Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
177,5 KB
Nội dung
ĐỀ TÀI
TÀI SẢNBẢOĐẢMCÁC
VẤN ĐỀVƯỚNGMẮC
VỀ TÀISẢNBẢO ĐẢM
1
MỤC LỤC
2
Từ ngữ viết tắt:
Tài sảnbảođảm – TSBĐ
Ngân hàng thương mại - NHTM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀBẢOĐẢM TÍN DỤNG BẰNG TÀISẢN
BẢO ĐẢM:
1. Cơ sở pháp lý:
Bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ được thực hiện theo Nghị định
178/1999/NĐ-CP ban hành ngày 29/12/2006 của Chính Phủ và thông tư hướng
dẫn số 60/2000/TT-NHNN1 ngày 04/04/2000 vềbảođảm tiền vay của các tổ
chức tín dụng;
Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 về sửa đổi, bổ sung Nghị
định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 vềbảođảm tiền vay của các tổ chức tín
dụng.
2. Khái niệm: bảođảm tín dụng bằng TSBĐ là là việc bên vay vốn dùng tàisản
thuộc quyền sở hữu của mình đểbảođảm với bên cho vay về khả năng hoàn trả
nợ vay của mình.
3. Tác dụng:
Bảo đảm tín dụng bằng TSBĐ có một số tác dụng chủ yếu như sau:
- Giảm bớt tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng vì một lý do nào đó
không thanh toán được nợ.
- Làm động lực thúc đẩy khách hàng trả nợ và sử dụng vốn vay có hiệu
quả.
- Là rào cản đối với những đối tượng đi vay có chủ định lừa đảo.
4. Điều kiện của TSBĐ:
Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP qui định:
- Tàisản là sở hữu hợp pháp của người đi vay.
- Tàisản không bị tranh chấp.
- Tàisảndễ dàng mua bán, chuyển nhượng.
- Phải mua bảo hiểm cho tàisản trong thời hạn bảođảm tiền vay.
5. Các biện pháp đảmbảo tiền vay bằng tài sản:
3
Có ba hình thức:
- Cầm cố, thế chấp bằng tàisản của khách hàng vay:
Cầm cố tàisản là việc người đi vay chuyển giao tàisản cho ngân hàng
cho vay nắm giữ để vay một số tiền nhất định và dùng tàisản đó đểbảođảm cho
số nợ vay, khi đến hạn người đi vay không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân
hàng sẽ phát mãi tàisản cầm cố hoặc tiếp nhận tàisản cầm cố để thu nợ.
Động sản cầm cố có thể là loại không cần đăng ký quyền sở hữu, có loại
đăng ký quyền sở hữu. Đối với loại tàisản không đăng ký quyền sở hữu khi cầm
cố tàisản phải được giao nộp cho bên cho vay. Đối với tàisản có đăng ký quyền
sở hữu, khi cầm cố có thể thoả thuận để bên cầm cố giữ tàisản hoặc giao tàisản
cầm cố cho bên thứ ba giữ.
Thế chấp là việc người đi vay đem tàisản thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của mình thế chấp cho ngân hàng cho vay để vay một số tiền nhất định và dung
tài sản đó đểbảođảm cho số nợ vay. Nếu khi đến hạn mà người đi vay không
thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì ngân hàng
được quyền phát mãi tàisản thế chấp để thu nợ. Trong trường hợp thế chấp toàn
bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó
cũng thuộc tàisản thế chấp.
Theo Nghị định 178/1999/NĐ-CP và Nghị định 85/2002/NĐ-CP thì: một
tài sản có thể thế chấp trên nhiều khoản vay tại một ngân hàng và một tàisản
được thế chấp cho nhiều khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng phải
đăng ký qua giao dịch bảo đảm.
Đối tượng – TS thế chấp, cầm cố:
+ Bất động sản: nhà ở, nhà xưởng, quyền sử dụng đất.
