Chuyên đề bồi dưỡng viết i hay y theo chuẩn

14 721 0
Chuyên đề bồi dưỡng viết i hay y theo chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phụ lục sô 10, đính kèm CV 85/PGD ngày 23/8/2010 của PGD&ĐT Duy Xuyên Chuyên đề : Viết “i” và “y” theo chuẩn chính tả của Bộ GD Ngành GDĐT nước ta đang thực hiện công cuộc “chuẩn hóa” trên nhiều lĩnh vực : chuẩn trường - chuẩn hiệu trưởng - chuẩn nghề nghiệp - chuẩn thư viện - chuẩn PCGD - chuẩn chất lượng giáo dục - chuẩn kiến thức kĩ năng,… Riêng việc “chuẩn chính tả” đã được thực hiện từ năm 1980, khi Bộ Giáo dục (nay là Bộ GD&ĐT) ban hành văn bản “Một số quy định về chuẩn chính tả trong sách giáo khoa CCGD”. Sau đó, Bộ GD và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam đã ban hành QĐ số 240/QĐ ngày 05/3/1984 “Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt”. Một trong các quy định đó nói về cách viết “i” và “y”, đã được thực hiện một cách nhất quán trong SGK, SGV ở tất cả các môn học từ lớp 1 đến lớp 12 và trong các sách đọc thêm, tham khảo do NxbGD ấn hành suốt 30 năm qua. Mặc dù ngoài ngành, “i” và “y” chưa được phân định, đang chờ một văn bản chung về chuẩn hóa chính tả của Nhà nước (1) , riêng trong ngành giáo dục, chúng ta phải hiểu đúng “i” và “y” về mặt ngữ âm học và phải viết đúng chuẩn chính tả quy định của ngành, không thể để xảy ra tình trạng sách giáo khoa trước mặt học sinh ghi là “Địa lí”, “Mĩ thuật”, “Vật lí” còn trên bảng lớp thì GV ghi là môn “Địa lý”, “Mỹ thuật”, “Vật lý” hoặc trong văn bản của chuyên môn có những câu như “Thực hiện qui chế thi cử theo các văn bản pháp quy của ngành.” (xem chú giải (1) ở trang 2) Các quy định tại QĐ 240/QĐ nêu trên về “i/y” có thể tóm tắt như sau: - Các “âm tiết mở” (2) có vần là [i] thì viết thống nhất bằng “i” (kĩ năng, kĩ thuật, địa lí, vật lí, quản lí, mĩ thuật, liệt sĩ, Hi Lạp, châu Mĩ, Hoa Kì, biển Mĩ Khê, thôn Vĩ Dạ Hơn 30 năm qua, tác giả SGK từ lớp 1 đến lớp 12 không bao giờ viết “kỹ thuật, địa lý, vật lý, định lý, mỹ thuật, liệt sỹ, Hy Lạp, Châu Mỹ ) - Các tiếng có nguyên âm [i] đứng sau âm đệm [u] thì quy ước viết là “y” (i dài): quy tắc, quy định, quý trọng, sổ quỹ, thâm thúy, ngã khuỵu, - Nguyên âm [i] đứng một mình làm âm tiết, nếu đó là từ thuần Việt thì viết là “i”: (ỉ eo, lại, í ới, ầm ĩ, ì ạch, ầm ĩ, béo ) ; nếu đó là từ Hán Việt thì viết là “y” (lưu ý, y tế, ý kiến, chuẩn y, Lan ) - Nếu là tên người thời nay thì giữ “i” hoặc “y” như nguyên bản, nhất là tên người trong các loại giấy tờ có tính pháp lí (khai sinh, bằng cấp, giấy sở hữu tài sản ) : Võ Lý, Phạm Thị Ly, Lê Tý, Vũ Văn Vĩ, Lê Thuỵ Vỹ, Đỗ Thỵ Dzi, Huình Văn Sỹ, Cao Sỹ Kiêm, Lê Bá Kông, (3) Trong lần thay sách vừa qua, Bộ GD&ĐT đã ban hành QĐ 07/2003/QĐ- BGDĐT ngày 13/3/2003 “Quy định về chính tả trong SGK mới”, thì cách viết “i” và “y” vẫn như trong QĐ 240/QĐ ngày 05/3/1984 nêu trên. Các chuyên gia tập huấn thay sách thường nhấn mạnh rằng CBQL, giáo viên và học sinh cần thực hiện nghiêm túc các quy định trên để góp phần chuẩn hoá chính tả chữ quốc ngữ trong tương lai, vì cả nước có trên một triệu giáo viên, hàng chục triệu học sinh, sinh viên, nếu thực hiện tốt các quy định về chính tả sẽ góp phần “chuẩn hoá chính tả” trên phạm vi toàn xã hội. (4) Các quy định nêu trên có tính tổng quát. Trong thực tế, không thấy ai viết “i” thành “y” sau “b, d, đ, g, n, r, v, x, ch, nh, ng ”: không thấy ai viết {by kịch, dy động, đy đứng, cái gỳ, nỷ non, rỳ rào, vỹ đại, xấu xý} ; do đó chúng ta chỉ cần viết đúng i sau các phụ âm đầu “h, k, l, m, s, t” và chỉ viết y sau “qu” là đủ rồi. Lê Bá Kông, nhà ngôn ngữ học sống ở Mĩ từ trước 1975, gợi ý cho Việt kiều mẹo viết i/y bằng câu : “ta học mau lên sẽ không quên”, cụ thể là vần /i/ đứng ngay sau các phụ âm đầu t, h, m, l, s, k thì viết “i ngắn”, không viết “i dài” Những năm gần đây, nhiều văn bản của CBQL, các SKKN và bài soạn của GV đã dùng “y” & “i” càng ngày càng lệch chuẩn, nên chuyên viên PGD xin được bàn về vấn đề này trước khi bước vào năm học mới Đề nghị Hiệu trưởng các trường tập huấn cho giáo viên về chuyên đề này để thực hiện từ đầu năm học 2011 – 2012, cụ thể là trong các văn bản của CBQL, bài soạn và SKKN của giáo viên (5) Bộ phận Tiểu học PGD Tháng 6/2011 Phần “chú giải” (1) (2) (3) (4) (5) Để tinh giản nội dung chuyên đề, người viết xin tách phần lí thuyết hoặc các giải thích minh họa xuống phần “chú giải” này để người đọc có thể tham khảo thêm, nếu cần. (1) Chữ Quốc ngữ ra đời tại VN từ năm 1651, đến nay đã 360 năm. (7) Hơn một thế kỉ nay, các nhà ngôn ngữ học nhiều lần đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ như sau (có in trong rất nhiều giáo trình và chuyên luận hiện hành) : - Bỏ “h” trong gh, ngh - Bỏ “d, gi, r”, thay bằng “z” - Một số vấn đề như c/k/q ; i/y, “p”, “qu” Về mặt khoa học (ngữ âm học), các máy móc đo sóng âm hiện đại cũng chứng minh rằng các đề nghị đó là đúng. (vd: sóng âm gờ trong các tiếng ga go gô ghe ghê ghi hoàn toàn giống nhau, nghĩa là lẽ ra phải viết ga ge gê gi, nga nge, ngê ngi , không cần h trong gh và ngh) Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan (6) nên Nhà nước chưa đưa ra một chuẩn chính tả chung được. Đa số các nhà ngữ âm học (cụ thể là những người có kĩ năng phiên âm tiếng nói thành các kí hiệu như […z, γ, µ, η, œ, ð, æ, ŋ, Ə, ñ, ť, ţ, ə, ε, θ…] đều cho rằng tiếng Việt hiện nay có 11 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 23 phụ âm, 165 vần và 6100 âm tiết. Trong 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư), không có nguyên âm “y” mà “y” (i dài) chỉ là một cách viết của chữ “i” (i ngắn) trong một số quy ước về cách viết ; đồng thời “i”, “ui” và “uy” là 3 vần khác nhau trong số 165 vần của tiếng Việt. Vần “uy” thì phải viết “y” (i dài) trong các từ “quy định, quy chế, quy tắc…” chứ không viết “qui định, qui tắc…” (2) “âm tiết mở” : là các “tiếng” không có âm đệm và phụ âm cuối. Cấu tạo chung của mỗi âm tiết tiếng Việt là F1 U N F2 F1 là vị trí của phụ âm đầu, U là vị trí âm đệm, N là vị trí của nguyên âm chính, F2 là vị trí của phụ âm cuối. Các “âm tiết mở” không có “U” và “F2”, nhưng có thể thêm F2 vào được. Ví dụ “hi” có thể thêm F2 thành “hin, hinh, hich, hit, hiu, hui…”. Âm “i” trong các “âm tiết nửa khép” như bụi, cúi, tay, mai, toi, không phải là nguyên âm mà là “bán nguyên âm làm phụ âm cuối”. Nếu là nguyên âm đôi “iê” [iε] đứng đầu âm tiết thì âm [i] viết là “y”: yêu quý, yểu điệu, yến tiệc, yêng hùng, Yết Kiêu (3) “Huình Tịnh Của” (1834-1907) là nhà ngôn ngữ học lớn ở thế kỉ 19 của nước ta. Trong từ điển “Đại Nam quốc âm tự vị” in năm 1895, ông đứng tên tác giả là Huình Tịnh Của. Thời nay chúng ta ghi tên ông là Huỳnh Tịnh Của cũng được, vì nguyên âm [i] đứng sau âm đệm [u] thì quy ước viết là “y”. Theo tác giả SGK, ngày xưa, các danh nhân trên ghi tên mình bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm, còn “i ngắn” hay “i dài” là do chúng ta dùng chữ Quốc ngữ để phiên dịch lại, phải viết theo “chuẩn chính tả” tiếng Việt hiện hành. Ví dụ : nhà Lí, Lí Thường Kiệt, Lí Thái Tổ, Lí Bí, quận Huy, Lê Quý Đôn, Lí Bạch… … Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ châu Phi … Nước Việt Nam nghìn năm Đinh Lí Trần Lê Thành nước Việt nhân dân trong mát suối… Trích “Người đi tìm hình của nước” - Chế Lan Viên (SGK Văn học 12, tập 1, trang 259, NxbGD 2000) Thỉnh thoảng ta vẫn thấy có người tên là Võ Thỵ Dy, Lê Thuỵ Vỹ, Cao Sỹ Kiêm, Lê Bá Kông, Hồ Dzếnh, Nguyễn Ánh9, hoặc “Công ty TNHH ABC, tiến sỹ XYZ, thạc sỹ , bác sỹ , nhạc sỹ, thì các nhà ngôn ngữ học gọi đó là “phong cách tác giả” hoặc “sở thích cá nhân”, vẫn được tôn trọng (tuy nhiên, cũng không ít người viết “tiến sỹ, y sỹ…” không phải theo “phong cách tác giả” hoặc “sở thích cá nhân” mà chỉ là do “thói quen” hoặc viết mà chưa hiểu vì sao i/y ?). Nhưng trong văn bản hành chính – công vụ, nhất là giáo án hoặc chữ viết trên bảng lớp của giáo viên và cả trong bài viết của học sinh thì ngoài các danh từ riêng như trên, các từ ngữ khác cần phải được tuân theo “chuẩn” của ngành, thể hiện nhất quán trong SGK do NxbGD ấn hành để góp phần thống nhất chính tả chữ quốc ngữ trong tương lai, vì cả nước có trên một triệu giáo viên, hàng chục triệu học sinh, sinh viên, nếu thực hiện tốt sẽ góp phần “chuẩn hoá chính tả” trên phạm vi toàn xã hội. Trước mắt, trong kì thi “Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học” sắp đến, nếu thí sinh viết không đúng chuẩn “i/y” thì bị xem là mắc lỗi chính tả (4) . (4) Văn bản “Một số quy định về chính tả trong SGK CCGD” của BGD (năm 1980) có ghi “Trong khi chờ quyết định chính thức của Nhà nước về chuẩn chính tả, những quy định này được thực hiện trong sách giáo khoa và tài liệu dùng để giảng dạy và học tập và cần được hướng dẫn thực hiện thống nhất trong ngành giáo dục. Trong giai đoạn đầu có thể miễn lỗi chính tả cho học sinh trong những trường hợp đã quen viết theo cách cũ (nhưng cần uốn nắn để các em viết theo quy định mới), như trong cách viết iy hay trong cách viết hoa tên riêng.” Điều 3 của QĐ 240/QĐ-BGD có ghi : “Các ông chánh văn phòng, thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc Bộ, hiệu trưởng các trường trực thuộc Bộ, giám đốc các sở giáo dục có trách nhiệm thi hành quyết định này.” QĐ 07/2003/ QĐ-BGDĐT ngày 13/3/2003 “Quy định về chính tả trong SGK