1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Nghĩa Vụ Công Bố Thông Tin Của Công Ty Cổ Phần Đại Chúng Theo Pháp Luật Việt Nam.doc

62 36 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghĩa Vụ Công Bố Thông Tin Của Công Ty Cổ Phần Đại Chúng Theo Pháp Luật Việt Nam
Tác giả Nguyễn Tiến Trọng
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thành Dương
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị - Luật
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Tp Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG (12)
    • 1.1. Khái quát về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng (12)
      • 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng (12)
      • 1.1.2. Đặc điểm hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng (15)
      • 1.1.3. Học thuyết nền tảng của hoạt động công bố thông tin (18)
      • 1.1.4. Sự cần thiết phải điều chỉnh pháp luật đối với nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng (21)
      • 1.1.5. Phân loại công bố thông tin của công ty đại chúng (25)
      • 1.1.6. Nguyên tắc công bố thông tin của công ty đại chúng (28)
  • CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG (34)
    • 2.1. Chủ thể thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng (34)
      • 2.1.1. Công ty đạ i chúng (34)
      • 2.1.2. Ngườ i công b ố thông tin (37)
    • 2.2. Cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền (38)
    • 2.3. Thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng và đề xuất hoàn thiện (39)
      • 2.3.1. N ộ i dung thông tin công b ố (39)
      • 2.3.2. Thời hạn công bố thông tin (46)
      • 2.3.3. Phương tiệ n công b ố thông tin (49)
      • 2.3.4. Tình hình thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán Việt Nam (50)
      • 2.3.5. Kiến nghị hoàn thiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng (53)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ NGUYỄN TIẾN TRỌNG NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ LUẬT TP[.]

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG

Khái quát về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng

1.1.1 Khái niệm nghĩa vụ công bố thông tin của công ty cổ phần đại chúng.

 Công ty cổ phần đại chúng

Với một nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, các công ty cổ phần (CTCP) đã có sự phân hóa rõ nét về nhiều mặt, từ quy mô vốn, số lượng cổ đông cho đến cách thức vận hành và đặc biệt là các CTCPĐC (từ đây gọi tắt là công ty đại chúng) Ở Anh, công ty đại chúng (CTĐC) được gọi là public limited company, viết tắt là Plc (đuôi Plc bắt buộc phải ghi sau tên công ty) 4 CTĐC cần số vốn tối thiểu là 50.000 bảng Anh, được huy động vốn và giao dịch cổ phần rộng rãi, số cổ đông tham gia không giới hạn và có tối thiểu hai thành viên quản trị thường trực Ở Hoa Kỳ, CTĐC là loại “C Corporation” (CTCP có trên 100 cổ đông) Khác với S Corporation là hình thức công ty chỉ được phát hành một loại cổ phần duy nhất, có số cổ đông không vượt quá 100 và cổ đông phải là cá nhân mang quốc tịch Mỹ, C Corporation phải đóng thuế thu nhập công ty và cổ đông khi nhận cổ tức phải khai thuế thu nhập lần nữa 5

Tuy nhiên, một số quốc gia không tiếp cận CTĐC dưới góc độ Luật Công ty/Luật Doanh nghiệp mà khái niệm CTĐC được tiếp cận ở LCK như : 6 Điều 110 Luật Chứng khoán Bulgari quy định:“Công ty đại chúng là công ty: đã phát hành cổ phần của công ty theo các điều kiện của việc phát hành ra công chúng lần đầu, hoặc đã đăng ký với Ủy ban chứng khoán về việc phát hành chứng khoán với mục đích tham gia giao dịch tại TTCK được quản lý”.Hay theo Luật Chứng khoán Ba Lan (Khoản 4 Điều

4): “Công ty đại chúng là công ty có cổ phiếu của ít nhất một lần phát hành được chấp thuận cho giao dịch nơi công chúng”.

Như vậy, có thể thấy phần lớn các quốc gia trên thế giới xem hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng là tiêu chí đặc trưng để xác định tư cách CTĐC, chính hoạt động này tạo nên “tính đại chúng” cho loại hình công ty này.

4Section 58, Companies Act 2006 (Luật Công ty Anh 2006)

5Huy Nam (2010), “Thế nào là công ty đại chúng”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 22, tr 24

6Nguyễn Thế Thọ (2009), Giáo trình Pháp luật chứng khoán và TTCK, Nxb Thống Kê, tr 103-104

Tại Việt Nam, khái niệm về “Công ty đại chúng” xuất hiện khá trễ Mãi khi LCK 2006 được thông qua thì cơ sở pháp lý về định nghĩa thuật ngữ “Công ty đại chúng” mới được xuất hiện, cũng bắt đầu từ đây các nhà làm luật thiết lập cơ chế pháp lý riêng biệt để điều chỉnh hoạt động của CTĐC Tuy nhiên trước khi LCK ra đời thực tế đã xuất hiện mô hình CTĐC dưới dạng: (i) Các CTNY phát hành chứng khoán số lượng lớn ra công chúng, từ trước khi LCK 2006 có hiệu lực (Quyết định 07/2002/QĐ- VPCP về việc ban hành Điều lệ Mẫu áp dụng CTNY) (ii) công ty cổ phần phát hành riêng lẻ nhiều lần có số lượng cổ đông lớn, theo Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp

