1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa

96 1,6K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội…và giải quyết nhiều vấn đề an sinh xã hội khác. Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Với mục tiêu này của Chính Phủ, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững hiện đang là mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp và địa phương ở Việt Nam. Để có được sự tăng trưởng nhanh và bền vững, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc phân tích ảnh hưởng và đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng của kinh tế có vai trò rất quan trọng và cấp thiết.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quả

nêu trong luận văn là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ

ràng

Tác giả luận văn

Đặng Nguyên Duy

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Kinh tế trường Đại học Nha Trang đã quan tâm giúp đỡ chỉ bảo tận tình trong quá trình thực hiện đề tài Nhờ đó tôi đã tiếp thu được nhiều ý kiến đóng góp và nhận xét quý báu của các thầy cô

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Lê Kim Long đã trực tiếp hướng dẫn, định hướng chuyên môn, quan tâm giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình công tác cũng như thực hiện luận văn

Trên hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc đến gia đình và cơ quan đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thành tốt mọi công việc trong quá trình thực hiện luận văn Bên cạnh đó, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới bạn bè

và đồng nghiệp, luôn quan tâm, chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn bè

Học viên

Đặng Nguyên Duy

Trang 3

MỤC LỤC

Trang TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG HÌNH VẼ vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB The Asian Development Bank,Ngân hàng Phát triển châu Á

CPI Consumer Price Index, Chỉ số giá tiêu dùng

DIW Viện nghiên cứu kinh tế của Cộng hoà liên bang Đức

EX Export, Xuất khẩu

GDP Gross Domestic Product, Tổng sản phẩm quốc nội

GNI Gross Nationnal Income, Tổng thu nhập quốc dân

GNP Gross Nationnal Product, Tổng sản phẩm quốc dân

GO Gross Output, Tổng giá trị sản xuất

FDI Foreign Direct Investment, Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IC Intermediate Cost, Chi phí trung gian

ICOR Incremental capital-output ratio, Tỷ lệ gia tăng vốn trên sản lượng

IM Import, Nhập khẩu

KH&CN Khoa học và công nghệ

Trang 4

OEDC Organization for Economic Co-operation and development, Tổ chức hợp tác và

phát triển kinh tế

OLS Ordinary Least Square, Phương pháp bình phương nhỏ nhất

ODA Official Development Assistance,Hỗ trợ phát triển chính thức

TFP Total Factor Productivities, Năng suất nhân tố tổng hợp

USD United States Dollar, Đồng Đô la Mỹ

VA Value Added, Giá trị gia tăng

VNĐ Đồng Việt Nam

XNK Xuất nhập khẩu

WB World Bank, Ngân hàng Thế giới

WTO World Trade Organisation, Tổ chức thương mại thế giới

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ Danh mục bảng :

Bảng 1.1 : Vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc 33

Bảng 2.1: Bảng số lượng lao động và GDP 41

Bảng 2.2: Vốn đầu tư tỉnh Khánh hòa giá so sánh năm 1994 42

Bảng 2.3 : Bảng trữ lượng vốn tỉnh Khánh Hòa giá so sánh năm 1994 43

Bảng 2.4 : Thống kê mô tả dữ liệu 44

Bảng 3.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP,K,L theo giá cố định năm 1994 54

Bảng 3.2 : GDP giá so sánh 1994 chia theo ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011 54

Bảng 3.3 : Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011 54

Bảng 3.4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước 57

Bảng 3.5 : Hệ số hồi quy 60

Bảng 3.6 : Tóm tắt mô hình 60

Bảng 3.7 : Phân tích phương sai 61

Bảng 3.8 : Kiểm định Spearman 61

Bảng 3.9 : Thứ tự đóng góp của các yếu tố 62

Bảng 3.10 : Đóng góp của Vốn, Lao động, hiệu quả kinh tế vào GDP 63

Bảng 3.11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế 65

Bảng 3.12: Tỷ lệ vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế 65

Bảng 3.13 Tỷ lệ đầu tư/GDP của Khánh Hòa 67

Bảng 3.15: Giá trị và tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 1997-2012 71

Bảng 3.16 : Trung bình đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP 72

Bảng 3.17 : Trung bình tỷ trọng đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP 73

Danh mục hình :

Trang 5

Hình 1.1 Khối lượng tư bản mỗi công nhân 13

Hình 1.2 Khối lượng tư bản mỗi công nhân 15

Hình 1.3.Trạng thái dừng với tỷ lệ tiết kiệm mới 16

Hình 1.4.Trạng thái vàng 17

Hình 1.5.Tác động của tiến bộ công nghệ 18

Hình 1.6 Trạng thái dừng khi đầu tư thực tế bằng đầu tư vừa đủ 19

Hình 1.7 Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế 20

Hình 1.8 Tốc độ tăng dân số, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế 21

Hình 2.1 : Biểu đồ lao động tỉnh Khánh Hòa 44

Hình 2.2 : Biểu đồ GDP, Vốn đầu tư và trữ lượng vốn tỉnh Khánh Hòa 45

Hình 3.1 : Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011 55

Hình 3.2 : Biểu đồ phản ảnh đóng góp của Vốn, Lao động, hiệu quả kinh tế vào GDP Khánh Hòa 64

Hình 3.3 : Cơ cấu vốn đầu tư của các khu vực kinh tế 65

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của mỗi quốc gia hay mỗi địa phương được tạo

ra bởi các đơn vị sản xuất kinh doanh (DMU – Decision Making Units), mà tiêu biểu

là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Tăng trưởng kinh tế đơn giản được xem là

sự gia tăng của GDP, hay sự gia tăng số lượng các đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như số lượng và chất lượng các sản phẩm đầu ra của mỗi đơn vị sản xuất, qua thời gian

Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời sống người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội…và giải quyết nhiều vấn đề an sinh xã hội khác Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền kinh tế trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước công nghiệp Với mục tiêu này của Chính Phủ, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững hiện đang là mục tiêu đặt ra cho các doanh nghiệp và địa phương ở Việt Nam Để có được sự tăng trưởng nhanh và bền vững, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó việc phân tích ảnh hưởng và đóng góp của các nhân tố tới tăng trưởng của kinh tế có vai trò rất quan trọng và cấp thiết

Khánh Hòa có vị trí địa kinh tế khá thuận lợi, có tiềm năng lớn về kinh tế biển đặc biệt là tiềm năng du lịch và dịch vụ vận tải biển Quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 251/2006/QĐ-TTg ngày 31/10/2006 Qua hơn 5 năm thực hiện trong điều kiện bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều biến động, một số các công trình lớn của quốc gia đang được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa (Khu kinh tế Vân Phong, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; sân bay quốc tế Cam Ranh; thành phố Nha Trang được nâng cấp lên đô thị loại I ) đã và đang tạo ra động lực mới, đặt ra yêu cầu cần có những điều chỉnh định hướng quy hoạch để Khánh Hòa phát triển tăng tốc hơn nữa, đạt mục tiêu cao hơn, toàn diện hơn, đưa các doanh nghiệp của Khánh Hòa nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung vươn tới tầm cao mới

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, các địa phương nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng đã đạt được những thành tựu về kinh tế đáng khích lệ Tốc độ tăng trưởng GDP của Khánh Hòa cao hơn tốc độ tăng bình quân của cả nước, cụ thể: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ

Trang 7

1996 - 2005 là 9,6%/năm (cả nước 7,1% - 7,2%), trong đó giai đoạn 2001 – 2005 tăng bình quân 10,8%/năm; giai đoạn 2006 - 2010 bình quân tăng bình quân khoảng 11%/năm Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đó, sự phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cụ thể là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm dựa trên sự đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh của Khánh Hòa chỉ xếp từ mức trung bình đến khá giai đoạn 2005 – 2012, đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiềm năng tăng trưởng GDP của tỉnh

Trong “Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển

KT-XH của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020“ của UBND tỉnh Khánh Hòa(2011) có nêu rõ

các quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh Khánh Hòa Các quan điểm phát triển thể hiện rất rõ mong muốn của các nhà điều hành kinh tế của tỉnh là luôn muốn phát huy thế mạnh của tỉnh để tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo trên nền tảng ổn định và bền vững, cả về kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái

Để làm được điều này cần phải phân tích và đánh giá các yếu tố cơ bản về tăng trưởng kinh tế của tỉnh, như: vốn, lao động và đặt biệt là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp(TFP) nhằm giúp cho chính quyền tỉnh Khánh Hòa có cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong thời gian qua, từ đó hoàn thiện các chính sách điều hành kinh tế của tỉnh nhằm tạo ra môi trường kinh doanh tốt hơn và hấp dẫn hơn cho các doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm

2020, thì việc phân tích ảnh hưởng và đóng góp của các nhân tố cơ bản đến sự tăng trưởng của tỉnh, từ đó dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế của tỉnh là vấn đề quan trọng và cấp thiết Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cho thấy để phân tích và dự báo có cơ sở khoa học, xu hướng hiện nay là phải

sử dụng những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường, trong đó việc sử dụng các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng là một trong những công cụ rất

có hiệu quả Do đó, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng và đóng góp của các yếu tố cơ bản đối với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tỉnh Khánh Hòa”

làm luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả nghiên cứu: “Ảnh hưởng và đóng

Trang 8

góp của các yếu tố cơ bản đối với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tỉnh Khánh Hòa” để giải quyết những vấn đề sau đây:

- Hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về tăng trưởng kinh tế, năng suất nhân tố tổng hợp, các nhân tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế địa phương và vai trò của doanh nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế địa phương

- Phân tích sự ảnh hưởng và đóng góp của các nhân tố Vốn, Lao động và TFP đến phát triển kinh tế của Khánh Hòa trong thời gian qua và phân tích tình hình phát triển kinh tế của dưới góc nhìn các yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp

- Góp ý các giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố Vốn, Lao động và TFP ảnh hưởng và tác động đến tăng trưởng kinh

tế tỉnh Khánh Hòa

b Phạm vi nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống số liệu thống kê tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 1997 -2012, Luận văn tập trung phân tích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng và đóng góp đối với tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1997- 2012 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

4 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp tính toán là (i) Phương pháp ước lượng trữ lượng vốn (K); (ii) Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS -Ordinary Least Square) để ước lượng hàm sản xuất và tính toán sự ảnh hưởng và đóng góp của Vốn, Lao động và TFP đến tăng trưởng GDP của Khánh Hòa; và (iii) Phương pháp dùng hàm Cobb-douglas để tính tốc độ tăng năng suất nhân tố tổng hợp

