Quy trình này đưa ra những quy định hướng dẫn thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích sự cố được nêu trong Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Q
Trang 1Công ty nhiệt điện Na Dương Khóa đào tạo nhân viên vận hành 2009
QUY TRÌNH THU THẬP PHÂN TÍCH
SỰ CỐ TRÊN HTĐ QUỐC GIA
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 QUY ĐỊNH CHUNG 3
Mục 1 PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 3
Mục 2 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN 5
CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA 6
Mục 1 THU THẬP DỮ LIỆU SỰ CỐ 6
Mục 2 PHÂN TÍCH SỰ CỐ 9
Mục 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN 10
i LƯỢC ĐỒ QUY TRÌNH THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỰ CỐ TRÊN HTĐ QUỐC GIA 12
ii MẪU BÁO CÁO SỰ CỐ 13
15
Trang 3Chương 1 QUY ĐỊNH CHUNG
Mục 1 PHẠM VI ÁP DỤNG VÀ GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. Quy trình này đưa ra những quy định hướng dẫn thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích sự cố được nêu trong Quy trình Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia, Quy định Khởi động đen và khôi phục Hệ thống điện Quốc gia và các quy định khác liên quan đến công tác vận hành Hệ thống điện Quốc gia
2. Quy định phương pháp thống nhất trong việc phối hợp thu thập và phân tích sự cố bao gồm: thu thập dữ liệu, mô tả trình tự, phương pháp và phối hợp phân tích giữa các đơn vị tham gia đấu nối vào Hệ thống điện Quốc gia nhằm phát hiện nguyên nhân sự cố trên lưới điện quốc gia (gọi chung là sự cố trong quy trình này) và đưa ra phương án khắc phục, phòng ngừa
1. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia;
2. Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Miền Bắc, Trung, Nam;
3. Các đơn vị tham gia đấu nối vào hệ thống điện quốc gia
Điều 3. Thời điểm thực hiện thu thập dữ liệu và phân tích sự cố
Việc phân tích sự cố chỉ bắt đầu thực hiện sau khi đã hoàn tất công tác xử lý
sự cố theo quy trình vận hành (Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, Quy trình thao tác Hệ thống điện Quốc gia, Quy định Khởi động đen và khôi phục Hệ thống điện Quốc gia) theo các bước sau:
1 Thu thập và bổ sung báo cáo sự cố;
2 Phân tích sự cố
A0 Cấp Điều độ Hệ thống điện Quốc gia
Ax Cấp Điều độ Hệ thống điện Miền Bắc (A1) hoặc Nam
(A2) hoặc Trung (A3) Bản ghi sự
kiện
Bản ghi trình tự các sự kiện theo thời gian (event record hay sequence-of-event record) từ rơ-le hoặc các thiết bị
Trang 4giám sát khác (SCADA/EMS, Hệ thống máy tính điều khiển trạm )
Bx Cấp Điều độ Lưới điện phân phối
Đơn vị tham
gia đấu nối
(vào Hệ thống
điện Quốc gia)
Các đơn vị quản lý vận hành (đơn vị sở hữu, quản lý và vận hành thiết bị đấu nối với hệ thống điện Quốc gia, bao gồm: các đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, đơn vị phân phối điện) hoặc chủ đầu tư dự án công trình điện trong quá trình đấu nối với hệ thống điện quốc gia
DCL Dao cách ly
DCS Distributed Control System – Hệ thống điều khiển phân
tán DTĐ Dao tiếp địa
EVN Tập đoàn Điện lực Việt nam
FL Định vị sự cố (Fault Locator)
FR Ghi sự cố (Fault Recorder)
HTĐ(QG) Hệ thống điện (Quốc gia)
HTMTĐKT -
Hệ thống máy
tính điều khiển
trạm
Engineering & Gateway – hệ thống máy tính dành cho các cán bộ kỹ thuật sử dụng để làm việc, ví dụ như cho việc chỉnh định rơle, lưu trữ các dữ kiện vận hành, sự cố…
