1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Mệt vì con luôn hỏi "Tại sao?" pot

5 237 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 676,97 KB

Nội dung

Mệt con luôn hỏi "Tại sao?" Hỏi không biết chán chính là “đặc sản” của tuổi lên ba. Nhưng nhiều khi, bé hỏi hoài là người lớn đã không biết cách trả lời cho… “đúng điệu”. Chị Hoa ca cẩm: “Cả tuần nay Tít nhà mình (3,5 tuổi) cứ liên tục hỏi “tại sao thế?” và “cái gì đây?”. Hết hỏi mẹ lại quay sang hỏi ba, những câu hỏi bất tận! Có câu đã được trả lời cả chục lần rồi mà Tít vẫn hỏi lại Ở lớp Tít cũng làm khổ các cô bảo mẫu bằng những câu hỏi như vậy. Không biết phải làm sao với Tít ” Với bé lên ba, trả lời “đúng điệu” nghĩa là phải: ngắn gọn, chính xác và thống nhất. Chẳng hạn nếu bé chỉ vào bóng đèn và hỏi: “Cái gì đấy?” thì chỉ cần đáp: “Đó là bóng đèn”. Với bé, thế là quá đủ. Cách lý giải dông dài, uyên bác (kiểu như: “Đó là một nguồn ánh sáng nhân tạo, được sinh ra bởi một sợi dây kim loại bị nung nóng khi có dòng điện chạy qua.”) chỉ khiến bé rối trí và thắc mắc nhiều hơn mà thôi. Các bé lên 3 thường tò mò, muốn khám phá mọi thứ. (Ảnh minh họa). Đang tò mò tìm hiểu về thế giới xung quanh nên bé sẽ tìm cách “điểm danh” mọi đồ vật, hiện tượng và ghi nhớ chúng. Tên của một số đồ vật, hiện tượng ấy có thể sẽ khiến bé thích thú đến nỗi bé cứ hỏi đi hỏi lại để được nghe nó vang lên nhiều hơn. Đã thế, mỗi lần hỏi, rất có thể bé lại được nghe một lời giải thích với “biến tấu” mới. Lần đầu mẹ bảo: “Đó là bóng đèn!”. Lần sau mẹ lại nói: “Bóng điện đấy” hoặc: “Đó là đèn compact!”. Những âm thanh khác nhau để gọi tên một vật sẽ khiến bé ngạc nhiên, bối rối, nghi ngờ và thôi thúc bé… hỏi tiếp để làm sáng tỏ vấn đề. Kiểu trả lời với những “biến tấu” có cái hay là sẽ giúp bé mở rộng vốn từ, đồng thời có thể là trò tiêu khiển thú vị giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên để trò chơi ngôn từ này phát huy tác dụng thì cần phải chờ đến lúc bé đã được 4-5 tuổi. Bạn oải quá mỗi ngày phải đối mặt với hàng trăm lần “tại sao” của bé? Nhưng thiếu vắng “tại sao” bé làm sao phát triển triển tốt? “Tại sao” chính là cách hiệu quả nhất giúp bé khám phá thế giới xung quanh. Với bé lên ba, trả lời “đúng điệu” nghĩa là phải: ngắn gọn, chính xác và thống nhất. (Ảnh minh họa). Bởi vậy, trước tràng liên thanh “tại sao…”, bạn đừng né tránh bằng cách trả lời cùn: “Bởi nó như thế chứ sao”, mà hãy cố gắng đưa ra sự lý giải đúng bản chất, nhưng đơn giản, ngắn gọn. Còn nếu bạn quả thật không biết câu trả lời, đừng ngại thừa nhận với con. Bạn có thể nói: “Đây là một câu hỏi hay nhưng khó quá. Mẹ cũng không biết trả lời thế nào. Chúng mình hãy thử hỏi bố xem sao ” Đôi khi bé hỏi “tại sao” nhưng không nhằm tìm kiếm một lời giải thích: – Tại sao con tên là Đạt? – Bởi khi sinh con ra, bố mẹ thấy tên này phù hợp với con. – Nhưng tại sao? – Bởi đó là một cái tên hay. Những cái tên hay hợp với những đứa bé ngoan, bố mẹ nghĩ vậy. – Nhưng tại sao lại thế? Trong trường hợp này “tại sao” chỉ là “chiêu” nhằm gây sự chú ý, nhằm câu giờ để được “tám” thêm cùng mẹ mà thôi… Khi đó bạn có thể stop chuỗi “tại sao” vô nghĩa lại bằng cách hỏi bé: “Con có muốn mẹ kể chuyện con hồi bé tí không?” Một đứa bé luôn mồm “tại sao” quả là rất dễ làm các cô bảo mẫu bực mình. Mẹ đừng ngại chia sẻ với các cô ấy những “chiêu” có thể đánh lạc hướng bé khỏi tràng “tại sao” vô nghĩa mà mẹ từng áp dụng ở nhà. Đôi khi bé có thể đặt những câu “tại sao…” rất tối nghĩa, như: "Mẹ ơi, tại sao KFC?". Khi đó mẹ không nên nói rằng mẹ chẳng hiểu nổi bé muốn nói gì, mà hãy hỏi lại để hiểu rõ ý bé hơn. Có lẽ là bé muốn biết món KFC được làm từ nguyên liệu gì, tại sao nó được gọi như thế, hoặc cũng có thể bé đang thèm ăn món này chăng? Và mẹ có thể hỏi lại bé: “Ý con muốn hỏi KFC là gì á?” “ KFC là thịt gà đem rán lên ” Vâng, càng được ba mẹ quan tâm giải thích nhiều câu hỏi “tại sao”, bé sẽ càng có cơ hội để khám phá thế giới muôn màu, càng phát triển trí tuệ sớm và tốt hơn. . Mệt vì con luôn hỏi "Tại sao?" Hỏi không biết chán chính là “đặc sản” của tuổi lên ba. Nhưng nhiều khi, bé hỏi hoài là vì người lớn. tục hỏi “tại sao thế?” và “cái gì đây?”. Hết hỏi mẹ lại quay sang hỏi ba, những câu hỏi bất tận! Có câu đã được trả lời cả chục lần rồi mà Tít vẫn hỏi

Ngày đăng: 05/03/2014, 12:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN