Đừng đểmấtnhântàikhidoanhnghiệp
thay đổi
Tình trạng nhân viên giỏi nhất rời bỏ doanh nghiệp, chuyển sang làm
việc cho các đối thủ cạnh tranh với mức lương cao hơn vẫn xảy ra trong
thực tế và điều đó kể ra cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm. Tuy
nhiên, còn có nhiều lý do khác ngoài vấn đề lương bổng khiến doanh
nghiệp mất đi nhân tài. Đặc điểm chung của những lý do đó là các nhân
viên giỏi ra đi vì công ty có nhiều thayđổi trong khi họ không muốn
thay đổi cùng công ty hoặc không thể thích nghi với sự thayđổi ấy.
Khi “cái tôi” của ông chủ lớn cùng với doanhnghiệp
Những ngày đầu khởi nghiệp, các chủ doanhnghiệp thường không dám
tin chắc điều gì, thậm chí hoài nghi về tương lai của doanh nghiệp.
Khi đó, để cùng lèo lái đưa doanhnghiệp đi lên, theo một cách tự nhiên,
họ trông cậy vào một số nhân viên cốt cán và chia sẻ với các nhân viên
này nhiều vấn đề, kể cả những cảm xúc cá nhân của mình.
Những nhân viên đặt nền móng đầu tiên cho công ty khi đó nhìn chủ
doanh nghiệp với con mắt ngưỡng mộ như một người dám nghĩ dám
làm, cởi mở và chân thành. Họ cũng cảm thấy vui khi được sếp đặt niềm
tin.
Thế nhưng, khidoanhnghiệp phát triển lớn mạnh, các chủ doanhnghiệp
thường trở nên quá tự tin vào bản thân. Họ nghĩ rằng thành công của
doanh nghiệp chủ yếu là nhờ những ý tưởng táo bạo của mình.
Bản thân họ cũng tự điều chỉnh hình ảnh của mình thành những ông chủ
thành đạt và có khoảng cách với nhân viên. Đây là một trong những lý
do chính khiến người tài ra đi.
Khi một doanhnghiệp trẻ phát triển nhanh chóng
Sự phát triển quá nhanh thường kéo theo những thayđổi lớn trong quy
trình, thủ tục và hệ thống làm việc.
Trước đây, khi có ý tưởng gì mới mẻ thì các nhân viên giỏi có thể báo
cáo ngay cho sếp - chủ doanh nghiệp, nhưng đến lúc này họ phải chờ
cho đến cuộc họp giao ban vào đầu tuần.
Việc mua sắm tài sản, vật liệu khá thoải mái trước đây được thay thế
bằng một quy trình phê duyệt phức tạp với danh sách những nhà cung
cấp đã được chấp thuận trước.
Mỗi vị trí trong công ty đều có một bản mô tả công việc tương ứng
nhưng tranh cãi về chuyện một công việc nào đó là “của anh hay của
tôi” vẫn diễn ra hằng ngày.
Nên nhớ rằng các nhân viên giỏi thường làm việc khá ngẫu hứng và sáng
tạo. Họ rất ghét các quy trình, thủ tục phức tạp và cứng nhắc. Khi không
thể thích ứng với những quy trình mới, họ sẽ tự giải thoát mình bằng
cách nghỉ việc.
Khi cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp bị giới hạn
Các doanhnghiệp thường có nhiều mơ ước và những nhân viên giỏi
cũng vậy.
Nhiều nhân viên dám nhìn xa, vạch cho mình tương lai sau hai, ba năm,
thậm chí năm, bảy năm nữa, nhưng họ cũng muốn biết trước những khả
năng biến những ước mơ của mình thành hiện thực ra sao.
Điều không may có thể xảy ra khidoanhnghiệp đã phát triển đến mức
bão hòa, cơ hội thăng tiến duy nhất cho nhân viên không còn, chẳng lẽ
đặt ra nhiều chức giám đốc hoặc sếp đành phải nhường ghế cho người
giỏi nhất?
