1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá Luận Xung Đột Quyền Giữa Nhãn Hiệu Và Tên Miền.doc

101 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền
Tác giả Mai Đại Dương
Người hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Trọng Luận
Trường học Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,68 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM (15)
    • 1.1 Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu (15)
      • 1.1.1 Khái niệm nhãn hiệu (15)
      • 1.1.2 Đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu (17)
        • 1.1.2.1 Đặc điểm của nhãn hiệu (17)
        • 1.1.2.2 Chức năng của nhãn hiệu (19)
      • 1.1.3 Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu (20)
        • 1.1.3.1 Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được (21)
        • 1.1.3.2 Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt (23)
      • 1.1.4 Xác lập quyền đối với nhãn hiệu (25)
        • 1.1.4.1 Căn cứ xác lập quyền đối với nhãn hiệu (25)
        • 1.1.4.2 Trình tự, thủ tục xác lập quyền đối với nhãn hiệu (26)
      • 1.1.5 Nội dung quyền đối với nhãn hiệu (29)
    • 1.2 Những vấn đề lý luận về tên miền (32)
      • 1.2.1 Khái niệm tên miền (32)
      • 1.2.2. Phân loại tên miền (34)
      • 1.2.3 Đặc điểm và vai trò của tên miền (38)
        • 1.2.3.1 Đặc điểm của tên miền (38)
        • 1.2.3.2 Vai trò của tên miền (39)
      • 1.2.4 Nguyên tắc và thủ tục đăng ký tên miền (40)
        • 1.2.4.1 Nguyên tắc đăng ký tên miền (40)
        • 1.2.4.1 Thủ tục đăng ký tên miền (42)
      • 1.2.5 Nội dung quyền đối với tên miền (43)
    • 1.3 Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền (45)
      • 1.3.1 Về dấu hiệu được bảo hộ (45)
      • 1.3.2 Về đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu và tên miền (46)
      • 1.3.3 Về quyền đối với nhãn hiệu và tên miền (47)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT (49)
    • 2.1 Thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam (49)
      • 2.1.1 Khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (49)
      • 2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (50)
      • 2.1.3 Các dạng tranh chấp liên quan đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (57)
    • 2.2 Một số giải pháp nhằm giải quyết xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền (68)
      • 2.2.1 Yêu cầu chung đối với các giải pháp (68)
      • 2.2.2 Các giải pháp cụ thể (68)
  • PHỤ LỤC (2)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu

Từ hàng ngàn năm trước công nguyên, các thợ thủ công thời La Mã cổ đại đã tích cực xây dựng thương hiệu, đặt tên, gắn các dấu hiệu với sự chăm chút, tỉ mỉ để nhận dạng lên các sản phẩm như chén dĩa, ống dẫn nước và đạn chì cho súng cao su 12 Qua đó, có thể thấy, việc “đánh dấu” các dấu hiệu để phân biệt sản phẩm của người này, tổ chức này so với sản phẩm của người khác, tổ chức khác đã được chú ý từ rất sớm Sự “đánh dấu” đó ngày càng trở nên phổ biến song song với sự phát triển của thương mại hàng hóa Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các cá nhân tổ chức ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết Ngày nay, để phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức này với cá nhân, tổ chức khác, người sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã sử dụng các dấu hiệu mang tính phân biệt được gọi là “nhãn hiệu”.

Theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “A trademark is a sign capable of distinguishing the goods or service of one enterprise from those of enterprises 13 ” Khái niệm này tạm dịch là “Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ giống nhau hoặc tương tự của cơ sở kinh doanh này

12 Frances D’emilio, “Exhibit explores ancient Roman ‘designer’ labels, trademarks”, https://www.sandiegouniontribune.com/sdut-exhibit-explores-ancient-roman-designer-labels-2016jun16- story.html , truy cập ngày 31/5/2021.

13 https://www.wipo.int/trademarks/en/ , truy cập vào ngày 31/5/2021. với các cơ sở kinh doanh khác” Đây là khái niệm được coi là chung nhất, mang tính khái quát nhất của nhãn hiệu Còn theo Hiệp định TRIPS 14 thì nhãn hiệu là “bất kỳ một dấu hiệu, hoặc một tổ hợp nào các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa Các dấu hiệu đó, đặc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình hoạ và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hoá Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng, các Thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng 15 ” Nếu như WIPO đưa ra khái niệm về nhãn hiệu một cách khái quát, thì khái niệm về nhãn hiệu của Hiệp định TRIPS theo cách liệt kê các dấu hiệu một cách rõ ràng, đặc biệt là liệt kê nhấn mạnh các dấu hiệu nhìn thấy được và sự kết hợp của các dấu hiệu đó.