mới” cũng khẳng định lại các quy định về chuẩn chính tả đã ban hành trong QĐ số 240/QĐ năm 1984. Tiếc rằng một số văn bản do chính Bộ GDĐT ban hành lại những năm gần đây lại viết lẫn lộn giữa “i” và “y”. Còn các bộ - ngành khác, các báo đài hoặc các Nhà xuất bản khác thì chờ “chuẩn chính tả” của Nhà nước mới chấp hành, nên “i” và “y” vẫn còn đan xen nhau trong các lĩnh vực của đời sống. (5) Bài tập trắc nghiệm chính tả i hay y y mà viết thành i chỉ xảy ra sau “qu”. Nói chung sau “qu” thì chỉ viết y chứ không viết i : quy, quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ vì đó là vần “uy” chứ không có qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị - thế là xong chính tả i/y đi sau “qu”. Lê Bá Kông, nhà ngôn ngữ học sống ở Mĩ từ trước 1975, gợi ý cho Việt kiều mẹo viết i/y bằng câu : “ta học mau lên sẽ không quên”, cụ thể là vần /i/ đứng ngay sau các phụ âm đầu t, h, m, l, s, k thì viết “i ngắn”, không viết “i dài” Do đó, muốn khắc phục lỗi viết sai chuẩn i/y chỉ cần tập trung vào các tiếng có phụ âm đầu là “ t, h, m, l, s, k, qu” là được. Sau đây là một bài tập giúp các bạn giải quyết dứt điểm vấn đề “i” và “y”: Các từ sau đây được cóp nhặt từ SGK 3 cấp học. Đề nghị bạn dựa vào ngữ cảnh để truy xuất từ ngữ trong vốn từ của mình rồi ghi “i, í, ì, ỉ, ĩ, ị, y, ý, ỷ, ỳ, ỹ, ỵ” còn thiếu vào sau phụ âm đầu. (Hãy in đề trắc nghiệm ở trang cuối của file này cho mỗi CBQL, GV và NV thực hành trong tập huấn hè ở trường, lưu bài làm trong hồ sơ chuyên môn) Họ và tên : Trường TH Ngày tháng năm 201 TRẮC NGHIỆM CHÍNH TẢ i / y 1) Anh (chị) hãy dựa vào ngữ cảnh để truy xuất từ ngữ trong vốn từ của mình rồi điền “i, í, ì, ỉ, ĩ, ị, y, ý, ỷ, ỳ, ỹ, ỵ” còn thiếu vào sau phụ âm đầu. Mẫu : lí luận ; hỉ xả ; si mê ; quy hoạch l luận ; h xả ; s mê ; qu hoạch ; s tình ; qu kết ; su sụp ; k nghệ ; s nhục ; pháp qu ; chu k ; đen s ; s phu ; k năng ; s quan ; s tử ; k cọ ; qu mô ; k kèo ; qu cách ; h sinh ; vật l ; k sĩ ; l tưởng ; thư k ; niềm h vọng ; tâm l ; binh s ; qu chế ; t lệ ; Hoa K ; quản l ; thế k ; định l ; qu hàng ; qu nạp ; pháp l ; Qu Nhơn ; h ha h hửng ; qu tiên ; bảy t người ; đại l ; k thuật ; châu M La tinh ; chữ k ; thời k ; nguyên l ; bãi biển M Khê ; lực l tâm ; qu củ ; đây thôn V Dạ ; tính chất cơ l ; Bắc K ; l tưởng ; qu định ; k nguyên ; l lẽ ; đại l ; su nghĩ k càng ; huyện lị Du Xuyên ; k xão ; h trường (nhà hát) ; qu luật ; k -lô-gam ; tâm sinh l ; vùng Nam M ; truyện thần k ; Nam K khởi nghĩa ; tiến s ; hoa thiên l ; chữ viết hoa m ; Lê Qu Đôn ; thạc s ; quốc hu ; k sự ; định l ; song h ; tiến s ; t lệ ; nước M ; Thuỵ S ; xã Yên M ; k sư ; tuổi T (con chuột) ; năm Qu Sửu ; tuổi T (con rắn) ; l do ; 2) Hãy ghi ra những từ mà anh (chị) còn phân vân về cách viết sao cho đúng chính tả (kể cả i/y nêu trên, hoặc các âm, vần, dấu thanh khác) (6) Tham khảo tư liệu từ internet : Lỗi nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ 13/06/2011 06:32 (VTC News) - Các tân Thạc sĩ ĐH Huế khóa 2008-2010 tá hỏa khi phát hiện tấm bằng Thạc sĩ của mình chứa đầy lỗi chính tả. Theo phản ánh của các tân Thạc