5 Những đóng góp khoa học của luận văn

- Hệ thống hoá phương pháp ước lượng trữ lượng vốn(K) của tỉnh

- Hệ thống hóa khái niệm về năng suất và năng suất nhân tố tổng hợp(TFP) Các yếu tố chiến lược tác động đến tăng TFP Các phương pháp tính tốc độ tăng TFP

- Trong điều kiện số liệu thống kê ở các địa phương có thể thu thập được là 16 năm, luận văn đã xây dựng hàm sản xuất của tỉnh Khánh Hòa, đồng thời ứng dụng để tính được tốc độ tăng TFP của tỉnh Khánh Hòa

Trang 9

6 Tổng quan các nghiên cứu trước

Trong giai đoạn hiện nay tăng trưởng kinh tế địa phương theo định hướng phát triển nhanh, ổn định và bên vững đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh

tế, với nhiều cuốn sách, bài báo, luận án và các công trình khoa học ở các cấp trong nước Trong đó có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu, gần đây như sau:

- Vào năm 2002, nhóm nghiên cứu đề tài cấp bộ của Trường Đại học Kinh tế

Quốc dân do TS Nguyễn Quang Dong (2002) là chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố

” Trong đề tài này, các tác giả đã thực hiện phân tích và dự báo phát triển kinh tế cho thành phố Hà Nội

- Tháng 8 năm 2010, Trung tâm thông tin –tư liệu, Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế trung ương, xuất bản chuyên đề ‘Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp’ Trong chuyên đề này, nêu khái niệm về năng suất và năng suất

nhân tố tổng hợp(TFP), đánh giá thực trạng năng suất của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp để nâng cao tỷ trọng và tác dụng của TFP

- Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương

và năng suất nhân tố tổng hợp, cụ thể như :

+ Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Duy Thực(2011) nghiên cứu “ Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định” Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Hồng (2012) nghiện cứu “Nghiên cứu mô hình tăng trưởng kinh

+ Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ,(17),120-129, đăng bài báo “ Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố“ của tác giả Võ Thành Danh và Đặng Hoàng Thống(2011).

+ Tạp chí Phát triển kinh tế số 275, đăng bài viết “Các nguồn tăng trưởng kinh

tế của tỉnh Hưng Yên“ của tác giả Nguyễn Quang Hiệp (2013,tr 28)

Tất cả các nghiên cứu trên đều tập trung xây dựng mô hình kinh tế địa phương

Trang 10

và đánh tình hình tăng trưởng kinh tế địa phương với góc độ tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững với góc nhìn các yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp Hiện nay, ở Khánh Hòa chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này nên tác giả chọn đề tài này để thực hiện.

7 Kết cấu của luận văn.

Tên đề tài: “ Ảnh hưởng và đóng góp của các yếu tố cơ bản đối với tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Khánh Hòa”.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia làm 4 chương:

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 2 THU THẬP DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH

Chương 3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ ĐÓNG GÓP CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA

Chương 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH KHÁNH HÒA TRONG DÀI HẠN

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý thuyết về phát triển kinh tế Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn thiện hơn Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng Tăng trưởng kinh tế bao gồm hai mặt về số lượng và chất lượng

1.1.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về qui mô sản lượng quốc gia hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên 1 đầu người qua 1 thời gian nhất định (thường

là 1 năm) 1

1.1.2 Đo lường tăng trưởng kinh tế

Các chỉ tiêu phản ánh giá trị tăng trưởng kinh tế theo hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) bao gồm : tổng giá trị sản xuất (GO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập quốc dân (NI), tổng sản phẩm tính bình quân đầu người Trong đó chỉ tiêu GDP thường là chỉ tiêu quan trọng và hay được sử dụng nhất

Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (qui mô tăng trưởng) hoặc

số tương đối (tốc độ tăng trưởng)

- Mức tăng trưởng kinh tế

Nếu gọi: Y là GDP hay GNP;

Yt là GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích

Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích

∆Y là mức tăng trưởng

Khi đó: ∆Y = Yt– Y0

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế

1 1 Theo giáo trình Kinh tế phát triển-Chủ biên GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng-Trường ĐH KTQD

Trang 12

Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cho biết quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau Sử dụng kết quả phần trên ta có:

Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc

gY = ∆Y*100/Y0

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn được tính bằng công thức:

10

= n n Y

Y

Y g

Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ

Y0 là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán

Trong phân tích kinh tế, để phản ánh mức độ mở rộng quy mô của nền kinh tế, khái niệm tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được dùng

-Tăng trưởng kinh tế được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng như đã nói ở trên và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập

1.1.3 Khái niệm chất lượng tăng trưởng kinh tế

Ngày nay, tăng trưởng kinh tế được gắn với chất lượng tăng trưởng Mặt số lượng của tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở qui mô, tốc độ của tăng trưởng Còn mặt chất lượng của tăng trưởng kinh tế là tính qui định vốn có của nó, là sự thống nhất hữu

cơ làm cho hiện tượng tăng trưởng kinh tế khác với các hiện tượng khác Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua năng suất nhân tố tổng hợp và năng suất lao động xã hội tăng và ổn định, mức sống của người dân được nâng cao không ngừng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước, sản xuất có tính cạnh tranh cao, tăng trưởng kinh tế

đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, quản lý kinh tế Nhà nước

có hiệu quả2

1.1.3.1 Các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế

2 Theo GS.TS Nguyễn Văn Nam và PGS.TS.Trần Thọ Đạt

Trang 13

Muốn đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế người ta thường xem xét tăng trưởng GDP cùng với các chỉ tiêu khác Tuy nhiên, khi đánh giá chất lượng tăng

trưởng, cũng cần phải giới hạn những tiêu chí trong phạm vi cần thiết Các chỉ tiêu đo

chất lượng tăng trưởng kinh tế đã được sử dụng ở Việt Nam và trên thế giới, có thể quy về ba nội dung chất lượng kinh tế có tính khái quát:

- Tăng trưởng kinh tế xét theo các yếu tố bên trong của quá trình sản xuất xã hội như tăng trưởng gắn liền với chuyển đổi cơ cấu, tăng trưởng xét theo quan điểm hiệu quả các yếu tố tác động đến tăng trưởng, tăng trưởng gắn liền với cạnh tranh lành mạnh Nói khái quát tăng trưởng xét theo góc độ các yếu tố kinh tế

- Tăng trưởng gắn liền với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho lao động, đảm bảo công bằng xã hội

- Tăng trưởng gắn liền với bảo vệ môi trường: tăng trưởng kinh tế với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Tăng trưởng kinh tế với tốc độ và chất lượng cao là mong muốn thường trực của mọi quốc gia và của cả nhân loại trên thế giới Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài khi đánh giá chất lượng tăng trưởng chỉ xét dưới góc độ các yếu tố kinh tế

1.1.2.2 Các chỉ tiêu thống kê phản ánh hiệu quả kinh tế

Trong giới hạn của đề tài khi tính toán hiệu quả sản xuất của một nền kinh tế được thể hiện dưới góc độ: năng suất sử dụng các đầu vào của vốn và lao động, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế

a.Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động-năng suất lao động: Năng suất

lao động bằng GDP (theo đơn giá cố định)/toàn bộ số lao động (hoặc giờ lao động) Nếu GDP bình quân trên mỗi lao động càng lớn thì năng suất lao động xã hội càng cao

b.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn: Hệ số ICOR (sẽ được đề cập chi

tiết ở mô hình Harrod Domar) Hệ số ICOR thấp chứng tỏ đầu tư có hiệu quả

c.Tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của TFP: Mặc dù 2 chỉ tiêu năng suất

lao động xã hội và hiệu quả sử dụng vốn thường được sử dụng nhiều trong phân tích hiệu quả kinh tế, nhưng trên thực tế, trong sản xuất có 3 yếu tố chính làm tăng GDP: lao động, vốn sản xuất và TFP Nếu chỉ chia GDP/lao động hay vốn đầu tư/mức gia tăng GDP, thì những chỉ số này không thể phản ánh đóng góp riêng của yếu tố năng suất

Trang 14

Phần thặng dư này phản ánh việc tăng chất lượng tổ chức lao động, chất lượng máy móc, vai tò của quản lý và tổ chức sản xuất, được gọi chung là năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) TFP phụ thuộc vào 2 yếu tố: (a) tiến bộ công nghệ kỹ thuật và (b) hiệu quả

sử dụng các yếu tố đầu vào

1.1.2.3 Chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh

- Ở cấp độ quốc gia sẽ sử dụng chỉ số năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế : GCI được xây dựng trên 3 yếu tố cơ bản: môi trường kinh tế vĩ mô, chất lượng của các định chế quốc gia và khoa học công nghệ Chỉ số này do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tiến hành điều tra so sánh và xếp hạng hàng năm

- Ở cấp địa phương, Việt nam từ năm 2005 đến nay sử dụng chỉ số PCI : Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh do Quỹ Châu Á và VCCI thực hiện Chỉ số này lượng hóa môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tư nhân hoạt động Các chỉ tiêu lựa chọn dựa trên 10 chỉ tiêu: Chi phí gia nhập thị trường; tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; tính minh bạch và tiếp cận thông tin; chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước; chi phí không chính thức; ưu đãi đối với doanh nghiệp Nhà nước trong môi trường cạnh tranh; tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý Chỉ số này thể hiện sự quản trị ở cấp tỉnh và việc đăng ký doanh nghiệp Chỉ số này càng cao thì

số lượng các doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong một tỉnh càng lớn so với dân số của tỉnh Đây được xem là bằng chứng của quản trị địa phương thực sự quan trọng

1.1.4 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế có nghĩa là sự gia tăng tổng sản lượng quốc gia mà sản lượng được tạo ra từ sản xuất Như vậy nguồn gốc của tăng trưởng xuất phát từ quá trình sản xuất Quá trình sản xuất là quá trình mà trong đó các yếu tố đầu vào được phối hợp theo những cách thức nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm Nếu xét ở góc

