1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giáo trình hình họa học phần 3 ppt

10 3,3K 65

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 503,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC BÀI 1: BÁN THÂN NGƯỜI NAM, NỮ (chất liệu than) 1 MỞ ĐẦU 1 MỤC TIÊU 1 ĐIỀU CẦN BIẾT 1 NỘI DUNG 2 1. Giới thiệu: 2 1.1 Giới thiệu bài hình họa bán thân chất liệu than 2 1.2 Sự khác biệt giữa mẫu bán thân nam và bán thân nữ, già và trẻ 2 2. Mối quan hệ giữa nghiên cứu hình họa bán thân với các môn học chuyên ngành, với sáng tác nghệ thuật: 3 2.1 Với nghiên cứu khối cơ bản: 3 2.2 Với nghiên cứu giải phẫu tạo hình: 3 3. Thực hiện bài vẽ 4 3.1. Đặt mẫu 4 3.2. Chuẩn bị 4 3.3. Các bước tiến hành 5 YÊU CẦU CẦN ĐẠT 6 BÀI 1: BÁN THÂN NGƯỜI NAM, NỮ (chất liệu than) (1 tiết lý thuyết; 14 tiết thực hiện nghiên cứu) MỞ ĐẦU Con người luôn là đối tượng trọng tâm của nghệ thuật Hội họa. Trong tự nhiên, vạn vật, con người là sinh vật có kết cấu hoàn thiện, phức tạp. Nghiên cứu vẻ đẹp tỷ lệ con người giúp người học vẽ khám phá những quy luật cân bằng, hài hòa. Từ chân dung, bán thân đến toàn thân người, tất cả đều được nghiên cứu từ đơn giản đến phức tạp, từ khái quát toàn bộ đến đẩu sâu cụ thể. Bài vẽ bán thân được quy định từ đỉnh đầu đến dưới đầu gối. MỤC TIÊU - Sắp xếp bố cục hài hoà, dựng hình đúng tỷ lệ, đặc điểm cơ thể người. - Phân chia được hệ thống sáng tối, xây dựng được hệ thống màu sắc, đúng về sắc độ và đậm nhạt. - Cách nhìn khái quát, tổng hợp, toàn diện. - Vân dụng các bài học giải phẫu, xa gần, tiếp thu kiến thức từ những bài tượng bán thân người vào bài bán thân người, - Sinh viên nắm vững hơn về phương pháp xây dựng 1 bài Hình họa - Nâng cao khả năng chủ động phân tích bài vẽ ở mức độ cao hơn. - Có khả năng quan sát, phát hiện các góc vẽ thích hợp, bố cục hình vẽ cân đối, thuận mắt, có trọng tâm hứng thú. - Có sự hiểu biết và có kỹ năng xử dụng về chất liệu than ĐIỀU CẦN BIẾT - Kiến thức bài học khối cơ bản, tượng chân dung, chân dung chì, than. - Nghiên cứu giải phẫu tạo hình cơ thể người. - Bài tập thực hành mẫu. 1 NỘI DUNG 1. Giới thiệu: 1.1 Giới thiệu bài hình họa bán thân chất liệu than Là bài học nối tiếp kiến thức bài hình họa chân dung bằng chì, nghiên cứu hình họa bán thân chất liệu than là bài tập hình hoạ nghiên cứu phần chân dung và nửa thân trên của người mẫu. Sử dụng chất liệu than để nghiên cứu hình họa đặt ra những vấn đề mà người học cần giải quyết. Đó là năm vững đặc điểm chất liệu và khả năng làm chủ chất liệu. Khả năng phân tích khối bằng đậm nhạt và các sắc độ. So với lượng kiến thức của bài chân dung chì, bài học bán thân than là một bước nghiên cứu cao hơn. Vì vậy nó đòi hỏi người học phải giải quyết tốt những vấn đề tạo hình của bài học chân dung cùng với lượng kiến thức mới trong nghiên cứu nửa thân trên của người mẫu. 1.2 Sự khác biệt giữa mẫu bán thân nam và bán thân nữ, già và trẻ Đặc trưng ngoại hình nam: Đôi vai rộng, xương chậu hẹp, hình thể giống hình tam giác ngược. Cơ bắp khỏe mạnh, các đường nét góc cạnh, chân tay dài, thô. Cơ thể mẫu nam thường cao lớn hơn, cổ to, vai rộng, hông hẹp, tổng thể toát lên sự khoẻ khoắn, khối vuông vức, tổng thể giống một hình tam giác ngược, bàn tay thô. Đặc trưng ngoại hình nữ: Vai hẹp, hông nở, cơ bắp không gồ lên, có xu hướng tròn trịa,lớp mỡ nhiều, da mềm mại. Ở mẫu nữ, thể tích xương đầu nhỏ, cổ nhỏ, vai hẹp, nhỏ nhắn, hông rộng, ngực tròn, cơ bắp không nổi rõ, khối tròn trịa, mềm mại. Đặc trưng ngoại hình mẫu nam già: Da nhăn nheo, cơ nhão, nếp nhăn nhiều, răng rụng, má hóp, cằm bị đẩy lên, cột xương sống cong. Các điểm chuyển tiếp của xương lộ ra. Đặc điểm cơ thể thường được nhấn rõ. Đặc trưng ngoại hình mẫu nam trẻ: Cơ chắc, khung xương to, khỏe, lưng thẳng, thể tích xương đầu lớn, xương lông mày, gò má, hàm lớn, tổng thể toát lên sự khỏe khoắn, vuông vức. Với đặc điểm như vậy, nghiên cứu mẫu nam thuận lợi hơn cho người mới học vẽ. 2 2. Mối quan hệ giữa nghiên cứu hình họa bán thân với các môn học chuyên ngành, với sáng tác nghệ thuật: 2.1 Với nghiên cứu khối cơ bản: Khi tìm hiểu cấu tạo cơ thể người, ta có thể quy chúng vào các khối hình học, như khoang ngực, vùng chậu gần với hình lập phương,bốn chi gần với hình trụ tròn, đầu hình cầu …. Căn cứ vào đó để suy đoán sự thay đổi của cơ thể khi vận động trong không gian và từ đó tổng kết thành quy luật. Đồng thời do tính chất đối xứng của cơ thể nên khi vẽ có thể căn cứ vào thị giác để thiết kế hai đường liên tiếp tương đối đan xen giúp ta xác định mức độ thay đổi hình dáng người trong không gian. Ví dụ như từ khớp vai, khớp xương chậu, khớp đầu gối, với một đường xuyên qua chính giữa những vị trí này có thể giúp ta kiểm tra sự xoay chuyển, cúi xuống, ngẩng lên hoặc chuyển động của đầu, ngực, tứ chi. 2.2 Với nghiên cứu giải phẫu tạo hình: Trong nghiên cứu hình họa bán thân, những kiến thức giải phẫu tạo hình là cơ sở khoa học giúp người học vẽ hiểu được cấu tạo bên trong để có thể diễn tả lại vẻ bề ngoài của người mẫu. Trong giải phẫu tạo hình xương đầu, ngoài xương hàm dưới ra, các xương khác của đầu kết nối thành một tổng thể. Các điểm nhô ra ảnh hưởng tới ngoại hình là ụ xương. Đó là các điểm ụ trán, ụ mày, gò má, xương mũi …. Một thành phần khác cấu tạo nên đầu người là hệ thống cơ. Sự co duỗi của các cơ thể hiện đặc trưng tình cảm, diện mạo tinh thần của mỗi con người. các cơ đầu vừa bám vào đầu lại có tác dụng tương hỗ lẫn nhau. Cơ gò má và cơ nhai là hai cơ dùng để nâng hạ hàm dưới. Cơ môi trên và cơ môi dưới, thông qua sự vận động để biểu thị tình cảm vui, buồn, giận dữ trên khuôn mặt của con người. Cơ má bắt đầu từ xương má, điểm cuối của vùng da bên khóe mép, khi nó co lại sẽ làm cho đường rãnh phía dưới môi trên và mũi căng ra, gò má sẽ nổi lên, cơ chau mày, hạ mày, cơ trán, cơ khoang mắt, cơ cười, cơ nhai, … là những cơ góp phần tạo nên sắc thái tình cảm trên khuôn mặt. Phần thân gồm cơ ức đòn chũm, xuất phát từ xương ngực tới xương thái dương. Cơ ức đòn chũm có tác dụng làm cổ vươn ra và xoay. Cơ ngực bắt đầu từ ngực, phía trong xương đòn tới phần trước xương cánh tay. Cơ ngực nổi rõ trên cơ thể nam giới. Các cơ đen ta, cơ ba đầu và cơ hai đầu cánh tay giúp hoạt động cánh tay. Ngoài ra còn các cơ răng cưa trên, giúp quay người. Cơ thẳng bụng dùng để gập người lại, cơ xiên lớn bụng, cơ lưng lớn, cơ mông, cơ đầu đùi … 3 Nghiên cứu hình họa bán thân, người học cần chú ý nhiều hơn những phần cơ, xương tại nhưng khớp nối như đầu - cổ, tay - vai, hông đùi, cổ tay - bàn tay, để có thể dựng hình, tạo khối