KSĐH A0 Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Quốc gia
KSĐH Ax Kỹ sư điều hành Hệ thống điện Miền (A1 hoặc A2 hoặc
A3) MBA Máy biến áp
SCADA/EMS Hệ thống giám sát điều khiển và thu thập xử lý dữ
liệu/Hệ thống quản lý Năng lượng
Sự cố Là tình huống bất thường xảy ra gây ảnh hưởng đến vận
hành an toàn hệ thống điện
Sự cố lớn trên
HTĐ Quốc gia
Là các sự cố gây mất điện diện rộng (một vùng hoặc toàn
bộ hệ thống)
Điều 5. Bổ xung, sửa đổi quy trình
Trang 5Quy trình này được bổ xung, sửa đổi khi có các thay đổi sau:
1. Thay đổi cơ cấu tổ chức của EVN;
2. Thay đổi sơ cơ cấu tổ chức của Điều độ Hệ thống điện Quốc gia;
3. Thay đổi cơ cấu tổ chức của các Đơn vị tham gia đấu nối;
4. Thay đổi các địa chỉ liên lạc, lưu trữ dữ liệu được quy định trong Quy trình này;
dẫn đến các quy định thu thập dữ liệu và phân tích sự cố trong Quy trình không còn phù hợp
Mục 2 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Điều 6. Các quy trình liên quan:
STT Tên Quy trình Ngày ban hành Công văn ban hành
1 Qui trình Điều độ Hệ thống điện
Quốc Gia
26/11/2001 56/2002/QĐ-BCN
2 Quy định Đấu nối vào Hệ thống
điện Quốc gia
16/10/2006 37/2006/QĐ-BCN
3 Quy trình xử lý sự cố Hệ thống
điện Quốc gia
13/03/2007 13/2007/QĐ-BCN
4 Quy trình thao tác Hệ thống điện
Quốc gia
28/03/2007 16/2007/QĐ-BCN
5 Quy định Khởi động đen và khôi
phục Hệ thống điện Quốc gia
9/05/2008 786/QĐ-EVN
Trang 6Chương 2 NHIỆM VỤ CỦA CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA
Mục 1 THU THẬP DỮ LIỆU SỰ CỐ
Điều 7. A0 có nhiệm vụ thu thập dữ liệu sự cố trên lưới truyền tải 500kV hoặc sự
cố lớn trên Hệ thống điện Quốc gia :
1 Lấy bản ghi sự cố từ các thiết bị FR, FL, SCADA/EMS, HTMTĐKT, DCS… thuộc quyền điều khiển của A0;
2 Tổng hợp các thông tin, báo cáo về sự cố từ các Ax, đơn vị tham gia đấu nối xảy ra sự cố hoặc liên quan đến sự cố ghi nhận được ở trạm trước, trong và ngay sau thời điểm sự cố bao gồm:
(a) Thời điểm, vị trí sự cố;
(b) Các thông tin hệ thống trước sự cố:
Cấu hình lưới điện ;
Chế độ vận hành, thông số vận hành của thiết bị trước sự cố (trào lưu công suất, điện áp, dòng điện, góc pha );
Các công tác, thao tác trước sự cố;
Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiện trường… trước sự cố; (c) Diễn biến sự cố theo ghi nhận của trực ca vận hành tại các vị trí liên quan (tên MC nhảy, số lần nhảy, tình trạng điện áp đường dây, tình trạng làm việc của các thiết bị khác…);
(d) Các thông tin bảo vệ, điều khiển khi xảy ra sự cố bao gồm các tín hiệu, cảnh báo, cờ rơi… ở các tủ bảo vệ, tủ điều khiển;
(e) Các hiện tượng hoặc thao tác khác trong quá trình diễn biến sự cố; (f) Trình tự các thao tác xử lý sự cố đã thực hiện;
(g) Kết quả kiểm tra tình trạng thiết bị liên quan đến sự cố (đường dây, kháng, tụ, MBA, máy cắt, dao cách ly );
(h) Ngay sau khi xử lý xong sự cố tiến hành thu thập các thông tin sự cố truy xuất từ tất cả các rơ-le bảo vệ đã khởi động và tác động (bản in trên giấy và file dữ liệu bao gồm: bản chỉnh định đang cài đặt trong
rơ-le, bản ghi sự kiện, bản ghi sự cố), các thiết bị điều khiển, HTMTĐKT, DCS;
(i) Các thông tin liên quan sau sự cố bao gồm chế độ vận hành, các thông
số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố;
(j) Các thông tin khác
Trang 73 Trong trường cần thiết tham gia cùng các đơn vị tham gia đấu nối thu thập các dữ kiện liên quan đến sự cố trên lưới điện 500 kV, lưới điện