độ phạm vi toàn bộ nền kinh tế thì việc tạo ra GDP,GNP sẽ có quan hệ phụ thuộc với các nguồn lực đầu vào của các quốc gia Các lý thuyết tăng trưởng ra đời phân tích nguồn gốc của tăng trưởng với nhiều quan điểm khác nhau, mỗi lý thuyết đều có một

sự khám phá mới, nhưng trên căn bản vẫn là phân tích mối quan hệ đầu ra với đầu vào

Để liên kết mối quan hệ đầu ra với đầu vào được khái quát qua hàm sản xuất tổng hợp như sau:

Trang 15

Y = F(Xi) với i = 1,2,3…,n

Trong đó Y là giá trị sản lượng, Xi(i = 1,2,…,n) là các biến số biểu thị giá trị

của các nhân tố đầu vào trực tiếp tạo ra giá trị sản lượng

Hầu hết các nhà kinh tế học thống nhất các yếu tố đầu vào cơ bản của nền kinh

tế bao gồm 4 yếu tố theo hàm sản xuất Y=F(K,L,R,T), cụ thể như sau:

- Vốn sản xuất (K): là bộ phận quan trọng của tổng giá trị tài sản quốc gia, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để tạo ra tổng sản lượng quốc gia Sự thay đổi qui mô vốn sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến thay đổi tổng sản lượng quốc gia

- Lao động (L): là yếu tố sản xuất đặc biệt tham gia vào quá trình sản xuất không chỉ về số lượng lao động mà cả chất lượng nguồn lao động Đặc biệt yếu tố phi vật chất của lao động như kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm lao động được xem như yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến gia tăng sản lượng quốc gia Yếu tố này được nhấn mạnh như là vốn nhân lực của nền kinh tế Do đó, đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động chính

là đầu tư làm gia tăng giá trị yếu tố đầu vào đặc biệt này

- Đất đai nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên (R) : Đất đai nông nghiệp có vai trò đặc biệt, là tư liệu sản xuất chủ yếu đối với sản xuất nông nghiệp Quy mô đất nông nghiệp của một quốc gia càng lớn cũng sẽ góp phần tăng sản lượng Các tài nguyên khác dưới các tầng đất, từ rừng, biển,…cũng là đầu vào của sản xuất Nếu trữ lượng của chúng lớn sẽ tác động làm gia tăng sản lượng quốc gia nhanh chóng

- Công nghệ (T) : là đầu vào quan trọng làm thay đổi phương pháp sản xuất, tăng năng suất lao động ứng dụng các công nghệ mới sẽ nâng cao quy mô sản lượng, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm lao động sống, chi phí sản xuất thấp, do đó tác động làn gia tăng tổng sản lượng quốc gia

Như vậy, hàm sản xuất tổng hợp được thể hiện như sau:

Y=F(K,L,R,T)

→ Ý nghĩa trong hàm sản xuất còn cho thấy:

+ Tăng trưởng tổng sản lượng phụ thuộc vào qui mô, chất lượng của các yếu tố đầu vào K,L,R,T và cách thức phối hợp chúng

+ Mỗi yếu tố giữ vai trò nhất định và tác động qua lại

+ Tùy theo mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, có thể yếu tố nào đó được đề cao hơn yếu tố khác nhưng không có nghĩa phụ thuộc duy nhất vào 1 yếu tố

Ngoài các yếu tố đầu vào trên, tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào những yếu

Trang 16

tố khác nữa được gọi là các yếu tố phi kinh tế như :thể chế chính trị bao gồm bộ máy

tổ chức thực hiện, pháp luật, các chế độ, chính sách, chiến lược, nguyên tắc quản lý…., đặc điểm văn hóa xã hội, tôn giáo…

1.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế

Trên thế giới phân tích tăng trưởng từ góc độ đóng góp của các nhân tố sản xuất thường sử dụng phương pháp kinh tế lượng, từ đó ước lượng hàm sản xuất trong một hoặc nhiều giai đoạn phát triển nhất định Vấn đề đặt ra cho các nghiên cứu chứng thực chính là ước lượng hàm sản xuất có dạng nào bởi lẽ hàm sản xuất giả định có vai trò đặc biệt quan trọng đối với kết quả cũng như mức độ giải thích từng mô hình tăng trưởng Cho đến nay hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas Trong giới hạn đề tài cũng áp dụng hàm sản xuất này Một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế sử dụng trong đề tài : Harrod- Domar, Solow,

1.2.1 Mô hình Harrod – Domar

Harrod-Domar tranh luận rằng nguồn gốc tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuất tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hoặc toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K), (K) chính là giá trị tài sản quốc gia trực tiếp dùng vào sản xuất được gọi là qui mô vốn sản xuất hoặc vốn dự trữ hoặc lượng tư bản

- Phương trình cơ bản trong mô hình Harrod- Domar:

gy=s/k

Trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm, k =∆K/∆Y= I/∆Y được gọi là hệ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (Incremental capital-output ratio - ICOR) Hệ số này nói lên trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực của nhà đầu tư

- Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm hoặc ICOR hoặc phụ thuộc vào

cả 2 yếu tố trên Nói cách khác, tăng trưởng GDP có quan hệ dương với tỷ lệ tiết kiệm

và quan hệ nghịch với ICOR

ICOR được xem là thước đo độ hiệu quả của đầu tư Nếu phân bổ vốn đầu tư hiệu quả, thì với cùng một mức, sản lượng sẽ tăng thêm và do đó ICOR thấp hơn Nói một cách khác ICOR cao thể hiện đầu tư không hiệu quả và ngược lại

-Ứng dụng hệ số ICOR: Để đẩy nhanh tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư Nhưng nếu GDP/người thấp, thì khó nâng cao tỷ lệ tiết kiệm Đây là trở

Trang 17

ngại của nhiều quốc gia có thu nhập thấp Hướng khắc phục chính là thu hút đầu tư nước ngoài

- Công thức tăng trưởng trên cũng cho thấy để đẩy nhanh tăng trưởng cần giảm

hệ số ICOR, nhưng điều này thường khó khăn cho các nước đang phát triển vì xu hướng ICOR ngày càng tăng theo giai đoạn phát triển kinh tế ngày càng cao Theo nhiều công trình nghiên cứu cho thấy đối với các nước đang phát triển, trung bình chung ICOR=3, đối với các nước phát triển hệ số này =5 Lý do ICOR tăng dần là do năng suất biên của vốn sản xuất giảm dần Đây cũng chính là hạn chế mà mô hình Harrod-Domar chưa đề cập đến Mô hình chỉ quan tâm đến yếu tố vốn mà bỏ qua vai trò của lao động, vai trò của thay đổi kỹ thuật công nghệ và vai trò của chính sách -Từ các phương trình ta có thể rút ra nhiều ứng dụng tính toán để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa, như ứng dụng để dự tính tốc độ tăng trưởng sản lượng quốc gia (gY), vốn đầu tư nền kinh tế trong một giai đoạn (I), tỷ lệ đầu tư(s), qui mô GDP (Y)

1.2.2 Mô tăng trưởng tân cổ điển Solow

Trong hơn 3 thập niên, mô hình tăng trưởng tân cổ điển là khuôn khổ lý thuyết căn bản cho nghiên cứu tăng trưởng kinh tế trong dài hạn Mô hình này được phát triển bởi nhà kinh tế học Robert Solow của Viện công nghệ Massachusset (MIT) Nếu như mô hình Harrod-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất đối với tăng trưởng, thì

mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng Mô hình này cho biết: tiết kiệm, tăng dân số và tiến bộ công nghệ có ảnh hưởng như thế nào tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế theo thời gian

1.2.2.1 Tư bản (vốn) và tăng trưởng kinh tế

Bước đầu để thiết lập mô hình là phân tích xem cung cầu hàng hóa ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy tư bản Để làm điều này, chúng ta giả định lao động

và công nghệ không thay đổi Tiếp theo, chúng ta nới lỏng rằng buộc này bằng cách bổ sung thêm những thay đổi trong lực lượng lao động, sau đó cho phép công nghệ thay đổi

*Cung hàng hóa và hàm sản xuất:

Hàm sản xuất: Y = F(K,L) có lợi tức không đổi theo quy mô:

zY = zF(K,L) = F(zK,zL)

Trang 18

Để giữ cho quá trình phân tích đơn giản, chúng ta biểu thị tất cả các đại lượng dưới dạng số tương đối tính theo qui mô của lực lượng lao động Hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo qui mô rất thuận tiện cho mục đích này, vì sản lượng mỗi công nhân chỉ phụ thuộc vào khối lượng tư bản của mỗi công nhân Để chứng minh điều này, trong phương trình trên, chúng ta đặt z=1/L và ta có :

Hình 1.1 Khối lượng tư bản mỗi công nhân

Hàm sản xuất này chỉ ra rằng, sản lượng bình quân trên mỗi lao động phụ thuộc vào mức tích lũy vốn trên mỗi lao động Đường biểu diễn của hàm số là đường cong dốc lên Độ dốc của hàm sản xuất là sản phẩm cận biên của tư bản Khi tỷ lệ k tăng, sản lượng y cũng tăng, song vì sinh lợi giảm dần theo vốn nên mức tăng sản lượng ngày càng giảm khi có sự gia tăng vốn trên mỗi lao động

*Nhu cầu về hàng hóa và hàm tiêu dùng: Nhu cầu về hàng hóa trong mô hình

Solow phát sinh từ tiêu dùng và đầu tư Nói cách khác thu nhập mỗi lao động kiếm được y dành để tiêu dùng ( c) và tiết kiệm Tiết kiệm dành để đầu tư (i) :

Trang 19

y = c + i

Mô hình Solow giả định hàm tiêu dùng có dạng đơn giản sau:

C = (1-s)y trong đó s là tỷ lệ tiết kiệm và nhận giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 Hàm tiêu dùng này nói rằng tiêu dùng tỷ lệ thuận với thu nhập Mỗi năm, tỷ lệ (1-s) của thu nhập được dành cho tiêu dùng và phần còn lại s được dành cho tiết kiệm

Để thấy được ý nghĩa của mô hình này thay c vào đồng nhất thức hạch toán thu nhập, ta được: y = (1-s)y + i

Từ phương trình trên chúng ta có : i = sy

Phương trình này nói rằng cũng giống như tiêu dùng, đầu tư tỷ lệ thuận với thu nhập Vì đầu tư bằng tiết kiệm, nên tỷ lệ tiết kiệm s cũng là 1 phần sản lượng được dành cho đầu tư

*Tiến trình thay đổi tư bản (vốn) và trạng thái dừng:

