1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo thực tập nâng cao kĩ thuật truyền hình

14 668 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 490,27 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập nâng cao kĩ thuật truyền hình

Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Khoa Điện Tử - Viễn Thông BÁO CÁO THỰC TẬP NÂNG CAO Đề tài :Kỹ Thuật Truyền Hình Họ Tên : Lưu Quang Trung Lớp : ĐT3 –K53 MSSV : 20082779 HÀ NỘI 11/2011 I – Khái niệm chỉ tiêu kỹ thuật truyền hình mầu A. Khái niệm truyền hình : Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng sóng vô tuyến điện. B. Khái niệm truyền hình màu: Truyền hình màu là thế hệ tiếp theo của truyền hình đen trắng vì thế truyền hình màu có đầy đủ các tính chất của truyền hình đen trắng và có thêm các chỉ tiêu kỹ thuật khác. Truyền hình đen trắng có thể vẫn bắt được sóng của truyền hình màu nhưng màn hình không có màu. C. Các chỉ tiêu kỹ thuật truyền hình màu: 1. Đài phát thanh truyền hình màu phải phát 7 loại thong tin Tín hiệu hình video ( tín hiệu điều biên) Tín hiệu tiếng audio ( tín hiệu điều tần) Tín hiệu xung đồng bộ dòng ( f H ) Tín hiệu xung đồng bộ mành ( f P ) Tín hiệu màu : E R – E Y Tín hiệu màu : E B - E Y Tín hiệu đồng bộ màu Khi phát tín hiệu màu đi không được gây nhiễu màu trên ảnh đen trắng vì vậy người ta không trực tiếp truyền đi tín hiệu mà cơ bản mà truyền tín hiệu hiệu màu. Tức là, lấy màu trừ đi tín hiệu chói. Do đó, tại điểm màu trắng, tín hiệu màu bằng 0. Trong mọi trường hợp người ta chọn 3 màu cơ bản theo chuẩn quốc tế là : - Đỏ (RED) 700nm - Lục ( GREEN) 546nm - Lam(BLUE) 435,8nm Điều kiện để chọn 3 màu cơ bản là trộn chúng lại với nhau.Ví dụ, nếu đem 2 trong ba màu cơ bản trộn với nhau thì không thể cho ra màu thứ 3. Nếu đem 3 màu cơ bản trộn với nhau theo tỉ lệ khác nhau thì sẽ cho ra hầu hết các màu sắc trong tự nhiên. Ngoài ra người ta cũng dựa vào 3 yếu tố cơ bản sau để xác định màu sắc: - Độ chói -> cho biết cường độ sang - Màu sắc -> cho biết sự khác nhau giữa các màu - Độ bão hòa màu -> cho biết nồng độ màu đậm hay nhạt *) Tách màu trong truyền hình bằng hệ thống kênh quang học lọc màu -> người ta có thể tách từ bộ nguồn ánh sang trắng hoặc ảnh màu với công thức như sau: - Màu cơ bản + màu phụ = màu trắng - Đỏ + xanh lơ = màu trắng - Lục + tím mân = màu trắng - Lam + Vàng = màu trắng *) Trộn màu: - Nếu đem chiếu 3 nguồn sang màu cơ bản có cùng cường độ lên phông trắng để có sự phản chiếu hoàn toàn thì ta thấy ở chế độ giao thoa xuất hiện màu: 2. Các hệ truyền hình màu a. Hệ NTSC: Năm 1950, hệ thống truyền hình màu NTSC ( National Television Standard Committee) được hình thành tại Mỹ có tính tương hợp đầu tiên trên thế giới. Hệ thống NTSC ra đời rất sớm, do đó nó đã được thử nghiệm trong thời gian dài, kinh nghiệm tích lũy về hệ thống này khá phong phú. Tuy nhiên vì còn tồn tại nhược điểm nên nó ko đưojc sử dụng ở châu âu và nơi khác. Ưu điển chính của hệ thống NTSC là đơn giản, thiết bị mã hóa và giải mã không phức tạp vì vậy giá thành thiết bị thấp hơn so với thiết bị hệ thống khác. Khuyết điểm chính của hệ thống NTSC là rất dễ bị sai màu khi hệ thống truyền tín hiệu màu không lý tưởng và có nhiễu. Một số đặc điểm khác:  Méo gây ra do dải tần tín hiệu mang màu bị hạn chế: vì dải tần tín hiệu mang màu bị hạn chế nên sinh ra sự nhòe ranh giới giữa các giải màu thuần khiết nằm kề nhau theo chiều ngang làm cho độ chói bị giảm thấp ở vùng giới hạn các dải màu và ở các chi tiết màu nhỏ.  