220 kV hoặc lưới điện 110 kV đấu nối vào các NMĐ thuộc quyền điều khiển của A0
4 Thời gian thực hiện không chậm hơn 1 ngày kể từ khi bắt đầu sự cố
5 Địa chỉ lưu trữ và gửi dữ liệu tới A0:
Số fax: 04-9341392; 04-2201307;
Email: phantichsuco.A0@evn.com.vn; phantichsuco.A0@gmail.com;
Mạng WAN: “\WAN-PUBLIC\A0\Thu thap_Phan tich su so\”
Điều 8. Ax có nhiệm vụ thu thập sự cố trên lưới truyền tải miền:
1 Lấy bản ghi sự cố từ các thiết bị FR, FL, SCADA/EMS, HTMTĐKT, DCS… thuộc quyền điều khiển của Ax;
2 Tổng hợp các thông tin, báo cáo về sự cố từ các Bx, đơn vị xảy ra sự cố hoặc liên quan đến sự cố ghi nhận được ở trạm trên lưới điện miền trước, trong và sau thời điểm sự cố bao gồm:
(a) Thời điểm, vị trí sự cố;
(b) Các thông tin hệ thống trước sự cố:
Cấu hình lưới điện ;
Chế độ vận hành, thông số vận hành của thiết bị trước sự cố (trào lưu công suất, điện áp, dòng điện, góc pha );
Các công tác, thao tác trước sự cố;
Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiện trường… trước sự cố; (c) Diễn biến sự cố theo ghi nhận của trực ca vận hành tại các vị trí liên quan (tên MC nhảy, số lần nhảy, tình trạng điện áp đường dây, tình trạng làm việc của các thiết bị khác…);
(d) Các thông tin bảo vệ, điều khiển khi xảy ra sự cố bao gồm các tín hiệu, cảnh báo, cờ rơi… ở các tủ bảo vệ, tủ điều khiển;
(e) Các hiện tượng hoặc thao tác khác trong quá trình diễn biến sự cố; (f) Trình tự các thao tác xử lý sự cố đã thực hiện;
(g) Kết quả kiểm tra tình trạng thiết bị liên quan đến sự cố (đường dây, kháng, tụ, MBA, máy cắt, dao cách ly );
(h) Ngay sau khi xử lý xong sự cố tiến hành thu thập các thông tin sự cố truy xuất từ tất cả các rơ-le bảo vệ đã khởi động và tác động (bản in trên giấy và file dữ liệu bao gồm: bản chỉnh định đang cài đặt trong
Trang 8rơ-le, bản ghi sự kiện, bản ghi sự cố), các thiết bị điều khiển, HTMTĐKT, DCS;
(i) Các thông tin liên quan sau sự cố bao gồm chế độ vận hành, các thông
số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố;
(j) Các thông tin khác
3 Trong trường cần thiết tham gia cùng các đơn vị tham gia đấu nối thu thập các dữ kiện liên quan đến sự cố trên lưới điện miền
4 Thời gian thực hiện không chậm hơn 1 ngày kể từ khi bắt đầu sự cố
5 Địa chỉ lưu trữ và gửi dữ liệu tại Ax (1, 2, 3):
Số fax:
A1: “chưa có”
A2: “chưa có”
A3: “chưa có”
Email: phantichsuco.Ax@evn.com.vn; phantichsuco.Ax@gmail.com;
Mạng WAN: “\WAN-PUBLIC\Ax\Thu thap_Phan tich su so\”
1 Thu thập các thông tin liên quan đến sự cố, bao gồm:
(a) Thời điểm, vị trí sự cố;
(b) Các thông tin hệ thống trước sự cố:
Cấu hình lưới điện ;
Chế độ vận hành, thông số vận hành của thiết bị trước sự cố (trào lưu công suất, điện áp, dòng điện, góc pha );
Các công tác, thao tác trước sự cố;
Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiện trường… trước sự cố; (c) Diễn biến sự cố theo ghi nhận của trực ca vận hành tại các vị trí liên quan (tên MC nhảy, số lần nhảy, tình trạng điện áp đường dây, tình trạng làm việc của các thiết bị khác…);
(d) Các thông tin bảo vệ, điều khiển khi xảy ra sự cố bao gồm các tín hiệu, cảnh báo, cờ rơi… ở các tủ bảo vệ, tủ điều khiển;
(e) Các hiện tượng hoặc thao tác khác trong quá trình diễn biến sự cố; (f) Trình tự các thao tác xử lý sự cố đã thực hiện;