Sau khi đã đưa 2 thành phần cơ bản của mô hình Solow là hàm sản xuất và hàm tiêu dùng, bây giờ chúng ta nghiên cứu xem sự gia tăng theo thời gian của tư bản đã dẫn đến tăng trưởng kinh tế như thế nào Hai yếu tố làm cho khối lượng tư bản thay đổi:

-Đầu tư: Khối lượng tư bản tăng khi các doanh nghiệp mua nhà máy và thiết bị mới

-Khấu hao: Khối lượng tư bản giảm khi một số tư bản cũ bị hỏng

Gọi s : là tỷ lệ tiết kiệm cho trước

δ: Tỷ lệ hao mòn trong vốn sản xuất (tỷ lệ khấu hao)

Sự gia tăng vốn ∆K đến một thời điểm nào đó được xác định bằng đầu tư gộp trừ đi khấu hao:

Trang 20

lũy vốn trên mỗi lao động (k) tăng khi đầu tư thực tế trên mỗi lao động (sy=sf(k)) lớn hơn phần bù đắp vốn hao mòn bình quân mỗi lao động trong quá trình sản xuất Cơ chế điều chỉnh này diễn ra liên tục cho tới khi nào mà s.f(k)=δk trong quá trình sản xuất Do

đó, trong dài hạn k sẽ hội tụ về một giá trị k* ổn định được gọi là trạng thái cân bằng hay dừng

Hình 1.2 Khối lượng tư bản mỗi công nhân

Hình trên cho thấy chỉ có 1 khối lượng tư bản duy nhất làm cho đầu tư bằng khấu hao Nếu nền kinh tế đạt được điểm này, thì khối lượng tư bản không thay đổi theo thời gian vì 2 yếu tố làm cho nó thay đổi là đầu tư và khấu hao vừa đủ để bù trừ lẫn nhau Tại điểm này ∆k = 0

Đây được gọi là trạng thái dừng của khối lượng tư bản và ký hiệu là k*

Trạng thái dừng biểu thị trạng thái cân bằng dài hạn của nền kinh tế Nền kinh tế

sẽ tiến tới trạng thái dừng này bất kể xuất phát của nó với khối lượng tư bản là bao nhiêu

* Thay đổi tỷ lệ tiết kiệm trong nền kinh tế:

Mô hình Solow cho thấy tiết kiệm là yếu tố quyết định mức tích lũy vốn ở trạng thái dừng k* sy= /δ Nếu tiết kiệm cao thì mức tích lũy vốn sẽ cao và đóng vai trò quyết định mức sản lượng hay thu nhập lớn hơn Nếu tiết kiệm thấp thì nền kinh tế sẽ

Trang 21

có mức tích lũy vốn nhỏ và sản lượng thấp hơn Giữa tiết kiệm và tăng trưởng có mối quan hệ: nếu tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến tăng trưởng nhanh hơn nhưng chỉ trong thời gian ngắn Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm làm tăng tỷ lệ tăng trưởng cho tới khi nền kinh tế đạt trạng thái dừng mới Nếu nền kinh tế tiếp tục duy trì tỷ lệ tiết kiệm ở mức cao, nó duy trì được sản lượng cao nhưng không thể duy trì mãi mãi tỷ lệ tăng trưởng cao, điều này được thể hiện qua hình sau

Hình 1.3.Trạng thái dừng với tỷ lệ tiết kiệm mới

Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm s hàm ý đầu tư cao hơn đối với một khối lượng tư bản cho trước Bởi vậy nó làm cho hàm tiết kiệm dịch chuyển lên trên Tại trạng thái dừng

cũ, bây giờ đầu tư vượt mức khấu hao Khối lượng tư bản tăng lên cho tới khi đạt trạng thái dừng mới với khối lượng tư bản và sản lượng cao hơn

* Quy tắc vàng của tích lũy vốn: Với hàm sản xuất và các giá trị δ cho trước, trạng thái dừng được xác định như sau: sf(k*) = δk* (1.4)

Khi đó hàm tiêu dùng tại điểm này như sau:

c*(s) = f { k*(s) } - δ k* (1.5)

Ở trạng thái dừng, mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hóa tiêu dùng tại trạng thái

δ0

* >

s

k

δδ

Trang 22

dùng sẽ là f'(k*) -δ = 0 hay năng suất biên của vốn sẽ bằng với tỷ lệ khấu hao Khi s<sg thì việc tăng tiết kiệm sẽ tăng tiêu dùng trong dài hạn nhưng giảm tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển đến trạng thái dừng Trong trường hợp này có mẫu thuẫn lợi ích của thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai Ngược lại khi s> sg , việc giảm tiết kiệm sẽ làm tăng tiêu dùng bình quân đầu người trong dài hạn và cũng tăng tiêu dùng trong quá trình dịch chuyển Vấn đề lựa chọn phụ thuộc vào đánh đổi giữa tiêu dùng hiện tại và tiêu dùng trong tương lai

Hình 1.4.Trạng thái vàng

Sản lượng của nền kinh tế được sử dụng để tiêu dùng và đầu tư Trong trạng thái dừng đầu tư bằng khấu hao Bởi vậy tiêu dùng ở trạng thái dừng bằng sản lượng f(k*) trừ khấu hao δk* Trạng thái dừng tối đa hóa tiêu dùng được gọi là trạng thái vàng Khối lượng vốn ở trạng thái vàng được ký hiệu là k*g và tiêu dùng được ký hiệu là c*g

*Tác động của tiến bộ công nghệ: Trong hàm số sản xuất đơn giản này, một sự

cải thiện tình trạng công nghệ được thể hiện bởi sự dịch chuyển hàm sản xuất lên trên, làm cho sản lượng trên mỗi lao động tăng lên với mức tích lũy vốn cho trước

Trang 23

Hình 1.5.Tác động của tiến bộ công nghệ

→Dựa vào đồ thị trên chúng ta nhận thấy 1 cách trực quan rằng sản lượng bình quân trên mỗi lao động sẽ tăng khi mức tích lũy vốn trên mỗi lao động tăng hoặc có tiến bộ Khi mức tích lũy vốn bình quân trên mỗi lao động tăng, thì sản lượng bình quân trên mỗi lao động cũng tăng Song do sinh lợi vốn giảm dần nên muốn duy trì tăng sản lượng bình quân trên mỗi lao động đòi hỏi sự gia tăng mức tích lũy vốn trên đầu mỗi lao động ngày càng nhiều hơn Đến 1 mức nào đó việc tích lũy vốn trên mỗi lao động không làm tăng sản lượng bình quân trên mỗi lao động nữa Điều này cũng có nghĩa sự tích lũy vốn không duy trì tăng trưởng bền vững, song tích lũy vốn lại có thể duy trì mức sản lượng bình quân cao hơn

1.2.2.2 Sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế

Mô hình Solow cơ bản chỉ ra rằng quá trình tích lũy vốn chưa đủ để lý giải sự tăng trưởng vững chắc Để lý giải sự tăng trưởng vững chắc mà chúng ta đã quan sát hầu hết các nơi trên thế giới, chúng ta mở rộng mô hình Solow và đưa thêm vào 2 nguồn khác của sự tăng trưởng : Sự gia tăng dân số và tiến bộ công nghệ Trong phần này chỉ

đề cập đến tăng dân số và giả thiết tốc độ tăng dân số và lao động là như nhau

*Trạng thái dừng và gia tăng dân số:

Với k=K/L như trên, nhưng lúc này có sự gia tăng lượng lao động, chúng ta có

Trang 24

thể suy ra tốc độ tăng của k, K,L như sau:

Hình 1.6 Trạng thái dừng khi đầu tư thực tế bằng đầu tư vừa đủ

Tốc độ tăng trưởng đạt ở trạng thái dừng khi∆k= 0 Đó chính là điểm giao nhau giữa 2 đường sf(k) và (δ+gL)k Lúc này giá trị k là k* thỏa điều kiện:

sf(k) = (δ+gL)k* (1.9)

*Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng dân số tăng đẩy đường (δ+gL)k lên phía trên Trạng thái dừng mới có

(1.7) k.g - L

K

k hay ∆ = ∆ L

K k

K

Trang 25

mức tích lũy vốn trên mỗi đơn vị lao động và thu nhập bình quân đầu người thấp hơn

Mô hình này đưa ra dự báo rằng các nền kinh tế có tỷ lệ tăng dân số cao sẽ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp

Hình 1.7 Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế

* Quy tắc vàng của tích lũy vốn khi có sự gia tăng dân số:

Với hàm sản xuất và các giá trị gL vàδ cho trước, có mối tương quan giữa k và s tại trạng thái dừng Mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàm số sau:

sf(k*) = (δ+gL)* (1.10)

Ở trạng thái dừng, tiêu dùng bình quân trên đầu người được xác định s).fk*(s) Từ (1.10) chúng ta có sf(k*) = (δ+gL)k* Vậy chúng ta có thể viết phương trình cho c như sau:

c*(s) = fk*(s) - (δ+gL)k* (s) (1.11)

Ở trạng thái dừng, mức tiết kiệm cần thiết để tối đa hóa tiêu dùng là:

Vì nên điều kiện để tối đa hóa tiêu dùng sẽ là : f'(k*) - (δ+gL) =0

{ ' ( *) ( )} * 0

∂ +

f s

c

L

δ

Trang 26

) 13 1 ( )

( )

AL

K F AL

Y

Hình 1.8 Tốc độ tăng dân số, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế

1.2.2.3 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế

Bổ sung yếu tố công nghệ thay đổi theo thời gian vào mô hình

*Tiến bộ công nghệ và hàm sản xuất: Tiến bộ công nghệ thể hiện sản xuất tăng

nhiều hơn ứng với lượng vốn và lao động như trước Lúc này trong hàm sản xuất, sự thay đổi công nghệ được coi như 1 biến số, cho biết có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất ra từ vốn và lao động vào mỗi thời điểm Hàm sản xuất với yếu tố công nghệ thay đổi (A) được thể hiện như sau:

Y=F(K, AL) = Kα (AL)1-α với 0<α<1 (1.12)

