Nghềthủthư
Công việc của thủthư :
- Lựa chọn tài liệu, tiếp nhận các dạng (loại) tài liệu mới, phân loại tài liệu
theo danh mục hoặc theo loại hình tài liệu; tổ chức sắp xếp và bảo quản
các loại hình tài liệu theo một trật tự nhất định.
- Xây dựng và duy trì các cơ sở dữ liệu phục vụ cho mục đích tìm kiếm tài
liệu dễ dàng, thuận lợi.
- Tiến hành trang bị chuyên biệt cho các diện tích sử dụng của thư viện,
luôn luôn giữ gìn cho cơ sở vật chất - kĩ thuật ở trong tình trạng tốt nhất.
- Tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu của thư viện, hướng dẫn sử dụng
thư viện, nghiên cứu nhu cầu đọc, nhu cầu tin tức để việc phục vụ tốt
nhất nhu cầu học tập, nghiên cứu và giải trí của mọi đối tượng độc giả.
- Đề xuất các chính sách và phát triển các dịch vụ thư viện, các sản phẩm
thư viện để đáp ứng mọi tối đa các nhu cầu thích đáng của người đọc.
- Là cầu nối hiệu quả giữa sách vở với người đọc, vun đắp mối quan hệ
gắn bó trong cộng đồng người đọc với nhau, và đặc biệt là người biết xây
dựng hình ảnh tốt đẹp và thân thiện đối với đông đảo xã hội. Ngày nay,
với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và truyền thông, việc
áp dụng các công nghệ hiện đại đã làm thay đổi hình thức và nội dung của
hoạt động thư viện, hình thành một số dạng thư viện mới như:
- Thư viện số: trong thư viện dạng này, thông tin và tri thức được lưu trữ
dưới dạng điện tử (số hóa).
- Thư viện đa phương tiện: sử dụng nhiều vật lưu trữ thông tin và tri thức
khác nhau: sách, báo, băng video, đĩa compact, vi phim, phần mềm vi
tính. Nhân viên thư viện giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập và cung
cấp các dịch vụ thư viện mới nhất, tốt nhất cho người sử dụng.
- Thư viện điện tử: mô hình thư viện sử dụng chủ yếu các phương tiện
điện tử (máy tính, tài liệu điện tử, các cơ sở dữ liệu) để tạo lập, lưu trữ và
tìm kiếm thông tin. Trong các thư viện điện tử, nhân viên thư viện luôn
được thông tin về những ứng dụng, phát triển mới của khoa học công
nghệ để cung cấp các dịch vụ thư viện mới và tiện lợi nhất. Nhân viên thư
viện phải làm việc với các chuyên gia tin học, cũng như biết sử dụng thành
thạo các mạng thông tin máy tính để đáp ứng nhu cầu tin tức, tri thức của
độc giả.
Hấp dẫn và thách thức :
Làm việc trong thư viện, bạn được sống trong môi trường tri thức - song
hành cùng với sách vở và những tài liệu đa dạng, phong phú; để tổ chức,
tuyên truyền, giới thiệu các nguồn tài liệu nhằm phục vụ mọi đối tượng
người đọc. Và một điều không thể không nói tới là bạn được sống trong
môi trường của tri thức, có điều kiện tuyệt vời để nâng cao vốn hiểu biết,
mở rộng phông văn hóa của mình. Bạn có điều kiện để tiếp xúc với những
cuốn sách từ mới nhất đến xưa cũ nhất, tìm hiểu về nhiều lĩnh vực đời
sống khác nhau từ khoa học tới văn học nghệ thuật. Nếu bạn là người yêu
sách, bên cạnh ngành xuất bản, thư viện hẳn là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều người quan niệm rằng “Thủ thư chỉ
là trông coi sách”. Cũng một phần bởi đa phần mọi người nhìn vào chỉ
thấy một cán bộ thư viện nhàn hạ với công việc chính là cho mượn sách.
Chính vì vậy, nghềthủthư chưa thực sự được coi trọng, thu nhập cũng
không cao.
Những phẩm chất cần thiết :
* Có lòng nhiệt tình, say mê nghề nghiệp, yêu sách.
* Có khả năng tổ chức, quản lí, sắp xếp công việc.
* Nhạy bén, sáng tạo trong công việc.
* Có sức khỏe tốt, sự dẻo dai.
* Kiên nhẫn, tỉ mỉ, cẩn thận.
* Có khả năng giao tiếp tốt.
* Biết ngoại ngữ và tin học cũng là một lợi thế rất lớn.
Một ngày của thủthư :
Chị Lê Thanh Tú, 28 tuổi, thủthư của Trung tâm thư viện Đại học Hà Nội.
8:00 - Tôi đến trung tâm thư viện trường và bắt tay vào việc. Công việc
đầu tiên trong ngày của tôi là phân loại, đánh dấu khoảng 40 tờ báo, tạp
chí và chuyển vào phòng đọc báo. Số lượng đầu báo, tạp chí nhiều hay ít
tùy thuộc các ngày báo ra, nhưng tất cả phải được đặt liệt kệ trước 9 giờ.
Khi thư viện mở cửa, các bạn sinh viên có thể đọc báo mới được sắp xếp
một cách gọn gàng, khoa học theo từng loại, đề mục trên kệ.
9:30 - Xong việc, tôi trở về thư viện với những chồng sách mới tinh vừa
nhập về chờ được biên mục. Công việc “đặt tên cho sách” này tưởng
chừng đơn giản nhưng rất mất thời gian và đòi hỏi cẩn thận, chính xác.
Khi đặt tên xong, tôi sẽ gắn nhãn có ghi các thông số như tên sách, mã
vạch, số thứ tự, thể loại… và chuyển lên kệ. Thông tin sách cũng được
nhập vào hệ thống danh mục điện tử để sinh viên có thể tìm sách trên
mạng một cách dễ dàng.
. cũng là một lợi thế rất lớn. Một ngày của thủ thư : Chị Lê Thanh Tú, 28 tuổi, thủ thư của Trung tâm thư viện Đại học Hà Nội. 8:00 - Tôi đến trung tâm thư viện trường và bắt tay vào việc. Công. dung của hoạt động thư viện, hình thành một số dạng thư viện mới như: - Thư viện số: trong thư viện dạng này, thông tin và tri thức được lưu trữ dưới dạng điện tử (số hóa). - Thư viện đa phương. Nghề thủ thư Công việc của thủ thư : - Lựa chọn tài liệu, tiếp nhận các dạng (loại) tài liệu mới, phân loại tài