(g) Kết quả kiểm tra tình trạng thiết bị liên quan đến sự cố (đường dây, kháng, tụ, MBA, máy cắt, dao cách ly );
Trang 9(h) Ngay sau khi xử lý xong sự cố tiến hành thu thập các thông tin sự cố truy xuất từ tất cả các rơ-le bảo vệ đã khởi động và tác động (bản in trên giấy và file dữ liệu bao gồm: bản chỉnh định đang cài đặt trong
rơ-le, bản ghi sự kiện, bản ghi sự cố), các thiết bị điều khiển, HTMTĐKT, DCS;
(i) Các thông tin liên quan sau sự cố bao gồm chế độ vận hành, các thông
số vận hành của thiết bị ngay sau sự cố;
(j) Các thông tin khác
2 Chuyển các thông tin thu thập được tói A0, Ax bằng văn bản, fax, email tói các địa chỉ được quy định trong mục 1 (theo mẫu 1 trong Phụ lục 2)
3 Trường hợp cần thiết có trách nhiệm phối hợp cùng A0, Ax thu thập các dữ liệu liên quan đến sự cố theo yêu cầu của A0, Ax (yêu cầu được thực hiện bằng văn bản, lệnh điều độ…)
4 Thời gian thực hiện không chậm hơn 1 ngày kể từ khi bắt đầu sự cố
Mục 2 PHÂN TÍCH SỰ CỐ
Điều 10 A0 có nhiệm vụ:
5 Chủ trì công tác phân tích sự cố trên lưới điện 500 kV hoặc sự cố lớn trên HTĐQG liên quan đến công tác vận hành hệ thống điện (trừ những
sự cố lớn mà EVN quyết định sẽ chủ trì việc phân tích)
6 Phối hợp cùng các đơn vị tham gia đấu nối đưa ra phương án phòng ngừa sự cố tái diễn
7 Lập báo cáo về sự cố và thông báo cho EVN và các đơn vị liên quan
8 Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố (nếu có)
Điều 11 Ax có nhiệm vụ:
1 Chủ trì công tác phân tích sự cố trên lưới điện miền liên quan đến công tác vận hành hệ thống điện (trừ những sự cố lớn mà EVN hoặc A0 quyết định sẽ chủ trì việc phân tích)
2 Phối hợp cùng các đơn vị tham gia đấu nối vào HTĐQG đưa ra phương
án phòng ngừa sự cố tái diễn
3 Lập báo cáo về sự cố và thông báo cho EVN và các đơn vị liên quan
4 Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố (nếu có)
Điều 12 Các đơn vị tham gia đấu nối có nhiệm vụ:
Trang 101 Phối hợp cùng A0, Ax thực hiện phân tích sự cố và đưa ra phương án phòng ngừa sự cố tái diễn
2 Thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố nếu cần thiết
Mục 3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Điều 13 Khi có sự cố, A0-Ax thu thập các thông tin về sự cố như quy định trong
chương 2, mục 1, điều 7, 8 ; các Đơn vị tham gia đấu nối thu thập các thông tin về sự cố như quy định trong chương 2, mục 3, điều 9
Điều 14 Thiết lập các giả thiết trình tự diễn biến các sự kiện trong sự cố dựa trên các
thông tin thu thập như trong chương 2, mục 3, điều 13
Điều 15 Phân tích, nhận xét dạng, diễn biến sự cố và tác động của hệ thống rơ le bảo
vệ, tự động hóa (hệ thống truyền cắt, điều khiển), các thiết bị đóng cắt (MC, DCL)… theo trình tự đã thiết lập
Điều 16 Tùy theo mức độ phức tạp của sự cố, A0, Ax có thể mô phỏng lại diễn biến
sự cố trong các phần mềm mô phỏng hệ thống hoặc hệ thống mô phỏng và nghiên cứu tác động của hệ thống rơle bảo vệ và tự động hóa, các thiết bị đóng cắt… đối với sự cố
Điều 17 Trên cơ sở trình tự diễn biến sự cố đã xác lập, A0, Ax đưa ra giả thiết
nguyên nhân sự cố phù hợp nhất với chỉnh định đang đặt trong các rơ-le và thiết bị tự động và tiến hành đánh giá chế độ, thông số hệ thống, phương thức vận hành, thao tác hệ thống, tác động của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động hóa cũng như của các thiết bị đóng cắt…
Điều 18 Căn cứ vào các kết quả phân tích sự cố, A0, Ax có thể tổ chức họp kiểm
