MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 Mục tiêu nghiên cứu 1 Nhiệm vụ nghiên cứu 2 PHẦN NỘI DUNG 3 1 Khái quát chung các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước 3 1 1.
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: 1
Mục tiêu nghiên cứu 1
Nhiệm vụ nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 3
1 Khái quát chung các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước 3
1.1 Khái niệm môi trường nước 3
1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước 3
2 Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh 3
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 3
2.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh 4
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh 5
3 Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh 5
4 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh 7
PHẦN KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 9
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Ngày nay xã hội đang hòa mình vào dòng chảy của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, song song với đó nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay cũng đang chuyển mình và phát triển ngày càng phồn thịnh trong đó phải nói đến những bước tiến vượt bậc về kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy nhiên gắn với quá trình phát triển kinh tế của đất nước thì hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường nước ngày càng nghiêm trọng
Hiện nay ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những vấn đề nóng hổi và gây ra không ít tranh cãi cho người dân nhất là các hộ dân sinh sống cạnh sông Sài Gòn Tác hại của ô nhiễm môi trường nước đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của con người trong bối cảnh hiện nay đang là một vấn đề đáng cảnh báo
Gắn với yêu cầu của nghành học tại giảng đường cũng như qua quá trình tìm hiểu và quan sát thực về thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài “Thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường” là đề tài của bài tập lớn môn học Quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát chung các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước hiện nay, từ đó đi vào thực trạng, phân tích, đánh giá về ô nhiễm môi trường nước và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 3Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát chung các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước hiện nay
Tìm hiểu về thực trạng, phân tích, đánh giá về ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
1 Khái quát chung các khái niệm về ô nhiễm môi trường nước
1.1 Khái niệm môi trường nước
Môi trường nước là môi trường mà những cá thể tổn tại, sinh sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước Môi trường nước có thể bao quát trong một lưu vực rộng lớn hoặc chỉ chứa trong một giọt nước Môi trường nước là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và cả kinh tế - xã hội
1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất lạ gây bất lợi cho sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hò, sông, đại dương,
… các chất này có thể bị hòa tan, lơ lững hoặc đọng lại trong nước Những chất gây
ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón, thuốc trừ sâu từ sản xuất nông nghiệp, nước thải và chất thải từ chế biến thực phẩm, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác, chất thải hóa học từ các ngành công nghiệp
2 Phân tích thực trạng ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang là một trong những vấn đề nhức nhói trong dư luận xã hội hiện nay Trên sông Sài Gòn chúng ta
dễ dang bắt gặp những hình ảnh tràn lan rác thải, nước đen bốc mùi hôi thối, xác động vật chết hay dưới sông các nhà máy đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh hằng ngày vô tư xả những nước thải bẩn công nghiệp chưa qua xử lý ra sông làm cho nguồn nước trên sông Sài Gòn ô nhiễm ngày càng nặng nề Theo kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2020 ghi nhận chất lượng nước ở các đoạn sông chính của sông Sài Gòn đã có nồng độ
Trang 5vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5-3 lần Con số đo đạc từ Tổng cụ quan trắc cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường chủ yếu là ô nhiễm hữu cơ Điều này cho thấy nước bị ô nhiễm chính là từ rác thải sinh hoạt của con người và rác thải từ các khu công nghiệp mà nên vì thế đã dấy lên trong dư luận những bức xúc mang tên “ô nhiễm môi trường nước”
Thời gian qua mặc dù UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đưa ra các giải pháp để bảo vệ môi trường nước tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề bức xúc gây ảnh hưởng nghiên trọng đến chất lượng nguồn nước trên sông Sài Gòn vì Sông Sài Gòn là hệ thống sông chảy qua địa phận một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung rất nhiều cơ sở sản xuất, chăn nuôi, khu công nghiệp Hơn hết do số dân tại Thành phố Hồ Chí Minh tập trung đông đúc,lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày thải ra là một khối lượng rất lớn Trước tình trạng trên UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm về hành vi ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn Thành phố, đến nay có tất
cả 37 cơ sở gây ô nhiêm nghiêm trọng đến môi trường nước, UBND Thành phố đã yêu cầu các cơ sở trên phải hoàn tất việc xử lý các ổ ô nhiễm môi trường nước một cách triệt để hoặc di dời, ngưng hoạt động
2.2 Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên nhân khách quan
Ngày nay trước tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng băng tan, vào mùa mưa Thành phố Hồ Chí Minh phải chịu cảnh nước mưa không có chổ thoát với tình trạng mưa lớn đã gây ra dòng nước mưa cuốn theo rác thải trên đường Thành phố tràn ra sông gây ra ô nhiễm môi trường nước
Nguyên nhân chủ quan
Số lượng dân số của Thành phố Hồ Chí Minh đông hiện đang sinh sống và làm việc đây vừa là một thuận lợi cho việc phát triển nguồn nhân lực, nguồn lao động cho nền kinh tế thị trường của Thành phố tuy nhiên cũng là một trong những khó
Trang 6khăn trong các vấn đề về môi trường vì dân cư sinh sống đông nên một bộ phận người dân thiếu ý thức trong việc bảo vệ môi trường nước, thải accs chất thải sinh hoạt ra dòng sông Sài Gòn Chất thải từ các khu công nghiệp thải trực tiếp ra dòng sông khi chưa được xử lý, người dân thiếu ý thức trong việc không dùng các biện pháp xử lý các xác động vật đã chết mà trực tiếp thải ra sông gây ra ảnh hưởng đến môi trường nước ngày càng nghiêm trọng
2.3 Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
Thứ nhất, làm suy thoái đi sinh vật trong môi trường nước
Thứ hai, rác thải sinh hoạt, xác động vật chết sinh ra các chất hóa học gây hại
đến nguồn nước
Thứ ba, hệ thống cống, nước sông, các mạnh nước ngầm của Thành phố bị ô
nhiếm nặng nề từ các chất thải từ các khu công nghiệp
3 Công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Thành phố Hồ Chí Minh
Nội dung quản lý
UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề xuất, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, các địa phương lân cận để thực hiên hiệu quả hoạt động giảm ô nhiễm môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn Thành phố đã kiến nghị Thủ tưởng Chính phủ chấp thuận chủ chương điều chỉnh quy hoạch tổng thể thoát nước được phê duyệt tại Quyết định số 752/QĐ-TTg ngày 19-6-2001 làm cơ sở pháp lý cho thành phố triển khai đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải đô thị tập trung
Phương thức quản lý
Quy hoạch tổng thể, dự án đánh giá mức tác động môi trường tổng thể; xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin tổng hợp phục vụ quản lyscoong tác xử lý rác thải, nước thải
Công cụ quản lý
Trang 7Nhà nước quản lý về môi trường thông quan 4 công cụ như sau:
Thứ nhất, công cụ pháp luật và chính sách trong thực tiễn được quy định bằng
các văn bản pháp luật như Luật bảo vệ môi trường năm 2014; Sữa đổi bổ sung một
số điều năm 2018, 2019, 2020 Công cụ pháp luật và chính sách góp phần thực hiện các mục tiêu bảo vệ môi trường; Định hướng, quản lý, giám sát các hoạt động bảo
vệ môi trường; Là công cụ hữu hiệu nhằm làm cho chủ thể gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thay đổi nhận thức và hành vi đối với các vấn đè môi trường; Hỗ trợ tích cực cho các công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật, công cụ truyền thông trong bảo vệ môi trường
Thứ hai, công cụ kinh tế đưa ra các hình thức như thuế, phí và lệ phí, quotar ô
nhiễm; quy chế đóng góp có bồi hoàn, trợ cấp kinh tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO Bao gồm các công cụ kinh tế trực tiếp và các công cụ kinh tế gián tiếp để quản lí môi trường Quản lý môi trường được hình thành trong nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các công cụ kinh tế; Các phương pháp và công cụ kinh tế được dùng để đánh giá và định hướng hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi trường; Các công cụ kinh tế góp phần làm cho cho hệ thống các công cụ này rất phù hợp với cơ chế của nền kinh tế thị trường
có sự điều hành và quản lý nhà nước
Thứ ba, công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm các công cụ dánh giá môi trường,
kiểm toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ xử lý các chất thải tái chế
và tái sử dụng Nhờ kỹ thuật quản lý, các vấn đề ô nhiễm do hoạt động sản xuất của con người được nghiên cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa Các kỹ thuật phân tích, đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễm thám, tin học được phát triển ở nhiều nước trên thế giới; Các công cụ kỹ thuật quản lý có tác động mạnh mẽ với việc hình thành và hành vi phân bố chất chất ô nhiễm môi trường trong môi trường; Các công cụ kỹ thuật quản lý được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát và giám sát Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ một nền kinh tế phát triển
Trang 8Thứ tư, công cụ giáo dục và truyền thông hiện nay nhà nước vẫn luôn tiếp
tục tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường nước trong các khu dân cư, các khu công nghiệp bằng các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường nước; xây dựng các chuyên mục môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức phù hợp với trình độ của cộng đồng; đa dạng hóa caccs hình thức kỷ niệm ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm; Tổ chức các lớp tập huấn tham quan các loại hình sử dụng hợp ý tài nguyên địa phương hoặc các rủi ro, tai biến môi trường
4 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh
Quan nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế
và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với những triển vọng tốt đẹp
Tuy nhiên, trước hiện thực khách quan là sự phát triển của nền kinh tế của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng được đánh đổi chung là sự suy thoái của môi trường vì thế Thành phố Hồ Chí Minh cần phải:
Thứ nhất, tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về môi trường; Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; Xây dựng và quản lý các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo môi trường; Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh, cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giám sát, thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường, giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực môi trường
Thứ hai, áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường, đẩy mạnh
xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường
Trang 9Thứ ba, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực về môi trường, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường
Thứ tư, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường
Trang 10PHẦN KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã và đang thực hiện rất tốt trong công tác quản lý nhà nước về môi trường qua nhiều giai đoạn và một số nội dung quan trọng trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Đặc biệt đã có những chỉ đạo thể hiện
sự đổi mới trong tư duy về bảo vệ môi trường nước tại Thành phố Hồ Chí Minh Việc bảo vệ môi trường nước đóng vai trò rất quan trong vì môi trường nước ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất, đời sống và sức khỏe của con người Những năm vừa qua UBND Thành phố đã có những văn bản chỉ đạo kịp thời nhằm khắc phục lại các hậu quả do ô nhiễm môi trường nước nhằm mang lại cuộc sống lành mạnh cho tất cả mọi người đang sinh sống và làm việc tại đây
Nguồn nước thật sự rất quan trọng đối với hầu hết đối với tất cả chúng ta vì thế nếu moi trường nước bị ô nhiễm hay giảm chất lượng sẽ tác động bất lợi đến môi trường gây ra làn sóng dư luận ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về môi trường vì thế để góp phần bảo vệ môi trường nước chúng ta hãy ý thức bản thân trong công tác bảo vệ môi trường mà nhà nước quy định, có như vậy thì cuộc sống mới có thể tốt đẹp hơn, chất lượng cuộc sống được nâng lên
Nhà nước đã và đang làm rất tốt trong công tác quản lý về môi trường vì thế cần phát huy hơn nữa bởi môi trường đang bị biến đổi nghiên trọng, ảnh hưởng đến sự sống của con người và các loài sinh vật Khắc phục ô nhiễm môi trường, phục hồi các hệ sinh thái từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của con người Phòng chống suy thoái môi trường, sự cố môi trường đang xảy ra ngày càng nhiều hiện nay cũng như bảo vệ môi trường là bảo vệ chính sự sống của con người và các loại sinh vật tự nhiên hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 111 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Sữa đổi bổ sung năm 2018, 1019, 2020
2 Cổng thông tin Sở tài nguyên môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
3 Các bài báo liên quan đến môi trường nước
PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, Chữ kí (Ghi rõ họ tên) của
cán bộ chấm thi
Điểm thống nhất của
bài thi
Chữ kí xác nhận của cán
Trang 12bộ nhận bài thi
CB chấm thi
số 1 CB chấm thi số 2 Bằng số Bằng chữ