Như vậy, theo Hiệp định TRIPS thì việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng ký làm nhãn hiệu hay không là căn cứ vào mục đích sử dụng và tính phân biệt của các dấu hiệu đó Đây cũng là cách tiếp cận mang tính phổ biến của nhiều quốc gia khi đưa ra khái niệm về nhãn hiệu trong pháp luật của mình, hình thành nên một cách hiểu chung tương đối thống nhất về nhãn hiệu 16 Đạo luật về Nhãn hiệu của Nhật Bản có định nghĩa về nhãn hiệu như sau:“Nhãn hiệu trong đạo luật này có nghĩa là, trong số những nhãn hiệu mà mọi người có thể nhận ra, bất kỳ ký tự, hình vẽ, dấu hiệu hoặc hình dạng hoặc màu sắc ba chiều nào, hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của chúng; âm thanh hoặc bất kỳ thứ gì khác được quy định bởi Nội lệnh (sau đây được gọi là “dấu hiệu”): (i) được một người sử dụng liên quan đến hàng hóa mà người đó sản xuất, chứng nhận hoặc chuyển nhượng trong hoạt động kinh doanh của họ; hoặc là; (ii) Được một người sử dụng liên quan

14 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994, có hiệu lực pháp lý đối với Việt Nam từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007.

15 Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPS Bản dịch Tiếng Việt trên trang web của Thư viện Pháp luật: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Hiep-dinh-khia-canh-lien-quan-toi-thuong-mai-cua-Quyen- so-huu- tri-tue-1994-12722.aspx, truy cập ngày 31/5/2021.

16 Nguyễn Thị Thủy (2018), Bảo hộ nhãn hiệu theo pháp luật sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, trang 7. đến các dịch vụ mà người đó cung cấp hoặc chứng nhận là hoạt động kinh doanh của họ (ngoại trừ những dịch vụ được cung cấp ở mục trước)” 17

Theo Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thì khái niệm về nhãn hiệu được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hóa được cấu thành bởi các dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một người với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác, bao gồm từ ngữ, tên người, hình, chữ cái, chữ số, tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình hoặc hình dạng của bao bì hàng hóa Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận 18 ”.

Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì nhãn hiệu được định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức cá nhân khác nhau 19 ” Đây là quy định khái niệm mang tính khái quát và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Khái niệm không chỉ ra các yếu tố được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu nhưng điều này được cụ thể hóa tại Điều 72 Luật SHTT như sau:“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1 Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;

2 Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”.

Nhìn chung, khái niệm về nhãn hiệu của Việt Nam cũng có các nét tương đồng so với định nghĩa về nhãn hiệu của các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới Cụ thể, nhãn hiệu là dấu hiệu mang tính phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu so với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác.

1.1.2 Đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu

1.1.2.1 Đặc điểm của nhãn hiệu

17 Nguyên văn khoản 1 Điều 2 Luật Nhãn hiệu Nhật Bản số 121 ngày 13 tháng 4 năm 1959 Luật này được đăng trên trang web: http://www.japaneselawtranslation.go.jp/law/detail_main?re=&vm&id047 , truy cập ngày 01/6/2021.

18 Khoản 1 Điều 6 Chương II Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ngày 13 tháng 7 năm 2000.

19 Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

Từ khái niệm trên của nhãn hiệu, có thể rút ra được một số đặc điểm của nhãn hiệu như sau:

Thứ nhất, nhãn hiệu phải được cấu tạo nên từ một dấu hiệu hoặc tập hợp các dấu hiệu Thật vậy, không một nhãn hiệu nào được bảo hộ mà lại không chứa một dấu hiệu hoặc là một tập hợp các dấu hiệu nào đó Các dấu hiệu đó hiện nay rất đa dạng, được chia là hai dạng chính là dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu truyền thống (traditional trademark) và dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu phi truyền thống (non- traditional trademark) Dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu truyền thống thường được sử dụng như: ký tự, tên, từ ngữ, số, bản vẽ, hình ảnh, hình dạng, màu sắc, nhãn hoặc bất kỳ sự kết hợp nào của những dấu hiệu này Đây là các dấu hiệu được sử dụng để làm nhãn hiệu đã có từ lâu đời Còn đối với nhãn hiệu phi truyền thống được kể đến có thể là màu đơn sắc, dấu hiệu không gian ba chiều (hình dạng của sản phẩm hoặc bao bì), hình ảnh chuyển động, hình ảnh ba chiều khi có ánh sáng thích hợp (holograms), âm thanh, mùi, cử chỉ, dấu hiệu xúc giác (cảm giác hoặc xúc giác) và dấu hiệu chất lỏng/ dấu hiệu thay đổi 20 Muốn bảo hộ các dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu phi truyền thống đòi hỏi các quốc gia phải có trình độ khoa học công nghệ cao cũng như trình độ quản lý cao, do đó, việc bảo hộ các dấu hiệu này với danh nghĩa nhãn hiệu đang còn rất hạn chế ở các quốc gia đang phát triển.

Thứ hai, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của cá nhân, tổ chức Đây là đặc điểm quan trọng đồng thời cũng thể hiện vai trò của nhãn hiệu Khả năng phân biệt của nhãn hiệu đã tạo nên sự khác biệt của hàng hóa, dịch vụ của chủ thể sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ này với chủ thể hàng hóa, cung cấp dịch vụ khác Khi sử dụng một hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu của người cung cấp, khách hàng sẽ phân định được đâu là nhà cung cấp sản phẩm mà mình sử dụng so với các nhà cung cấp khác Điều này có nghĩa là nhãn hiệu sẽ giúp khách hàng chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm, dịch vụ mà mình sử dụng Từ đó, cùng với nhãn hiệu, chính khách hàng sẽ là người có khả năng phân biệt hàng hóa dịch vụ của cá nhân, tổ chức.