Trong đó, L: Lực lượng lao động

A: Tình trạng công nghệ Giá trị thành phẩm của A và L được gọi là lượng lao động hiệu quả hay lao động tính bằng đơn vị hiệu quả Cách thể hiện hàm số như trên ngụ ý tăng số công nhân

và tiến bộ công nghệ đều có ảnh hưởng như nhau đối với sản lượng Ở đây giả định hàm sản xuất có dạng Cobb- Douglas, ngụ ý rằng các độ co giãn của sản lượng theo vốn và theo lao động hiệu dụng lần lượt là tỷ trọng thu nhập của vốn và lao động

Từ phương trình (1.13) ta thấy tăng sản lượng trên 1 đơn vị lao động hiệu dụng y=Y/AL phụ thuộc vào tăng trưởng vốn trên 1 đơn vị lao động hiệu dụng k=K/AL

sY=∆K +δK ( 1.14)

Trang 27

Chia 2 vế cho AL, ta có:

∆k=sy-(gL+gA+δ)k = s.f(k) -(gL+gA+δ)k = s.kα -(gL+gA+δ)k (1.17)

* Trạng thái dừng với thay đổi công nghệ:

Ở trạng thái dừng, vì k=K/AL không đổi, nên tốc độ tăng trưởng của K là gK= gL+gA Ngoài ra nếu k không đổi thì y=Y/AL cũng không đổi, điều này ngụ ý rằng tốc

độ tăng trưởng của Y cũng là gY= gL+gA Do đó, thu nhập đầu người tăng theo tỷ lệ gY- gL = gA Đây cũng là tỷ lệ tích lũy kiến thức (hay thay đổi công nghệ)

Các kết quả trên cho thấy rằng tỷ lệ tiết kiệm không ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng dài hạn Tất cả những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong dài hạn là tốc độ tăng trưởng của lao động và công nghệ được cho trước một cách ngoại sinh Song chỉ

có tiến bộ công nghệ mới giải thích được sự gia tăng không ngừng của mức sống kết quả này được khẳng định thông qua xem xét tác động của việc gia tăng tỷ lệ tiết kiệm đối với mức độ và tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên đầu người trong bối cảnh có xem xét

sự thay đổi công nghệ, được minh họa trong hình sau:

) 16 1 (

L

A kg kg

AL

L K

hay L

L A

A K

K k

Trang 28

Phân tích trên cho thấy rằng gia tăng tỷ lệ tiết kiệm ảnh hưởng tới mức thu nhập, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng trưởng trong dài hạn Tuy vậy tác động đối với mức thu nhập cũng tương đối nhỏ vì (1) vốn phải chịu sinh lợi giảm dần và (2)

tỷ trọng thu nhập của vốn (α) tương đối thấp, thường vào khoảng 0, 33 Do đó , tăng tỷ lệ tiết kiệm thêm 10%, ví dụ từ 20% đến 22%, sẽ làm tăng: (1-α).(gL+gA+δ) mức thu nhập trên đầu người chỉ thêm khoảng 5% Ngoài ra nền kinh tế hội tụ về trạng thái cân bằng dài hạn theo 1 tốc độ hàng năm là:

Với giả thiết α = 0,33, gL = 0,015, gA = 0,015 và δ = 0,03, sau khi gia tăng tỷ lệ tiết kiệm, tỷ lệ hội tụ hàng năm về trạng thái cân bằng dài hạn chỉ khoảng 4%/năm Sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm thêm 10% chỉ làm tăng thu nhập trên đầu người thêm 2,5% sau 18

Trang 29

năm Như vậy trong mô hình Solow, tác động của việc tăng tiết kiệm chẳng những là khiêm tốn mà còn phải mất thời gian lâu dài mới xảy ra

1.2.2.4 Mức độ giải thích tăng trưởng và ý nghĩa chính sách của mô hình này

-Thứ nhất, đóng góp quan trọng đầu tiên của mô hình là đã "giải thoát " được

vấn đề bức xúc cả về lý thuyết lẫn thực tế các mô hình trước đó, kể cả Harrod-Domar, không thể làm được, đó là hình thành và tích lũy tài sản vốn được nội sinh hóa trong

mô hình và nhờ đó mô hình có thể giải thích tăng trưởng dài hạn Mô hình này cho phép điều chỉnh chính sách dễ dàng, trong 1 thời gian dài Điều này mở ra 1 không gian lớn cho các nhà hoạch định chính sách, nhưng cũng đòi hỏi các chính phủ quan tâm tới nhiều hơn khía cạnh làm thế nào để duy trì tăng trưởng trong dài hạn

-Thứ hai, mô hình cho rằng, vốn và lao động là các yếu tố xác định tăng

trưởng, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của tiết kiệm và đầu tư đến tăng trưởng Đồng thời tài sản vốn khấu hao nhanh và tốc độ tăng dân số cao sẽ bất lợi cho tăng trưởng Tức là, cho rằng tất cả các yếu tố khác là như nhau, nền kinh tế nào có tỷ lệ tiết kiệm cao hơn và/ hoặc có tỷ lệ khấu hao vốn và tốc độ tăng dân số thấp hơn sẽ đạt trạng thái cân bằng ở mức tăng trưởng cao hơn

-Thứ ba, khi nền kinh tế đã đạt được trạng thái cân bằng thì để duy trì tăng

trưởng, Solow nhìn thấy vấn đề tiến bộ công nghệ là cần thiết, vì vậy yếu tố này có thể được coi là "từ trên trời rơi xuống" và có lẽ đây là điểm yếu nhất của mô hình Thế nhưng mô hình cũng có ý rằng, một khi tất cả các nguồn lực đã được khai thác 1 cách tối đa, thì nguồn lực cần thiết để tiếp tục duy trì tăng trưởng đó chính là yếu tố công nghệ

-Thứ tư, mô hình gợi ra nhiều vấn đề có ý nghĩa lớn cho chính sách tăng trưởng

và chính sách phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển Do tiết kiệm để đầu tư hình thành và tích lũy tài sản vốn là động lực tăng trưởng, vậy nên chính sách huy động đầu tư là hết sức quan trọng cho tăng trưởng kinh tế Mô hình gợi ý rằng, về lâu dài cần huy động tối đa đầu tư của khu vực tư nhân, muốn vậy đòi hỏi phải phát triển thị trường vốn, kể cả kênh huy động dài hạn và cải thiện môi trường đầu tư sao cho hấp dẫn đầu tư của tư nhân Đối với các nước nghèo, do tỷ lệ tiết kiệm thấp, nhưng có thể tăng đầu tư bằng cách nhập khẩu vốn qua con đường mở cửa nền kinh tế, quan trọng nhất bằng kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài Ngoài ra đối với các nước đang phát

Trang 30

triển biện pháp kìm hãm và giảm tốc độ tăng dân số khá cao của các nước này sẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế

-Thứ năm, một kết luận quan trọng rút ra được từ mô hình Solow là giả thiết về

"hội tụ tuyệt đối về tăng trưởng", được rút ra dựa vào giả định năng suất biên giảm dần của nhân tố vốn Do năng suất biên của vốn giảm dần nên trên con đường tiến tới trạng thái cân bằng tăng trưởng, các nước nghèo sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước giàu, dẫn đến xu hướng "bắt kịp" các nước giàu về mức thu nhập bình quân đầu người Giả thiết hội tụ tăng trưởng đã 1 thời được coi là niềm hy vọng để thoát nghèo đói và

để phát triển thịnh vượng của các nước đang phát triển

-Thứ sáu, mô hình có ý nghĩa lớn trong việc giải thích "bẫy nghèo đói" và "bẫy

phát triển" của các nước đang phát triển "Bẫy nghèo đói" là 1 thuật ngữ trong lý thuyết tăng trưởng để chỉ trạng thái cân bằng tăng trưởng ở mức thu nhập rất thấp của nền kinh tế Trong mô hình Solow, nền kinh tế được coi là rơi vào bẫy nghèo đói khi mà các điều kiện về cân bằng tăng trưởng đã được đáp ứng và ở trạng thái cân bằng này, mức thu nhập thực tế bình quân đầu người vẫn rất thấp Tình trạng này đã và đang diễn

ra ở các nước nghèo, sau nhiều năm không có cải thiện về thu nhập bình quân đầu người Có nhiều nguyên nhân Theo Solow, nguyên nhân hay gặp là tỷ lệ tiết kiệm thấp, dân số tăng quá nhanh hoặc chịu tác động lớn của 1 hoặc nhiều cú sốc từ bên trong hoặc bên ngoài nền kinh tế Nếu như nền kinh tế có đủ khả năng thoát khỏi bẫy ?

úi nghèo thì sẽ bước sang giai đoạn mở rộng tăng trưởng ở mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn Trạng thái cân bằng này gọi là "bẫy phát triển" trong tăng trưởng" Qua đây, mô hình khẳng định lại vai trò của Nhà Nước trong thực hiện chính sách đầu tư

và mở cửa nền kinh tế, nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật, tăng năng lực của bộ máy chính phủ, tăng hiệu lực thực thi chính sách

Tóm lại: Để nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế thì ngày càng có nhiều

mô hình ra đời, các mô hình ngày càng hoàn thiện hơn Tuy nhiên yếu tố quan trọng

để áp dụng mô hình thành công là vấn đề số liệu Do nền kinh tế nước ta nói chung

và các địa phương nói riêng, mới dần chuyển sang cơ chế thị trường, các số liệu thống kê về kinh tế-xã hội còn quá thiếu và không hoàn chỉnh, cho nên việc áp dụng các mô hình tăng trưởng phức tạp là rất khó khăn Trong giới hạn của đề tài, chúng ta

sử dụng mô hình Solow là chủ yếu trong phân tích và dự báo kinh tế

1.3 Năng suất nhân tố tổng hợp với phát triển bền vững của doanh nghiệp

Trang 31

1.3.1 Khái niệm năng suất và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)

1.3.1.1 Khái niệm về năng suất

Để tồn tại và phát triển, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải dựa vào sự tăng trưởng của chính mình Sự tăng trưởng thể hiện bởi khối lượng tài sản của doanh nghiệp không ngừng tăng lên, bằng cách sử dụng ngày càng tốt hơn các yếu tố đầu vào

và thu được đầu ra ngày càng nhiều hơn và có chất lượng tốt hơn Quan hệ tỷ lệ giữa đầu ra và đầu vào được xác định là “năng suất”

Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất

để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp Quan điểm này

đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn

Hiện nay, định nghĩa về năng suất coi là cơ sở khoa học và hoàn chỉnh nhất là định nghĩa do Ủy ban Năng suất thuộc Hội đồng Năng suất chi nhánh Châu Âu đưa

ra Định nghĩa này đã được các nước thừa nhận và áp dụng, đó là : năng suất là phong cách nhằm tìm kiếm sự cải thiện không ngừng những gì đang tồn tại; đó là sự khẳng định rằng người ta có thể làm cho ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay; hơn thế nữa, nó đòi hỏi sự nổ lực không ngừng

để kích thích các hoạt động kinh tế với những điều kiện luôn luôn thay đổi và việc áp dụng các lý thuyết và phương pháp mới 3

Khái niệm năng suất theo cách tiếp cận mới phản ảnh phản ảnh đồng thời tính hiệu quả, hiệu lực, chất lượng, đổi mới của quá trình sản xuất và chất lượng cuộc sống ở mọi cấp độ khác nhau Năng suất như vậy được hình thành với sự đóng góp của tất cả các hoạt động trong một chuổi các giai đoạn liên quan từ nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, tiếp thị, sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng với những nội hàm

3 http://www.chicuctdc.gov.vn/doluongnangsuat/index.php?obj=quatrinhthuchien&idcat=25&id=34&

type=details

Trang 32

mới như vậy, năng suất đã trở thành công cụ quản lý, một thước đo của sự phát triển.

