1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Tham quan di sản thế giới đập Đô Giang - Trung Quốc docx

3 262 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 155,21 KB

Nội dung

Tham quan di sản thế giới đập Đô Giang - Trung Quốc Ở Tứ Xuy ên, có m ột công tr ình th ủy lợi xây dựng năm 250 trước Công nguyên, cùng thời với Vạn Lý Trường Thành và lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đặc biệt là công trình 2.256 năm tuổi này đến nay vẫn đang phát huy tác dụng. Đó là đập thủy lợi Đô Giang, một trong bốn di sản thế giới của tỉnh Tứ Xuyên, được UNESCO công nhận năm 2000. Từ Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, xe chở chúng ta đến vùng trung du phía tây thành phố để tham quan di sản này. Đất Thục thời Chiến Quốc, vùng đồng bằng Thành Đô thường bị lũ lụt vào mùa đông xuân, hạn hán khô nẻ về mùa hạ. Sông Mân Giang chảy qua Thành Đô là m ột nhánh thượng nguồn của sông Trường Giang, bắt nguồn từ dãy núi cao Hoàng Long. Mùa đông tuyết trên núi tan, lũ ập về. Mùa hạ nước sông cạn, ruộng đồng không đủ nước tưới. Khi chưa có đập Đô Giang, năm nào ở vùng đồng bằng Th ành Đô hàng chục triệu nông dân cũng mất mùa, đói kém. Lý Băng, một thủ lĩnh của đất Thục thời Tiên Tần, đã cùng v ới con trai chỉ huy dân binh xây dựng một đập thủy lợi khổng lồ chia đôi sông Mân Giang thành Nội Giang và Ngoại Giang. Nội Giang là sông đào, dẫn nước về Thành Đô và tưới cho vựa lúa Tứ Xuyên. Ngoại Giang là nguồn Mân Giang. Nội Giang nối với Ngoại Giang bằng phần đập nhô ra có hình dáng như “mõm cá”; khi nước lũ về thì mõm cá sẽ tách dòng nước thành hai, phân lũ. Mùa hè nước cạn, người ta đóng cửa đập, nước Mân Giang sẽ đổ về Nội Giang cho cư dân sản xuất và sinh hoạt. Để ngăn sông, cha con thủ lĩnh Lý Băng đã cho dân lên núi lấy dây rừng đan thành những chiếc sọt lớn dài trên 30m, trong chất đá, sỏi chật căng. Lại cho bện dây r ừng th ành th ừng d ài, to b ằng cổ tay. Dân chúng đứng hai b ên sông dùng th ừng đồng thanh kéo rọ đá ra giữa dòng sông chảy xiết để ngăn đập. Hàng chục ngàn chiếc rọ như vậy chồng lên nhau thành con đập lớn. Trước đó, vào mùa nước cạn, người ta đóng hàng nghìn cọc gỗ lớn xuống lòng sông để giữ rọ đá. Công trình thủy lợi Đô Giang đã khống chế được lũ lụt và dẫn nước vào vựa lúa Tứ Xuyên một cách chủ động suốt 2.256 năm qua. Dân Thành Đô lập đền thờ bố con ông Lý Băng, gọi là đền Nhị Vương (hai vua), nay vẫn nhang khói suốt ngày. Hằng năm, ngày 26/6 âm lịch, hàng triệu người dân Tứ Xuyên đổ về Đô Giang để tưởng nhớ nhà khoa học Lý Băng và những người đã đắp đập Đô Giang. Năm 1994, Nhà nư ớc Trung Quốc đầu tư kiên cố hóa công trình đập Đô Giang với tám cửa đập ở phía dòng chính Ngoại Giang, đúng như thiết kế rất khoa học của người xưa. Khi chúng ta đến Tứ Xuyên đang vào mùa hè nên đập Đô Giang đóng ba cửa để nước sông chảy vào Nội Giang, cung cấp nước cho Thành Đô và những cánh đồng trong vùng đồng bằng Tứ Xuyên 88 triệu dân. Từ khi Đô Giang được công nhận là di sản thế giới, ngành du lịch Tứ Xuyên đã nâng cấp đền thờ Nhị Vương, xây dựng con đường nhựa quanh co lên xuống đập và cây cầu dây văng dài 800m từ bờ sông phía nam nối ra đập Đứng trên mặt đập, nhìn dòng nước Trường Giang cuồn cuộn đổ vào nhánh sông đào Nội Giang mới thấy khả năng nhìn xa trông rộng của người xưa và tính trường cửu của công trình thủy lợi cổ vĩ đại này. Trong khu bảo tồn di tích Đô Giang, có cả những rọ đựng đá để ngăn sông xưa được tái tạo, những thớ gỗ lũa, di tích của những cọc gỗ lớn đóng xuống l òng sông Mân Giang xa xưa. . Tham quan di sản thế giới đập Đô Giang - Trung Quốc Ở Tứ Xuy ên, có m ột công tr ình th ủy lợi xây dựng năm 250 trước. Xuyên đổ về Đô Giang để tưởng nhớ nhà khoa học Lý Băng và những người đã đắp đập Đô Giang. Năm 1994, Nhà nư ớc Trung Quốc đầu tư kiên cố hóa công trình đập Đô Giang với tám cửa đập ở phía dòng. Mân Giang thành Nội Giang và Ngoại Giang. Nội Giang là sông đào, dẫn nước về Thành Đô và tưới cho vựa lúa Tứ Xuyên. Ngoại Giang là nguồn Mân Giang. Nội Giang nối với Ngoại Giang bằng phần đập

Ngày đăng: 02/04/2014, 08:20

w