sĩ khóa 2008 – 2010 vừa tốt nghiệp và nhận bằng tại Đại học Huế, thì bằng Thạc sĩ của họ vừa nhận được có nhiều lỗi nghiêm trọng. Hai chữ Việt Nam được in nổi trong mẫu Quốc huy Bằng Thạc sĩ được trao gồm 4 trang, bao gồm 2 trang bìa và 2 trang nội dung. Tuy nhiên ngay mặt bìa đầu tiên, bên trên dòng chữ BẰNG THẠC SĨ là hình Quốc huy được in nổi với dòng chữ: CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆT NAM, tức là thừa một chữ VIỆT NAM. Chưa kể, với một văn bằng mang tính pháp lý và có giá trị như tấm bằng Thạc sĩ mà lại mắc lỗi chính tả khi trang nội dung (phần tiếng Việt Nam) in dòng chữ: CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc Tức là lỗi chính tả về viết hoa ở từ “Lập” và từ “Phúc”. (6) Chuẩn hóa chính tả tiếng Việt TT - Theo đánh giá của nhóm tác giả bản báo cáo tình hình chính tả văn bản tiếng Việt, đã đến lúc gióng lên hồi chuông báo động về lỗi chính tả tràn lan trong sử dụng tiếng Việt hiện nay. Theo ông Nguyễn Ái Việt - phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội), “lỗi chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ này lại bục chỗ kia”. Ông Việt cho rằng sẽ sai lầm vô cùng nếu nghĩ rằng sai chính tả là chuyện nhỏ bởi nó có tầm quan trọng đặc biệt. Văn bản pháp luật sai chính tả ảnh hưởng lòng tin của người dân. Báo chí, sách vở sai chính tả sẽ làm méo mó thông tin, để lại mầm độc ngôn ngữ và tư duy thế hệ trẻ …Cả hai nhóm chuyên gia đều cho rằng báo chí và truyền thông có trách nhiệm nhiều nhất đối với tình hình chính tả tiếng Việt. Các ý kiến chuyên gia cũng cho rằng tỉ lệ 10% là ngưỡng báo động đối với các lỗi chính tả và 30% là ngưỡng mà một lỗi chính tả đã trở thành một cách viết có thể đồng thời được chấp nhận. Tại buổi công bố báo cáo, GS.TS Trần Trí Dõi (Khoa ngôn ngữ học Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đưa ra một số vấn đề về chuẩn chính tả trong tiếng Việt cần thực hiện. Theo ông Trần Trí Dõi, để tiến tới chuẩn chính tả tiếng Việt cần xem xét một số nội dung liên quan. Thứ nhất là vấn đề “viết hoa tên riêng và địa danh” trong tiếng Việt, vấn đề “phiên âm tên riêng nước ngoài” trong tiếng Việt và chuẩn chính tả đối với “hiện tượng chính tả chưa thống nhất”. Ông Dõi cho rằng các vấn đề này có thể sử dụng các quy định bắt buộc thực hiện, có quy định mang tính pháp lý của một cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Bên cạnh đó, chúng ta phải thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ tiếng Việt nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn bản sắc văn hóa Việt trong xu thế hội nhập quốc tế. GS.TS Trần Trí Dõi khẳng định với sự phát triển hiện nay của trình độ ngôn ngữ học và kỹ thuật của công nghệ thông tin nước ta, yêu cầu chuẩn hóa tiếng Việt hoàn toàn có thể đáp ứng được. Vấn đề cần nhất là sự đồng thuận và cách tổ chức thực hiện một cách có trách nhiệm và khoa học, đưa ra những quy định pháp lý về chuẩn chính tả để bảo vệ, giữ gìn và phát huy ngôn ngữ tiếng Việt. Theo đó, nếu cần thiết phải có Luật ngôn ngữ để đảm bảo sự thống nhất chính tả - ông Dõi nói. (Luật Ngôn ngữ) MINH