1999 7 Hiện nay, khái niệm CTĐC được quy định tại khoản 1 Điều 32 LCK 2019: CTĐC là CTCP thuộc một trong hai loại hình sau đây:

-Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ, so với LCK 2006, quy định mới đã nâng điều kiện CTĐC về vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng và sửa đổi, bổ sung điều kiện về cơ cấu cổ đông có tối thiểu 10% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ.

-Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN, đây là hoạt động phát hành cổ phiếu ra công chứng và được thực hiện bằng một trong ba cách thức sau: (i) chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; (ii) chào bán cho từ 100 nhà đầu tư trở lên, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; (iii) Chào bán cho các nhà đầu tư không xác định 8

Các CTCP khi trở thành CTĐC ngoài việc chịu sự điều chỉnh pháp luật về doanh nghiệp thì các công ty này còn phải tuân theo các quy định của LCK về CBTT, các quy chế Quản trị công ty Các CTCP khi đủ các điều kiện trở thành CTĐC phải thực hiện việc đăng ký với UBCKNN để trở thành CTĐC Như vậy có thể thấy rằng, định nghĩa về CTĐC đã được xác định một cách rõ ràng, phù hợp thông lệ quốc tế cũng như tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.

 Nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán

Trên TTCK, thông tin rất phong phú và đa dạng, có thể xuất phát từ rất nhiều nguồn khác nhau như từ CTĐC, tổ chức kinh doanh chứng khoán, từ cơ quan quản lý thị

7Lương Đình Thi (2015), Pháp luật về quản trị công ty đại chúng ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 13

8Khoản 1 Điều 32 Luật Chứng khoán năm 2019 trường hay từ nhà đầu tư, Các thông tin này phản ánh tình hình TTCK, tình hình tổ chức niêm yết,…dưới nhiều khía cạnh khác nhau Đó có thể là thông tin liên quan đến lệnh mua, bán chứng khoán, thông tin về tổ chức phát hành, thông tin về biến động giá chứng khoán hay các thông tin khác có ảnh hưởng đến TTCK Dưới góc độ kinh tế có thể hiểu, thông tin trên TTCK là tập hợp các số liệu, tin báo, những chi tiêu, tư liệu liên quan đến chứng khoán và TTCK, phản ánh tình hình TTCK, tình hình tài chính doanh nghiệp, tiềm năng, khả năng sinh lời của chứng khoán ở hiện tại và tương lai, giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin thông qua đó đạt được mục đích mong muốn Dưới góc độ pháp lý, thông tin trên TTCK là hệ thống tư liệu phản ánh mức độ tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, phản ánh mối quan hệ pháp luật trong nội bộ doanh nghiệp như quan hệ giữa cổ đông và thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên Ban Kiểm soát (BKS), Ban giám đốc thông qua việc thực hiện các quy định về CBTT cũng như quan hệ giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác tham gia TTCK Như vậy, có thể hiểu thông tin trên TTCK là hệ thống các chỉ số, thông số, báo cáo, tin tức, nhận định liên quan đến chứng khoán và TTCK, đều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến giá chứng khoán và quyết định của các chủ thể tham gia thị trường Qua đó thấy rằng, đối với các nhà đầu tư chứng khoán, thông tin luôn được xem như một dạng rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến TTCK nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng bởi lẽ khi rủi ro xảy ra đều dẫn đến thiệt hại về tài chính cho doanh nghiệp và rộng hơn là cho nền kinh tế 9

Và như đã phân tích ở trên, CTĐC trên TTCK với đặc thù bởi hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng với sự tham gia của số lượng lớn nhà đầu tư không phải cổ đông lớn vào công ty tạo nên quan hệ một cách gián tiếp lẫn trực tiếp của cổ đông/chủ sở hữu – công ty ở góc độ LDN; nhà đầu tư – CTĐC ở góc độ LCK hay cả quan hệ sở hữu tài sản dưới góc độ lý luận Và khi số vốn tham gia lẫn số lượng các nhà đầu tư càng lớn thì sự ảnh hưởng của thông tin đến thị trường là không hề nhỏ, nhưng liệu các nhà đầu tư có khả năng nắm hết tất cả thông tin trên hay không, nói cách khác nhà đầu tư mong muốn hay có quyền biết những thông tin nào, thông tin nào sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia vào TTCK Nhưng cũng phải giải quyết được câu hỏi, quyền và lợi ích hợp pháp của họ hình thành từ đâu mà phải được bảo vệ, chế định nào bảo vệ cho lợi ích của họ Và theo khái niệm tại Điều 274 Bộ luật

