1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án Xây Dựng Thương Hiệu

20 332 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 344,96 KB

Nội dung

xây dựng thương hiệu

Đồ án xây dựng và phát triển thương hiệu ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Giới hạn nghiên cứu ( đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu) 5 3. Phương pháp nghiên cứu 5 4. Mục tiêu nghiên cứu 5 5. Kết cấu đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG 6 1.1.1. Khái niệm về thương hiệu 6 1.1.2. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu 6 1.2. Các thành phần của thương hiệu 8 1.2.1. Phần lý tính: 8 1.2.2. Phần cảm tính: 8 1.3. Vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp 9 1.4.1. Giá trị thương hiệu là gì? 10 1.4.2 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu 12 1.4.2.1 Sự nhận biết thương hiệu 12 1.4.2.2 Chất lượng cảm nhận vượt trội 12 1.4.2.3. Sự liên tưởng thương hiệu 13 1.4.2.4. Sự trung thành thương hiệu 13 1.4.2.5. Những giá trị thương hiệu khác 13 1.5. Vòng đời thương hiệu 14 1.5.3. Giai đoạn trải nghiệm khi mua hàng: 17 1.5.5. Giai đoạn trải nghiệm khi là thành viên: 18 CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 20 2.1. Nghiên cứu thị trường và khách hàng 20 2.2. Định vị thương hiệu 21 2.2.1. Khái niệm về định vị thương hiệu 21 2.2.2. Các giai đoạn của chiến lược định vị 22 2.2.2.1. Định vị đột phá hay tiệm tiến 22 2.2.2.2. Chiến lược định vị tạo thế cân bằng 23 2.2.2.3. Chiến lược định vị tạo thế thượng phong 24 2.3 Thiết kế thương hiệu: 25 2.3.1. Tính cách thương hiệu – Brand personality 25 Tạo dựng tính cách cho thương hiệu 26 2.3.2. Tên thương hiệu – Brand name 28 2.3.3. Biểu tượng thương hiệu – Logo 30 2.3.4. Hình tượng thương hiệu - Brand Icon 32 2.3.5. Khẩu hiệu thương hiệu - Slogan 33 2.3.6. Bao bì và màu sắc thương hiệu 34 2.4. Xây dựng thương hiệu bằng quảng bá 35 2.4.1. Làm người đi tiên phong 35 2.4.2. Tạo sự tò mò 36 2.4.3. Tạo sự đối kháng 37 2.4.4. Sử dụng người phát ngôn, lãnh đạo nổi tiếng 39 2.4.5. Sử dụng “sao” nổi tiếng 39 2.4.6. Làm người chơi ngông 42 2.5. Một số qui luật bất biến trong xây dựng thương hiệu 43 2.5.1 Qui luật tính nhiệm 43 2.5.2 Qui luật chất lượng 44 2.5.3 Qui luật tên thương hiệu 44 2.5.4. Quy luật thay đổi 44 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 3 Khi muốn hạ giá thương hiệu 45 2.5.5 Qui luật “sinh lão bệnh tử” 46 2.5.6 Quy luật đặc thù 46 CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP 47 3.1. Đối với doanh nghiệp 47 3.1.1. Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về thương hiệu 47 3.1.2. Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lý và hình thành chiến lược tổng thể để xây dựng thương hiệu 47 3.1.3. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 48 3.1.4. Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu 48 3.1.5. Cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ thương hiệu 49 3.1.5.1. Đảm bảo thông tin nhất quán đến người tiêu dùng 50 3.1.5.2. Tạo rào cản chống xâm phạm thương hiệu 50 3.2. Đối với Nhà nước 51 3.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp trong tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại 51 3.2.2. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và thương hiệu nói riêng 51 3.2.3. Tăng cường hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân 52 PHẦN KÊT LUẬN 53 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 4 PHẦN MỞ ĐẦU    1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho các doanh nghiệp trong nước rất nhiều cơ hội phát triển. Nhưng bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đã khốc liệt, nay lại càng khốc liệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Và một trong những yếu tố có thể nâng cao sức mạnh cạnh tranh cho các doanh nghiệp đó chính là thương hiệu. Thương hiệu dẫn dắt chiến lược tổ chức, là chất xúc tác quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh và là điểm trọng tâm kết nối mọi nguồn lực hay khía cạnh quản trị tổ chức, nhân viên, đối tác & khách hàng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu bền vững trong lòng người tiêu dùng. Tạo dựng một thương hiệu là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không ngừng và sự đầu tư thích đáng của doanh nghiệp. Quá trình xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, xây dựng mà còn phải quan tâm đến việc làm sao thương hiệu đó có thể trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh sẽ mang lại các cơ hội kinh doanh và sức mạnh đòn bẩy cho các hoạt động khác, được xem như vũ khí cơ bản trong cạnh tranh. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được một thương hiệu đi vào lòng khách hàng, đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp? Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được vấn đề này nên nhóm quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu về xây dựng thương hiệu” để nghiên cứu. ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 5 2. Giới hạn nghiên cứu ( đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu) Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương hiệu của các doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm thực hiện đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:  Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: sử dụng các nguồn tài liệu sách báo, tạp chí, trang web, văn bản.  Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát  Nhóm các phương pháp nghiên cứu vấn đề: phương pháp tổng hợp, phân tích, tư duy logic. 4. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm những mục tiêu sau:  Hiểu rõ hơn về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị thương hiệu.  Biết cách xây dựng một thương hiệu, phân tích các yếu tố cần thiết và các giai đoạn để xây dựng và thiết kế nên một thương hiệu.  Từ việc phân tích quá trình xây dựng thương hiệu, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu. 5. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu gồm ba nội dung chính: Chương I: Tổng quan về thương hiệu Chương II: Xây dựng thương hiệu Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG HIỆU 1.1.Các khái niệm về thương hiệu 1.1.1. Khái niệm về thương hiệu Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. (Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới - WIPO). Theo hiệp hội Marketing của Mỹ: “Thương hiệu là tập hợp các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác để phân biệt chính doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác”. Như vậy, thương hiệu là tập hợp tất cả các yếu tố vô hình và hữu hình của một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ mà khách hàng có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa tổ chức hoặc cá nhân này với tổ chức hoặc cá nhân khác. 1.1.2. Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu Nhãn hiệu Thương hiệu - Là dấu hiệu riêng của cơ sở sản xuất. - Là hình tượng của doanh nghiệp. - Dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác. - Cụ thể - Trừu tượng, có ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu. - Người chủ có thể tạo ra và kiểm soát. - Người chủ không thể kiểm soát hoàn toàn. - Được pháp luật bảo hộ (nếu có đăng ký). - Pháp luật không thể bảo hộ hoàn toàn. ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 7 Nhãn hiệu là dấu hiệu riêng dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân này với các tổ chức, cá nhân khác. Còn nói đến thương hiệu không chỉ là nói đến các dấu hiệu như trong nhãn hiệu hàng hoá mà quan trọng hơn là nói đến hình tượng về hàng hoá trong tâm trí người tiêu dùng. Nó thật sự trừu tượng và vì thế đã có người gọi thương hiệu là phần hồn, còn nhãn hiệu hàng hoá là phần xác. Ví dụ như hình ảnh ông già cùng với chữ “Dr Thanh” chính là nhãn hiệu của trà thảo mộc Dr Thanh dùng để phân biệt với các sản phẩm cùng loại khác như C2, trà xanh chẳng hạn. Còn thương hiệu Trà Dr Thanh là sự cảm nhận của khách hàng khi uống Dr Thanh đó chính là sự thanh nhiệt cơ thể, không bị nóng. Nhãn hiệu là một cái cụ thể, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp đều có nhãn hiệu riêng và không bị trùng với sản phẩm của doanh nghiệp khác, nó được viết bằng chữ hay hình ảnh cụ thể, rõ ràng nên bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy và đọc được khi thấy sản phẩm. Còn thương hiệu thì trừu tượng, có ý nghĩa rộng hơn nhãn hiệu, nó có được là do nhận thức của khách hàng sau khi đã sử dụng sản phẩm, mà mỗi ngừơi có một cách nghĩ khác nhau nên do đó nó trừu tượng và vô hình. Ví dụ như nhãn hiệu của Pepsi là chữ “Pepsi” mà ta có thể nhìn thấy và đọc được, còn thương hiệu của Pepsi là những liên tưởng của người tiêu dùng đến các loại sản phẩm của Pepsi, có người thì liên tưởng đến sản phẩm có nhiều gaz, ngon, cũng có người liên tưởng đến sự nổi tiếng và uy tín của Pepsi,… Đối với nhãn hiệu thì người chủ có thể tạo ra và kiểm soát được. Khi doanh nghiệp sản xuất ra một loại sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ thiết kế cho sản phẩm đó một nhãn hiệu, và kiểm soát nhãn hiệu đó trong suốt quá trình sản phẩm lưu thông trên thị trường. Ví dụ như chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh khi mới kinh doanh thì họ đã tạo ra một nhãn hiệu là “Kentucky Fried Chicken”, sau một thời gian hoạt động họ cảm thấy nó không còn phù hợp vì khó nhớ và khó đọc ở những thị trường không sử dụng tiếng Anh phổ biến. Vì vậy, họ đã thay đổi nhãn hiệu “Kentucky Fried Chicken” thành KFC để dễ đọc và dễ nhớ hơn. Còn đối với thương hiệu đã đi vào lòng khách hàng thì khó mà thay đổi được, nó ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 8 phụ thuộc vào suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng nên chủ doanh nghiệp không thể chủ động thay đổi được. Vì nhãn hiệu là cụ thể nên sẽ được pháp luật bảo hộ (nếu có đăng ký bản quyền) trong trường họp có sư sao chép của các doanh nghiệp khác. Chẳng hạn như trà xanh không độ đã được công ty Tân Hiệp Phát đăng ký bản quyền và các doanh nghiệp khác không được sử dụng nhãn hiệu này nữa. Cũng do tính chất trừu tương mà thương hiệu không được pháp luật bảo hộ hoàn toàn. 1.2. Các thành phần của thương hiệu Một thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai phần : 1.2.1. Phần lý tính: Lý tính của một thương hiệu bao gồm các đặc điểm có thể nhìn thấy được và dễ dàng đo đếm được như: Chất lượng, giá cả, tính năng, công năng, chức năng, hiệu năng…Ví dụ: là một doanh nhân thì họ sẽ cần 1 cây viết thật tốt và để lựa chọn viết họ sẽ xem xét những yếu tố lý tính của thương hiệu tạo ra cây viết như sau: đầu viết, ngòi viết, nắp viết, thân viết đều phải đẹp và trông thật sang trọng. Khi cầm cây viết trên tay người mua có thể thấy được chất lượng, kiểu dáng, công dụng, tính năng có đáp ứng được nhu cầu của mình hay không và cuối cùng dẫn đến hành động mua hay không mua cây viết này. 1.2.2. Phần cảm tính: Ngược lại với lý tính, cảm tính của một thương hiệu gồm những đặc tính trừu tượng, khó có thể nhìn thấy được và cũng khó đo đếm được: o Là các cảm xúc tạo ra nhận thức, niềm tin, thái độ của người tiêu dùng với thương hiệu. Thông qua những gì quan sát được như: biểu tượng, màu sắc, kiểu dáng, cung cách phục vụ của nhân viên,… người tiêu dùng bắt đầu có những nhận thức về thương hiệu, và từ đó hình thành niềm tin và có những thái độ cụ thể đối với thương hiệu đó. Ví dụ phần cảm tính của thương hiệu Honda chính là những cảm nhận của người tiêu dùng như độ bền, kiểu dáng đẹp, … o Là các giá trị văn hóa (dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, môi trường sống), xã hội (giai cấp, nhóm) hay là phong cách, lối sống mà thương hiệu làm đại diện. Ví dụ như Áo dài Việt Nam đã tạo dựng thương hiệu cho mình qua các giá trị ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 9 văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, thể hiện nét đẹp duyên dáng, bình dị của người con gái Việt Nam. Khi xây dựng thương hiệu, hãy nghĩ nhiều đến lợi ích lý tính của sản phẩm. Nhưng nếu có sự kết hợp đúng đắn giữa lợi ích lý tính và những giá trị cộng thêm của yếu tố cảm tính, chúng ta sẽ dễ tạo được sự ưa chuộng nhờ đó tăng doanh thu cũng như lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của doanh nghiệp. 1.3. Vai trò của thương hiệu trong doanh nghiệp Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều hết sức cần thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của mình. Thứ nhất, xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Thứ hai, với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Thứ ba, với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài… ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Trang 10 Thứ tư, trước nhu cầu đời sống và mức thu nhập ngày càng cao, nhận thức về thương hiệu của người tiêu dùng Việt Nam đã cao hơn nhiều so với trước đây. Thương hiệu chính là yếu tố chủ yếu quyết định khi họ lựa chọn mua sắm, bởi thương hiệu tạo cho họ sự an tâm về thông tin xuất xứ, tin tưởng vào chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, giảm rủi ro. Thứ năm, một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Xem xét bất kỳ một nhãn hiệu nào trong số những thương hiệu hàng đầu thế giới như - Coca-Cola, BMW, American Express, Adidas, chúng ta có thể thấy họ đều rất coi trọng thương hiệu. Tất cả những công ty lớn này đều coi thương hiệu của họ có ý nghĩa nhiều hơn là một công cụ bán hàng. Họ coi đó là một công cụ quản lý có thể tạo ra giá trị trong kinh doanh. Thứ sáu, thương hiệu không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm. Một quốc gia càng có nhiều thương hiệu nổi tiếng thì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế càng cao, vị thế quốc gia đó càng được củng cố trên trường quốc tế tạo điều kiện cho việc phát triển văn hoá xã hội, hợp tác giao lưu quốc tế và hội nhập kinh tế thế giới. Khi nói đến Sony, Toyota, Toshiba,… không ai không biết đây là những sản phẩm nổi tiếng của Nhật, mặc dù ngày nay nó được sản xuất thông qua rất nhiều quốc gia dưới hình thức phân công lao động quốc tế hoặc dưới hình thức liên doanh, liên kết thông qua đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ. 1.4. Giá trị thương hiệu 1.4.1. Giá trị thương hiệu là gì? Giá trị thương hiệu là những lợi ích mà công ty có được khi sở hữu thương hiệu này. Có 6 lợi ích chính là: có thêm khách hàng mới, duy trì khách hàng trung thành, đưa chính sách giá cao, mở rộng thương hiệu, mở rộng kênh phân phối, tạo rào cản với đối thủ cạnh tranh. Thứ nhất, công ty có thể thu hút thêm được những khách hàng mới thông qua các chương trình tiếp thị. [...]... việc xây dựng thương hiệu 1.4.2.3 Sự liên tưởng thương hiệu Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những liên tưởng riêng có gắn liền với thương hiệu đó Hình ảnh thương hiệu được xây dựng dựa trên các liên tưởng thương hiệu Ví... chính là hành vi của người tiêu dùng Họ chọn dùng thương hiệu của tổ chức hay là những đối thủ cạnh tranh 1.4.2 Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu Giá trị thương hiệu gồm 5 thành tố chính đó là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận vượt trội, sự liên tưởng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, các yếu tố giá trị thương hiệu khác Việc tạo dựng được những giá trị này là cả một quá trình,... tạo nên giá trị thương hiệu thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu rõ về các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu cụ thể như sau: 1.4.2.1 Sự nhận biết thương hiệu Nhận biết thương hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận biết hoặc gợi nhớ đến một thương hiệu Người mua thường lựa chọn thương hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn các thương hiệu khác mà... trung thành về thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng ở thời điểm mua hàng khi mà các đối thủ cạnh tranh luôn sang tạo và có những sản phẩm vượt trội Sự trung thành thương hiệu là một thành tố trong tài sản thương hiệu nhưng cũng bị tác động bởi tài sản thương hiệu Sự trung thành thương hiệu là một trong những giá trị mà tài sản thương hiệu mang lại cho công ty Thứ ba, tài sản thương hiệu sẽ giúp cho...ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN Thứ hai, sự trung thành thương hiệu sẽ giúp công ty duy trì được những khách hàng cũ trong một thời gian dài Sự trung thành sẽ được tạo ra bởi 4 thành tố trong tài sản thương hiệu là: sự nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, thuộc tính thương hiệu và các yếu tố sở hữu khác Chất lượng cảm nhận và thuộc tính thương hiệu cộng thêm sự nổi tiếng của thương hiệu. .. nghiệp xây dựng định vị thương hiệu (brand positioning), hoặc tái định vị thương hiệu (brand re-positioning) hay đơn giản hơn là làm mới thương hiệu (brand refresh) nhằm tạo ra sự khác biệt và phù hợp đối với khách hàng trong từng phân khúc thị trường và ngành hàng cạnh tranh Nếu không thực hiện công việc nghiên cứu thị trường và khách hàng thì các doanh nghiệp sẽ không thể nào xây dựng được một thương hiệu. .. đo lường bằng hình thức là sự gợi nhớ thương hiệu và nhận biết thương hiệu Vậy ý nghĩa của sự nhận biết thương hiệu là gì? Nhận biết thương hiệu chứng tỏ rằng các khách hàng đã “hiểu” và thật sự ưa chuộng thương hiệu, rằng thương hiệu đã thu hút họ về mặt tình cảm lẫn lý trí và rằng khách hàng đã thực sự tin tưởng vào lời hứa thương hiệu - những điều hứa hẹn đến với họ qua quảng cáo, qua những lời truyền... liền thương hiệu với mình, khi đó thương hiệu đã phát triển đến một giai đoạn mới: giai đoạn trải nghiệm khi là thành viên Lợi ích của việc trở thành một thành viên được các khách hàng đánh giá rất cao Trong mắt họ, thương hiệu sẽ được xem như những tên tuổi độc nhất, chất lượng và được ưa chuộng Khách hàng luôn thích được chia sẻ những kinh nghiệm với những người cùng sử dụng thương hiệu Các thương hiệu. .. hàng trung thành, luôn sẵn sàng gạt những thương hiệu khác cho dù chúng có tiện lợi hơn chăng nữa để chọn thương hiệu mình tin dùng Khi thương hiệu tạo ra những cơ hội cho khách hàng thể hiện tình cảm, hình thành những cung cách ứng xử chung, và làm cho khách hàng có cái nhìn chung về thương hiệu, khi ấy thương hiệu đã tạo ra được những trải nghiệm khi Trang 18 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN làm... giúp các thương hiệu đạt đến giai đoạn sau cùng này Một điều rõ ràng các nhà quản lý thương hiệu cần ghi nhớ là nếu không thành công trong việc định nghĩa thương hiệu, truyền thông và tạo cho khách hàng những trải nghiệm khi mua và khi sử dụng tốt thì họ sẽ không bao giờ có được giai đoạn trải nghiệm khi làm thành viên Trang 19 ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU 2.1 . về thương hiệu, tầm quan trọng của thương hiệu và giá trị thương hiệu.  Biết cách xây dựng một thương hiệu, phân tích các yếu tố cần thiết và các giai đoạn để xây dựng và thiết kế nên một thương. Quá trình xây dựng thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc thiết kế, xây dựng mà còn phải quan tâm đến việc làm sao thương hiệu đó có thể trở thành một thương hiệu mạnh. Một thương hiệu mạnh. dung chính: Chương I: Tổng quan về thương hiệu Chương II: Xây dựng thương hiệu Chương III: Các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng thương hiệu ĐỐ ÁN MÔN HỌC GVHD:TRẦN THỊ BÍCH TUYỀN

Ngày đăng: 31/03/2014, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w