Như vậy, nói về năng suất, nhất thiết phải đề cập tới 2 khía cạnh, khía cạnh đầu vào và đầu ra Khía cạnh đầu vào thể hiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực Khía cạnh đầu ra thể hiện giá trị sản phẩm và dịch vụ Tuy nhiên, những cách tiếp cận mới gần đây nhấn mạnh hơn vào khía cạnh đầu ra của năng suất để đáp ứng được với những thách thức của môi trường cạnh tranh và những mong đợi của xã hội

Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh

tế Nó được hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội Đối với các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thông qua việc

sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn Cải tiến năng suất còn có

ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn

Năng suất còn được hiểu là một tư duy hướng tới thói quen cải tiến và vận dụng những cách thức biến mong muốn thành các hành động cụ thể Theo cách tiếp cận này, năng suất là không ngừng cải tiến để vươn tới sự tốt đẹp hơn Ngày hôm nay phải tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng như việc quản

lý công việc tốt hơn, phương pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để đạt được sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn

1.3.1.2 Khái niệm về năng suất nhân tố tổng hợp

Khi đo lường năng suất có thể xem xét năng suất cho từng nhân tố, nhóm hay toàn bộ các nhân tố tham gia vào quá trình sản xuất Việc đo lường năng suất cho từng nhân tố thì đơn giản nhưng sử dụng để phân tích thì rất khó Chẳng hạn đầu tư vào máy móc, còn lao động giữ nguyên, về lượng lẫn chất thì năng suất lao động vẫn tăng Khi nghiên cứu các số liệu thống kê, các nhà phân tích kinh tế đã phát hiện ra rằng: tại các nước phát triển, trong tốc độ tăng lên của kết quả sản xuất, sau khi trừ đi phần đóng góp của các đầu tư thêm thì vẫn còn lại một phần “dôi ra ” đáng kể và phần ‘dôi

ra ’ này tùy thuộc vào quá trình áp dụng ngày càng nhiều các tiến bộ khoa học, công

Trang 33

nghệ, tri thức quản lý hiện đại Hiểu một các khái quát thì phần ‘dôi ra’ này chính là năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP- Total Factor Productivity)

Trong tác phẩm “Công nghiệp hóa Việt Nam trong thời đại Châu Á- Thái Bình

Dương”, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Văn Thọ có viết “ Phần còn lại (trong kết quả sản xuất tăng lên sau khi trừ đi phần đóng góp do yếu tố đầu tư thêm về lao động, tư bản, tài nguyên… ) là hiệu quả tổng hợp không giải thích được bằng sự gia tăng của các yếu

tố sản xuất và được xem là kết quả của các yếu tố liên quan đến hiệu xuất Nền kinh tế phát triển càng có hiệu suất thì phần còn lại này càng lớn Trong phương pháp tính toán về sự tăng trưởng, phần còn lại này được gọi là năng suất nhân tố tổng hợp”

Còn trong Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007 của Trung tâm Năng suất Việt Nam(2009) : “TFP là phản ảnh sự đóng góp của các yếu tố vô hình như kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng lao động, cơ cấu lại nền kinh tế hay hàng hóa-dịch vụ, chất lượng vốn đầu tư mà chủ yếu là chất lượng thiết bị công nghệ và kỹ năng quản lý…Tác động của nó không trực tiếp như các năng suất bộ phận mà phải thông qua sự biến đổi của các yếu tố hữu hình,đặt biết là lao động và vốn ”

Tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ảnh kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động, nhờ vào tác động của các nhân tố đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động…Theo đó, chúng ta

có thể chia kết quả sản xuất thành ba phần: (i) phần do vốn tạo ra, (ii) phần do lao động tạo ra;(iii) và phần do nhân tố năng suất tổng hợp tạo ra Như vậy, không nhất thiết phải lúc nào cũng phải tăng vốn và lao động để tăng đầu ra, mà có thể có đầu ra lớn hơn bằng cách sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn, cải tiến quá trình công nghệ, trình độ quản lý, trong đó các đầu vào được phối hợp sử dụng tốt nhất Do đó, tăng TFP là chỉ tiêu phản ảnh đích thực khái quát về hiệu quả sử dụng vốn và lao động, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tăng trưởng cũng như sự phát triển bền vững nền kinh tế và là căn cứ để phân tích hiệu quả kinh tế vĩ mô và đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ của mỗi doanh nghiệp, ngành, địa phương, quốc gia TFP có thể thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu như thay đổi chất lượng nguồn lao động, thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ, phân bổ lại nguồn lực và trình độ quản lý

Chỉ tiêu tốc độ tăng TFP phản ảnh toàn diện về chiều sâu của quá trình sản

Trang 34

xuất, kinh doanh Chỉ có tăng trưởng kinh tế nhờ vào tăng TFP mới là sự tăng trưởng

1.3.1.3 Các yếu tố chiến lược tác động tới tăng TFP 4

Theo “Báo cáo nghiên cứu chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007” của Trung

tâm Năng suất Việt Nam, các yếu tố chiến lược tác động tới tăng TFP gồm các yếu tố

cụ thể như sau :

Giáo dục và đào tạo : Đầu tư vào nguồn nhân lực làm tăng năng lực cho lực

lượng lao động Nói một cách tổng quát, những công nhân được đào tạo tốt hơn sẽ làm việc năng suất hơn và tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ có chất lượng hơn Đó là lực lượng chủ đạo trong tăng TFP

Cấu trúc vốn: Trong thị trường toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh dựa trên việc

tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao với giá cả hợp lý Để có được lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp cần cải tiến và trang bị cho các quá trình sản xuất các công nghệ mới Đầu tư vào máy móc và thiết bị hiện đại sẽ làm giảm chi phí sản xuất

và làm tăng TFP

Cơ cấu lại kinh tế: Cơ cấu lại nền kinh tế là việc chuyển các nguồn lực từ các

ngành và thành phần kinh tế kém năng suất sang ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao Việt phân bổ lại các nguồn lực để có được các ngành và thành phần kinh tế có năng suất cao hơn sẽ dẫn đến sử dụng có hiệu suất và hiệu quả các nguồn lực và dẫn đến TFP tăng cao

4Trung tâm Năng suất Việt Nam(2009), Báo cáo chỉ tiêu năng suất Việt Nam 2006-2007

Trang 35

Tăng như cầu: việc tăng nhu cầu trong nước và ngoài đối với sản phẩm và

dịch vụ sẽ dẫn đến tỷ lệ sử dụng sản phẩm tiềm năng cao hơn Từ đó kính thích sản xuất và sáng tạo

Tiến bộ công nghệ: điều này chỉ ra tính hiệu lực và việc sử dụng hiệu quả

công nghệ thích hợp, sự đổi mới, nghiên cứu và triển khai, thái độ làm việc tích cực,

hệ thống quản lý và tổ chức tốt, quản lý chuổi cung ứng và sử dụng các phương pháp thực hành tốt nhất Với trình độ công nghệ cao, người lao động được khuyến kích và

hệ thống quản lý hiệu quả, nền kinh tế sẽ có khả năng sản xuất ra sản phẩm và dịch

vụ có giá trị tăng cao hơn Tính sáng tạo, sự đổi mới và tư duy năng suất sẽ định hướng sự tích tụ, phổ biến và sự dụng kiến thức nhằm tăng TFP và duy trì tính cạnh tranh

Do đó, để đẩy nâng cao TFP đòi hỏi sự đầu tư mạnh và liên tục vào các yếu tố chiến lược trên, đặt biệt là các yếu tố có tác động mạnh đến TFP như : Giáo dục và đào tạo và tiến bộ công nghệ

1.3.2 Phương pháp tính tốc độ tăng TFP

Do TFP là một phạm trù tương đối trừu tượng, việc tính toán TFP và các chỉ tiêu liên quan đến TFP không hề đơn giản Cho đến nay, vẫn chưa có một công thức tính TFP thống nhất cho tất cả các nước trên thế giới Tuy nhiên theo điều kiện từng nước cũng như hệ thống số liệu thống kê sẵn có mà người tính toán chỉ tiêu này theo các công thức và phương pháp khác nhau Cho đến nay, sự chính xác trong tính toán TFP chỉ là tương đối, chưa nước nào có phương pháp nào tính TFP thật chính xác Trong luận văn này, tác giả nêu hai phương pháp phổ biến nhất, đó là cách tính toán tốc độ tăng TFP theo (1) phương pháp hoạch toán và (2) phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb- Douglas

-Theo phương pháp hoạch toán Công thức tính tốc độ tăng TFP theo phương pháp hạch toán do Tổ chức Năng suất châu Á đưa vào áp dụng có dạng :

Trang 36

- Theo phương pháp dùng hàm Cobb-Douglas : Hàm sản xuất Cobb-Douglas

đơn giản có thể viết như sau : Y = AKαLβ (1)

Trong đó : Y là đầu ra; A là năng suất nhân tố tổng hợp; L là lao động; K là vốn đầu vào; α và β là độ co giản của đầu ra tương ứng với lao động và vốn