20 WIPO, Making A Mark – An intridution to Trademarks for Small and Medium-sized Enterprises (2006), trang8.

Thứ ba, một đặc điểm cần phải lưu ý đối với nhãn hiệu không được thể hiện trong khái niệm của nhãn hiệu đó là nhãn hiệu chỉ được giới hạn bảo hộ trong một không gian nhất định (quốc gia/ lãnh thổ) và phạm vi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu đó Cụ thể là khi đăng ký nhãn hiệu, chủ thể đăng ký phải chỉ ra rằng nhãn hiệu mình đăng ký bảo hộ cho nhóm sản phẩm, dịch vụ nào Trừ nhãn hiệu nổi tiếng ra, người nộp đơn đăng ký bảo hộ cho lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ nào nếu được chấp nhận thì chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực đó Việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia mà người đăng ký nộp đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu Nếu muốn được bảo hộ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia sở tại thì người đăng ký phải nộp đơn đến quốc gia nơi muốn được bảo hộ hoặc nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ.

1.1.2.2 Chức năng của nhãn hiệu

Những vấn đề lý luận về tên miền

Tên miền (tên tiếng anh là Domain Names) là một khái niệm khá phổ biến trong thời kỳ bùng nổ của Internet hiện nay Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có định nghĩa về tên miền như sau: “Domain names are the human-friendly forms of the

Internet addresses, and are commonly used to find website 51 ” Tạm dịch định nghĩa này thì “Tên miền là tên quen thuộc của các địa chỉ Internet và thường được sử dụng để tìm kiếm các website” Sở dĩ gọi tên miền là tên thân thuộc của các địa chỉ Internet là vì nguyên gốc của tên miền là các dãy số cực kỳ khó nhớ (gọi là Internet

50 Điểm b khoản 1 Điều 95 Luật SHTT.

51 WIPO, “Frequently asked Questions: Internet Domain Names”, https://www.wipo.int/amc/en/center/faq/domains.html#:~:text=The%20domain%20name%20system%20is,ph ysical%20point%20on%20the%20Internet , truy cập ngày 02/6/2021.

Protocol numbers, gọi tắt là IP) Ví dụ, địa chỉ IP của bkns.com là 123.30.174.6 52 , thay vì phải nhớ những con số dài dòng và nhập số đó vào thanh công cụ tìm kiếm trên mạng Internet, người sử dụng chỉ cần nhớ tên miền bkns.com là có thể đi đến trang web của bkns một cách dễ dàng. Để kết nối được với mạng Internet và chia sẻ dữ liệu trên toàn thế giới, mỗi thiết bị kết nối Internet đều phải có một địa chỉ IP cụ thể 53 Và cách mà các thiết bị đó có thể tìm thấy nhau trên Internet đó chính là thông qua một chuỗi số (IP) được gắn trên mối thiết bị khác nhau Tuy nhiên, bởi vì số lượng thiết bị kết nối Internet trên toàn cầu là rất lớn, kéo theo đó là các dãy số này rất dài Chúng ta khó có thể nhớ được những danh sách dài các con số, vì vậy, hệ thống tên miền đã sử dụng các chữ cái thay vì các con số, sau đó liên kết với các con số đó một cách chính xác nhất để làm địa chỉ dẫn đến thiết bị đó 54 Tương tự như vậy đối với mỗi trang web trên Internet đều có một địa chỉ IP Thay cho dãy số địa chỉ IP dài dòng, mỗi địa chỉ IP của trang web sẽ được gắn với một tên dưới dạng chữ, chẳng hạn địa chỉ IP của trang web Facebook có tên miền là facebook.com 55 , địa chỉ IP của Google có tên miền là google.com 56 Tên miền này cho phép các thiết bị kết nối mạng Internet nhận diện và kết nối hàng triệu các thiết bị khác, cho phép sử dụng các dịch vụ trên mạng như email, web và truyền tải, chia sẻ dữ liệu.

Ngoài khái niệm trên về tên miền của WIPO, còn có nhiều khái niệm về tên miền khác Chẳng hạn, theo Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ quốc tế 57 (sau đây viết tắt là ICANN) thì “tên miền là địa chỉ của một cá nhân hoặc một tổ chức trên Internet. Đó là nơi mà người khác có thể tìm thấy bạn trên đó và cũng có thể trở thành định danh trực tuyến của bạn 58 ” Một khái niệm về tên miền khác của Trung tâm

52 https://www.bkns.vn/ten-mien.html , truy cập ngày 02/6/2021.

53 Beginner’s Guide: What is a Domain Name and How do Domains Work?, https://www.wpbeginner.com/beginners-guide/beginners-guide-what-is-a-domain-name-and-how-do- domains- work/ , truy cập ngày 02/6/2021.

54 ICANN, “What Does ICANN Do?”, https://www.icann.org/resources/pages/what-2012-02-25-en , truy cập ngày 02/6/2021.

55 https://www.facebook.com/ , truy cập ngày 02/6/2021.

56 https://www.google.com/ , truy cập ngày 02/6/2021.

57 Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ Internet quốc tế - Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) được thành lập vào năm 1998, https://en.wikipedia.org/wiki/ICANN , truy cập ngày 03/7/2021.

58 ICANN, “Beginner’s Guide to Domain Names”, https://www.icann.org/en/system/files/files/domain-names- beginners-guide-06dec10-en.pdf , truy cập ngày 02/6/2021.