cho chính xác. Đối với chất liệu than, có ưu thế là có thể vẽ nhanh tương quan đậm nhạt toàn bộ, khi vẽ cần hiểu rõ về kết cấu của đối tượng miêu tả, cần nắm vững sắc độ sáng tối, cảm nhận được các lớp, chiều hướng khối, không gian. Nếu như chất liệu chì có thể vẽ sắc độ từ nhạt đến đậm, thì ở chất liệu than có thể vẽ phối hợp nét với mảng đậm nhạt, tìm các sắc độ đậm trước sau đó dùng các ngón tay, mu bàn tay, hoặc dùng tẩy để vẽ lấy độ sáng (phải chuẩn bị khăn mềm để lau tay, nhất là người có mồ hôi tay. Khi chọn than vẽ cần chọn thỏi than mềm, vót nhọn đầu để có thể vừa vẽ nét, đặt thỏi than nằm ngang hoặc nghiêng để vẽ mảng đậm nhạt). Nếu như người vẽ dựng hình chưa tốt, có thể tập vẽ hình bằng nét thật cẩn thận, sau đó mới vẽ đậm nhạt. 3. Thực hiện bài vẽ 3.1. Đặt mẫu - Điều kiện: + Phòng vẽ rộng, có ánh sáng tự nhiên chiếu từ một phía với góc chiếu xuống 45 độ là tốt nhất. + Vải mẫu có màu, độ đậm, nhạt phù hợp + Các bục bệ để bày mẫu sao cho chiều cao mẫu khoảng ngang tầm mắt người. + Người mẫu nam (hoặc nữ) phù hợp với nội dung bài. - Xếp mẫu: + Mẫu xếp ngồi ở vị trí có nguồn sáng chiếu vào mạnh nhất. + Quan sát sao cho các vị trí vẽ trong phòng đều có thể là một bố cục đẹp. + Kết hợp với vải mẫu để tạo bố cục, đậm nhạt, không gian góp phần gợi ý, tạo cảm xúc cho người vẽ. 3.2. Chuẩn bị + Giá vẽ chữ A có chiều cao khoảng 1m70 hoặc giá đứng chắc chắn có thể nâng hạ dễ dàng. + Gấy vẽ khổ 80cm x 110cm + Than, tẩy. + Que đo và dây rọi. 4 3.3. Các bước tiến hành 3.3.1. Chọn chỗ vẽ + Chọn vị trí vẽ: Chọn vị trí vẽ rất quan trọng, thông thường người vẽ cần chọn góc nhìn sao cho quan sát mẫu vẽ được thuận lợi. Quan trọng hơn là cần chọn chỗ phù hợp với nhu cầu của mình ví dụ muốn nghiên cứu bóng phản quang thì chọn ngược sáng, muốn nghiên cứu ánh sáng thì chọn góc nhiều sáng; muốn nghiên cứu chiều sâu thì chọn góc chính diện có nhiều đường hút …. Vị trí vẽ cần cách xa khoảng hơn hai lần so với chiều cao của mẫu trở lên. Đứng gần quá khi quan sát hình bị biến dạng sẽ khiến hình vẽ không đẹp, đứng xa quá sẽ khó quan sát, khó sử dụng que đo. 3.3.2 Quan sát và nhận xét về mẫu vẽ: Bao gồm các công việc như ước lượng tỷ lệ, so sánh để rút ra những kết luận sơ bộ về dáng, hình, độ sáng tối hay màu sắc, tìm hiểu các yếu tố có thể khai thác trên mẫu …. Bước này rất quan trọng cho việc định hướng bài vẽ. Quan sát từ tổng thể đến chi tiết nhằm nắm bắt những đặc điểm hình khối, tỷ lệ, những nét điển hình của mẫu. Quan sát ngoại hình: Xem người mẫu thuộc giới tính nam, nữ, già,trẻ, tỷ lệ cao thấp, béo gầy, màu da sáng hay sẫm, mặt vuông hay dài, thần thái thay đổi. Quan sát tư thế ngồi: Thẳng lưng hay gập bụng, mối quan hệ trục mặt, cổ với thân người, quan hệ đối xứng 2 bên vai, hông. Các chiều hút của đùi, cánh tay Quan sát hệ thống đậm nhạt phân bố trên mẫu, quan sát nguồn sáng chiếu vào mẫu mạnh hay yếu Quan sát quan hệ giữa các mảng cùng bên sáng, cùng bên tối Nói một cách khác, đây là một quá trình nhận thức trước khi bắt tay vào thực hành, người vẽ tốt có thể hình dung được bài vẽ của mình ngay từ đây. 3.3.3. Bố cục hình vẽ trên giấy Sau khi đo rọi kỹ càng, xác định được khung tỷ lệ lớn ta bố trí khung đó lên bài vẽ. Bước này cần chú ý các vấn đề sau: - Các khung hình cần được vẽ phác nhẹ tay, tuyệt đối không dùng thước kẻ. - Cân đối thuận mắt, tránh lệch, loãng, chật chội, tùy theo góc nhìn mà có thể bố cục ngang hoặc dọc tờ giấy 5 3.3.4 Dựng hình (hình và đậm nhạt): Từ khái quát đến chi tiết Phác đường trục doi đi qua điểm ức, so sánh trục thân và trục dây dọi. lấy đầu làm đơn vị đo khoảng 4 đến 4,5 đầu. Phác hình toàn bộ bằng những nét thẳng, phối hợp với phác đường trục đầu cổ thân và các đường hướng 2 bên thân. Phác hình chi tiết từ đầu,cổ, thân, hông, 2 đầu gối, theo nguyên tắc từ lớn đến nhỏ, từ đơn giản đến khó, từ nét thẳng đến cong, từ nét đơn đến nét kèm theo bóng. Chú ý những khúc nối đầu - cổ - vai, 2 chân cắm vào hông. Xác định chắc chắn những khớp chuyển tiếp của cấu tạo hình thể: Đầu - cổ - vai, vai - tay, đùi - hông, độ gập của thân trên và bụng dưới. Xác định chính xác vị trí của đầu xương: xương vai, khuỷu tay, xương hông, đầu gối Vẽ nét phân định hình dạng và phân các diện mảng, so sánh các sắc độ đậm nhạt dựa trên hệ thống sáng tối đậm nhạt toàn bộ. 3.3.5 Đẩy sâu và hoàn thiện bài Đi sâu vào phân tích các diện khối nhỏ hơn, các đặc điểm về hình. Phân tích kỹ chiều hướng nét, đậm nhạt của nét, cảm nhận của chất, điều chỉnh hình thể, nhấn đậm, nảy sáng cho bài vẽ thêm sắc nét. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Bài vẽ có bố cục đẹp, thuận mắt - Có tính bao quát chung, hình bóng thống nhất - Tạo được không gian, hình mảng, khối, nét kết hợp với nhau tạo chiều sâu - Diễn tả chất, màu sắc tốt thông qua diễn tả đậm nhạt, bút pháp thoáng đạt 6 7 BÀI: TOÀN THÂN NỮ (THAN) BÀI: TOÀN THÂN NAM TRẺ DÁNG KHÓ (THAN) BÀI: TOÀN THÂN NỮ DÁNG KHÓ (THAN) 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Dũng, Học vẽ người, nhà xuất bản Mỹ thuật, 1999 2. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ, Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 2003 3. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên) tập 1, 2 - Nhà xuất bản Giáo dục, 2004 4. Lê Thanh Lộc, Hội họa căn bản - vẽ người, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 5. Phạm Viết Song, Tự học vẽ - Nhà xuất bản Giáo dục, 1988 6. Đặng Ngọc Trân, Cấu trúc hội hoạ, Nhà xuất bản Mỹ thuật, 2002 7. Doãn Truyền (biên dịch), Vẽ phác và vẽ nét- Nhà xuất bản Hải phòng, 2001 8. Nguyễn Văn Tỵ, Bước đầu học vẽ - Nhà xuất bản Văn hoá, 1988 9. Nguyễn Văn Tỵ, Tự học vẽ hình họa căn bản , Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2004 10. Ocvirk – Stinson – Wigg – Bone – Cayton, Những nền tảng của mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật 2006 9 . ngành, với sáng tác nghệ thuật: 3 2.1 Với nghiên cứu khối cơ bản: 3 2.2 Với nghiên cứu giải phẫu tạo hình: 3 3. Thực hiện bài vẽ 4 3. 1. Đặt mẫu 4 3. 2. Chuẩn bị 4 3. 3. Các bước tiến hành 5 YÊU CẦU. Nguyễn Ngọc Dũng, Học vẽ người, nhà xuất bản Mỹ thuật, 1999 2. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ, Nhà xuất bản đại học Sư phạm, 20 03 3. Triệu Khắc Lễ, Hình hoạ và Điêu khắc (Giáo trình đào tạo giáo viên) tập. cứu hình họa bán thân chất liệu than là bài tập hình hoạ nghiên cứu phần chân dung và nửa thân trên của người mẫu. Sử dụng chất liệu than để nghiên cứu hình họa đặt ra những vấn đề mà người học

Ngày đăng: 02/04/2014, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w