Với Y, K,L được giả định là hàm liên tục theo thời gian

Và α, β gọi là các hệ số co giãn Nếu hiệu quả tăng theo qui mô thì α+β>1, nếu hiệu quả giảm theo qui mô thì α+β<1, nếu hiệu quả không đổi theo qui mô thì α+β =1

Logaric hai vế của (1), chúng ta được:

LnY= LnA+LnK+βLnL (2)

Vi phân hai vế của (2) theo thời gian, chúng ta sẽ có

L

dLK

dKA

dAY

dY

β+α+

=

(3)Như vậy, tốc độ tăng của kết quả sản xuất bằng tổng tốc độ tăng của TFP và tốc độ tăng bình quân của vốn và lao động

Từ phương trình (3), chúng ta thực hiện biến đổi và có tốc độ tăng của TFP như sau:

L

dLK

dKY

dYA

dA = −α −β

(4)

Từ cách tích chỉ tiêu TFP, chúng ta có thể tiến hành phân tích các chỉ tiêu năng suất khác tùy theo mục tiêu phân tích khác nhau

Như vậy, chúng ta đã có thể hiểu về bản chất của TFP và một số cách tiếp cận

về phương pháp nghiên cứu sự biến động của nó Tuy nhiên, để có thể vận dụng vào thực tiễn là một vấn đề không đơn giản bởi nguồn số liệu thống kê Hiện nay, của các chỉ tiêu thống kê hiện nay của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ các số liệu để tính toán một cách chính xác

1.3.3 Năng suất nhân tố tổng hợp thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho

Đối với một doanh nghiệp, năng suất được hiểu khái quát là quan hệ so sánh

5 TS Nguyễn Huy Cường, Ban Khoa học và Công nghệ địa phương, Bộ Khoa học và Công nghệ

Trang 37

giữa đầu ra và đầu vào Tùy theo các đầu ra, đầu vào khác nhau sẽ có các chỉ số năng suất khác nhau Để cải tiến năng suất không nhất thiết phải tăng vốn hay tăng lao động mà kết quả đầu ra vẫn có thể khả quan hơn nếu khai thác, sử dụng tối ưu nguồn lao động và vốn đầu tư bằng việc tăng cường phối hợp sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào, kết hợp với cải tiến tổ chức sản xuất, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ mới sẽ tạo nên một nhân tố mới đóng vai trò tích cực tạo ra giá trị gia tăng cao.

Đối với người lao động, nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp sẽ góp phần nâng lương, thưởng, điều kiện lao động được cải thiện Còn đối với doanh nghiệp, khả năng mở rộng tái sản xuất, đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh, nâng cao phúc lợi xã hội

Năng suất các yếu tố tổng hợp là phần giá trị mới do nhân tố vô hình tạo ra, góp phần nâng cao hiệu quả của sản xuất trong doanh nghiệp do nâng cao hiệu quả

sử dụng vốn và lao động (nhân tố hữu hình) bằng tác động của việc đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động Tuy nhiên, việc định lượng giá trị chính xác năng suất các yếu tố tổng hợp trong thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp là không dễ Đến nay, việc tính toán này vẫn chưa được các

cơ quan ban ngành thực sự hỗ trợ cho doanh nghiệp và sự quan tâm của lãnh đạo các doanh nghiệp

Để có tăng trưởng sản xuất, tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, doanh nghiệp cần khai thác triệt để sự tăng giá trị năng suất các yếu tố tổng hợp Đây là yếu

tố làm tăng trưởng bền vững cho các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp địa phương chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ Theo phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, nguồn lực hữu hình về cơ bản đã được khai thác triệt để, bao gồm vốn đã được huy động sử dụng trong khi lãi suất ngân hàng cao nên lợi nhuận thấp, chi phí lao động đã giảm tối đa với chi phí nhân công thấp

Tuy đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp địa phương ứng dụng đổi mới công nghệ, cơ cấu lại lao động và áp dụng các biện pháp quản lý mới để tạo ra các giá trị gia tăng cao, nhất là các sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương để tạo nên

sự đổi mới doanh nghiệp hình thành các doanh nghiệp khoa học công nghệ

Trang 38

1.3.4 Kinh nghiệm thành công trong việc nâng cao tỷ trọng TFP của một số nước trong khu vực

Trong chuyên đề “ Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng

hợp” của Trung tâm Thông tin – tư liệu thuộc Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung

ương (2010), có nêu hai quốc gia khu vực Châu Á là Hàn Quốc và Singapore tăng trưởng rất nhanh và bền vững nhờ vào việc nâng cao tỷ trọng TFP Cụ thể như sau :

1.3.4.1 Hàn Quốc tăng tỷ trọng TFP thông qua đầu tư mạnh vào KH&CN

Tăng trưởng của Hàn Quốc được đánh giá là một mô hình tăng trưởng có chất lượng xét về mặt cơ cấu đầu tư các loại tài sản vốn hay xét về mặt nguồn gốc của tăng trưởng So với một số nước trong khu vực, Hàn Quốc là nước có đóng góp của yếu tố TFP vào tăng trưởng kinh tế khá cao Giai đoạn 1970-1980, tỷ lệ TFP trong tăng trưởng chỉ mới đạt mức 8,3%, nhưng đến giai đoạn 1980-1990, con số này đã lên tới 31,5% Trung bình giai đoạn 1980-2000, TFP vẫn chiến 39,96% tăng trưởng của Hàn Quốc

Bảng 1.1 : Vai trò của TFP trong tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng TFP

Đóng góp của TFP trong việc tăng GDP1970- 1980

0,72,82,751,732,07

8,431,529,6022,2739,96Nguồn : ASEAN Development Outlook 2005

Trong suốt gần 50 năm qua, Hàn Quốc đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng,

từ một nước có thu nhập bình quân đầu người từ 100 USD những năm 1960 lên con số 20.000 USD hiện nay Về phát triển KH&CN, những năm gần đây, Hàn Quốc đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách ở lĩnh vực này Chính phủ đã đặt KH&CN vào chương trình nghị sự chính sách hàng đầu với quan điểm chuyển đổi đất nước thành một xã hội dựa trên KH&CN Mục tiêu chính sách là thực hiện một cú nhảy vọt nữa trong phát triển đất nước dựa trên KH&CN Để hướng tới mục tiêu này, chương trình KH&CN với những đặt điểm chính như: trọng tâm của chính sách KH%&CN sẽ nhằm vào việc đẩy mạnh năng lực KH&CN để tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyển tiếp

Trang 39

theo hướng xã hội tri thức, thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp mới Để đẩy mạnh cơ sở nền tảng cho phát triển KH&CN, ưu tiên chính sách nhằm vào việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học cơ bản và phát triển nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo về KH&CN Đồng thời, để phát triển động lực phát triển trong tương lai, các nguồn lực nghiên cứu và phát triển sẽ được tập trung vào các lĩnh vực công nghệ lựa chọn, vốn được coi là có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với sự phát triển trong tương lai của Hàn Quốc Chính phủ Hàn Quốc đã đặt mục tiêu tăng gấp đôi đầu tư nghiên cứu và phát triển quốc gia trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21

Khi xét cơ cấu đầu tư vào cho tăng trưởng kinh tế bao gồm vốn vật chất, vốn con người và KH&CN khá cân bàng và hiệu quả Về đầu tư cho vốn con người và KH&CN, Hàn Quốc đã thực hiện thành công Chính phủ đã ưu tiên đầu tư nhiều vào bậc đại học và sau đại học Đây là những cơ sở quan trọng cho phát triển công nghệ

Đặt biệt nỗi bật của giáo dục đại học của Hàn Quốc là tạo ra năng lực đổi mới, cải tiến công nghệ cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và tránh được các rủi ro từ sự thay đổi đổi công nghệ bên ngoài Để công nghệ mới thâm nhập vào cuộc sống, đồng thời để đáp ứng yêu cầu đối với lao động kỹ năng cao trong thời đại công nghệ, Hàn Quốc tập trung nhiều hơn cho giáo dục – đào tạo các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ vật liệu mới Chính phủ nước này đã thành lập các viện và các trung tâm thực hiện chức năng đào tạo cán bộ KH&CN Nhờ những nỗ lực không ngừng trên, Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong phát triển KH&CN, đặt biệt là trong lĩnh vực điện tử Ví dụ, trong ngành sản xuất linh kiện máy tính, các sản phẩm bộ nhớ động ngẫu nhiên (DRAM) của Hàn Quốc có sức cạnh tranh không thua kém bất cứ đối thủ nào trên thế giới

Hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) được Hàn Quốc đặt biệt chú trọng Chính phủ đã đầu tư ở mức cao và hiệu quả cho hoạt động này, đưa yếu tố KH&CN trở thành yếu tố đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế Trong thời kỳ 1987-1997, Hàn Quốc đầu tư 2,8% GDP cho hoạt động R&D, một tỷ lệ ngang bằng với Hoa Kỳ và

cao hơn Pháp, Hàn Quốc đã thực hiện thành công hai cơ chế khuyến khích Một là, tạo

mối liên hệ giữa các trường đại học với cơ sở sản xuất công nghiệp Sự khuyến khích liên kết giữa các trường đại học và các ngành công nghiệp có tác dụng tích cực thúc đẩy đổi mới công nghệ, hình thành được một thị trường sản phẩm KH&CN và các kết quả nhanh chóng được thương mại hóa Nhiều trường đại học lớn của Hàn Quốc rất

Trang 40

thành công trong việc triển khai các kết quả nghiên cứu vào các ngành công nghiệp

Thứ hai, Chính phủ Hàn Quốc có sự hỗ trợ lớn cho nghiên cứu và đổi mới thuộc khu

vực tư nhân Kể từ những năm 1970, Hàn Quốc đã thông qua và áp dụng các chương trình chính sách khác nhau nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho khu vực này tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới, trong đó có các biện pháp mở rộng sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp như : chấp nhận tài sản công nghệ (tài sản tri thức) như một khoản thế chấp để vay ngân hàng; tài trợ cho các doanh nghiệp để thuê mướn nhân lực nghiên cứu và phát triển; cung cấp cho các doanh nghiệp thông tin và dịch vụ kỹ thuật

Một nỗ lực khác nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào nghiên cứu và phát triển Chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra mục tiêu chính sách lâu dài là phát triển Hàn Quốc thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển khu vực Đông Bắc Á, tận dụng lợi thế về

vị trí địa kinh tế của Hàn Quốc trong khu vực Một ủy ban đặt biệt đã được thành lập trực thuộc Văn Phòng Tổng Thống, phối hợp với các cơ quan hữu quan và với khu vực

tư nhân để tạo lạp những môi trường về văn hóa, xã hội, kinh tế và vật chất cần thiết

