Làngbiệtthựcổđộcđáogiữa
Hà thành
Không nổi tiếng như Đường Lâm hay Cự Đà, lâu nay người ta vẫn vô tình quên (hay
bỏ sót?) một báu vật kiến trúc giữaHà thành. Đó là làng Cựu hay còn gọi là làng nhà
Tây, thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, cách trung tâm Hà Nội khoảng 40km.
Quang cảnh ngõ xóm bình yên và hữu tình ở làng Cựu - Ảnh: Tiến
Thành
Một chiều đầu năm mới, chúng tôi tìm về làng Cựu để chiêm ngưỡng những kiến trúc
biệt thựcổđộcđáo nơi đây. Sương mù và mưa phùn khiến con đường vào làng khá
quạnh quẽ, rét mướt.
Cổng làng đồ sộ đã lấm tấm rêu phong nhưng vẫn ánh màu sơn vàng. Một bà lão qua
đường cho biết chiếc cổng đã được xây dựng từ rất lâu, đến nay người trong làng không
ai nhớ chính xác. Nguyên liệu chính để xây cổng là vôi vữa trộn với mật ăn, dù đã trải
qua mấy thập kỷ nắng mưa nhưng cổng làng Cựu vẫn bề thế, rắn chắc.
Nhà
thờ họ Trần là một công trình kiến trúc quan trọng của làng Cựu,
được xây dựng theo phong cách kiến trúc thuần Việt - Ảnh: Tiến Thành
Chiếc cổng nhà có khắc hình con tôm của cụ phó Du được xây dựng từ
năm 1929 - Ảnh: Tiến Thành
Hai ngôi nhà cổ lớn nhất ở làng Cựu - Ảnh: Tiến Thành
Đường làng Cựu uốn cong hữu tình - Ảnh: Tiến Thành
Chăm chú ngắm nhìn chiếc cổng, tôi có thể thấy sự kết hợp độcđáogiữa kiến trúc
Việt - Pháp. Đó là sự giao thoa giữa những cột vuông, mái cong uốn lượn - nét đặc trưng
của kiến trúc phương Đông và cột tròn, mái vòm - điểm nổi bật của kiến trúc phương
Tây. Trên nền tường được tô điểm những hoa văn hiện đại, còn thấy rõ từng chữ nho
vuông vức.
Tất cả cho thấy sự khéo léo, công phu của những người thợ nề cũng như sự giàu có và
con mắt thẩm mỹ tinh tế của người làng Cựu năm xưa.
Ngõ
xóm được lát gạch nghiên đỏ - Ảnh: Tiến Thành
Hai tòa biệtthựcổcó lan can bắc qua như một cây cầu nhỏ xinh của
ông Xã Vình - Ảnh: Tiến Thành
Toạ lạc ngay đầu làng là một biệtthự to bề thế của ông Chu Văn
Luận nay đang bỏ hoang - Ảnh: H.Trang
Cổng xưa - Ảnh: H.Trang
Rẽ vào từng ngõ nhỏ của làng Cựu, tôi như vỡ òa cảm xúc vì lạ lẫm, xốn xang.
Là lần đầu được chiêm ngưỡng hai biệtthựcổ nối vào nhau bởi chiếc lan can nhỏ xinh
kiểu Pháp. Là những họa tiết được trang trí cầu kỳ trên cổng, như hình hoa đào, hoa sói,
hình con tôm hùm, con lân, con phượng… Hay những đôi câu đối bằng chữ nho khắc in
trước cổng, hai bên cửa hay trên những cột nhà…
Và lạ thay, khắp làng Cựu không có những ngôi nhà cao tầng chót vót. Hầu hết là
những căn nhà ba gian với khoảng sân rộng, kín cổng cao tường… Nó trở thành nét đặc
trưng trong kiến trúc làng Cựu.
Với riêng tôi, vui mừng hơn khi cơn lốc thương mại hóa đã chưa kéo tới đây.
Cổng làng Cựu có tuổi đời hàng trăm năm, được xây theo phong cách
kiến trúc Đông - Tây
Phần lớn các biệtthựcổ ở làng Cựu đều đóng kín cửa do từ xưa
nhiều chủ nhà đã ra Hà Nội sinh sống - Ảnh: Tiến Thành
Dấu ấn thời gian và dấu ấn kiến trúc in đậm trên mỗi ngôi nhà - Ảnh:
Tiến Thành
Còn nhớ khi đặt chân tới làng, chúng tôi đã được người dân, từ bà cụ già đến các em
nhỏ mời chào, chỉ dẫn những tòa biệtthựcổ nhất, đẹp nhất và kể chuyện rất chân tình.
Tấm lòng thịnh tình và thảo thơm ấy khiến tôi càng mê đắm con người và cảnh vật nơi
đây, về một làng Cựu bình yên và còn muôn vàn bí ẩn. Mong sao nơi đây sẽ sớm trở
thành địa chỉ du lịch văn hóa xứng tầm
Làng thợ may vang bóng một thời
Từ thời thuộc Pháp, làng Cựu đã nổi tiếng là làng thợ may “đệ nhất Hà
thành”. Những người thợ may ở đây chuyên may quần áo phục vụ người
Pháp và giới thượng lưu ở Hà Nội.
Cũng nhờ nghề này mà rất nhiều người trong làng đã giàu lên nhanh chóng,
trở thành những nhà tư sản thành đạt với những cửa hiệu ở Hà Nội và cả
Sài Gòn. Khi về làng, họ đua nhau xây những biệtthự nguy nga theo phong
cách tân thời, biến làng Cựu cũ kỹ thuở nào trở thành một “làng Tây” sang
trọng.
. Làng biệt thự cổ độc đáo giữa Hà thành Không nổi tiếng như Đường Lâm hay Cự Đà, lâu nay người ta vẫn vô tình quên (hay bỏ sót?) một báu vật kiến trúc giữa Hà thành. Đó là làng Cựu. Tiến Thành Hai ngôi nhà cổ lớn nhất ở làng Cựu - Ảnh: Tiến Thành Đường làng Cựu uốn cong hữu tình - Ảnh: Tiến Thành Chăm chú ngắm nhìn chiếc cổng, tôi có thể thấy sự kết hợp độc đáo giữa. các biệt thự cổ ở làng Cựu đều đóng kín cửa do từ xưa nhiều chủ nhà đã ra Hà Nội sinh sống - Ảnh: Tiến Thành Dấu ấn thời gian và dấu ấn kiến trúc in đậm trên mỗi ngôi nhà - Ảnh: Tiến Thành