Internet Việt Nam 59 (sau đây viết tắt là VNNIC) là:“Tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (word by word) từ tiếng Anh (Domain Name) Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các dạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.

Mỗi địa chỉ bằng chữ cái này phải tương ứng với một địa chỉ IP dạng số 60 ” Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam thì tên miền là “tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bằng dấu chấm 61 ”.

Nhìn chung, tên miền giống như địa chỉ của một ngôi nhà 62 , giúp nhận dạng vị trí của một trang web trên mạng Internet Từ một loạt các khái niệm trên, cho thấy rằng khái niệm về tên miền chỉ cho biết tên miền là định danh cho thiết bị, máy chủ, mà không thể chỉ ra được bản chất của tên miền hiện đại trong môi trường Internet toàn cầu là công cụ quảng bá cho doanh nghiệp Trong thời đại phát triển 4.0 hiện nay, việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trực tuyến ngày càng phổ biến hơn bao giờ hết Từ đó, kéo theo tầm quan trọng của tên miền lên một tầm cao mới trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ Tên miền không chỉ là địa chỉ định danh của các máy chủ trên mạng Internet mà còn là công cụ để quảng bá kinh doanh, là đường dẫn để khách hàng và người cung cấp hàng hóa dịch vụ thực hiện những giao dịch trực tuyến Vậy nên, việc đăng ký tên miền để quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ và tiến hành các hoạt động thương mại trong môi trường Internet là hết sức cần thiết lúc này Kéo theo đó là hệ quả ngày càng có nhiều tranh chấp giữa tên miền và nhãn hiệu Do đó, việc làm rõ mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu từ đó giải quyết xung đột giữa hai đối tượng này là điều cần phải tiến hành ngay lúc này.

Trước khi tìm hiểu về các loại tên miền, tác giả sẽ đi tìm hiểu về cấu trúc của tên miền, vì hiện nay, tên miền được phân loại theo tiêu chí về cấu trúc Hơn nữa,

59 Trung tâm Internet Viêt Nam (VNNIC) là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, được thành lập ngày 28/04/2000, https://www.vnnic.vn/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-vnnic , truy cập ngày 03/7/2021.

60 VNNIC, “Định nghĩa tên miền”, Hệ thống tên miền | Vietnam Internet Network Information Center (VNNIC) , truy cập ngày 02/6/2021.

61 Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.

62 Vincent Do (2021), “Tên miền là gì? Giải thích toàn bộ từ a đến z về Domain Name”, https://gtvseo.com/domain- la-gi/ , truy cập ngày 02/6/2021. thông qua cấu trúc của tên miền, chúng ta sẽ biết được thành phần cấu tạo nên tên miền, từ đó thấy được nhãn hiệu sẽ nằm ở vị trí nào của tên miền Tên miền gồm nhiều thành phần cấu tạo nên, cách nhau bởi dấu chấm (.) nhưng cấu trúc của tên miền tối thiểu phải có hai cấp: cấp cao nhất và cấp 2 Ngoài ra, tên miền còn có thể có các cấp khác như cấp 3, cấp 4, cấp 5 đến cấp n 63 Một điều đáng chú ý là tên miền hiện nay có thể có tới 128 cấp 64

Lấy một ví dụ về tên miền của Trung tâm Internet Việt Nam là vnnic.vn có hai thành phần Phần thứ nhất là “vnnic” là tên của máy chủ Phần thứ hai là “vn” là tên miền cấp cao nhất dành riêng cho quốc gia Việt Nam Như vậy tên miền này có hai cấp Tên miền không cần phải bắt đầu bằng “http://” hoặc “http://www ” vì đây là thành phần chung áp dụng cho tất cả tên miền 65 Một ví dụ khác để thấy rõ hơn về thành phần của tên miền liên quan đến nhãn hiệu, chẳng hạn như tên miền samsung.com của thương hiệu Samsung có nhãn hiệu mang tên Samsung được bảo hộ tại Việt Nam Như vậy, có thể thấy, thành phần thứ hai (cấp hai) của tên miền đứng trước “.com” sẽ là thành phần có dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được hộ Tuy nhiên, nếu có một tên miền “samsung.com.vn” thì lúc này thành phần thứ ba (cấp ba) của tên miền đứng trước com.vn mới là thành phần mang dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được hộ Như vậy, về cơ bản, có thể nói rằng tên miền có hai thành phần:

+Tên (là một cấp trong tên miền, hiện nay đa số được thể hiện ở cấp 2): Gồm các ký tự Latin từ a đến z (không phân biệt viết hoa, viết thường); các số từ 0 đến 9; và được chứa dấu “-“ nhưng không được bắt đầu hoặc kết thúc một cấp với ký tự này 66

Mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền

1.3.1 Về dấu hiệu được bảo hộ Đối với nhãn hiệu, như đã phân tích, để một dấu hiệu được bảo hộ dưới phải thỏa mãn hai điều kiện là dấu hiệu nhìn thấy được và dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt Trong các dấu hiệu nhìn thấy được về cơ bản đó là chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên Trong các dấu hiệu trên thì dấu hiệu chữ cái và từ ngữ là hai dấu hiệu có sự liên quan đến tên miền Bởi vì tên miền được cấu tạo từ nhiều thành phần cách nhau bởi các dấu chấm “.”, các dấu chấm này ngăn cách các cấp của tên miền, tên miền có thể có nhiều cấp nhưng phải có ít nhất một cấp (trừ cấp cao nhất) có khả năng phân biệt Cấp tên miền có khả năng phân biệt này được tạo thành từ các chữ cái, từ ngữ Để tạo ra khả năng phân biệt của tên miền, đảm bảo được tính duy nhất của tên miền trong môi trường Internet, các doanh nghiệp thường có xu thế lấy nhãn hiệu làm thành phần có tính phân biệt của tên miền 102 Có thể lấy ví dụ như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Điện tử Samsung có nhãn hiệu Samsung lấy tên miền là samsung.com 103 Một ví dụ khác như công ty Dell Inc có nhãn hiệu như hình ảnh bên dưới có tên miền là dell.com 104

100 Điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT.

101 Điểm d khoản 3 Điều 12 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

102 Nguyễn Thị Hồng Linh, tlđd (63), trang 38.

103 https://www.samsung.com/vn/ , truy cập ngày 07/6/2021.

104 https://www.dell.com/ , truy cập ngày 07/6/2021.

Từ ví dụ trên thì có thể nhận định rằng nhãn hiệu có thể là một bộ phận của tên miền hoặc ngược lại, tên miền có thể là một bộ phận của nhãn hiệu như từ ví dụ của nhãn hiệu Dell Ưu điểm của mối liên hệ này là giúp người dùng, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm nhãn hiệu trên môi trường Internet, từ đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như người đăng ký sử dụng tên miền.

Như vậy, về dấu hiệu được bảo hộ, thì tên miền và nhãn hiệu có mối liên hệ mật thiết với nhau vì đều có thể được cấu tạo từ các từ ngữ, chữ cái.

1.3.2 Về đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu và tên miền Đối với nhãn hiệu, khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, tổ chức là một trong những đặc điểm cũng như chức năng quan trọng hàng đầu của nhãn hiệu Còn tên miền với chức năng là định danh địa chỉ Internet của chủ thể đăng ký sử dụng, trong môi trường Internet cũng thể hiện chức năng phân biệt các chủ thể trong môi trường Internet Với đặc điểm mỗi tên miền luôn là duy nhất của mình, tên miền thể hiện rõ chức năng phân biệt các chủ thể sử dụng tên miền đó hơn bao giờ hết Nói rộng ra trong môi trường kinh doanh thì tên miền còn giúp các khách hàng nhận biết được đâu là chủ thể sử dụng tên miền đó để hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet Nếu xét nhãn hiệu trong một quốc gia và ngành nghề, lĩnh vực hoạt động cụ thể thì nhãn hiệu cũng mang tính duy nhất trong lĩnh vực, ngành nghề trong phạm vi quốc gia đó.

Tiếp đến là chức năng thông tin của nhãn hiệu và tên miền cũng chứng minh cho mối liên hệ mật thiết giữa nhãn hiệu và tên miền Từ nhãn hiệu, khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu về thông tin của sản phẩm, dịch vụ của chủ thể sở hữu nhãn hiệu

105 Thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ về Nhãn hiệu, http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WHitList.php , truy cập ngày07/6/2021. đó Việc này thuận tiện hơn rất nhiều nếu nhãn hiệu là một phần của tên miền hoặc ngược lại tên miền là một phần của nhãn hiệu, điều này sẽ giúp khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn về thông tin của sản phẩm, dịch vụ thông qua môi trường Internet Hơn nữa, việc quảng cáo thông qua môi trường Internet hiện nay cũng đang phát triển mạnh mẽ khi mà số lượng người sử dụng Internet chỉ riêng ở Việt Nam đạt 68 triệu người so với dân số 90 triệu người vào năm 2019 106 Điều này khiến cho việc sở hữu một tên miền có chứa nhãn hiệu là hết sức cần thiết để khách hàng có thể thuận tiện tìm kiếm cũng như truy cập vào trang web của nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ đó.

Trên đây là mối liên hệ thứ hai về đặc điểm và chức năng của nhãn hiệu và tên miền Có thể thấy tên miền và nhãn hiệu có những đặc điểm và chức năng mang tính tương tác, hỗ trợ nhau rất nhiều trong môi trường kinh doanh hiện nay.

1.3.3 Về quyền đối với nhãn hiệu và tên miền

Như đã phân tích về nội dung quyền đối với nhãn hiệu và quyền đối với tên miền, thì chủ sở hữu nhãn hiệu và chủ thể đăng ký tên miền đều có quyền sử dụng hai đối tượng này Tuy phạm vi sử dụng là không giống nhau vì bản chất của tên miền và nhãn hiệu là khác nhau, nhưng đây cũng được xem là mối liên hệ giữa nhãn hiệu và tên miền Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn được định đoạt tên miền bằng cách chuyển giao quyền sở hữu Tương tự đối với tên miền, chủ thể đăng ký tên miền nếu không còn nhu cầu sử dụng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền cho chủ thể khác.

Từ các mối liên hệ trên cho thấy nhãn hiệu và tên miền có mối quan hệ mật thiết với nhau Tuy nhiên, cũng chính vì có những mối liên hệ mật thiết như vậy nhưng lại không được điều chỉnh bởi một văn bản quy phạm pháp luật và có nhiều điểm mâu thuẫn về dấu hiệu, phạm vi bảo hộ dẫn tới các xung đột về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền sẽ được phân tích trong phần tiếp theo của đề tài dựa trên những mối liên hệ cũng như đặc điểm, chức năng, quyền đối với nhãn hiệu và tên miền.

106 Adsota, “Vietnam Digital Advertising Report (2019, trends for 2020”,https://www.slideshare.net/AdsotaAds/vietnam-digital-advertising-report-2019-228704700 , truy cập ngày07/6/2021.

Trong chương một, tác giả đã đi vào phân tích những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền, hai đối tượng quan trọng của đề tài xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền.

Chương một có ba vấn đề chính, vấn đề thứ nhất là lý luận về nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam bao gồm các nội dung về khái niệm nhãn hiệu, đặc điểm, chức năng của nhãn hiệu trong đời sống, sản xuất, kinh doanh và việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu Tiếp đến là phân tích được quyền đối với nhãn hiệu Song song với vấn đề thứ nhất là vấn đề thứ hai, đối tượng còn lại của đề tài đó là những vấn đề lý luận về tên miền theo pháp luật Việt Nam Nội dung lý luận về tên miền bao gồm khái niệm, phân loại tên miền, đặc điểm, vai trò của tên miền trong môi trường Internet cũng như trong môi trường kinh doanh hiện nay Tiếp đó là phân tích về nguyên tắc đăng ký và thủ tục đăng ký đối với tên miền, cuối cùng là phân tích được quyền đối với tên miền Từ những vấn đề trên, tác giả đã khái quát, chứng minh được mối liên hệ mật thiết giữa nhãn hiệu và tên miền, đây là vấn đề thứ ba của chương một.

Cả ba vấn đề trên đều mang tính lý luận, khái quát, làm bước đệm cho việc xác định nguyên nhân dẫn tới xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền Từ việc xác định được nguyên nhân, vấn đề đưa ra giải pháp để giải quyết thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền sẽ mang tính thực tế hơn.

THỰC TRẠNG XUNG ĐỘT QUYỀN GIỮA NHÃN HIỆU VÀ TÊN MIỀN TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT

Thực trạng xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam

2.1.1 Khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền

Mặc dù vấn đề về xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền đã được đề cập từ lâu trong các bài viết nghiên cứu pháp lý, nhưng cho đến hiện nay, vẫn chưa có một tác giả nào đưa ra khái niệm “xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền” là gì. Cụm từ “xung đột quyền” từng xuất hiện trong bài viết “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại” 107 Trong bài viết trên, tác giả cho rằng xung đột quyền trong việc bảo hộ hai đối tượng trên là khi “doanh nghiệp đã lấy chính tên thương mại của mình để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Và vì nhiều lý do khác nhau, có rất nhiều trường hợp tên thương mại của một doanh nghiệp trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại và/hoặc nhãn hiệu được bảo hộ của chủ thể khác” Như vậy, bài viết đã chỉ ra được nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại, nhưng không chỉ ra như thế nào là “xung đột quyền” nói chung hay như thế nào là “xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại” nói riêng.

Trong một bài viết mang tên “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền” của tác giả Diệp Thị Thanh Xuân 108 , tác giả cho rằng “có thể hiểu xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa xảy ra khi có một hay nhiều dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhau của các chủ thể khác nhau, được đăng ký/sử dụng với hai tư cách khác nhau là nhãn hiệu và tên miền” Một lần nữa, chúng ta vẫn chưa có được khái niệm như thế nào là xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền Tuy nhiên, từ nhận định trên, có thể hiểu rằng xung đột là những mâu thuẫn, bất hòa hay theo định nghĩa Đại từ điển tiếng Việt mà tác giả dẫn chiếu trong bài thì xung đột

107 Lê Thị Nam Giang (2013), “Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu giữa nhãn hiệu và tên thương mại” , Tạp chí khoa học pháp lý, số 03/2013, Xung đột quyền trong bảo hộ nhãn hiệu và tên thương mại (hcmulaw.edu.vn) , truy cập ngày 03/7/2021.

108 Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền, Tạp chí khoa học Công nghệ Việt Nam”, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3776/xung-dot-giua-nhan-hieu-va-ten-mien.aspx , truy cập ngày 10/6/2021.

“là tranh chấp, chống đối nhau do có sự trái ngược hoặc mâu thuẫn gay gắt về một vấn đề nào đó” Còn khái niệm về “quyền” thì được hiểu là “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” 109 Từ những khái niệm trên, có thể rút ra được khái niệm xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền là những mâu thuẫn, bất hòa về quyền của các chủ thể trong quá trình đăng ký bảo hộ/đăng ký sử dụng và sử dụng nhãn hiệu, tên miền Khái niệm này cho thấy xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền không chỉ xảy ra khi đăng ký, sử dụng tên miền mà xung đột quyền còn có thể xảy ra trước khi có việc đăng ký xác lập quyền.

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền

Từ những vấn đề lý luận chung về nhãn hiệu và tên miền trong Chương 1, có thể thấy nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền xuất phát từ điều kiện để được bảo hộ, nguyên tắc đăng ký, phạm vi bảo hộ cũng như nội dung quyền đối với tên miền và nhãn hiệu Ngoài ra còn có nguyên nhân từ việc chưa có sự kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo hộ hai đối tượng là nhãn hiệu và tên miền ở Việt Nam Đó là các nguyên nhân khách quan nhìn từ góc độ chủ thể đăng ký sử dụng tên miền/đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Còn nguyên nhân chủ quan từ phía các chủ thể này chính là sự lơ là trong việc bảo hộ nhãn hiệu cũng như đăng ký sử dụng tên miền trong thời đại số hiện nay Các nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa tên miền và nhãn hiệu sẽ được tác giả phân tích cụ thể sau đây. Đối với nguyên nhân thứ nhất, về điều kiện để được bảo hộ Như đã phân tích trong phần 1.3.1 thì cả tên miền và nhãn hiệu đều có thể được tạo nên từ những chữ cái, từ ngữ Đây là mối liên hệ giữa nhãn hiệu với tên miền nhưng cũng đồng thời là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền Mặc dù có mối liên hệ mật thiết với nhau, thậm chí có thể là trùng nhau nhưng điều kiện để được bảo hộ đối với hai đối tượng này có sự khác biệt rất lớn Đối với tên miền, vì mang tính duy nhất trên toàn cầu nên điều kiện để được đăng ký sử dụng nhìn chung rất đơn giản như đã phân tích tại phần 1.2.4.1 về nguyên tắc đăng ký tên miền đó chính là tên miền được đăng ký chưa có chủ thể nào đăng ký tại thời điểm đăng ký tên miền Hay nói cách

109 Hoàng Phê (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung Tâm từ điển học, Hà Nội. khác, tên miền chỉ cần không trùng với những tên miền được đăng ký thì các chủ thể sẽ có quyền đăng ký sử dụng.

Ngược lại với sự đơn giản về điều kiện bảo hộ đối với tên miền đó chính là sự phức tạp về điều kiện đối với nhãn hiệu như đã phân tích tại mục 1.1.3 Ngoài điều kiện là dấu hiệu nhìn thấy được như đã chỉ ra trong mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu thì còn có điều kiện thứ hai là dấu hiệu đó “phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” Cần phải lưu ý rằng đây cũng có thể được coi là một điều kiện khi đăng ký sử dụng tên miền, tuy nhiên, như đã phân tích, tên miền có tính duy nhất nên bản thân tên miền muốn được đăng ký sử dụng thì đã phải có tính phân biệt chủ thể đăng ký sử dụng, điều này có nghĩa là hai chủ thể không thể cùng đăng ký sử dụng một tên miền Điểm khác biệt ởđây chính là trong khi tên miền mang tính duy nhất, không bao giờ trùng nhau thì nhãn hiệu có thể trùng nhau, tương tự nhau miễn là có khả năng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác Cụ thể hơn là có thể xảy ra trường hợp dấu hiệu tạo nên nhãn hiệu xuất hiện ở nhiều nhãn hiệu khác nhau được đăng ký cho các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau nhưng lại chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất Chính vì điều này đã dẫn đến sự phức tạp khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong khi đó đăng ký sử dụng tên miền thì lại đơn giản hơn rất nhiều Như đã nói, chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất, nhưng lại có rất nhiều tên miền cấp một khác nhau vì phạm vi về không gian đối với tên miền là toàn thế giới và tính duy nhất của tên miền cũng là tương đối Vấn đề này sẽ được phân tích kỹ ở phần nguyên nhân dẫn đến xung đột quyền giữa nhãn hiệu và tên miền về phạm vi bảo hộ.

Nguyên nhân thứ hai là về nguyên tắc đăng ký, cả hai đối tượng nhãn hiệu và tên miền tại Việt Nam đều được bảo hộ theo nguyên tắc “first come, first serve”,nguyên tắc này đòi hỏi sự đăng ký bảo hộ/ đăng ký sử dụng đầu tiên Tranh chấp sẽ xảy ra khi chủ thể sở hữu nhãn hiệu có dấu hiệu được bảo hộ là các chữ cái, từ ngữ nhưng chưa kịp đăng ký tên miền thì bị chủ thể khác đăng ký mất Hiện tại, chưa có văn bản hay điều khoản nào quy định về nguyên tắc cấp phát tên miền liên quan đến nhãn hiệu Điều này dẫn tới hệ lụy là việc bảo hộ nhãn hiệu liên quan đến xung đột quyền với tên miền chỉ được giải quyết sau khi có việc đăng ký tên miền vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và có sự khiếu nại/khởi kiện của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ Để tránh tình trạng tranh chấp về tên miền liên quan đến nhãn hiệu hoặc ngược lại, ngày nay, bất kỳ ai nghĩ về việc thành lập một công ty hay tên một sản phẩm mới cũng đều phải kiểm tra xem liệu việc đăng ký một tên miền tương ứng có khả thi hay không 110 Điều này được hiểu là các doanh nghiệp khi lựa chọn một tên doanh nghiệp, nhãn hiệu để đăng ký tránh các trường hợp đăng ký nhãn hiệu hoặc tên thương mại xong nhưng lại không thể đăng ký tên miền vì đã tồn tại tên miền có chứa tên thương mại hoặc nhãn hiệu Hoặc trong trường hợp ngược lại, khi lựa chọn tên miền thì các chủ thể cũng phải lưu ý lựa chọn các tên miền không trùng với các nhãn hiệu được bảo hộ nếu không muốn xảy ra tranh chấp với chủ sở hữu nhãn hiệu.

