1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP

28 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở Việt Nam. Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường nước và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước như thế nào? Bài báo cáo này sẽ tìm hiểu những vấn đề đó.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG 6

1 Ô nhiễm môi trường nước 6

1.1 Khái niệm 6

1.2 Đặc điểm 7

1.3 Các loại ô nhiễm môi trường nước 7

1.3.1 Ô nhiễm vật lý 7

1.3.2 Ô nhiễm hóa học 7

1.3.3 Ô nhiễm sinh học 8

2 Nguyên Nhân 8

2.1 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ con người 8

2.2 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ tự nhiên 10

2.3 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ tốc độ đô thị hóa 12

2.4 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc do tai nạn 12

2.5 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ rác thải y tế 12

2.6 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc do quá trình sản xuất nông nghiệp .13 3 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước 14

4 Thực trạng 17

5 Hậu quả ô nhiễm môi trường nước 21

5.1 Hậu quả ô nhiễm môi trường nước đối với sức khỏe con người 21

5.2 Hậu quả đối với sinh vật thực vật 23

5.3 Hậu quả ô nhiễm môi trường nước dối với nền kinh tế 23

CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP 25

KẾT LUẬN 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình ảnh 1: Nguồn nước bị ô nhiễm

Hình ảnh 2: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước do các chất thải từ sinh hoạt của conngười

Hình ảnh 3: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước từ các chất thải công nghiệp

Hình ảnh 4: Cá chết miền Trung

Hình ảnh 5: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do tốc độ đô thị hóa

Hình ảnh 6: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế

Hình ảnh 7: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất nông nghiệp

Hình ảnh 8: Ô nhiễm kênh rạch ở TP HCM

Hình ảnh 9: Hậu quả ô nhiễm môi trường nước tới sức khỏe con người

Hình ảnh 10: Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước

Hình ảnh 11: Biện pháp bảo vệ môi trường nước

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Nước chiếm ¾ diện tích bề mặt trái đất, là một trong những món quà quí quá nhất màthiên nhiên ban tặng cho con người Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của conngười và sinh vật trên trái đất Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1.500lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp Nướcchiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thểcon người

Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên nước còn là chất mang năng lượng (hảitriều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trìnhtuần hoàn vật chất trong tự nhiên Có thể nói sự sống của con người và mọi vật trên tráiđất phụ thuộc vào nước

Nước thật sự quan trọng và đáng quí! Nhưng hiện nay, cùng với sự phát triển của quátrình đô thị hóa, công nghiệp hóa bên cạnh đó là ý thức chưa con của con người trong vấn

đề bảo vệ môi trường nước đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đoe dọa trực tiếp đếnsức khỏe và đời sống của con người

Hơn thế nữa, ô nhiễm môi trường nước đang là vấn đề nóng của toàn nhân loại, là vấn đềkhông chỉ ở các nước phát triển, mà đặc biệt nghiêm trọng với các nước đang phát triển

và vấn để ô nhiễm môi trường nước luôn được rất rất nhiều quốc gia quan tâm Vì nướckhông những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển,tồn tại của cả quốc gia hiện nay Trong đó, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường nước ởViệt Nam đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Thông qua các phương tiệntruyền thông, chúng ta có thể dễ dàng thấy được các hình ảnh, cũng như các bài báo phảnánh về thực trạng môi trường hiện nay Mặc dù các ban ngành, đoàn thể ra sức kêu gọibảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, nhưng có vẻ là chưa đủ để cải thiện tình trạng ônhiễm ngày càng trở nên trầm trọng hơn

Khi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo hơn, mưa bão lũ quét thất thường, suythoái đất, nước, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường nước xảy ra trêndiện rộng… Chính con người đã tác động quá nhiều đến môi trường, khai thác đến mứccạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khảnăng tự phân hủy Vì nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống người dân mà còn ảnhhưởng đến sự phát triển, tồn tại của cả quốc gia hiện nay

Với mật độ dân số đông đứng đầu cả nước là 3.490 người/m2 , lượng rác thải và nướcthải sinh hoạt hàng ngày của Việt Nam là không nhỏ

Trang 4

Ô nhiễm môi trường nước đang có xu hướng gia tăng và là vấn đề đáng báo động ở ViệtNam Vậy ô nhiễm môi trường nước là gì? Thực trạng ô nhiễm môi trường nước và giảipháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước như thế nào? Bài báo cáo này sẽ tìm hiểunhững vấn đề đó.

