Quảnlýcaoốc-nghềlàmanlòngcácchủđầutư
Quản lý tòa nhà - vẫn chưa được xem là nghề
Trước sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà mọc lên với thiết kế kiến
trúc, trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi công việc vận hành, quảnlý một tòa
nhà chuyên nghiệp trở nên cấp thiết. Muốn vậy, phải có nhân sự vận
hành, quảnlý tòa nhà một cách có hiệu quả. Tại Việt Nam, quảnlý tòa nhà
mới được biết đến, trong khi các nước có cơ cấu hạ tầng phát triển đã trở
thành chuyên ngành đào tạo trong lĩnh vực này. biểu: Dịch vụ quảnlý bất
động sản tại Việt Nam chưa mang tính chuyên nghiệp cao; dịch vụ quảnlý
các caoốc tại Việt Nam vẫn chưa được xem là một nghề, trong khi ngành
công nghiệp bất động sản chuyên nghiệp đòi hỏi nhu cầu cao hơn về kiến
thức và dịch vụ.
Nhận định trên không sai, nhưng một khi thị trường có nhu cầu thì cung
cũng theo đó mà phát triển và đó là lý do, dù chưa được xem là một nghề
nhưng quảnlý tòa nhà hiện đã được nhiều người quan tâm. Anh Cao Huy,
người có 4 năm kinh nghiệm tại vị trí trưởng phòng quảnlý tòa nhà, cho
biết: “Quản lý tòa nhà là một ngành kinh doanh dịch vụ tuân theo quy trình
khoa học nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ của một tòa nhà từ phần
cứng như kết cấu, kiến trúc, hệ thống PCCC, thang máy, điện, nước cho
đến các tiện ích như vệ sinh, cây xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng khác:
cho thuê, quảnlý nhân công, giải quyết những tranh chấp giữa các khách
hàng ”.
Quản lý tòa nhà sẽ cung cấp dịch vụ, nhân công, theo dõi họ thực hiện
những công việc bảo vệ, vệ sinh, giao dịch với khách hàng thuê, vận hành
điện, nước, bảo trì, bảo dưỡng tòa nhà để tòa nhà hoạt động tốt, kinh
doanh hiệu quả cao. Vì nhiều mảng như vậy nên việc quảnlý và vận hành
tòa nhà sẽ trở nên hiệu quả hơn khi các cán bộ quảnlý tòa nhà được
trang bị những kiến thức nền móng cơ sở của việc quảnlý và vận hành
tòa nhà, mỗi người đảm trách một mảng riêng, theo dõi, hệ thống giúp
người quảnlýcao nhất biết được chi tiết sửa chữa, nhu cầu của từng
khách hàng.
Để trở thành người quảnlý chuyên nghiệp
Theo bà Fiona, trong dịch vụ quảnlý bất động sản cần phải chia nhỏ và
đánh giá từng yếu tố như: quảnlý bất động sản, quảnlý thiết bị tiện nghi
và quảnlý tài chính. Còn chuyên viên quảnlý tòa nhà phải có các kiến
thức về: tài chính, tiếp thị, luật và kỹ thuật. Và đội ngũ quảnlý tòa nhà cần
tham gia dự án ngay trong giai đoạn xây dựng để có thể thiết lập được hệ
thống quảnlý cũng như cơ cấu nhân sự.
Dựa vào các tiêu chí trên, cộng với những chia sẻ từ người làmnghềquản
lý tòa nhà, nếu bạn muốn trở thành trưởng - phó phòng quảnlý thì phải
nắm rõ các kiến thức về mọi lĩnh vực để có thể vận hành hệ thống từ phần
mềm cho tới nhân sự một cách trôi chảy. Ngoài ra, bạn còn phải có các kỹ
năng lên kế hoạch, cũng như biết cách triển khai công việc đúng tiến độ.
Đồng thời phải có kỹ năng quảnlý ngân sách, đàm phán với nhà thầu, nhà
cung cấp, sự chu đáo, ócquan sát sắc bén để đào tạo, khuyến khích nhân
viên làm việc bên cạnh kỹ năng thương thuyết với khách hàng và có khả
năng chịu áp lực cao. Còn nếu chỉ là nhân viên, yêu cầu về kiến thức cũng
như trách nhiệm công việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù đảm nhiệm vị
trí nào, nếu muốn làm trong ngành quảnlý tòa nhà, bạn cũng phải có kỹ
năng thuyết trình, giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, nhạy bén trong công việc, chịu
được áp lực công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, khả năng làm việc
độc lập. Được biết, những người có nghiệp vụ chuyên môn đều có cơ hội
nhận được một chỗ làm với mức lương của một nhân viên phòng quảnlý
từ 3 - 5 triệu đồng/tháng.
. Quản lý cao ốc - nghề làm an lòng các chủ đầu tư Quản lý tòa nhà - vẫn chưa được xem là nghề Trước sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà mọc lên với thiết kế kiến trúc, trang thiết. thống quản lý cũng như cơ cấu nhân sự. Dựa vào các tiêu chí trên, cộng với những chia sẻ từ người làm nghề quản lý tòa nhà, nếu bạn muốn trở thành trưởng - phó phòng quản lý thì phải nắm rõ các. thang máy, điện, nước cho đến các tiện ích như vệ sinh, cây xanh và các dịch vụ giá trị gia tăng khác: cho thuê, quản lý nhân công, giải quyết những tranh chấp giữa các khách hàng ”. Quản lý