Ứng dụngcôngnghệ Bio-
floc trongnuôitrồngthủy
sản
Bio-flocculation hay viết tắt là bio-floc (bông cặn sinh học) được nghiên cứu
và ứng dụngtrongnuôitrồngthủysảntrong thời gian gần đây (Conquest and
Tacon, 2006), bio-floc là phức hệ bao gồm: phiêu sinh vật, vi khuẩn dị dưỡng,
nguyên sinh động vật, giun tròn, vi tảo, mùn bã hữu cơ; chúng thường chứa
khoảng 35 – 50% hàm lượng đạm, 0,6 – 12% chất béo và 21 – 32% trọng
lượng tro; theo Avnimelech (2006) bio-floc còn bao gồm các loại amino-acids
thiết yếu, vitamins và khoáng vi lượng.
- Ích lợi chính của việc ứng dụngcôngnghệ bio-floc là tiết giảm được hàm
lượng NH3 và NO3- sản sinh trong môi trường nuôi tôm cá, nên có thể giảm
thiểu việc sử dụng hệ thống lọc sinh học để xử lý môi trường nước
(Avnimelech, 2006). Để duy trì bio-floc trong hệ thống nuôi thường người ta
sử dụng các nguồn cacbon rẻ tiền (mật đường, các loại bột, cám gạo…) để
duy trì tỉ lệ C/N trong khoảng 20/1 (Animelech, 2009).
- Với hiệu quả thiết thực, côngnghệ bio-floc đã được ứngdụngtrong quy
trình nuôi các đối tượng nước lợ mặn như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi
(Avnimelech, 2005, 2006; Crab et al., 2009), tôm sú (Wasielesky et al.,
2006), đều cho thấy lợi ích kiểm soát các yếu tố môi trường, các nghiên cứu
chỉ ra khả năng làm giảm thấp hàm lượng TAN xuống 0,01 mg/L, thấp hơn
gấp nhiều lần so với các hệ thống nuôi thông thường (0,5 – 3,0 mg/L); bổ
sung nguồn thức ăn có giá trị từ bio-floc và kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng sau
khi bổ sung nguồn bột/đường vào môi trường nuôi đã thúc đẩy việc sản xuất
nguồn đạm vi khuẩn làm thức ăn cho tôm nuôi, nhờ đó làm giảm nguồn đạm
trong thức ăn từ 40% xuống 25% mà không ảnh hưởng đến năng suất tôm
nuôi. Thực tế khả năng sử dụng bio-floc làm thức ăn tùy thuộc tập tính dinh
dưỡng của từng loài, giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi, kích cỡ hạt bio-
floc cùng mật độ hạt bio-floc trong môi trường nuôi.
- Ưu điểm chính của côngnghệ bio-floc là giảm thay nước và không cần hệ
thống xử lý nước phụ trợ (bên ngoài) cho hệ thống nuôi, côngnghệ này có thể
áp dụng cho các quy trình nuôi thâm canh hoặc quảng canh, giúp tăng năng
suất lên 5 – 10%, tăng trọng của tôm nuôi cao hơn hệ thống thông thường, hệ
số chuyển hóa thức ăn (FCR) thấp, dao động từ 1 – 1,3 và chi phí sản xuất
giảm 15 – 20%, mặt khác vi khuẩn dị dưỡng trong hệ thống còn được quy cho
có khả năng kiểm soát mầm bệnh trong ao nuôi và các kết quả nghiên cứu ban
đầu trong phòng thí nghiệm cho thấy có sự hiện diện của chất poly-β-
hydroxybutyrate (PHB) trong bio-floc và với sự hiện diện của PHB cho thấy
khả năng làm giảm tác hại của vi khuẩn gây bệnh trongnuôitrồngthủysản
(Defoirdt et al., 2007; Halet et al., 2007 trích dẫn theo Crab et al., 2007). Tuy
vậy việc ứng dụngcôngnghệ bio-floc đòi hỏi hệ thống nuôi phải trang bị sục
khí với công suất 28 HP/ha, hệ thống ao nuôi cần trải bạt (HDPE), người nuôi
cần được tập huấn đầy đủ các kỹ thuật để vận hành hệ thống có hiệu quả.
. Ứng dụng công nghệ Bio- floc trong nuôi trồng thủy sản Bio-flocculation hay viết tắt là bio-floc (bông cặn sinh học) được nghiên cứu và ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản trong thời. - Ích lợi chính của việc ứng dụng công nghệ bio-floc là tiết giảm được hàm lượng NH3 và NO3- sản sinh trong môi trường nuôi tôm cá, nên có thể giảm thiểu việc sử dụng hệ thống lọc sinh học. al., 2007). Tuy vậy việc ứng dụng công nghệ bio-floc đòi hỏi hệ thống nuôi phải trang bị sục khí với công suất 28 HP/ha, hệ thống ao nuôi cần trải bạt (HDPE), người nuôi cần được tập huấn đầy