QUANG Báo chí - truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất Trong 7 khu vực được đánh giá, xếp hạng, khu vực báo chí và truyền thông có tỉ lệ lỗi chính tả cao nhất: gần mức báo động 10%. Khu vực đại học và viện nghiên cứu có tỉ lệ lỗi xấp xỉ mức trung bình của xã hội. Đáng chú ý, khu vực chính quyền địa phương và các cơ quan thuộc Chính phủ, thuộc bộ có tỉ lệ lỗi chính tả khá cao. Những kết quả này phản ánh tình hình báo động của chính tả tiếng Việt. Nhóm tác giả này hi vọng mỗi ba tháng sẽ có một đợt đánh giá về lỗi chính tả như vậy, mở rộng về quy mô để hậu thuẫn cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả. (6) Lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt gấp 8 lần chuẩn (Dân trí) – Tỉ lệ lỗi chính tả trung bình của văn bản tiếng Việt là 7,79%, cao gần 8 lần so với chuẩn 1%. Đáng nói, tỷ lệ lỗi khu vực Đại học và Viện nghiên cứu cũng xấp xỉ mức trung bình xã hội. Báo cáo Tình hình chính tả văn bản tiếng Việt do Viện Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia Hà Nội và Công ty VieGrid công bố hôm qua (28/7) cho thấy, tỷ lệ lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt đã ở mức báo động, vượt quá cao so với tiêu chuẩn. Khu vực báo chí và truyền thông có tỷ lệ lỗi chính tả cao nhất, gần mức báo động 10%. Trong đó, cả hai khu vực này đều có các đại diện có tỷ lệ lỗi gần hoặc vượt mức 30%. Khu vực chính quyền địa phương, và các cơ quan thuộc Bộ cũng có tỷ lệ lỗi chính tả khá cao. Đặc biệt, có đơn vị có tỷ lệ lỗi gần 40% như Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tỷ lệ lỗi khu vực Đại học và Viện nghiên cứu cũng xấp xỉ mức trung bình của xã hội. Trong khi đó, nhóm khá nhất là doanh nghiệp và các Bộ có tỷ lệ lỗi 7,47- 19,98% vẫn bỏ xa mức chuẩn 1%. Sai lỗi chính tả hiện diện ở mọi nơi (Ảnh có tính minh họa) … “Kết quả trên phản ánh tình trạng báo động của chính tả tiếng Việt. Nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành tiếp các đợt đánh giá tiếp theo với quy mô rộng hơn, nhằm mở đường cho một chiến dịch cộng đồng về quét lỗi chính tả”- TS Việt nói. (6) Theo GS, TS ngôn ngữ học Trần Trí Dõi, trong vòng 20 năm qua các Bộ, Ngành đã liên tiếp ban hành những quy định khác nhau về văn bản tiếng Việt. Ví dụ, 1/7/1983, Hội đồng “Chuẩn hóa chính tả” và “Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ” đã ký chung một Quyết định có nội dung về “Những quy định về chính tả tiếng Việt”. Đến 5/3/1984 lại có thêm Quyết định 240/QĐ của Bộ Giáo dục Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt. Đến năm 2002, Bộ này lại có “Quy định tạm thời về chính tả trong sách giáo khoa mới” và 2003 có thêm “Quy định tạm thời về viết hoa tên riêng trong sách giáo khoa”…Đến 6/2006 Bộ Nội vụ cũng đưa ra một “Dự thảo” về “Quy định về viết hoa và phiên chuyển tiếng nước ngoài trong văn bản” tiếng Việt nhằm dùng trong địa hạt hành chính (6) GS Dõi cho rằng, không thể để mãi tình trạng thiếu thống nhất của các Bộ, Ngành trong quy chuẩn văn bản tiếng Việt như vậy. Đã đến lúc phải xây dựng Luật Ngôn ngữ có tính thống nhất và khoa học dùng để áp dụng