Méo gây ra do dải tần của hai tín hiệu mang màu khác nhau: sự sai khác dải tần dẫn đễn sự sai khác màu ở vùng độ chói biến đổi đột ngột, bởi vì tại đó tốc độ thay đổi cửa Ui và Uq không giống nhau, do đó góc pha phi thay đổi theo thời gian. Sự sai khác dải tần còn làm thay đổi giới hạn của các vùng màu trong đồ thị màu.  Nhiễu của tín hiệu chói vào kênh màu: Khi tín hiệu chói có các đột biến hoặc chứa các thành phần tần số cao thì dưới tác dụng của nó, đầu ra của bộ lọc thông dải tần số f SC = 3,58 Mhz sẽ xuất hiện các dao động tần số mang phụ. Các dao động này đưojc tách sóng và gây nhiễu cho tín hiệu màu. Bởi vì tín hiệu mang màu cao tần là điều biên, cho nên loại nhiễu trên rất khó khác phục. Chính nhiễu này làm các chiết ảnh đen- trắng trở nên có màu khi có kích thước thích hợp  Nhiễu lãn nhau giữa các tín hiệu mang màu do phát hai biên tần không đối xứng: khi hai biên tần có thành phần Ui không đối xứng thì trong tín hiệu Uq nhận đưojc sau tách sóng có lẫn thnhaf phần Ui . Sự lẫn màu này xảy ra càng nghiệm trọng nếu đặc tuyến tần số máy phát và máy thu bị sai lệch. Những đặc điểm nêu trên là các nhược điểm thuộc bản chất của hệ thống NTSC.Nhưỡng nhược điểm đó tồn tại ngay cả khi hệ thống truyền tín hiệu có thông số là lý tưởng và không có nhiễu. b. Hệ truyền hình màu PAL Hệ truyền hình NTSC tồn tại một số nhược điểm như sự nhạy cảm của tín hiệu màu với méo pha và méo pha vi sai - do sự biến đổi pha sóng mang phụ, làm cho màu sắc của ảnh khôi phục không đưojc chính xác. Thiết bị của hệ thống đòi hỏi có dộ chính xác cao.Để khác phục nhược điểm của hệ thống NTSC, nhiều hệ truyền hính màu đã lần lượt đưojc ra đời và có những sự khác biệt với hệ NTSC.Hệ truyền hình PAN là hệ truyền hình được CHLB Đức nghiên cứu và đưojc xem là hệ tiêu chuẩn từ năm 1966.Đây là hệ truyền hình đồng thời, nó đồng thời truyền tín hiệu chói và hai tín hiệu hiệu màu. o Hệ thống truyền hình PAL có những đặc điểm sau  Ưu điểm:  Có méo pha nhỏ hơn hẳn NTSC  Không có hiện tượng xuyên lẫn màu  Thuận tiện cho việc ghi băng hình  Nhược điển:  Mày thu hình hệ PAL phức tạp vì cần có dây trễ 64us và yêu cầu dây trễ này có chất lượng vao  Tính kết hợp với truyền hình đen trắng kém hơn NTSC c. Hệ truyền hình SECAM Hệ truyền hình màu SECAM là hệ truyền hình màu đồng thời và lần lượt. Sau nhiều năm hoàn thiện , năm 19 67, hệ này có tên gọi là SECAM tối ưu. Hệ SECAM tối ưu có tính chống nhiễu tương đối cao, kém nhạy với méo pha, méo pha - vi sai, méo biên độ - visai. F= 4,286 MHz II- Vẽ sơ đồ khối và nêu nhiệm vụ từng khối: + Đường tiếng : tần số trung tần thứ hai qua bộ khuếch đại trung tần tiếng SIF ( sound intermedium Frequency), tách sóng FM, khuếch đại âm tần và đưa ra loa. + Kênh chói: Để đảm cho kênh chói làm việc ổn định, tần số ngoại sai phải thật ổn định do đó trong máy thu hình màu cần có bộ tự động tinh chỉnh tần số AFT( Video Intermedium Frequency) khuếch đại điện áp tín hiệu trung tần hình , trung tần tiếng tách sóng thị tần để lấy tín hiệu tổng hợp màu và tách sóng phách để lấy ra tần số trung tần thứ 2. Thực chất, kênh chói là các tầng khuêch đại hình trong máy thu hình đen- trắng. Kênh chói đảm nhận các chức năng. - Khuyêch đại tín hiệu chói đến các giá trị cần thiết. - Làm trễ tín hiệu chói một thời gian cần thiết, đảm bảo cho tín hiệu chói và các tín hiệu màu ứng với một ảnh phần tử cùng đến lối vào mạch ma trận một lúc nhằm làm cho ảnh đen trắng và ảnh màu trùng khít. - Nén tín hiệu tần số hiệu và sóng mang màu lúc thu chương trình truyền hình màu. Thực hiện điều chỉnh tương phản và độ sang của ảnh truyền hình màu. ở nhiều máy, còn có mạch tự động sang (ABL – Automatic Brightness Limiter). + Kênh màu: Là một trong những khối quan trọng của máy thu hình màu, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng ảnh truyền hình màu. Nhiệm vụ của kênh màu là : - Tách lấy tín hiệu màu từ tín hiệu truyền hình màu đầy đủ. - Khuêch đại tín hiệu màu đến giá trị cần thiết - Gải mã tín hiệu màu để nhận được các tín hiệu hiệu màu. + Khối đồng bộ màu: nhiệm vụ là: - Tách lấy tín hiệu đồng bọ màu để thực hiệnd dồng bộ, đồng pha cưỡng bức mạch tạo sóng mang phụ trong máy thu hình hệ NTSC và PAL: thực hiện đồng pha CMDT trong máy thu hình hệ SECAM và PAL - Tự động tắt kênh màu lúc thu chương trình truyền hình đen trắng hoặc lúc thu chương trình truyền hình hệ màu khác hoặc lúc mức tín hiệu ở lối vào ở máy thu hình màu quá yếu. Tín hiệu truyền tới lối vào kênh đồng bộ màu thường lấy từ kênh màu. Ngoài ra, tùy theo loại máy thu hình màu, thướng có them xưng tần số mặt hoặc tần số dòng hoặc cả hai đặt lên khối đồng bộ màu để cho kênh đồng bộ màu ít chịu ảnh hưởng của các loại nhiễu. + Mạch ma trận: Tùy theo phương pháp điều chế mật độ tia điện tử trong đèn hình màu và phương án giải mã màu, mà cấu trức và chức năng của mạch ma trận có khác nhau. + Các tầng khuech đại video: mắc sau mạch ma trận dùng để khuêch đại tín hiệu màu cơ bản hoặc tín hiệu hiệu màu đến giá trị đủ lớn, nhằm đảm bảo cho đèn hình màu hoạt động bình thường. Hệ số khuêch đại của các tầng khuêch đại video khoẳng 30-40dB và giá trị điện áp ra khoẳng 60-200V ( tùy theo loại đèn hình màu sử dụng trong máy). + Khối quét dòng: Có nhiệm vụ tạo ra từ trường lái tia điện tử theo chiều ngang. Xung đồng bộ dòng được tách khỏi tín hiệu hình và qua mạch vi phân. Xung vi phân đến mạch so pha, mạch này có nhiệm vu so sánh pha của xung đồng bộ dòng đã vi phân và pha của xung quét dòng tạo ra từ biến áp dòng trong máy thu, kết quả so sánh sẽ cho điện áp một chiều để điều khiển bộ tạo xung quét dòng. Ngoài ra, nó còn có nhiệm vụ cung cấp điện áp có tần số dòng cho mạch tạo dòng điện hội tụ, điện áp dòng điện mạch sửa méo gối và cung cấp điện áp thật ổn định cho đèn hình. + Khối quét mành: Có nhiệm vụ tạo ra từ trường lái tia điện tử theo chiều đứng. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cung cấp điện áp có tần số mành cho mạch tạo dòng điện hội tụ và cho mạch sửa méo gối. + Mạch tạo dòng điện hội tụ: Có nhiệm vụ tạo dòng điện có tần số dòng và dòng điện có tần số mành với hình dạng và biên độ cần thiết cùng cấp cho các cơ cấu hội tụ đưojc đặt trên cổ đèn hình. Cơ cấu hộ tụ có tác dụng hội tụ ba màu R,G,B trên mỗi phần tử của ảnh nằm trên toàn bộ màn hình. + Mạch cân bằng trắng: có nhiệm vụ đảm bảo cho toàn bộ màn hình khi không thu chương trình truyền hình hoặc khi thu chương trình truyền hình đen trắng không bị nhuốmmafu, nghĩa là đảm bảo màn hình có màu trắng như máy thu đen trắng. + Mạch tự khử từ: Được bố trí ở khối nguồn, có nhiệm vụ khử từ trường dư trên màn hình, màn che từ, đai giữ đèn hình vvv. Do từ trường bên ngoài, nhất là từ trường trái đất gây nên. + Làm sạch màu: Trong máy thu hình đen trắng có hai nam chân hình xuyến dẹt ở cổ đèn hình để chỉnh tâm nhưng trong máy thu hình màu, hai nam châm này để làm sạch màu. Để chỉnh tâm trong máy thu hình màu, ta dùng biện pháp thay đổi giá trị và chiều dòng điện 1 chiệu chạy qua cuộn lái tia dòng và mành. + Khối điều hành: Khối này bao gồm các chiết áp, hoặc phím bấm vv để tắt mở máy, chọn chương trình, điều chỉnh độ tương phản, độ sang, độ bão hòa màu, sắc màu, âm lượng , âm sắc vv [...]... DAEWOO 1 DAEWOO hỏng vi xử lý ở chân điều khiển volumn, tiếng luôn mã 2 JVC chỉ có đèn báo, không có điện áp ra ở chân POWER do đứt mạch in cấp nguồn cho IC converter V- Sự khác nhau giữa đèn hình tivi màu và đen trắng Về cơ bản, đèn hình tivi màu giống với đèn hình tivi đen trắng ở chỗ : súng điện từ, cuộn lái tia, cuộn cao áp, katot, mành Khác nhau: tivi màu có 3 súng phóng điện từ cho 3 màu Blue, red,... trình, tự động chọn hê mày, tạo tín hiệu để từ đố tạo ra các ký tự , con số trên màn hình, chi anhr PIP, thông tin văn bản + Nguồn cung cấp cho mày thu hình màu có những yêu cầu sau: - Điện áp một chiều cung cấp cho tranzito và IC phải có độ ổn định cao, độ gợn sóng phải nhỏ Khi có những sự cố đột biến trong máy thu hình, nguồn cung cấp phải đưojc cắt dời khỏi mạch điện - Phải có mạch bảo vệ khi có... có hiện tượng quá áp và quá tải III- So sánh sơ đồ khối tổng quảt các khối cơ bản trong tivi đen trắng và ti vi màu Nhận thấy rằng, trong máy thu hình màu đền có tất cả các khối như trong máy thu hình đen trắng Những khối chỉ có trong máy thu hình màu là đèn hình màu, kênh màu, kênh đồng bộ màu, mạch ma trận, mạch tạo dao động điện đồng quy, mạch sử méo gối, mạch cân bằng trắng, mạch khử từ, mạch tự...Với các máy thu hình màu sản xuất những năm gần đây, đặc biệt là máy đa hệ chất lượng cao đều có bộ vi xử lý cho phép sử dụng cấu trúc phần mềm để điều khiển phần cứng Nhờ các vi điều khiển nhúng này mà có thể thực hiện các chức năng vừa kể trên ngay tại máy thu hình hoặc từ xa qua bộ điều khiển từ xa bằng hồng ngoại ngoiaf ra còn có thể . BÁO CÁO THỰC TẬP NÂNG CAO Đề tài :Kỹ Thuật Truyền Hình Họ Tên : Lưu Quang Trung Lớp : ĐT3 –K53 MSSV : 20082779 HÀ NỘI 11/2011 I – Khái niệm chỉ tiêu kỹ thuật truyền. niệm truyền hình màu: Truyền hình màu là thế hệ tiếp theo của truyền hình đen trắng vì thế truyền hình màu có đầy đủ các tính chất của truyền hình đen trắng và có thêm các chỉ tiêu kỹ thuật. thuật khác. Truyền hình đen trắng có thể vẫn bắt được sóng của truyền hình màu nhưng màn hình không có màu. C. Các chỉ tiêu kỹ thuật truyền hình màu: 1. Đài phát thanh truyền hình màu phải

Ngày đăng: 31/03/2014, 19:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w