9“Quản lý rủi ro thông tin trên thị trường chứng khoán: Thực trạng và giải pháp”, https://tapchitaichinh.vn/kinh- te-vi-mo/quan-ly-rui-ro-thong-tin-tren-thi-truong-chung-khoan-thuc-trang-va-giai-phap-132928.html truy cập ngày 10/6/2021

Dân sự 2015, “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền)” Như vậy xét trong mối quan hệ nhà đầu tư và CTĐC thì nghĩa vụ CBTT cũng chính là một phần của mối quan hệ này (nội dung của quan hệ), việc thực hiện CBTT chính là vì bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin và tìm hiểu thị trường còn hạn chế.

Ngoài ra ở một khía cạnh khác hơn, nghĩa vụ CBTT còn là nghĩa vụ của CTĐC đối với cơ quan quản lý nhà nước, nghĩa vụ này là một công cụ pháp lý hiệu quả trong việc thực hiện chức năng giám sát hoạt động kinh doanh, thúc đẩy nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong các hoạt động của công ty và công tác Quản trị công ty 10 Từ đó, giúp hoạt động mua bán của TTCK vận hành một cách trôi chảy và đặt hiệu suất cao, góp phần tạo nên một TTCK bền vững, ổn định và phát triển.

Qua tìm hiểu và phân tích trên, có thể đưa ra định nghĩa ngắn gọn về nghĩa vụ CBTT của CTĐC như sau: nghĩa vụ CBTT của CTĐC là việc CTĐC bắt buộc phải thực hiện hoạt động CBTT công khai, minh bạch các thông tin tài chính và phi tài chính liên quan đến hoạt động của chính tổ chức mình trên các phương tiện thông tin đại chúng để các cổ đông và công chúng đầu tư có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng.

1.1.2.1 Hoạt động công bố thông tin của công ty đại chúng là nghĩa vụ bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Công ty đại chúng là loại hình công ty được thiết kế phù hợp để huy động vốn từ công chúng đầu tư thì TTCK chính là kênh quan trọng để loại hình công ty này có thể thực hiện mục đích trên TTCK chính là nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa là chứng khoán, trong đó một trong những người bán chứng khoán chính là CTĐC thông qua thị trường sơ cấp Để nhận được sự chú ý từ phía công chúng, CTĐC cần phải đưa ra được thông tin hàng hoá một cách minh bạch Vì vậy để đảm bảo trật tự trên TTCK,

10 Báo cáo của Nhóm chuyên gia cao cấp về Luật Công ty và khuôn khổ pháp lý hiện đại cho

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ CÔNG BỐ THÔNG

Chủ thể thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng

2.1.1 Công ty đại chúng Ởchương 1 tác giả đã có sự phân tích về khái niệm CTĐC để làm rõ khái niệm CBTT của CTĐC Ở chương này dưới góc độ pháp lý, tác giả sẽ làm rõ hơn CTĐC với vai trò, chủ thể tham gia quan hệ CBTT với nhà đầu tư và cơ quan quản lý có thẩm quyền. Theo pháp luật Việt Nam, CTĐC gồm (i) CTCP có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ; (ii) CTCP đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN theo quy định pháp luật.

CTĐC sở hữu những đặc điểm sau: (i) CTĐC là CTCP theo Luật Doanh nghiệp, đây là đặc điểm được thể hiện ngay ở tại Điều 32 LCK 2019, do đó chủ thể này mang đầy đủ các đặc tính cơ bản của một CTCP; (ii) CTĐC có sự tách bạch triệt để giữa quyền sở hữu với cơ chế quản lý Sự tách biệt rõ ràng để này chính điểm khác biệt giữa CTĐC và CTCP theo luật doanh nghiệp Theo đó, cơ cấu tổ chức nội bộ của CTĐC theo quy định pháp luật như chủ tịch HĐQT không được phép kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) 32 hoặc CTĐC niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán bắt buộc phải ít nhất 01 người làm các nhiệm vụ của người phụ trách quản trị công ty, người này có thể là thư ký công ty theo pháp luật doanh nghiệp 33 Dễ thấy rằng việc pháp luật có những quy định như vậy nhằm tạo sự giám sát chặt chẽ đối với mối quan hệ nội bộ công ty cũng sự thực hiện chức năng giám sát từ phía cơ quan quản lý Ngoài ra chính đặc điểm cũng thúc đẩy các chế định CBTT của chủ thể này; (iii) số lượng cổ đông lớn.

Tên gọi “đại chúng” đã thể hiện rõ nét đặc điểm này, tính đại chúng cho thấy số lượng cổ đông công ty, ai có khả năng tài chính đều có thể trở thành cổ đông mà không giới hạn, đặc biệt những cổ đông này có thể thay đổi thường xuyên Đặc tính này khiến công ty được đặt dưới sự quan tâm từ xã hội của xã hội, sự giám sát từ cơ quan quản lý thông qua việc công khai các thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình quản trị HĐQT và Ban điều hành và người quản lý có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển công ty, đưa

32 Khoản 2 Điều 275 Nghị định 155/2020/NĐ-CP

33 Khoản 1 Điều 281 Nghị định 155/2020/NĐ-CP công ty đi đúng định hướng đã đặt ra Từ đó, đặt ra các yêu cầu đối với nghĩa vụ minh bạch thông tin và bảo vệ cổ đông thiểu số trong CTĐC Tuy nhiên, tính đại chúng cũng có mặt trái của nó, việc số lượng cổ đông nhiều và thay đổi thường xuyên dẫn đến khó khăn trong quản lý hay tình trạng mất ổn định khi khi có một cổ đông lớn nào đó thoái vốn hay tăng vốn bất ngờ; (iv) CTĐC có mối liên hệ chặt chẽ trên TTCK, bởi thiết kế của loại hình công ty này rất phù hợp để huy động vốn từ công chúng tham gia vào thị trường và ngược lại TTCK chính là công cụ để CTĐC này thực hiện điều đó Cùng với sự điều chỉnh LDN, LCK và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng điều chỉnh đối với CTĐC với tư cách là pháp luật chuyên ngành.

Dưới góc độ công bố thông tin, có thể phân loại CTĐC theo tiêu chí quy mô hoặc theo tiêu chí niêm yết.

- Căn cứ vào quy mô, CTĐC được phân loại thành:

(i) CTĐC thông thường là công ty đáp ứng được các yêu cầu về mà pháp luật yêu cầu như có số lượng công chúng sở hữu chứng khoán hoặc có quy mô vốn hoặc tổng giá trị các khoản nợ cao hơn các doanh nghiệp thông thường khác.

(ii) CTĐC quy mô lớn là các công ty đáp ứng được các tiêu chí về quy mô vốn, quy mô cổ đông cao hơn so với CTĐC thông thường, cụ thể theo pháp luật Việt Nam tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 96/TT-BTC quy định CTĐC có quy mô lớn là CTĐC có vốn góp của chủ sở hữu từ 120 tỷ đồng trở lên tại BCTC năm gần nhất đã được kiểm toán Do đó, các CTĐC quy mô lớn có trách nhiệm minh bạch thông tin cao hơn so với các CTĐC khác.

- Căn cứ vào tính niêm yết chứng khoán, CTĐC phân loại thành:

(i) CTĐC niêm yết là công ty có chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

(ii) CTĐC không niêm yết là công ty đáp ứng đầy đủ các tiêu chí mà pháp luật quy định nhưng không có chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán.

Theo cách thức phân loại này, các CTĐC niêm yết phải chịu nghĩa vụ CBTT nghiêm ngặt hơn các CTĐC không niêm yết bởi khi niêm yết các công ty này còn phải chịu sự điều chỉnh bởi các quy chế của các SGDCK Nếu như LCK 2006 thì CTĐC là

CTCP thuộc một trong ba loại hình sau đây: 34 Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng (1); Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại SGDCK hoặc Trung tâm Giao

34 Khoản 1 Điều 25 LCK 2006 dịch chứng khoán (2); (3) Công ty có cổ phiếu được ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên Với 3 loại hình này, có thể nhận thấy CTĐC chưa niêm yết là loại hình 1 và 3, CTĐC niêm yết là loại hình 2 Cả 3 loại hình theo LCK 2006 đều phải có website riêng, và trong đó đều phải có 1 mục riêng chuyên để CBTT cho cổ đông được biết nhằm đảm bảo tính “Đại chúng” cũng như quyền lợi của mọi cổ đông là ngang nhau - đều có thể tiếp cận được thông tin của công ty, đồng thời phải gửi kèm đến UBCKNN để báo cáo và công bố Tuy nhiên đối với loại hình 2 ngoài nghĩa vụ chung thì nhóm các CTĐC niêm yết còn phải thực hiện các nghĩa vụ báo cáo và CBTT cho SGDCK nơi mà công ty thực hiện niêm yết cổ phiếu, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ CBTT nâng cao, gắt gao hơn Do vậy, việc giám sát các CTĐC niêm yết được thực hiện với mức độ chặt chẽ với 2 cấp giám sát Chính vì điều này dẫn đến một thực trạng nhiều CTCP thành lập và công ty thực hiện cổ phần hóa thu đã thực sự trở thành những CTĐC với sự quan tâm lớn từ công chúng nhưng lại không có nghĩa vụ công bố những thông tin quan trọng cho nhà đầu tư một cách thường xuyên bởi các công ty này chưa niêm yết trên TTCK, do đó việc thực hiện CBTT chỉ dừng lại ở mức tuân thủ theo quy định chung Ngược lại các CTĐC niêm yết phải thực hiện nghĩa vụ này một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo chất lượng chứng khoán của chính mình. Để khắc phục tình trạng trên, các nhà làm luật đã có những sự điều chỉnh để đảm bảo và phát triển của TTCK Việt Nam, đầu tiên có thể kể đến là sự ra đời của hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niêm yết (Upcom) vào năm 2009 nhằm khuyến khích các CTĐC chưa niêm yết tham gia vào TTCK, sau một thời gian điều chỉnh ở mức độ khuyến khích tham gia thì hiện nay việc các CTĐC chưa niêm yết tham gia vào hệ thống Upcom đã trở thành nghĩa vụ bắt buộc có thể kể đến như Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 180/2015/TT-BTC quy định: Trong vòng một (01) năm kể từ ngày Thông tư có hiệu lực, công ty đã là CTĐC nhưng chưa niêm yết và CTĐC đã hủy niêm yết trước thời điểm Thông tư số 180/2015/TT-BTC có hiệu lực phải hoàn tất thủ tục đăng ký giao dịch trên sàn Upcom, và khi LCK 2019 ra đời, vấn đề này đã luật hoá theo đó hai loại hình CTĐC tại LCK 2019 gồm:

(i) CTCP có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ phải đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày UBCKNN xác nhận hoàn tất việc đăng ký Sau 02 năm kể từ ngày giao dịch đầu tiên trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, CTĐC có quyền nộp hồ sơ đăng ký niêm yết khi đáp ứng điều kiện niêm yết chứng khoán;

(ii) CTCP đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua đăng ký với UBCKNN theo quy định pháp luật phải đưa cổ phiếu vào niêm yết hoặc đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán ra công chúng.

Như vậy có thể thấy rằng quy định mới của LCK 2019 đặt ra nghĩa vụ tham gia vào TTCK đối với tất cả các CTĐC mà không loại trừ cá thể nào Nhờ đó tạo tiền đề kiểm tra, giám sát từ phía cơ quan quản lý, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của các CTĐC, thúc đẩy các CTĐC chưa niêm yết thường xuyên CBTT Ngoài ra đây còn chính là sự tiếp cận với thông lệ chung như chuẩn mực quốc tế của IOSCO và các nguyên tắc về QTCT được áp dụng phổ biến trên thế giới, các CTĐC có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi và các bên liên quan phải thực hiện việc CBTT thường xuyên về các sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Hiện nay, vấn đề CBTT của CBTT trên TTCK chủ yếu tiếp cận ở góc độ nghĩa vụ CBTT hơn là quyền của CTĐC trong hoạt động CBTT trên TTCK CTĐC có nghĩa vụ: (i) công bố đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin định kỳ, bất thường, theo yêu cầu về tình hình kinh doanh, QTCT, các vấn đề phát sinh có thể tác động đến giá chứng khoán,…; (ii) công bố nhanh chóng, dễ tiếp cận thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng từ truyền thống đến hiện đại, bằng ngôn ngữ rõ ràng, dễ hiểu, không gây nhầm lẫn; (iii) công bố đúng thời hạn với mốc thời gian được ấn định sẵn như hằng năm, hằng quý hay ngay trong ngày,… cụ thể hơn các quy định về nghĩa vụ CBTT của CTĐC sẽ được tác giả đi sâu phân tích tại Mục 2.3 của đề tài nghiên cứu.

2.1.2 Người công bố thông tin

Tuy nhiên, bản thân các CTĐC không thể tự mình thực hiện CBTT và cũng không phải ai trong CTĐC đều được CBTT mà phải thực hiện thông qua người đại diện có thẩm quyền, người đại diện theo ủy quyền Người đại diện có thẩm quyền là người sẽ thay mặt cho CTĐC công bố các thông tin theo quy định của điều lệ công ty và quy định của pháp luật Theo Thông tư số 96/2020/TT-BTC, CTĐC phải thực hiện nghĩa vụ CBTT thông qua

Cơ chế giám sát của cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền

Cơ quan quản lý thẩm quyền đối với hoạt động CBTT chính là UBCKNN, như đã đề cập ở nội dung trên theo Điều 9 Luật Chứng khoán 2019, UBCKNN với địa vị pháp lý là cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN có quyền liên quan đến CBTT như: Quản lý, giám sát hoạt động liên quan đến chứng khoán và TTCK của các tổ chức, cá nhân; Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Thực hiện thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và TTCK; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK; Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản khác thuộc phạm vi quản lý của UBCKNN Với vai trò giám sát, điều hành trong mối quan hệ giữa CTĐC và nhà đầu tư, UBCKNN có trách nhiệm đảm bảo TTCK là cuộc chơi công bằng đối với chủ thể tham gia, thông qua cơ chế giám sát giao dịch chứng khoán, nâng cao tính minh bạch, công bằng của thị trường, phát hiện giao dịch bất thường, bất cứ một hành vi gian lận không tuân thủ các quy định đã được đề ra đều phải chịu chế tài Một trong những công cụ để UBCKNN giám sát hoạt động của các CTĐC chính là thông qua