chung trên toàn quốc. P. Thanh (Hình như các “Vụ, Cục” ở Bộ thiếu sự liên thông. Vụ Tiểu học thì đề ra chỉ tiêu PCGDTH là hằng năm lên lớp trên 95% ; còn Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng thì đề ra chỉ tiêu lên lớp là 90% trở lên ) Mĩ phẩm túi xách (6) Các năm học từ 1998-2002, BPTH thường xuyên thống kê và chấn chỉnh các lỗi diễn đạt trong SKKN nên đã khắc phục dần. Tuy nhiên, năm học vừa qua, lỗi chính tả trong SKKN lại tăng đột biến, chuyên viên phải yêu cầu tác giả tự chữa rồi gửi qua mail mới được xếp loại. Dưới đây là đoạn trích về các lỗi chính tả đã gửi về trường năm học 2001-2002 CÁC LỖI DIỄN ĐẠT THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ TÀI SKKN Lỗi diễn đạt gồm : LỖI CHÍNH TẢ, LỖI DÙNG TỪ VÀ LỖI NGỮ PHÁP. I. LỖI CHÍNH TẢ : gồm lỗi viết sai chính tả và lỗi do đánh vi tính sai : Quy ước : cả 2 loại lỗi đó đều quy ra thành LỖI CHÍNH TẢ của tác giả và là thiếu sót của HĐNCKH trường. Vì vậy, các lỗi đó phải được sửa chữa trước khi nộp SKKN về Phòng GD. Lỗi chính tả và vi tính trong đề tài của GV Tiểu học, 2001 - 2002 : sỉ số (sĩ số), khoản 15 phút (khoảng), vướn mắc (vướng), hổ trợ (hỗ trợ), nhắc nhỡ (nhắc nhở), mặc khác (mặt khác), bài củ (bài cũ), chiềm đắm (chìm đắm). vượt bật (bậc), babgr con (bảng con), kỹ năng (kĩ năng) tiếng việt (Việt), xử dụng SGH (sử dụng SGK), sữa chửa (sửa chữa), bắt buột (bắt buộc), thoả mái (thoải mái), tiểu Học (tiểu học), Mặc khác (Mặt khác,), sôi nỗi (sôi nổi), sữa sai (sửa sai), uốn nén (uốn nắn), vướn mắc (vướng), nguyên bảng củ Bộ (văn bản của Bộ), tình huấng (tình huống), cũng cố (củng cố), qui định (quy định) Duy xuyên (Xuyên), đặt biệt (đặc biệt), thướt kẻ (thước kẻ), vui vẽ (vui vẻ) ; thời gia (thời gian), tốac độ (tốc độ), quá rình (quá trình), dặt câu (đặt câu) tầp đọc (tập đọc), điểu tra (điều tra), phong Phú (phong phú), quản lý (quản lí) , có gí trị (giá trị), chảng hạn (chẳng hạn), năm cabhs sao vui (cánh sao vui), đựoc (được), năng cao (nâng cao), 2002-20003, như vạy (vậy), kĩnh hội (lĩnh hội), bỡi vị (bởi vì), học sunh (học sinh), hình theo theo (hình thành theo), gách một gạch (gạch một gạch), dảo ngữ (đảo ngữ), vẽ bút (rê bút), "song nó chỉ tồn tại ngắn ngủi trong từng buổi học song nó chỉ tồn tại ngắn ngủi trong từng buổi học" (lặp 2 lần mà không gạch bỏ); yêu quí (yêu quý) Tiếng “quý” gồm âm đầu qu và vần uy, viết là quý ; nếu viết là quí thì phiên âm sẽ thành [kui 5 ], đọc là “cúi”. Tương tự, thâm thúy sẽ thành thâm thúi ! Bộ phận Tiểu học PGD Duy Xuyên (7) Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra bởi một số nhà truyền giáo Tây phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ điển Việt-Bồ-La và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1 6 51), [...]