Chủ doanhnghiệp không thể thayđổi thực tế này nhưng hoàn toàn có
thể nói chuyện cởi mở và thẳng thắn với những nhân viên giỏi nhất,
khuyến khích họ đưa ra các ý tưởng mới và công nhận những đóng góp
của họ, tìm hiểu điều gì khiến họ cảm thấy đạt được tiến bộ trong nghề
nghiệp nhiều nhất và giúp họ đạt được điều đó.
Khi các nhân viên giỏi cảm thấy mọi cánh cửa đều đã bị đóng, họ sẽ từ
bỏ doanh nghiệp.
Khi công việc được chuyên môn hóa ở mức cao
Lúc mới khởi nghiệp, chủ doanhnghiệp và các nhân viên thường phải tự
làm mọi việc.
Đến khi công ty đã lớn mạnh, công việc thường được phân công theo
hướng chuyên môn hóa hơn và mỗi nhân viên chỉ còn phụ trách một
mảng công việc nào đó.
Điều đó sẽ khiến những nhân viên giỏi, có năng lực ở nhiều lĩnh vực
khác nhau cảm thấy bị nhàm chán và gò bó. Trong trường hợp này, thiếu
cảm hứng và thiếu cả thử thách trong công việc là nguyên nhân chính
khiến các nhân viên giỏi nghỉ việc.
Khi cơ cấu tô chức phát triển nhanh theo chiều dọc
Trước kia, các nhân viên chỉ phải báo cáo trực tiếp cho một sếp là chủ
doanh nghiệp, nhưng nay họ phải chịu trách nhiệm trước nhiều cấp trên.
Đây có lẽ là vấn đề đau đầu nhất đối với các chủ doanh nghiệp. Quy
trình báo cáo của tổ chức phải thayđổikhidoanhnghiệp phát triển và
việc phát sinh thêm nhiều tầng nấc thẩm quyền là điều không thể tránh
khỏi.
Tuy nhiên, chủ doanhnghiệp cần quan tâm đến tác động về mặt cảm xúc
đối với các nhân viên giỏi nhất khi họ phải thayđổi tuyến báo cáo.
Điều quan trọng nhất đối với chủ doanhnghiệp là vẫn duy trì quan hệ tốt
với các nhân viên đã từng báo cáo trực tiếp cho mình, nhưng không làm
suy yếu vai trò của các cấp trưởng phòng, trưởng bộ phận.
Khi nhóm làm việc bị suy yếu vì có những thành viên mới
Để một công ty mới khởi nghiệp có thể phát triển vững chắc, chủ doanh
nghiệp thường tuyển dụng những người giỏi nhất.
Sau một thời gian, trong doanhnghiệp tạo được một ê-kíp ăn ý, hiểu
nhau và hợp đồng tốt, nhờ vậy mọi vấn đề được giải quyết trôi chảy,
doanh nghiệp thu được nhiều thành công.
Đến khidoanhnghiệp cần phát triển tổ chức, việc tuyển dụng thêm một
số nhân viên có thể dẫn đến tình trạng trong doanhnghiệp có nhiều
nhóm làm việc bao gồm những thành viên chênh lệch nhau về năng lực
và khác biệt cả về cá tính. Các vận động viên thể thao giỏi thích thi đấu
với các vận động viên giỏi.
Tương tự, các nhân viên giỏi cũng muốn làm việc với những đồng
nghiệp giỏi. Nếu thấy trong đội hình không còn được thành phần vận
động viên ăn ý như trước, cầu thủ giỏi sẽ không thích ra sân nữa và
tương tự, nhân viên giỏi sẽ rũ áo ra đi.
. Đừng để mất nhân tài khi doanh nghiệp thay đổi Tình trạng nhân viên giỏi nhất rời bỏ doanh nghiệp, chuyển sang làm việc cho các đối thủ cạnh. vấn đề lương bổng khi n doanh nghiệp mất đi nhân tài. Đặc điểm chung của những lý do đó là các nhân viên giỏi ra đi vì công ty có nhiều thay đổi trong khi họ không muốn thay đổi cùng công ty. công ty hoặc không thể thích nghi với sự thay đổi ấy. Khi “cái tôi” của ông chủ lớn cùng với doanh nghiệp Những ngày đầu khởi nghiệp, các chủ doanh nghiệp thường không dám tin chắc điều