35 Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

36 Điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

37 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

38 Đỗ Thị Thu Hà, tlđd (16), tr.46 công tác kiểm tra tính đầy đủ, chính xác đối với các thông tin được công ty công bố ra thị trường, cũng chính từ quá trình này UBCKNN có sự chỉnh sửa, bổ sung kịp thời các quy định pháp luật phù hợp với thị trường, đồng thời có những giải pháp cụ thể nhằm phát triển TTCK minh bạch, bền vững.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 96/2020/TT-BTC khi CBTT trên các phương tiện của mình, CTĐC có nghĩa vụ báo cáo đầy đủ thông tin đã công bố với UBCKNN Việc báo cáo với UBCKNN của CTĐC không phải gửi bản giấy 39 để báo cáo UBCKNN mà thực hiện thông qua hệ thống IDS Plus (hệ thống CBTT của UBCKNN), theo đó “Việc CBTT của CTĐC qua Hệ thống IDS Plus được xác định đồng thời hoàn thành nghĩa vụ CBTT và nghĩa vụ báo cáo” 40 Sau khi nhận được thông tin công bố từ phía CTĐC, UBCKNN tiến hành kiểm tra, phê duyệt và đăng tải công khai trên hệ thống.Như vậy có thể thấy rằng qua cơ chế quản lý nghĩa vụ CBTT của CTĐC vừa giúp thực hiện chức quan giám sát, vừa tăng cường thêm một phương tiện CBTT để các chủ thể trên thị trường tiếp cận thông tin một cách đa dạng cũng như đầy đủ hơn.

Thực trạng quy định pháp luật về nghĩa vụ công bố thông tin của công ty đại chúng và đề xuất hoàn thiện

2.3.1 Nội dung thông tin công bố.

2.3.1.1 Thông tin tài chính của công ty.

Thông tin tài chính của công ty, mà tiêu biểu chính là BCTC có vai trò đặc biệt quan trọng đối với CTĐC lẫn nhà đầu tư bởi nó cung cấp một cách chi tiết tình hình tài chính, kết quả kinh doanh cũng như dòng tiền của công ty trong một khoảng thời gian nhất định Đối với chính CTĐC đây là cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn cho hoạt động kinh doanh cũng như đánh giá hiệu quả của chính sách, kế hoạch đã triển khai, từ đó có những điều chỉnh phù hợp Đối với nhà đầu tư đây được xem là “phiếu khám sức khoẻ” của công ty, từ đó nhà đầu tư có thể theo dõi, phân tích nhằm có những chiến lược, quyết định đầu tư hiệu quả.

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 96/2020/TT-BTC, CTĐC được yêu cầu CBTT định kỳ BCTC năm, BCTC bán niên với đầy đủ các báo cáo (báo cáo tình hình tài chính; báo cáo kết quả hoạt động; báo cáo lưu chuyển tiền tệ; thuyết minh BCTC;

39 Khoản 10 Điều 7 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

40 Điều 8 Quy chế hướng dẫn CTĐC sử dụng hệ thống CBTT của UBCKNN báo cáo khác theo quy định), phụ lục, thuyết minh theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp và được kiểm toán hoặc soát xét trước khi công bố là yêu cầu bắt buộc do đó Các kết quả nghiên cứu về báo cáo tài chính của CTĐC cho thấy tổ chức kiểm toán độc lập là chủ thể có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp đòi hỏi cao về minh bạch thông tin như CTĐC 41 Ngoài ra đối với những CTĐC có quan hệ công ty mẹ - công ty con do có sự liên quan về tài chính nên tuỳ trường hợp mà có những yêu cầu thực hiện như sau: (i) CTĐC là công ty mẹ của tổ chức khác, CTĐC phải công bố

02 báo cáo: BCTC năm của riêng và BCTC năm hợp nhất theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; (ii) CTĐC là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng phải công bố BCTC năm tổng hợp theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp; (ii) CTĐC là công ty mẹ của tổ chức khác, đồng thời là đơn vị kế toán cấp trên có đơn vị kế toán trực thuộc tổ chức bộ máy kế toán riêng, CTĐC phải công bố 02 báo cáo: BCTC tổng hợp và BCTC năm hợp nhất theo quy định pháp luật về kế toán doanh nghiệp 42

