Giậtmìnhvì con luônmồmnóibậy
Các nhà tâm lý học trẻ em cho biết, khoảng 3-4 tuổi, bé có thể vô tình
thốt ra những lời nói tục. Thực ra, các bé chưa hiểu hết ý nghĩa của
những câu nói. Hành vi này thường do bé bắt chước người lớn,
giống như bé đang cố học từ mới nhưng áp dụng lại không đúng
cách. Theo các nhà tâm lý học thì việc trẻ con nhại lại từ và ngữ này
chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến connói bậy, có thể là do bắt chước
bố mẹ, hoặc học các bạn cùng chơi, cũng có khi là do các phương
tiện truyền thông mà bố mẹ không thể kiểm soát được.
Nếu nghe thấy connói bậy, cha mẹ cần bình tĩnh, tránh bực tức hoặc
trừng phạt con quá nặng. Nên nhớ, lời nói và hành vi của bé giai
đoạn này chủ yếu do học được từ thế giới xung quanh. Cho nên, chỉ
quát mắng, đánh đập thì bé sẽ không hiểu mình sai ở chỗ nào, phải
sửa đổi ra sao.
Cần giải thích cho bé đó là những từ không nên nói. Nếu nói là bé
không ngoan, ông bà hay bố mẹ không vui. Khi phải tiếp xúc với môi
trường không tốt, nếu bé hỏi về từ này, từ kia vừa nghe được, hãy
giải thích cho con. Hỏi xem bé nghe từ đó ở đâu, ai đã nói? Khẳng
định với bé, đó là từ hư, không ai thích nghe cả. Vì thế, bé không nên
học nói theo.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học trẻ em cũng khuyến cáo bố mẹ
đừng nghĩ vìconmìnhcòn nhỏ chưa biết gì, để từ từ lớn lên sẽ
ngoan. Nếu cha mẹ giữ thái độ im lặng, không giải thích cho con hiểu
thì chúng sẽ nghĩ lời nói đó là không sai và càng dùng chúng với tần
suất nhiều hơn.
Ngoài việc giải thích cho con hiểu, cha mẹ phải hướng dẫn con biết
cách dùng từ khác để thay thế, biểu lộ sự tức giận hay không bằng
lòng thay vì chửi bậy. Khi bé tức giận mà không nói bậy, cha mẹ
cũng nên khen và thể hiện sự hài lòng với việc biểu lộ cảm xúc của
con. Đồng thời nên giải tỏa bức xúc cho bé bằng cách đi ăn kem, đi
siêu thị hoặc công viên nếu điều kiện lúc đó cho phép.
Trong trường hợp nếu connóibậy trở thành một thói quen khó chữa,
khi mà cha mẹ đã áp dụng tất cả các cách trên đều không có hiệu
quả thì hình phạt chính là biện pháp.
Thay vào đó cha mẹ hãy khơi gợi cho trẻ tự biểu lộ cảm xúc, suy
nghĩ của mình bằng lời nói một cách thoải mái, không giới hạn vấn
đề. Đối với trẻ, khi đã có thái độ tức giận thì có nghĩa vấn đề đó các
bé cảm thấy rất quan trọng vì vậy người lớn đừng chế giễu hay coi
thường mà phải hướng cho bé cách giải quyết vấn đề".
Thế nhưng theo các chuyên gia tư vấn tâm lý, để sự tức giận của trẻ
không biến thành hành vi bạo lực thì điều cần thiết hơn cả là cha mẹ
phải sống gương mẫu, bản thân phải kiềm chế cơn tức giận. Từ đó
chắc chắn trẻ sẽ hiểu rõ trách nhiệm khi bày tỏ thái độ của mình và
hậu quả của những cách cư xử không phù hợp.
Để có con bạn có thể học và làm được tất cả những điều trên thì cha
mẹ phải là người làm gương cho bé. Đừng bao giờ bắt "Con phải lịch
sự trên bàn ăn" trong khi bố mẹ lại không làm được những điều đó.
Và dạy con thì phải dạy con cụ thể từ cách cầm thìa, cách xúc thức
ăn và nhai như thế nào cho hợp lý.
Và một điều cuối cùng dành cho cha mẹ đó là đừng bao giờ quát
mắng con trên bàn ăn và sự tức giận của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến
tâm lý của trẻ khiến bé bị ức chế, ăn không ngon miệng, dẫn đến khó
hấp thu dưỡng chất.
. Giật mình vì con luôn mồm nói bậy Các nhà tâm lý học trẻ em cho biết, khoảng 3-4 tuổi, bé có thể vô tình thốt ra những lời nói tục. Thực ra, các bé chưa hiểu hết ý nghĩa của những câu nói. . giải thích cho con hiểu, cha mẹ phải hướng dẫn con biết cách dùng từ khác để thay thế, biểu lộ sự tức giận hay không bằng lòng thay vì chửi bậy. Khi bé tức giận mà không nói bậy, cha mẹ cũng. khuyến cáo bố mẹ đừng nghĩ vì con mình còn nhỏ chưa biết gì, để từ từ lớn lên sẽ ngoan. Nếu cha mẹ giữ thái độ im lặng, không giải thích cho con hiểu thì chúng sẽ nghĩ lời nói đó là không sai và