Trang 5

Theo Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “ Ô nhiễm môi trường nước là

sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nướcgây ra mối nguy hiểm cho con người cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí,cho động vật nuôi và các loài hoang dã”

Ta có thể rút ra được ô nhiễm môi trường nước là nguồn nước bị tác động bởinhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau dẫn đến độ sạch của nước bị giảm Nước

bị ô nhiễm gây lên một số tác động có hại đến sức khỏe của con người cũng nhưtác động đến môi trường, thực động vật,

Hình ảnh 1: Nguồn nước bị ô nhiễm

Trang 6

1.2 Đặc điểm

Nước ô nhiễm bên trong nước có chứa nhiều thành phần hóa chất từ môi trườngnhiễm vào trong nước cũng như chứa những kim loại nặng Đối với nguồn nướcsạch thông thường sẽ được lọc và xử lý sẽ không chứa những thành phần này

Các thành phần chủ yếu gây ra sự ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam bao gồm:sunfat, clorua, kim loại nặng, những chất hữu cơ, vi sinh vật gây mầm bệnh, cácloại dầu mỡ… Những thành phần này chiếm đa số trong nguồn nước bị ô nhiễm

1.3 Các loại ô nhiễm môi trường nước

Có những loại ô nhiễm môi trường nước sau:

- Dựa vào nguồn gốc ô nhiễm: Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp; Ô nhiễm

do hoạt động công nghiệp; Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt

- Dựa vào môi trường ô nhiễm: Ô nhiễm nước ngọt; Ô nhiễm biển; Ô nhiễmđại dương

- Dựa vào tính chất của ô nhiễm: Ô nhiễm hóa học; Ô nhiễm vật lý; Ô nhiễmsinh học

Mặc dù được chia thành nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung ô nhiễm môitrường nước có ba loại chính là ô nhiễm vật lý, hóa học và sinh học

1.3.1 Ô nhiễm vật lý

Nước thải thường có chứa những chất rắn không tan với gốc vô cơ hoặchữu cơ, thường có màu hữu cơ Các chất rắn này khiến lượng chất lơ lửngtrong nước tăng lên kéo theo độ đục cũng tăng và làm giảm giá trị sử dụngcủa nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ

Bên cạnh đó, muối sắt, clo tự do, mangan, phenol… có trong chất thải côngnghiệp cũng khiến cho nước có vị không bình thường Các chất như sulfur,amoni, xyanua, dầu khiến cho nước có mùi lạ Ngoài ra, tảo xanh làm nước

có mùi bùn trong khi một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh giốngcá

Trang 7

phân bón sẽ hòa tan vào nước ngầm hoặc nước mặt gây hiện tượng phìnhiêu hóa các sông, hồ và yếm khí ở các lớp nước dưới.

Sự ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ:

2.1 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ con người

Hình ảnh 2: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước do các chất thải từ sinh

hoạt của con người

Từ sinh hoạt hằng ngày là chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện, kháchsạn, cơ quan trường học, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh củacon người Tùy theo mức sống và lối sống mà lượng nước thải cũng như tải lượngcác chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau Nhìnchung mức sống càng cao thì lượng nước thải và tải lượng thải càng cao

Trang 8

Hình ảnh 3: Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước từ các chất thải

công nghiệp

Từ các chất thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểuthủ công nghiệp, giao thông vận tải Khác với nước thải sinh hoạt thì nước thảicông nghiệp phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể

Xây đập: Nước chảy ra từ đập làm giảm các chất dinh dưỡng lơ lửng do một phầnlớn đã bị lắng xuống dưới đáy đập Ngoài ra, nước từ đập cũng bị cạn kiệt chấtdinh dưỡng, mặn hơn bình thường và gây bất lợi với ngành nông nghiệp và thủysản ở hạ nguồn

Hoạt động sản xuất của các làng nghề: Chất thải của các làng nghề sẽ làm độ pHcủa nước bị ảnh hưởng, thay đổi chất lượng, nhiệt độ nước, màu nước, tăng nồng

độ khoáng, muối và gia tăng các chất gây ô nhiễm trong nước

Khai thác mỏ: Quá trình khai thác mỏ có thể làm tăng lượng khoáng chất và muốitrong nước, thay đổi tính axit, trung tính hay kiềm của nước, thậm chí làm tăng độđục của nước

Nạn phá rừng: Khi rừng cây bị chặt phá, đất sẽ không được bảo vệ bởi thảm thựcvật và bị xói mòn, tạo phù sa cho vùng hạ lưu và tăng tăng độ đục của nước, thậmchí tăng nguy cơ bệnh tật do Điều này khiến cho vi khuẩn, vi rút sử dụng nhữnghạt đất làm phương pháp vận chuyển

Trang 9

Phá hủy vùng đất ngập nước: Vùng đất ngập nước chính là giải pháp làm sạchnước tự nhiên cũng như giảm sự thất thoát nước vào mùa hè, điều tiết nhiệt độnước vào mùa đông Khi phá hủy những vùng nước này, môi trường sống củanhiều loài chim, cá và bộ lọc tự nhiên để khử các chất ô nhiễm (phốt pho, kim loạinặng) cũng bị phá hủy.

Ví dụ: Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn cácchất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn cócác kim loại nặng, sulfide, Người ta thường sử dụng đại lượng PE (populationequivalent) để so sánh một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thảicông nghiệp với nước thải đô thị Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thảitrung bình của một người trong một ngày đối với một tác nhân gây ô nhiễm xácđịnh Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD(nhu cầu oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng)

2.2 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ tự nhiên

Bên cạnh tác động trực tiếp từ con người gây ảnh hưởng trực tiếp đến thực trạng ônhiễm môi trường nước thì cũng có một số nguyên nhân do tự nhiên gây nên Cụthể là:

- Sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ họcnhư bùn, đất, cát, chất mùn…

- Sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mưa rơi xuốngđất

- Ô nhiễm nước do mưa, tuyết tan, lũ lụt… hoặc do ccasc sản phẩm hoạtđộng sống của sinh vật chưa kể xác chết của chúng

- Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ.Một phần sẽ ngấm vào lòng đất, sau đó sẽ ngấm sâu vào nguồn nước ngầm,gây ô nhiễm, hoặ theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn

- Lụt lội có thể làm nước mất sự trong sạch, khuấy động những chất bẩn, cáucặn trong hệ thống cống rãnh, mang theo nhiều chất thải độc hại từ nơi đổrác, và cuốn theo các loại hó chất trước đây đã được cất giữ

- Lụt lội kéo dài có thể ô nhiễm nặng nề hơn do hóa chất dùng trong nôngnghiệp, khu công nghiệp phế thải, ô nhiễm do hóa chất… Ô nhiễm nguồnnước do các yếu tố tự nhiên (Núi lửa, bão lụt, xói mòn…) có thể sẽ rấtnghiêm trọng

Trang 10

- Sự suy giảm chất lượng nước có thể do đặc tính địa chất của nguồn nước ví

dụ như nước trên đất phèn thường chứa nhiều sắt, nhôm, nước lấy từ lòngđất thường chứa nhiều canxi…

- Mực nước biển ngày càng dâng cao do lấn vào sâu gây ô nhiễm các dòngsông

- Sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chấtgây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