để thu hút đầu tư nước ngoài cho nghiên cứu và phát triển

Kết quả là, chỉ trong một thời gian ngắn, KH&CN của Hàn Quốc đã đạt được những thành quả vươn tơi tiêu chuẩn quốc tế Với tỷ lệ nắm giữ thị trường thế giới của điện thoại di động là 28% (2009), sản phẩm bán dẫn là 9,6%(2008), ô tô là 7,4%(2008),… Hàn Quốc đang sở hữu những công nghệ đạt tiêu chuẩn cao nhất thế giới trong các lĩnh vực công nghệ hàng đầu Trong năm 2008, 10 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc đều là những mặt hàng có nội hàm KH&CN cao, có giá trị gia tăng cao như : sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử, bán dẫn, ô tô, sản phẩm hóa dầu Ngoài ra, Hàn Quốc còn đang triển khai các dự án nghiên cứu quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế như kế hoạch phóng vệ tinh, tăng cường công nghệ lò phản ứng hạt nhân, với đội ngũ các chuyên gia hàng đầu, cùng sự đầu tư thích đáng của Chính phủ Hàn Quốc

Nhờ chất lượng lao động được nâng cao, đầu tư hiệu quả cho KH&CN mà TFP của Hàn Quốc không ngừng đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng của Hàn Quốc, ngoài

ra, hiệu quả đầu tư khá cao của Hàn Quốc cũng là một nguyên nhân thúc đẩy TFP của Hàn Quốc

1.3.4.2 Singapore với chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng cao

Ngày đăng: 01/04/2014, 16:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Bá Cường và Bùi Trinh, Một số vấn đề về vốn và đầu tư, Tổng cục thống kê, truy cập ngày 01 tháng 12 năm 2013 từ http://gso.gov.vn/Modules/Doc_Download.aspx?DocID=3984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về vốn và đầu tư
3. Đinh Phi Hổ (2012), Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Những Nghiên Cứu Thực Tiễn Trong Kinh Tế Phát Triển - Nông Nghiệp,NXB Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Pháp Nghiên Cứu Định Lượng Và Những Nghiên Cứu Thực Tiễn Trong Kinh Tế Phát Triển - Nông Nghiệp
Tác giả: Đinh Phi Hổ
Nhà XB: NXB Phương Đông
Năm: 2012
4. Lê Dân(2002), Giới thiệu bản chất của TFP và phương pháp nghiên cứu sự biến động của nó, Bộ môn thống kê - tin học, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu bản chất của TFP và phương pháp nghiên cứu sự biến động của nó
Tác giả: Lê Dân
Năm: 2002
5. Lê Dân, Tiếp cận mới về bản chất năng suất và phân tích nó, Trường đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận mới về bản chất năng suất và phân tích nó
6. Lê Xuân Bá, Nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 đến 2020, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2010 đến 2020
7. Mankiw.N.G (1997), Kinh tế vĩ mô (bản dịch tiếng việt), NXB. Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế vĩ mô
Tác giả: Mankiw.N.G
Nhà XB: NXB. Thống kê
Năm: 1997
8. Nguyễn Duy Thục(2011),“Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định”, Luận văn tiến sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mô hình tăng trưởng kinh tế địa phương và áp dụng cho tỉnh Bình Định”
Tác giả: Nguyễn Duy Thục
Năm: 2011
9. Nguyễn Quang Dong (2002), Các mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình trong phân tích dự báo phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp tỉnh, thành phố
Tác giả: Nguyễn Quang Dong
Năm: 2002
10. Nguyễn Quang Dong (2003), Kinh tế lượng, NXB. Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quang Dong
Nhà XB: NXB. Khoa học và Kỹ Thuật
Năm: 2003
11. Nguyễn Quang Hiệp (2013), Các nguồn tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên, Tạp chí Phát triển kinh tế 275,28-39 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguồn tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên
Tác giả: Nguyễn Quang Hiệp
Năm: 2013
12. Nguyễn Quốc Tế, Nguyễn Thị Đông(2013),Đo lường tăng năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, Tạp chí Phát triển kinh tế số 273 tháng 7/2013, Đại học Kinh tế TPHCM,17- 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đo lường tăng năng suất lao động ở Việt Nam bằng phương pháp phân tích tỉ trọng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tác giả: Nguyễn Quốc Tế, Nguyễn Thị Đông
Năm: 2013
13. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phân tích tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng (1997-2006), Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích tăng trưởng kinh tế của Thành phố Đà Nẵng (1997-2006)
14. Phan Nguyễn Khánh Long(2012), Đánh giá tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên-Huế dưới góc độ năng xuất các nhân tố sản xuất, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 72B, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thừa Thiên-Huế dưới góc độ năng xuất các nhân tố sản xuất
Tác giả: Phan Nguyễn Khánh Long
Năm: 2012
15. Vũ Thị Ngọc Phùng(2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB. Lao động xã hội , Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế phát triển
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Phùng
Nhà XB: NXB. Lao động xã hội
Năm: 2005
19. Võ Thành Danh và Đặng Hoàng Thống(2011), Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ,(17),120-129 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích các yếu tố tác động đến tăng trưởng của thành phố Cần Thơ: Cách tiếp cận tổng năng suất các yếu tố
Tác giả: Võ Thành Danh và Đặng Hoàng Thống
Năm: 2011
20. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010), Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp, chuyên đề phát triển bền vững.21.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao tỷ trọng và tác dụng của năng suất nhân tố tổng hợp
Tác giả: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương
Năm: 2010
22. Charles R.Hulen(1991), The measurement of capital, University of Chicago Press, P 119-158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The measurement of capital
Tác giả: Charles R.Hulen
Năm: 1991
23. Le Thanh Nghiep, Le Huu Quy (2000), Measuring the impact of Doi Moi on VietNam’s Gross Domestic Product, Asian Economic journal 2000, Vol 14, No 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Measuring the impact of Doi Moi on VietNam’s Gross Domestic Product
Tác giả: Le Thanh Nghiep, Le Huu Quy
Năm: 2000
16. UBND tỉnh Khánh Hòa(2006),Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 Khác
17. UBND tỉnh Khánh Hòa(2011), Báo cáo rà soát, điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Khối lượng tư bản mỗi công nhân - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.1. Khối lượng tư bản mỗi công nhân (Trang 18)
Hình 1.2. Khối lượng tư bản mỗi công nhân - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.2. Khối lượng tư bản mỗi công nhân (Trang 20)
Hình 1.3.Trạng thái dừng với tỷ lệ tiết kiệm mới - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.3. Trạng thái dừng với tỷ lệ tiết kiệm mới (Trang 21)
Hình 1.4.Trạng thái vàng - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.4. Trạng thái vàng (Trang 22)
Hình 1.5.Tác động của tiến bộ công nghệ - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.5. Tác động của tiến bộ công nghệ (Trang 23)
Hình 1.6. Trạng thái dừng khi đầu tư thực tế bằng đầu tư vừa đủ - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.6. Trạng thái dừng khi đầu tư thực tế bằng đầu tư vừa đủ (Trang 24)
Hình 1.7. Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.7. Tốc độ tăng dân số và tăng trưởng kinh tế (Trang 25)
Hình 1.8. Tốc độ tăng dân số, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế 1.2.2.3 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 1.8. Tốc độ tăng dân số, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế 1.2.2.3 Tiến bộ công nghệ và tăng trưởng kinh tế (Trang 26)
Bảng 2.1: Bảng số lượng lao động và GDP - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2.1 Bảng số lượng lao động và GDP (Trang 46)
Bảng 2.2:  Vốn đầu tư tỉnh Khánh hòa giá so sánh năm 1994 - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2.2 Vốn đầu tư tỉnh Khánh hòa giá so sánh năm 1994 (Trang 47)
Bảng 2.3 : Bảng trữ lượng vốn tỉnh Khánh Hòa giá so sánh năm 1994 - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2.3 Bảng trữ lượng vốn tỉnh Khánh Hòa giá so sánh năm 1994 (Trang 48)
Bảng 2.4 : Thống kê mô tả dữ liệu - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 2.4 Thống kê mô tả dữ liệu (Trang 49)
Bảng 3.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP,K,L theo giá cố định năm 1994 - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP,K,L theo giá cố định năm 1994 (Trang 59)
Hình 3.1 : Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế  thời kỳ 2001-2011 - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Hình 3.1 Tỷ trọng đóng góp GDP giá so sánh 1994 chia ngành kinh tế thời kỳ 2001-2011 (Trang 60)
Bảng 3.4 : Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.4 Kim ngạch xuất nhập khẩu và thu ngân sách nhà nước (Trang 62)
Bảng 3.5 : Hệ số hồi quy - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.5 Hệ số hồi quy (Trang 65)
Bảng 3.6 : Tóm tắt mô hình - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.6 Tóm tắt mô hình (Trang 65)
Bảng 3.8 : Kiểm định Spearman - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.8 Kiểm định Spearman (Trang 66)
Bảng 3.7 : Phân tích phương sai - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.7 Phân tích phương sai (Trang 66)
Bảng 3.10 : Đóng góp của Vốn, Lao động, hiệu quả kinh tế vào GDP - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.10 Đóng góp của Vốn, Lao động, hiệu quả kinh tế vào GDP (Trang 68)
Bảng 3.11: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.11 Cơ cấu vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế (Trang 70)
Hình  3.4. Tỷ lệ đóng góp vốn của các khu vực kinh tế - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
nh 3.4. Tỷ lệ đóng góp vốn của các khu vực kinh tế (Trang 71)
Bảng 3.13. Tỷ lệ đầu tư/GDP của Khánh Hòa - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.13. Tỷ lệ đầu tư/GDP của Khánh Hòa (Trang 72)
Bảng 3.15: Giá trị và tốc độ tăng năng suất  lao động giai đoạn 1997-2012 - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.15 Giá trị và tốc độ tăng năng suất lao động giai đoạn 1997-2012 (Trang 76)
Bảng 3.17 : Trung bình tỷ trọng đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP - Mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa
Bảng 3.17 Trung bình tỷ trọng đóng góp TFP, K,L vào tăng trưởng GDP (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w