Thông thường, BCTC được công bố với kết quả kinh doanh tốt với mức lợi nhuận sau thuế lớn đồng nghĩa với việc các cổ đông sẽ được chia cổ tức cao hơn cùng với đó là giá cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với giá trị của doanh nghiệp, thích kích sự quan tâm cũng dòng đầu tư chảy vào mã chứng khoán của CTĐC đó, dẫn đến vào những “mùa báo cáo tài chính” trên thị trường luôn có những biến động rất lớn Cũng vì thế vấn đề trung thực trong BCTC là tâm điểm trong đánh giá tính công khai minh bạch của CTĐC, đặc biệt là sự xuất hiện của hiện tượng chênh lệch báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán. Theo dữ liệu của VietstockFinance, trên 3 sàn HOSE, HNX, UPCoM, tính đến ngày 10/04/2021 có tổng cộng 643 doanh nghiệp công bố BCTC kiểm toán có sự chênh lệch so với báo cáo tự lập Trong đó, 282 doanh nghiệp tăng lãi, 289 doanh nghiệp giảm lãi, 50 doanh nghiệp tăng lỗ, 18 doanh nghiệp giảm lỗ, 2 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ và

2 doanh nghiệp có lỗ chuyển lãi 43 Hai thực trạng phổ biến trên thị trường hiện nay:

(i) các CTĐC thực hiện việc giấu đi các khoản lỗ trong thời gian dài cho đến khi có BCTC kiểm toán: cụ thể những CTĐC này vẫn đưa ra công bố lãi và thực hiện kế hoạch tốt các quý I,II,III, nhưng đột nhiên đến khi báo cáo quý IV hay đến tận BCTC

41 Nguyễn Công Phương, Lâm Xuân Đào, “Các nhân tố ảnh hưởng đến sai phạm trong báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên TTCK”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 230, tháng 8/2016, tr 64

42 Điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

43 Tiên Tiên, “Bức tranh kiểm toán 2020: ‘Muôn hình vạn trạng’”, https://fili.vn/2021/04/buc-tranh- kiem-toan- 2020-8216muon-hinh-van-trang8217-737-845830.htm truy cập ngày 20/6/2021

34 năm được công bố, thì bất ngờ lợi công bố lỗ Nguyên nhân thường thấy chủ yếu các công ty này cố ý trong việc chậm trích lập dự phòng các khoản phải thu, giảm giá hàng tồn kho,… cũng như không hạch toán đầy đủ chi phí phát sinh vào các quý đầu năm và để dồn vào cuối năm tài chính Trong trường hợp khách quan không xuất phát từ phía công ty như sự sụt giảm của TTCK, biến động giá nguyên vật liệu, hàng hóa, hay thiên tai, dịch bệnh dẫn đến làm ăn thua lỗ, thì công ty cũng cần rút ra kinh nghiệm cho về việc hạch toán, dự đoán trích lập đầy đủ dự phòng cho các tổn thất ngay từ đầu năm và trong suốt quá trình kinh doanh, thay vì thiếu trách nhiệm và đẩy khoản dự phòng này về cuối năm Với những CTĐC cố ý thực hiện hành vi này thì mục đích chính yếu là đưa giá cổ phiếu của công ty lên thật cao, thu hút thị trường hoặc duy trì cho giá cổ phiếu không bị rớt giá nhanh, nhà đầu tư tin vào giá trị của chứng khoán qua đó nội bộ công ty hay đối tượng liên quan có thời gian bán tháo cổ phiếu với giá cao trước khi giảm giá cho làm ăn thua lỗ, hay kết quả không như nhà đầu tư kỳ vọng;

(ii) ngược lại với thực trạng trên nhiều CTĐC lại thực hiện việc che đi khoản lợi nhuận của mình bằng nhiều cách thức khác nhau như trích lập dự phòng giảm giá lớn hơn rất nhiều so với độ giảm thực tế của giá hàng tồn kho hay các khoản đầu tư, đặc biệt là các công ty bất động sản với nhiều dự án kinh doanh lớn thu vào lượng tiền khổng lồ nhưng lại đưa vào phần tạm thu mà không hạch toán vào khoản thu Như vậy đồng nghĩa là không thể tính đó lãi nhờ vì thế mà công ty có thể khoản lời, nhà đầu tư không thể có những quyết định đầu tư rõ ràng mà chỉ dựa vào những yếu tố không đảm bảo như là sự kỳ vọng nếu thực tế không như kỳ vọng thì thiệt hại chính nhà đầu tư phải chịu Lợi ích mà việc che dấu lợi nhuận chính là giúp các cổ đông chiến lược, người nội bộ có thể dễ dàng thu gom cổ phiếu với giá thấp để khi lợi nhuận được công bố giá cổ phiếu bùng nổ thì nhóm người này sẽ được hưởng lợi lớn nhất, còn nhà đầu tư nào chấp nhận rủi ro sẽ có thể tham gia nhưng đây sẽ không là đầu tư nữa mà trở thành một canh bạc Có thể như trường hợp của CTCP Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà ngày 30/3/2021 đã phải có văn bản giải trình với UBCKNN về vấn đề chênh lệch kết quả trước và sau kiểm toán: cụ thể tổng doanh thu thuần bán hàng năm 2020 trước kiểm toán là:

