nhà vua rũ áo, ngồi ở trên, dựa vào chúa Trịnh Cương và quần thần giúp việc đắc lực như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn v.v Họ đưa ra chủ trương cải cách trên nhiều lĩnh vực về kinh tế - tài chính, thi cử, tổ chức hành chính nhưng các cải... lại phải kéo quân ra Bắc dẹp loạn, chiêu tập các cựu thần văn võ nhà Lê, lấy Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận đứng làm Giám quốc và giao cho Ngô Văn Sở làm Đại đô đốc ở Thăng Long, rồi Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân Để khôi phục lại triều Lê, tháng 7/1788 Hoàng thái hậu nhà Lê sang cầu viện nhà Mãn Thanh Dựa vào thế quân Mãn Thanh, Lê Chiêu Thống trở lại kinh đô Thăng Long đã trả thù tàn bạo những người... Thanh ở gò Đống Đa giành độc lập cho tổ quốc ta Lê Chiêu Thống, vua bán nước, đã cùng 25 bầy tôi chạy theo tàn quân nhà Thanh sang Trung Quốc Sau nămnăm sống lưu vong nhục nhã trên đất Mãn Thanh, tháng 10 năm Quý Sửu (1793), Lê Chiêu Thống chết ở Yên Kinh (Trung Quốc) thọ 28 tuổi, ở ngôi vua chưa được 3 năm Như vậy nhà Lê Trung Hưng từ Lê Trang Tông đến vua Lê Chiêu Thống trải qua 16 đời vua với 255 năm... cư lạc nghiệp, được ca ngợi là thời thái bình Tháng Giêng năm 1764, Hiển Tông lập Duy Vĩ làm thái tử Năm 1767 Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên thay làm nguyên soái Tĩnh Đô Vương, tháng 3 năm 1769, Trịnh Sâm truất ngôi thái tử của Duy Vĩ rồi bắt giam vào ngục Tháng 8 năm 1769, Trịnh Sâm giả mệnh vua truất thái tử làm thứ dân rồi vẫn giam ở ngục, lập Duy Cận con thứ của Lê Hiển Tông làm thái tử Tháng... lêm làm vua mới 17 tuổi Chúa Trịnh Giang là kẻ vô cùng bạo ngược, sát hại công thần, giết vua nọ lập vua kia Vì thế, tháng 12 năm 1738, các tôn thất nhà Lê như Duy Mật, Duy Quý (con Dụ Tông), Duy Chúc (con Hy Tông) nổi lên chiếm cứ miền thượng du tây nam Thanh Hoá chống nhau với nhà Trịnh ròng rã 30 năm Từ ngày giết vua, Trịnh Giang ngày càng lấn át quyền vua Trịnh Giang tha hồ ăn chơi trác táng, vì . Việt Nam thời kỳ Hậu Lê ((1533 - 1788) 1. Lê Trang Tông (153 3-1 548) Lê Trang Tông tên huý là Duy Ninh, là con của vua Lê Chiêu Tông, mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, cháu năm đời của Lê. làm vì, bắt đầu thời kỳ "vua Lê chúa Trịnh". Ngày 24 tháng Tám năm Kỷ Hợi - 1599, Lê Thế Tông mất, ở ngôi được 26 năm, thọ 33 tuổi. 5. Lê Kính Tông (160 0-1 619) Lê Kính Tông tên. tháng Năm năm Kỷ Mùi - 1619. Lê Kính Tông ở ngôi được 19 năm, thọ 32 tuổi. 6. Lê Thần Tông (161 9-1 643 và 164 9-1 662) Lê Thần Tông tên huý là Duy Kỳ, con trưởng của Lê Kính Tông và bà Trịnh