- Ô nhiễm môi trường nước còn do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn,bão, ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên, và không phải

là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu

Ví dụ tiêu biểu như Công ty Formasa (Hà Tĩnh) xả thải sai quy định ra môi trườngbiển gây hiện tượng cá chết hàng loạt cho 4 tỉnh duyên hải Miền Trung Công ty

Cổ phần T.Đ.T (Quảng Nam) xả thải nước thải mạ kẽm chưa qua xử lý ra môitrường, gây cá chết cho người dân tại khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng

Hình ảnh 4: Cá chết miền Trung

Hay vụ cá chết trắng trên hồ thủy lợi Từ Vân (Bình Dương) nguyên nhân cũngđược xác định là do lượng oxy cần cho sự hô hấp của các sinh vật trong nướckhông đảm bảo yêu cầu, lượng oxy cần cho sự oxy hóa các chất hóa học vượt quychuần cho phép

Trang 11

2.3 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ tốc độ đô thị hóa

Hình ảnh 5: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do tốc độ đô thị hóaQuá trình đô thị hóa kéo theo một loạt các hoạt động như:

- Xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, nhà cửa, cao ốc… khiến cho vật lý đất

bị xáo trộn

- Lượng chất hóa học thải ra từ các ngành công nghiệp bị tăng ca

- Nước thải đô thị chưa được xử lý hoặc xử lý sai cách đã thải trực tiếp ramôi trường

- Sử dụng phân bón hóa học trong chăm sóc cây trồng khiến cho các sinh vậtchứa nhiều nitrat và photphat tăng trưởng Khi các loại thực vật này chết vàphân hủy, vi khuẩn sẽ dùng oxy trong nước khiến nồng độ oxy giảm xuống

- Đổ trực tiếp rác thải sinh hỏa và rác thải công nghiệp xuống ao hồ, sôngsuối

2.4 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc do tai nạn

Các tai nạn như vỡ ống dẫn dầu, tràn dầu, đắm tàu trên biển sẽ làm tăng lượngchất độc hóa học trong nước và khiến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng

2.5 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc từ rác thải y tế

Ở Việt Nam, các con số thống kê hiện nay cho thấy đa số các bệnh viện và cơ sở y

tế trên cả nước đều chưa có được hệ thống xử lý nguồn nước thải đạt yêu cầu

Với lượng bệnh nhân rất lớn được tiếp nhận tại các bệnh viện cùng các biện pháp

xử lý khám chữa bệnh và dịch vụ y tế Nếu các cơ sở này không có phương hướngrác thải dụng cụ, thiết bị y tế đúng cách thì quả là mối nguy với môi trường

Trang 12

Hình ảnh 6: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế

2.6 Ô nhiễm môi trường nước có nguồn gốc do quá trình sản xuất nông

Hình ảnh 7: Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do quá trình sản xuất

nông nghiệp

Ví dụ tại TP.HCM, ô nhiễm môi trường nước đang ở mức báo động Điều nàyđược thể hiện rõ qua thực trạng ô nhiễm tại hết các kênh rạch trong thành phố

Trang 13

Người dân chắc hẳn không còn xa lạ với hình ảnh những con kênh, rạch đenngòm, bốc mùi hôi thối, nổi bột khi có mưa đến Đi dọc các kênh rạch taị ven quận

8, khu vực gần khu công nghiệp Tân Bình, Bình Hưng Hòa, ta có thể thấy rõ hiệnthượng này

Hình ảnh 8: Ô nhiễm kênh rạch ở TP HCM

3 Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước là những tác nhân gây ảnh hưởng vượtquá khả năng chịu đựng của môi trường nước dẫn tới làm hủy hoại môi trườngnước vốn có tại nơi tác nhân đó gây ảnh hưởng tạo ra một môi trường nước mớikhông thích nghi hoặc làm tổn hại nghiêm trọng tới những loại trên trái đất

- Các ion hòa tan

+ Nhiều ion hữu cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt làtrong nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-, SO42- , PO43 , Na+ , K+

+ Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên còn có thể có các chất

vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F

- Các chất dinh dưỡng (N,P)

+ Muối của nitơ và phosphor là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, ởnồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển + Amoni, nitrat, phosphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong cácnguồn nước tự nhiên, hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã làmgia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên

Trang 14

+ Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng

độ tương đối lớn, cùng với nitơ, phosphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng(eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng)

+ Hiện tượng phú dưỡng thường xảy ra với các hồ, hoặc các vùng nước ítlưu thông trao đổi Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chấtdinh dưỡng nước hồ thường khá trong

+ Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước chảytràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ mộtlượng lớn các chất hữu cơ Lúc đó bắt đầu xảy ra hiện tượng phú dưỡng với

sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh, một lượng lớnbùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết

+ Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và cuối cùng là vùng đất khô,cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ

- Sulfat (SO4 2-)

+ Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường cónồng độ sulfat cao Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo rasulfit và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông Ở nồng độcao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng

- Chloride (Cl-)

+ Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải

+ Nguồn nước có nồng độ chloride cao có khả năng ăn mòn kim loại, gâyhại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công trình bằng bê tông,

+ Chloride không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng chloride có thểgây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống vàsinh hoạt

- Các kim loại nặng

+ Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn, thường có trong chất và nước thải công nghiệp.+ Hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và cácđộng vật khác

+ Chì (Pb)

o có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bịnhiễm độc nặng Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh Các

Ngày đăng: 28/03/2022, 11:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 1: Nguồn nước bị ô nhiễm - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 1: Nguồn nước bị ô nhiễm (Trang 5)
Hình ảnh 2: Nguyên nhâ nô nhiễm môi trường nước do các chất thải từ sinh hoạt của con người - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 2: Nguyên nhâ nô nhiễm môi trường nước do các chất thải từ sinh hoạt của con người (Trang 6)
Hình ảnh 3: Nguyên nhâ nô nhiễm môi trường nước từ các chất thải công nghiệp - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 3: Nguyên nhâ nô nhiễm môi trường nước từ các chất thải công nghiệp (Trang 7)
Hình ảnh 4: Cá chết miền Trung - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 4: Cá chết miền Trung (Trang 10)
Hình ảnh 5: Nguyên nhâ nô nhiễm nguồn nước do tốc độ đô thị hóa Quá trình đô thị hóa kéo theo một loạt các hoạt động như: - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 5: Nguyên nhâ nô nhiễm nguồn nước do tốc độ đô thị hóa Quá trình đô thị hóa kéo theo một loạt các hoạt động như: (Trang 10)
Hình ảnh 6: Nguyên nhâ nô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 6: Nguyên nhâ nô nhiễm nguồn nước do rác thải y tế (Trang 11)
Canh tác nông nghiệp nói riêng và các mô hình phát triển nông nghiệp nói chung đều cần tới sự tham gia của nước: nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu, cho chăn nuôi, vệ sinh vườn chuồng, xây dựng... - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
anh tác nông nghiệp nói riêng và các mô hình phát triển nông nghiệp nói chung đều cần tới sự tham gia của nước: nguồn nước cung cấp cho tưới tiêu, cho chăn nuôi, vệ sinh vườn chuồng, xây dựng (Trang 12)
Hình ảnh 8: Ô nhiễm kênh rạc hở TP.HCM - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 8: Ô nhiễm kênh rạc hở TP.HCM (Trang 13)
Hình ảnh 10: Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 10: Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước (Trang 23)
Hình ảnh 11: Biện pháp bảo vệ môi trường nước Về phía mỗi cá nhân:  - BÀI-BÁO-CÁO-VỀ-THỰC-TRẠNG-Ô-NHIỄM-MÔI-TRƯỜNG-NƯỚC-TẠI-VIỆT-NAM-VÀ-CÁC-BIỆN-PHÁP
nh ảnh 11: Biện pháp bảo vệ môi trường nước Về phía mỗi cá nhân: (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w