Về phạm vi bảo hộ đối với nhãn hiệu và tên miền, đây có thể được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các mâu thuẫn về quyền giữa nhãn hiệu và tên miền Đầu tiên sẽ phân tích về không gian bảo hộ Đặc điểm của tên miền đã được phân tích tại mục 1.2.3.1, mỗi tên miền đều là duy nhất trên mạng Internet, tên miền không bị giới hạn bởi phạm vi lãnh thổ quốc gia và lĩnh vực hoạt động Điều này có nghĩa là khi đã đăng ký được tên miền, thì tên miền đó sẽ là duy nhất trên toàn thế giới, có thể được truy cập từ bất kỳ nước nào miễn là ở đó có kết nối với Internet và trang web mang tên miền có thể hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào Do đó, có thể nói rằng ranh giới quốc gia hoàn toàn không có ý nghĩa đối với hệ thống tên miền 111 Ngược lại với tên miền, nhãn hiệu không mang tính duy nhất trên toàn thế giới mà chỉ mang tính duy nhất ở một quốc gia với một hoặc một nhóm hàng hóa, dịch vụ nhất định được đăng ký khi xác lập quyền đối với nhãn hiệu Nếu muốn được bảo hộ tại quốc gia khác thì có hai cách: nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đến mỗi quốc gia muốn được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống Madrid của WIPO 112

Như vậy có thể thấy, chính các sự khác biệt lớn về không gian bảo hộ đã dẫn đến các xung đột hay nói cách khác là các mâu thuẫn, tranh chấp với nhau về quyền đối với tên miền và nhãn hiệu Chẳng hạn, trong phạm vi quốc gia, có thể có nhiều

110 Bardehle Pagenberg (2019), “Germany: Domain Name law”, https://www.mondaq.com/germany/trademark/814258/domain-name-law , truy cập ngày 10/6/2021.

111 Diệp Thị Thanh Xuân (2020), “Xung đột giữa nhãn hiệu và tên miền”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3776/xung-dot-giua-nhan-hieu-va-ten-mien.aspx , truy cập ngày 10/6/2021.

112 WIPO, “How can I protect my trademark?”, https://www.wipo.int/trademarks/en/ , truy cập ngày 10/6/2021. nhãn hiệu chứa các dấu hiệu trùng nhau cho các hàng hóa, dịch vụ khác nhau của các chủ thể khác nhau, nhưng dấu hiệu trùng nhau đó chỉ có duy nhất trên mạng Internet Ví dụ như dấu hiệu “Thăng Long” có thể được đăng ký làm nhãn hiệu của nhiều hàng hóa, dịch vụ miễn là thỏa mãn được điều kiện phân biệt được các chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ Như vậy, dấu hiệu “Thăng Long” có thể là dấu hiệu để đăng ký cho các sản phẩm, dịch vụ khác nhau như vật liệu xây dựng, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp tuy nhiên, trên thế giới số thì lại chỉ có một tên miền cấp hai duy nhất là “Thanglong.”.

Hay một dạng xung đột khác về không gian bảo hộ, ví dụ như chỉ có một nhãn hiệu chứa dấu hiệu “Thăng Long” và được cấp tên miền ở Việt Nam là

“thanglong.vn”, xung đột sẽ xảy ra khi chủ thể khác đăng ký tên miền

“thanglong.com” ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài để hoạt động sản xuất, kinh doanh cùng hàng hóa, dịch vụ với chủ đăng ký sử dụng tên miền “thanglong.vn” Như đã phân tích, tên miền sẽ được cấp phát theo nguyên tắc ai đăng ký trước sẽ được quyền sử dụng trước, do đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa mang dấu hiệu

Ngày đăng: 08/03/2023, 11:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 24 tháng 12 năm 2008 quy định về giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: vn
2. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Luật số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 39/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 và Luật số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019) Khác
3. Luật Công nghệ thông tin 2006 (Luật số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006) Khác
4. Luật Viễn thông 2009 (Luật số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009, được sửa đổi bổ sung bởi Luật Quy hoạch số 21/2017 ngày 24/11/2017 và Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018) Khác
5. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 7 năm 2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng Khác
6. Nghị định số 27/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 3 năm 2018 sửa đổi Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và Thông tin trên mạng Khác
7. Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Khác
8. Quyết định số 38/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2014 về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet Khác
9. Quyết định số 16/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2021 quy định về đấu giá, chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tên miền Internet Khác
10. Thông tư số 01/2006/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN Khác
12. Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 18 tháng 8 năm 2015 quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet Khác
13. Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 26 tháng 6 năm 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp Khác
14. Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 18 tháng 8 năm 2015 quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet Khác
15. Thông tư số 06/2019/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ngày 19 tháng 7 năm 2019 sửa đổi Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet Khác
16. Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 08 tháng 6 năm 2016 hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.* Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài Khác
1. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 Khác
3. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) Khác
4. Nghị định thư Liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w