Văn hóakinhdoanhtrongmôitrường quốc tế
Việc kinhdoanh bên ngoài ranh giới địa lý của một quốc gia đòi hỏi
chủ doanh nghiệp phải nắm bắt những quy định, nguyên tắc và cả
nét vănhóa đặc trưng của quốc gia đó. Điều này giúp doanh nghiệp
có được những bước đi và chiến lược đúng đắn.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh, đánh giá nhu cầu mục đích kinh doanh,
nhận giấy phép, chọn địa thế, thiết lập bộ máy kỹ thuật và xác định đối
tượng khách hàng…đó đều những dấu sao lớn thu hút sự chú ý của chủ
doanh nghiệp. Tuy nhiên, một dấu sao không thể không nhắc tới và càng
không thể bỏ qua chính là những yếu tố về vănhóa đặc trưng của mỗi
quốc gia. Chuyên gia nghề nghiệp Jessie nói: “Một kế hoạch kinhdoanh
“xuyên quốc gia” hoàn hảo cần được xây dựng trên những nấc thang văn
hóa. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ lơ yếu tố quan trọng này, rất có thể doanh
nghiệp đó sẽ phải đối mặt với từ thất bại trên “đất khách quê người”.
Quan tâm đến vai trò của chính phủ
Đây là một yếu tố quan trọng nhưng thường hay bị bỏ qua. Lý do là ở Mỹ,
các doanh nghiệp thường mong đợi chính phủ can thiệp vào các hoạt
động tư nhân của họ. Nói chung ở các nước đang phát triển chính phủ
đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp đối phó với bộ máy quan liêu.
Trong thực tế, ngay cả đối với những nước công nghiệp thì chính phủ và
doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Ví dụ, ở Pháp các quan
chức chính phủ nghỉ hưu thường chiếm vị trí trách nhiệm quan trọngtrong
một công ty tư nhân nào đó và trường hợp này cũng phổ biến ở các nước
Nam Mỹ.
Văn hóa hội họp
Thời gian các cuộc họp kinhdoanh nói chung ở các nước Châu Á và Nam
Mỹ thường kéo dài trong khi ở Mỹ các cuộc họp thường diễn ra ngắn và
luôn đề cao sự đúng giờ. Hầu hết các quyết định kinhdoanh ở các nước
Châu Á và Nam Mỹ được đưa ra sau khi thảo luận. Tại Nhật Bản, thị
trường khó tính thứ hai thế giới thì đạo đức kinhdoanh luôn được đặt lên
hàng đầu. Đúng giờ, đúng giờ và đúng giờ là điệp khúc cần được lưu
trong bộ nhớ nếu bạn có ý định đầu từ vào đất nước hoa anh đào và quốc
gia “xúc xích” Đức. Các kế hoạch ngắn hạn luôn là sự lựa chọn của các
công ty Nam Mỹ.
Truyền thông
Nếu như ở Đức và Pháp ưu tiên giao tiếp bằng văn bản thì ở Argentina và
Brazil lại lựa chọn giao tiếp bằng lời nói. Pháp đặt tầm quan trọng của
truyền thông thông qua việc sử dụng đúng ngữ pháp trong khi Đức lại hy
vọng các thông tin liên lạc kinhdoanh được chính xác. Sự hài hước
thường được sử dụng trong giao tiếp văn phòng ở Mỹ và Australia, không
giống như Đức, Nhật Bản và Trung Quốc. Quá khiêm tốn không phải là
cách làm được đánh giá cao tại Mỹ nhưng điều này lại trái ngược đối với
các nước Châu Âu. Họ yêu sự khiêm tốn và đề cao những doanh nghiệp
“biết mình biết ta”, không khoa trương thanh thế và tự mãn với bản thân.
Nếu muốn thành công ở Anh thì giao tiếp là chìa khóa giúp bạn đưa doanh
nghiệp lên đỉnh cao.
Thâm niên, nhân tài và việc ra quyết định
Các nước Châu Á luôn đề cao thâm niên của doanh nghiệp trong khi Mỹ,
Úc và Đức lại đề cao những doanh nghiệp trưng dụng được nhiều nhân
tài. Tại Pháp, một sự kết hợp giữa thâm niên và nhân tài là sự lựa chọn
hàng đầu. Việc ra quyết định đối với các nước ở Nam Mỹ không phụ thuộc
hoàn toàn vào người chủ trì cấp cao mà thuộc về một tổ chức, một hội
đồng thẩm định.
Quà tặng và ủng hộ cá nhân
Quà tặng và việc ủng hộ cá nhân là phổ biến ở các nước Châu Âu và Nam
Mỹ nhưng lại khó vận dụng ở Mỹ - nơi có những nguyên tắc nghiêm ngặt
về trao đổi trong một tổ chức. Bởi lẽ, người Mỹ cảm thấy rằng quà tặng và
ủng hộ cá nhân sẽ ảnh hưởng đến sự công bằng của mỗi quyết đinh. Điều
này sẽ tạo ra sự bất công, sự khuất tất và đôi khi là dẫn đến cả những sai
lầm.
Hiểu biết về sự khác biệt vănhóa giữa các quốc gia và thực thi theo chính
sách “ở đâu âu đấy” sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với môi
trường mới và từng bước đến gần với thành công. Thay vì chú trọng quá
nhiều đến nội dung kinh doanh, hãy dành thời gian nghiên cứu những đặc
trưng về văn hóa. Bởi, mỗiquốc gia đều có những đặc điểm riêng, khác
biệt. Vì vậy, thay đổi theo từng môitrường và làm quen dần với từng nền
văn hóa sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những sai lầm không đáng có
và chiếm được cảm tình của các đối tác một cách dễ dàng và tự nhiên.
. Văn hóa kinh doanh trong môi trường quốc tế Việc kinh doanh bên ngoài ranh giới địa lý của một quốc gia đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nắm bắt những quy định, nguyên tắc và cả nét văn hóa. Jessie nói: “Một kế hoạch kinh doanh “xuyên quốc gia” hoàn hảo cần được xây dựng trên những nấc thang văn hóa. Nếu chủ doanh nghiệp bỏ lơ yếu tố quan trọng này, rất có thể doanh nghiệp đó sẽ phải. nhiều đến nội dung kinh doanh, hãy dành thời gian nghiên cứu những đặc trưng về văn hóa. Bởi, mỗi quốc gia đều có những đặc điểm riêng, khác biệt. Vì vậy, thay đổi theo từng môi trường và làm quen