... trang Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum tức Từ i n ViệtBồ-La in năm 1651 1 trang sách Giáo lý được viết theo chữ Latinh (bên tr i) và chữ Quốc ngữ (bên ph i) Đầu năm 1625, Alexandre cùng v i bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến H i An, gần Đà Nẵng Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ Th y d y tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tu i Ông viết: ... th y giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng n i quê hương Việt Nam thân y u của th y và n i Vương quốc Lào láng giềng." (H y nhấn ctrol và kích vào các chữ có màu xanh hoặc hồng trong đoạn trên đ y sẽ truy tìm b i viết gốc trên internet) Sơ sót “chết ngư i của nhà đ i 01/03/2011 0:22 T i 27.2, trận chung kết Carling Cup bóng đá nước Anh giữa... và Ngữ pháp tiếng An Nam năm 1651), Một trang Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum tức Từ i n ViệtBồ-La in năm 1651 1 trang sách Giáo lý được viết theo chữ Latinh (bên tr i) và chữ Quốc ngữ (bên ph i) Đầu năm 1625, Alexandre cùng v i bốn cha dòng Tên khác và một tín hữu Nhật Bản, cập bến H i An, gần Đà Nẵng Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ Th y d y tiếng Việt cho ông là... Birmingham đã trở thành trận “chung chết” (ảnh) Đó quả là một sai lầm “chết ngư i của Đ i VTC3 Không hiểu nhân viên kĩ thuật buồn ngủ hay để tâm hồn treo ngược cành c y mà đã “cáo phó” hai đ i bóng n y như thế Tin, ảnh: Quang Viên Chân dung Alexandre de Rhodes (7) Chữ Quốc ngữ, vốn được tạo ra b i một số nhà truyền giáo T y phương, đặc biệt là linh mục Alexandre de Rhodes (tác giả cuốn Từ i n Việt-Bồ-La... tu i Ông viết: "Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã d y t i học biết tất cả các cung giọngkhác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3tuần lễ n y, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì t i muốn diễn tả và muốn n i v i cậu Đồng th i, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ T i hết sức ngạc nhiên... đã d y t i học biết tất cả các cung giọngkhác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3tuần lễ n y, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì t i muốn diễn tả và muốn n i v i cậu Đồng th i, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ T i hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của... đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ T i hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé Sau đó, cậu trở thành th y giảng giúp việc các cha truyền giáo và là một dụng cụ tông đồ hữu hiệu trong việc loan báo Tin Mừng n i quê hương Việt Nam thân y u của th y và n i Vương quốc Lào láng giềng." . tay, mai, toi, không ph i là nguyên âm mà là “bán nguyên âm làm phụ âm cu i . Nếu là nguyên âm đ i i ” [i ] đứng đầu âm tiết thì âm [i] viết là y : y u quý, y u i u, y n tiệc, y ng hùng, Y t. y tế, ý kiến, chuẩn y, Ỷ Lan ) - Nếu là tên ngư i th i nay thì giữ i hoặc y như nguyên bản, nhất là tên ngư i trong các lo i gi y tờ có tính pháp lí (khai sinh, bằng cấp, gi y sở hữu t i. hiện nay. Theo ông Nguyễn i Việt - phó viện trưởng Viện Công nghệ thông tin (Đ i học Quốc gia Hà N i) , “l i chính tả nhiều đến mức chữa không xuể, trám được chỗ n y l i bục chỗ kia”. Ông Việt

Ngày đăng: 31/03/2014, 15:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lỗi nghiêm trọng trên tấm bằng Thạc sĩ

    • 13/06/2011 06:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan