MỘTSỐ PHẦN MỀMCÔNGCỤHỖTRỢ DẠY HỌC
MÔN ĐỊALÝ Ở TRƯỜNG THPT
Một thời gian rất dài, song hành với các phương pháp dạyhọc truyền thống,
các dụng cụ sử dụng trong dạyhọc được gọi là "đồ dùng dạy học" hay "dụng cụ
trực quan", "phương tiện trực quan". Chức năng chủ yếu của chúng là để giáo viên
sử dụng như một phương tiện minh họa cho việc trình bày kiến thức bằng lời giảng
của mình. Từ các hình ảnh được trực quan hoá hình thành biểu tượng rõ nét, để tiến
tới xây dựng khái niệm là một con đường phổ biến trong dạy học. Với ý nghĩa như
vậy, rõ ràng không thể phủ nhận vai trò minh họa hay cụ thể hoá của các dụng cụ
trực quan. Nó trở thành phương tiện của giáo viên trong giờ học nên có tên là
"phương tiện dạy học".
Phương tiện dạyhọc còn là "hình ảnh kép" của phương pháp dạy học. Mỗi
phương pháp dạyhọc - với đặc trưng là một hệ thống các hoạt động của giáo viên
và học sinh nhằm đạt mục đích - đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp (Ví
dụ: lời nói, bản đồ, tranh ảnh, thẻ hoạt động, Video ). Như vậy, nói đến phương
pháp dạyhọc là nói đến phương tiện dạyhọc và ngược lại.
Ngày nay, với sự phát triển của phương tiện dạyhọc liên quan đến nhiều yếu
tố trong đó quan trọng nhất có phương pháp dạyhọc trong nhà trường và sự tiến bộ
của khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặt biệt trong
những năm trở lại đây đã tạo nên những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại về phương
pháp nghe nhìn, công nghệ thông tin và kỹ thuật vi tính. Các thiết bị hiện đại đó
được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Và mônĐịaLý trong
các nhà trường phổ thông không nên bỏ qua cơ hội sử dụng chúng trong dạy học.
Càng ngày, nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại càng được nghiên cứu và vận dụng rộng
rãi trong quá trình dạyhọcĐịaLý theo những phương pháp dạyhọc thích hợp. Các
phương tiện dạyhọc này một mặt làm thay đổi phương pháp dạyhọc truyền thống,
mặt khác góp phần đổi mới phương pháp dạyhọc và mở rộng thêm khả năng lĩnh
hội tri thức khoa học hiện đại. Nhờ vào việc sử dụng chúng mà có thể thực hiện
được việc cá thể một cách tối ưu hoá của việc dạy học.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc sử dụng các phương tiện
dạy học hiện đại hay còn gọi là "Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạyhọc ở
trường phổ thông" sao cho hiệu quả và hợp lý lại là một vấn đề cần được quan tâm
và bàn bạc thêm.
Trong khuôn khổ bản tham luận này chúng tôi không có ý đi sâu vào khía
cạnh phổ biến kinh nghiệm về các biện pháp quản lý thúc đẩy việc ứng dụng công
1
nghệ thông tin trong giảng dạy mà chỉ có ý đề cập và giới thiệu các phầnmềm đã
được sử dụng để nghiên cứu và giảng dạymônĐịaLý ở Trường phổ thông, nhằm
cung cấp thông tin cho các giáo viên có thể tiếp cận và nghiên cứu sử dụng trong
quá trình giảng dạy.
1. Phầnmềm PCFACT
PCFACT là mộtphầnmềm về ĐịaLý có nhiều tư liệu quý và cần thiết đối
với các giáo viên Địa lý. Chương trình rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng
phải biết nhiều tiếng Anh cũng như không phải nhớ nhiều lệnh phức tạp. Các lệnh
đã được thay thế bằng các biểu tượng đồ hoạ. Người dùng chỉ cần sử dụng chuột để
bấm vào các hình là được.
Phần mềm PCFACT tương đương khoảng 10MB. Chương trình có thể chạy
cả trên DOS và trên Window.
Những nội dung Địalý trong phầnmềm PCFACT:
Phần mềm PCFACT có nhiều nội dung thích hợp cho việc dạymônĐịa Lý.
a) Về bản đồ: Chương trình có thể cho xuất hiện trên màn hình và in ra giấy
các loại bản đồ sau:
- Bản đồ hành chính thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và hầu hết các
nước trên thế giới (gần 200 nước)
- Bản đồ tự nhiên thế giới, các châu lục, các khu vực lớn và các nước trên thế
giới.
- Bản đồ các múi giờ trên Trái Đất.
- Các bản đồ kinh tế xã hội như: dân số, nông nghiệp, công nghiệp
- Các bản đồ câm để có thể điền các địa danh (bản đồ thế giới, các châu, các
nước )
b) Về tư liệu: Chương trình chỉnh thể cung cấp các tư liệu, các tri thức Địalý
(kể cả số liệu) sau:
- Các tháp tuổi và số liệu, biểu đồ về dân số, về kinh tế của tất cả các nước
trên thế giới.
- Các tư liệu tóm tắt về địa lý, lịch sử, chính trị của từng nước trên thế giới.
- Bảng danh sách của khoảng gần 10.000 địa danh trên thế giới về núi, sông,
biển, hồ.v.v
- Sơ đồ chỉ vị trí của khoảng 4.500 thành phố trên thế giới.
- Quốc kỳ và Quốc ca (nghe được qua loa trong máy) của tất cả các nước
trên thế giới.
Nói chung phầnmềm này, giáo viên Địalý có thể khai thác được đầy đủ các
tài liệu cần thiết về các nước trên thế giới để soạn bìa, in bản đồ cung cấp cho học
2
sinh học tập (trong điều kiện thiếu bản đồ) đặc biệt cung cấp bản đồ câm làm cho
học sinh làm bài tập và bài thực hành.
2. PhầnmềmĐịalý DB -MAP:
Đây là phầnmềm do viện công nghệ thông tin của Trung tâm KHTN&CN
quốc gia xây dựng từ năm 1992. Phầnmềm này đã phát huy được những tính năng
ưu việt của nó và đã được vận dụng vào nhiều lĩnh vực, nhiều dự án có liên quan
đến Địalý ở nước ta và quốc tế.
Năm 1998 phầnmềm này được xây dựng thành mộtphầnmềm phục vụ cho
việc giảng dạyĐịalý trong các trường phổ thông. Phầnmềm này như vậy là đã trở
thành một phương tiện dạyhọc mới, có hàm lượng khoa học cao và chắc chắn nó sẽ
giúp ích nhiều cho các giáo viên Địalý ở các trường phổ thông, Cao đẳng và Đại
học. Dưới đây là mộtsố đặc tính của phầnmềm DB-Map.
Phần mềm DB-Map rất gọn nhẹ, dễ sử dụng, cài đặt hết sức dễ dàng và thuận lợi
trong các máy tính, thích hợp với các thiết bị của các trường phổ thông ở nước ta
hiện nay.
3. Phầnmềm Mapinfo
Mapinfo là một chương trình phầnmềm xây dựng và quản lý các hệ thống
thông tư Địalý được cài đặt trong môi trường Window. Hiện nay chương trình mới
nhất là Mapinfo 9.0 với nhiều tiện ích dùng để quản lý, xử lý và thể hiện các dữ liệu
Địa lý nhằm thực hiện có hiệu quả các công việc như: thu thập, lưu trữ, phân tích,
trình bày tất cả các dạng thông tin địalý trên bản đồ lãnh thổ.
Chức năng của Mapinfo:
Chương trình Mapinfo có thể thực hiện các chức năng sau:
- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin địa lý
- Tạo ra các bản đồ chuyên đề cho một vùng lãnh thổ
3
- Biên tập các đối tượng trên bản đồ máy tính: vẽ các đối tượng, chỉnh lý, xác
định vị trí của các đối tượng.
- Tạo lưới chiếu hoặc thay đổi lưới chiếu cùng hệ toạ độ của bản đồ trên
Mapinfo
- Tạo bảng chú giải
- Tạo tỷ lệ bản đồ: tỷ lệ thước hoặc tỷ lệ bằng chữ số
- Đăng ký hình ảnh vào hệ thống
- Các chức năng phân tích đối tượng địalý như chọn đối tượng tổng hợp,
phân tích đối tượng
Nói chung, phầnmềm Mapinfo là mộtphầnmềm chuyên dụng phục vụ cho
việc thành lập bản đồ giáo khoa và bản đồ chuyên đề phục vụ cho nhiều ngành khoa
học có tính chuyên sâu. Đây là mộtphầnmềm khó với nhiều chức năng phức tạp,
cần phải có một kiến thức tin học khá mới sử dụng được.
4. Phầnmềm Google-Earth
Đây là phầnmềm mới được xây dựng trong thời gian gần đây. Nó ra đời trên
cơ sở sự phát triển của công nghệ 3D (không gian 3 chiều). Đây là mộtphầnmềm
hết sức tiện dụng được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong
việc giảng dạymônĐịa Lý. Với ưu điểm vượt trội của công nghệ 3D các đối tượng
địa lýtrở nên sinh động và gần giống với thực tế. Vì vậy rất dễ để học sinh hình
thành các biểu tượng địa lý.
4
Các chức năng của Google-Earth:
- Có khả năng thể hiện được đầy đủ tất cả các quốc gia trên thế giới với
đường biên giới rõ ràng.
- Có khả năng thể hiện được dân số, diện tích khoảng cách trên thực tế của
hầu như tất cả các địa phương từ cấp tỉnh, huyện của các nước trên thế giới. Các số
liệu này có thể dễ dàng được cập nhật thường xuyên để sát với thực tế.
- Có khả năng phóng to, thu nhỏ bất kỳ một điểm nào trên Trái đất với độ
phân giải ngày càng cao.
Với những tính năng vượt trội nhờ sử dụng công nghệ 3D như vậy cho nên
có thể nói đây là mộtphầnmềm rất hữu ích với các giáo viên dạymônĐịa lý. Phần
mềm này rất dễ sử dụng, rất dễ cài đặt, do vậy, nó không đòi hỏi người sử dụng phải
có kiến thức tin học ở trình độ cao như các phầnmềm khác nên mọi giáo viên có
thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nó trong quá trình giảng dạymônĐịa lý.
Do thời gian có hạn cùng với sự hiểu biết về công nghệ thông tin chưa nhiều
nên trong bản tham luận này tôi chỉ nêu lên (mang tính chất giới thiệu) mộtsốphần
mềm thông dụng rất thiết thực cho việc nghiên cứu và giảng dạymônĐịaLý để
những ai quan tâm, đặc biệt là các giáo viên ĐịaLý có thể tiếp cận, nghiên cứu, tìm
hiểu, học tập để phục vụ cho việc giảng dạymônĐịaLý ở trường phổ thông được
tốt hơn.
5
. MỘT SỐ PHẦN MỀM CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ Ở TRƯỜNG THPT Một thời gian rất dài, song hành với các phương pháp dạy học truyền thống, các dụng cụ sử dụng trong dạy học được gọi. trình dạy học Địa Lý theo những phương pháp dạy học thích hợp. Các phương tiện dạy học này một mặt làm thay đổi phương pháp dạy học truyền thống, mặt khác góp phần đổi mới phương pháp dạy học. đến Địa lý ở nước ta và quốc tế. Năm 1998 phần mềm này được xây dựng thành một phần mềm phục vụ cho việc giảng dạy Địa lý trong các trường phổ thông. Phần mềm này như vậy là đã trở thành một