Tưduy về pháttriểnthị trường: Cóvấnđề
Tất nhiên, chọn khâu đột phá như thế thì “đồng bộ thể chế kinh tế thị
trường” là mấu chốt đểphát triển, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa
phát triển được. Các thị trường vận hành không đồng bộ, nhiều tầng
nấc, chi phí ráp nối rất cao, liên quan đến logic pháttriển
trong một nền kinh tế chuyển đổi.
Nhà nước cóvẻ đã nhận thức được điều đó nhưng về mặt lý luận,
cấp độ chưa thật sự sâu sắc. Sự phân biệt đối xử giữa các thị trường
khá rõ. Thị trường chứng khoán chiếm lĩnh cả tâm hồn lẫn thể xác
của người Việt Nam.
Đây là thị trường có đẳng cấp, bởi nó là hệ quả của sự pháttriển rất
cao của cụm thị trường, nhưng chúng ta đã đẩy nó lên ghê gớm.
Hệ thống truyền thông còn dành cho nó khá nhiều trí tuệ, thời lượng.
VTV1, kênh chính luận mà mỗi ngày vẫnphát hàng chục tin liên quan
đến chứng khoán. Trong khi các thị trường đầu vào, nguồn lực cơ
bản như thị trường bất động sản thì hầu như chưa được lưu tâm.
Méo mó như vậy, nên chứng khoán và bất động sản đã trở thành hai
thị trường đầu cơ mạnh nhất. Một thị trường sơ đẳng nhất, ít được
quan tâm nhất và một thị trường đẳng cấp nhất, được chú trọng
nhiều nhất.
Điều này cho thấy, tưduy về pháttriểnthị trường ở Việt Nam cóvấn
đề, trở thành khiếm khuyết rất cơ bản của nền kinh tế. Đây cũng là
hai điểm liên quan đến tái cơ cấu mà cóvẻ như đang được khởi
động, song chúng ta còn phải xem làm thật sẽ như thế nào.
Nhìn vào thị trường hàng hóa, nói chung, cạnh tranh tương đối tốt,
nhưng vẫn còn điểm nghẽn, gây bức xúc cho hệ thống chính trị và xã
hội. Cuộc tranh luận vềthị trường xăng dầu, điện là những ví dụ
liên quan đến vấnđề thể chế hơn là vấnđềthị trường. Điều này cho
thấy, cái tốt của thị trường còn kém.
Thị trường cạnh tranh khốc liệt, câu chuyện giữa hai ngành thép và
điện đã thể hiện rõ những rào cản về chính sách. Giá điện thấp, các
nhà đầu tư ồ ạt đầu tư sản xuất thép, còn ngành điện bảo không
cung ứng đủ điện, dẫn đến cãi nhau.Thép và điện đều là những
ngành do Bộ Công Thương quản lý, quy hoạch, nhưng chính Bộ này
cũng không giải quyết được mâu thuẫn giữa hai ngành. Vấnđề nằm
ở chỗ nó đã vượt ra ngoài sự phát triển.
Nhìn cục diện, một thị trường độc quyền, doanh nghiệp nhà nước
đầu tư ngoài ngành đến mấy chục phần trăm vốn, vi phạm về cung
ứng thị trường là không ổn. Thị trường Việt Nam có giá điện thấp,
nhưng cũng vì giá điện thấp, đầu tư là lỗ nên khó thu hút đầu tư vào
lĩnh vực điện.
Hỏi Nhà nước vì sao không tăng giá điện, rất khó bởi lương thấp, mà
lương thấp thì tất cả công chức làm việc cho Nhà nước sẽ là lực
lượng đầu tiên chống lại quyết định tăng giá điện.
Trong bối cảnh hiện nay, cần phân tích hai nhóm vấnđềđểphát hiện
những điểm chưa hoàn thiện, điểm yếu kém của mỗi một thị trường.
Thứ nhất, phải tính đến các yếu tố cấu thành thị trường, yếu tố cung
- cầu và liên kết.
Thứ hai, trong hệ thống thị trường kém phát triển, một thị trường phát
triển mạnh cũng không mang lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Tái cơ cấu tức là phải thay đổi một cách tổng thể, từ câu chuyện
ngân sách, hệ thống ngân hàng, phân cấp đầu tư Lúc đó, vấnđề
của từng thị trường sẽ được tháo gỡ.
Trên nền tảng, định hướng như vậy mới tháo gỡ được rào cản pháp
lý, rào cản chính sách đểthị trường vận hành ngày càng tốt hơn.
Hiện, chúng ta đang nói đến tái cấu trúc nền kinh tế, nhưng còn phải
chờ xem thực hiện như thế nào.
. Tư duy về phát triển thị trường: Có vấn đề Tất nhiên, chọn khâu đột phá như thế thì “đồng bộ thể chế kinh tế thị trường” là mấu chốt để phát triển, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa phát triển. hai thị trường đầu cơ mạnh nhất. Một thị trường sơ đẳng nhất, ít được quan tâm nhất và một thị trường đẳng cấp nhất, được chú trọng nhiều nhất. Điều này cho thấy, tư duy về phát triển thị. ngành. Vấn đề nằm ở chỗ nó đã vượt ra ngoài sự phát triển. Nhìn cục diện, một thị trường độc quyền, doanh nghiệp nhà nước đầu tư ngoài ngành đến mấy chục phần trăm vốn, vi phạm về cung ứng thị