điểm sự cố với các đơn vị liên quan để thống nhất các đánh giá trước khi lập báo cáo phân tích sự cố
Điều 19 Lập báo cáo và đề xuất các phương án khắc phục, ngăn ngừa sự cố tái diễn,
bao gồm:
1 Sau khi khẳng định các yếu tố liên quan đến toàn bộ diễn biến sự cố, A0, Ax sẽ lập báo cáo phân tích sự cố, bao gồm:
(a) Báo cáo nhanh sự cố theo mẫu 3.1 (đối với A0) và mẫu 3.2 (đối với Ax) trong Phụ lục 2;
(b) Báo cáo phân tích sự cố theo mẫu 2 trong Phụ lục 2
Trang 112 Gửi các báo cáo phân tích sự cố cho A0, EVN (đối với Ax) hoặc cho EVN (đối với A0)
3 A0, Ax phải lưu giữ các báo cáo này trong thời hạn 3 năm để phục vụ công tác vận hành
Điều 20 Thời gian thực hiện không chậm hơn 2 ngày kể từ khi bắt đầu sự cố đối với
báo cáo sự cố nhanh và không chậm hơn 30 ngày kể từ khi bắt đầu sự cố đối vói báo cáo phân tích sự cố
Trang 12i LƯỢC ĐỒ QUY TRÌNH THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH SỰ CỐ TRÊN HTĐ QUỐC GIA
Ghi chú về các trách nhiệm thực hiện:
1 Các thông tin mục 2.1.1, 2.1.2 (các bản ghi sự cố, bản ghi sự kiện, chỉnh định thực
tế trong rơ-le, tín hiệu, cảnh báo, tín hiệu truyền cắt…), 2.3.1, 2.3.2, 2.3.3, 2.4 (phần dữ liệu tại trạm ghi nhận sự cố hoặc liên quan đến sự cố) do Đơn vị tham gia đấu nối nơi xảy ra sự kiện chịu trách nhiệm cung cấp cho A0, Ax
2 Các thông tin SCADA (mục 2.2), phiếu chỉnh định rơ-le trong mục 2.1.2 và mục 2.3.2 (phần dữ liệu hệ thống) do A0, Ax thu thập
3 Các công việc 3 đến 14 do A0, Ax thực hiện trên cơ sở phối hợp với đơn vị quản
lý thiết bị tham gia đấu nối
Trang 13ii MẪU BÁO CÁO SỰ CỐ
Trang 14Công ty nhiệt điện Na Dương Khóa đào tạo nhân viên vận hành 2009
LƯỢC ĐỒ QUY TRÌNH THU THẬP & PHÂN TÍCH SỰ CỐ TRÊN HTĐ QUỐC GIA
1 Hoàn tất xử lý sự cố theo các Quy trình vận hành
2 Thu thập dữ liệu
2.1 Rơ-le bảo vệ:
2.1.1 Bản ghi trong rơle, DCS,
Máy tính ĐK trạm, tín hiệu đèn,
tín hiệu truyền cắt liên động, cảnh
báo…
2.1.2 Chỉnh định hiện tại theo
phiếu & trong rơ-le)
2.2 SCADA: Trình tự sự kiện
2.4 Tình trạng thiết bị điều khiển
2.4.1 MC tác động (không /có bảo vệ)
2.4.2 DCL 2.4.3 DTĐ 2.4.4 Tín hiệu liên động điều khiển, truyền cắt
2.3 Thông tin Vận hành:
2.3.1 Trình tự sự kiện 2.3.2 Chế độ nguồn, lưới, trào lưu công suất, điện áp, góc pha tại trạm ghi nhận
sự cố và hệ thống trước/sau sự cố 2.3.3 Điều kiện thời tiết, bảo dưỡng, thí nghiệm, hiện trường sự kiện
3 Tái lập trình tự sự kiện và đối chiếu theo logic của kết lưới, vận hành/thao tác hệ thống, tín hiệu truyền cắt/rơ-le/máy cắt
4 Đủ dữ liệu để tái lập?
6 Đánh giá hoạt động của:
a Chế độ hệ thống/ các thao tác trước, trong và sau quá trình sự cố
b Rơ-le/máy cắt/kênh truyền theo nguyên nhân phỏng đoán và trình tự
sự kiện tái lập
5 Phỏng đoán nguyên nhân phù hợp nhất với trình tự sự kiện tái lập
Có Không
Có
9 Chỉnh định rơ-le có đáp ứng tiêu chí tin cậy và chọn lọc?
11 Rơ-le tác động đúng theo chỉnh định?
12 Kiến nghị đơn vị quản lý thiết bị cho thí nghiệm kiểm tra
12 Lập báo cáo phân tích sự cố
13 Đánh giá mức độ hoạt động của Vận hành HTĐ/hệ thống rơle & tự động hóa
14 Kiến nghị các giải pháp
10 Kiến nghị sửa đổi
chỉnh định
Không
Có
Có
Không
7 Máy cắt và các TB điều khiển (DCL, DTĐ, tín hiệu liên động điều khiển, truyền cắt) hoạt động đúng theo logic đã đặt?
Không
8 Chế độ v/h, thao tác trên
HT theo đúng các Quy trình?