83.647.947.949 đồng so với tổng doanh thu thuần bán hàng năm 2020 sau kiểm toán là:87.672.504.218 đồng Lợi nhuận trước thuế năm 2020 trước kiểm toán là: 1.570.643.875 đồng so với lợi nhuận năm 2020 sau kiểm toán là: 4.245.476.877 đồng Lợi nhuận sau thuế năm 2020 trước kiểm toán là: 394.453.015 đồng so với lợi nhuận sau thuế năm 2020 sau kiểm toán là: 127.569.832 đồng 44 Nguyên nhân mà phía công ty đưa ra là do đơn vị kiểm toán yêu cầu xác nhận doanh thu của một số căn hộ ở 26 Liễu Giai Rõ ràng đã có những chênh lệch rất lớn từ phía công ty, tuy nhiên việc chênh lệch này chỉ dừng ở mức độ giải trình mà chủ thể chịu thiệt hại chính là các nhà đầu tư trên thị trường.

Hiện tượng chênh lệch trước và sau kiểm toán còn đặc biệt diễn ra ở các CTĐC có nhiều công ty con, nguyên nhân chính là do bộ máy hoạt động công ty phức tạp khiến việc lập báo cáo rất khó khăn, nhất là đối với những doanh nghiệp nhiều đơn vị con với nguyên nhân chính xuất phát tư cơ cấu tài chính phức tạp, tạo điều kiện thuận lợi giúp các CTĐC có nhiều công ty con “qua mặt” trong việc luân chuyển dòng tiền, giấu lãi, giấu lỗ cho công ty mẹ hay việc không chủ động trích lập các quỹ dự phòng có các dòng vốn đầu tư vào các công ty con…Có thể kể đến như đối với BCTC riêng lẻ của công ty mẹ lợi nhuận báo lãi, nhưng thực chất tại BCTC có lãi là do các chi phí đã được điều chuyển xuống cho các công ty con hay ngược lại sau khi các khoản lỗ từ công ty con được ghi nhận thì số lãi của chính công ty mẹ lại trở về âm, dẫn đến khi tình trạng trước và sau BCTC hợp nhất thì nhà đầu tư bất ngờ khi kết quả kinh doanh hoàn toàn bị đảo ngược Có thể đề cập đến Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, lợi nhuận sau thuế trong BCTC năm 2020 có sự chênh lệch trước và sau kiểm toán cụ thể lợi nhuận trước kiểm toán 3.136 tỷ đồng so với lợi nhuận sau kiểm toán toán 2.963 tỷ đồng Nguyên nhân doanh nghiệp này đưa ra là sư chênh lệch này chủ yếu do lợi nhuận phải thu về Công ty mẹ - Tập đoàn từ một số công ty TNHH MTV 100% vốn của tập đoàn giảm so với báo cáo trước kiểm toán 45

Ngoài việc công bố các BCTC, CTĐC còn phải công bố báo cáo kiểm toán của BCTC và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần đối với BCTC 46 Đây được xem là một nguồn thông tin có tính tham khảo cao cho nhà đầu tư về đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tuân thủ tính minh bạch của BCTC trước kiểm toán của các CTĐC Đồng thời, nếu có quyết định thay đổi kỳ kế toán, chính sách kế toán áp dụng (trừ trường hợp thay đổi chính sách kế toán áp dụng do thay đổi quy định pháp luật);

44 “Giải trình chênh lệch trước và sau kiểm toán báo cáo tài chính năm 2020”, https://www.bsc.com.vn/tin- tuc/tin-chi-tiet/773168 truy cập ngày 20/6/2021

45 “Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế năm 2020 trước và sau kiểm toán”, https://www.vcsc.com.vn/tin-chi- tiet/gvr giai-trinh-chenh-lech-loi-nhuan-sau-thue-nam-2020-truoc-va-sau- kiem-toan/393838, truy cập ngày 20/6/2021

46 Điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 96/2020/TT-BTC

36 thông báo doanh nghiệp kiểm toán đã ký hợp đồng kiểm toán BCTC năm hoặc thay đổi doanh nghiệp kiểm toán (sau khi đã ký hợp đồng); việc hủy hợp đồng kiểm toán đã ký phải được công bố trong 24 giờ 47

Trong nhiều trường hợp các vấn đề liên quan đến tài chính của CTĐC có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanh, trong khi thời gian thực hiện BCTC khá dài, chính vì thế không đảm bảo tính kịp thời của thông tin, có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư do đó pháp luật buộc CTĐC phải có những vụ CBTT bất thường đó trường hợp như: Quyết định mua, bán tài sản hoặc thực hiện các giao dịch có giá trị lớn hơn 15% tổng tài sản của công ty căn cứ vào BCTC năm gần nhất được kiểm toán hoặc BCTC 06 tháng gần nhất được soát xét Trường hợp CTĐC là công ty mẹ thì căn cứ vào BCTC hợp nhất.

2.3.1.2 Thông tin về thực hiện quyền cổ đông trong công ty.

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w