Làng cổ rêu phong ở giữa Hà Thành Đình Chèm, ngôi đình xếp vào loại cổ kính và đẹp bậc nhất ở Việt Nam. Ảnh: Tiến Thành Mái đình rêu phong cổ kính, con đường lát gạch nghiên quanh co cùng những cây cổ thụ vài trăm năm tuổi đưa chúng tôi đến một miền đất khác hẳn Hà Nội ồn ã, náo nhiệt. Đó là Đông Ngạc, một làng cổ của đất Tràng An còn lưu giữ nhiều dấu ấn từ trăm năm trước. Chiều mùa hè, để trốn cái nắng gay gắt ở nội thành, chúng tôi quyết định tìm về làng Đông Ngạc (huyện Từ Liêm), ngôi làng cổ nổi tiếng cách trung tâm chừng 10km về phía tây. Đi hết những con phố đông đúc, bụi bặm của chốn nội thành, chúng tôi được thả mình vào sự dịu mát, nhẹ nhàng của làng Đông Ngạc. Hai bên đường nhỏ dẫn vào làng là hàng cây xanh mướt, phủ bóng mát và rộn tiếng ve kêu. Làng cổ Đông Ngạc đón khách du lịch thập phương và luôn là điểm đến được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn sáng tác nghệ thuật là nhờ những tồn tại mang nhiều kỷ niệm như thế. Con đường lát gạch nghiêng đỏ dẫn ngay từ đầu làng. Những viên gạch nối tiếp nhau, gồ ghề và đã xanh màu rêu phong là điều đầu tiên người ta cảm nhận về sự cổ kính của ngôi làng giữa chốn Hà thành này. Làng Đông Ngạc cũng còn khá nhiều ngôi nhà cổ, đình và chùa được xây dựng từ nhiều thế kỷ trước. Bên cạnh những nhà tầng cao ngút, sơn xanh đỏ của thời đại công nghiệp, vẫn còn đâu đây nhiều bức tưởng phủ đầy rêu, mái ngói uốn lượn của ngôi nhà cổ xây bằng lối kiến trúc lạ mắt từ thời Pháp thuộc. Du khách thập phương đến với làng Đông Ngạc không thể quên tìm đến thăm đình Chèm - ngôi đình đồ sộ nằm bên đê sông Hồng được xây dựng cách đây 2.000 năm (theo truyền tụng của người dân). Đình Chèm (hay còn gọi là đình Ông Trọng) thờ một nhân vật huyền thoại sống vào thời An Dương Vương - Lý Ông Trọng. Với lối kiến trúc cầu kỳ, các họa tiết được chạm khắc tinh sảo cùng nhiều vật cổ còn lưu giữ nguyên vẹn, đình Chèm nay là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân các thôn thuộc xã Đông Ngạc. Bên cạnh đình Chèm, chùa Tư Khánh cũng là một điểm đến thu hút những vị khách du lịch muốn tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử ở làng cổ Đông Ngạc. Chùa Tư Khánh (còn có tên nôm là Chùa vẽ) được xây dựng từ thế kỷ 16 trên một khoảng khá rộng, với ao, vườn cây, nhiều công trình và đặc biệt là chùa còn lưu giữ được nhiều tượng cổ độc đáo. Làng cổ Đông Ngạc không chỉ lưu giữ được những giá trị vật chất hàng ngàn năm tuổi, mà hơn hẳn, những giá trị phi vật thể, nét đẹp trong văn hóa, tập tục của bà con cũng chưa hề bị mai một. Người ta cũng tìm về làng Đông Ngạc có khi chỉ là để dự một phiên chợ Vẽ cổ xưa, ăn miếng nem Vẽ - giò Chèm truyền thống của người dân nơi đây. Đông Ngạc - một chút quê giữa Hà thành, hi vọng những giá trị ấy sẽ trường tồn cùng thời gian bên cạnh sự phát triển của công nghiệp, hiện đại trên mảnh đất Thủ đô! Đình Chèm, ngôi đình xếp vào loại cổ kính và đẹp bậc nhất ở Việt Nam. Ảnh: Tiến Thành Chùa Tư Khánh tràn ngập sắc xanh của những cây đại cổ thụ. Ảnh: Tiến Thành Tháp cổ trong chùa Tư Khánh. Điểm độc đáo của đường làng Đông Ngạc là nát gạch đỏ kiểu chiều dọc của viên gạch. Ảnh: Tiến Thành Cổng để vào từng xóm trong làng. Một ngách xóm nhỏ. Ảnh: Tiến Thành Cổng nhà cổ. Ảnh: Tiến Thành Làng cổ Đông Ngạc nằm bên bến đò Chèm, nơi có sông Hồng chảy qua. Ảnh: Tiến Thành Trạm khắc hình rồng trong kiến trúc đình Chèm, Ảnh: Nguyễn Dịu . Làng cổ rêu phong ở giữa Hà Thành Đình Chèm, ngôi đình xếp vào loại cổ kính và đẹp bậc nhất ở Việt Nam. Ảnh: Tiến Thành Mái đình rêu phong cổ kính, con đường lát gạch. chiều dọc của viên gạch. Ảnh: Tiến Thành Cổng để vào từng xóm trong làng. Một ngách xóm nhỏ. Ảnh: Tiến Thành Cổng nhà cổ. Ảnh: Tiến Thành Làng cổ Đông Ngạc nằm bên bến đò Chèm, nơi. dẫn ngay từ đầu làng. Những viên gạch nối tiếp nhau, gồ ghề và đã xanh màu rêu phong là điều đầu tiên người ta cảm nhận về sự cổ kính của ngôi làng giữa chốn Hà thành này. Làng Đông Ngạc cũng