+ Động sản: máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hoá, phương tiện vận tải.
+ Chứng từ có giá: sổ tiết kiệm, trái phiếu, công trái.
+ Tàisản hình thành từ vốn vay trung dài hạn.
- Bảo lãnh tàisản của bên thứ ba:
Bảo lãnh là việc một cá nhân hay một đơn vị đứng ra bảo lãnh cho người
vay vốn để người này đi vay một số tiền nhất định tại ngân hàng. Nếu đến hạn
người đi vay không trả hoặc không trả hết nợ cho ngân hàng thì đơn vị hoặc cá
nhân bảo lãnh sẽ đứng ra trả nợ thay.
Phương pháp bảo lãnh:
. Bảo lãnh bằng tài sản.
. Ký quỹ bảo lãnh.
4
. Bảo lãnh bằng năng lực chi trả.
. Bảo lãnh bằng uy tín.
Tổ chức tín dụng có quyền lựa chọn bên thứ ba bảo lãnh tàisản (gọi là
bên bảo lãnh) đểbảo lãnh cho khách hàng vay. Bên bảo lãnh phải có các điều
kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự đối với pháp nhân; có năng lực pháp luật
dân sự và hành vi đối với cá nhân.
+ Có khả năng về vốn và tài sản.
- Bảođảmtàisản hình thành từ vốn vay:
Tài sản hình thành từ vốn vay là tàisản của khách hàng vay mà giá trị của
tài sản được tạo ra bởi một phần hoặc toàn bộ khoản cho vay của ngân hàng.
Bảo đảm tiền vay bằng tàisản hình thành từ vốn vay là việc khách hàng vay
dùng tàisản hình thành từ vốn vay đểđảmbảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho
chính khoản vay đó đối với ngân hàng.
Được áp dụng đối với các loại hình tín dụng sau:
+ Vay để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, phục
vụ đời sống.
+ Vay để thực hiện lô hàng xuất, tàisảnbảođảm chính là lô hàng xuất.
+ Vay để thực hiện lô hàng nhập, tàisảnbảođảm chính là lô hàng nhập.
Điều kiện đối với khách hàng vay và tàisản hình thành từ vốn vay:
+ Đối với khách hàng vay:
. Có tín nhiệm đối với tổ chức tín dụng.
. Có khả năng tài chính và các nguồn thu nhập hợp pháp.
. Có dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi, có khả
năng hoàn trả nợ; hoặc có dự án phục vụ đời sống khả thi phù hợp với quy định
của pháp luật.
. Có mức vốn tự có tham gia vào dự án đầu tư tối thiểu bằng 50% tổng
mức vốn đầu tư của dự án.
. Có mức vốn tự có tham gia vào dự án cộng với giá trị tàisảnbảođảm
tiền vay bằng các biện pháp cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tàisản của bên thứ ba tối
thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tư của dự án.
. Có giá trị tàisảnbảođảm tiền vay bằng một hoặc nhiều biện pháp cầm
cố, thế chấp, bảo lãnh tàisản của bên thứ ba tối thiếu bằng 50% tổng mức vốn
đầu tư của dự án.
5
+ Đối với tàisản hình thành từ vốn vay:
. Thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay.
. Phải xác định danh mục, số lượng, giá trị, đặc điểm của tài sản.
. Tàisản được phép giao dịch, không có tranh chấp.
. Phải mua bảo hiểm đối với tàisản mà pháp luật qui định trong suốt thời
hạn vay vốn.
Bảo đảmtàisản hình thành từ vốn vay có mức độ rủi ro rất cao. Do đó,
yêu cầu của công tác quản lý phải đánh giá chính xác hiệu quả mang lại của các
dự án đầu tư.
6. Quy trình tàisảnbảo đảm:
7. Thẩm định TSBĐ, bên bảo đảm, bên bảo lãnh:
a. Thẩm định tàisảnbảo đảm:
- TSBĐ thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng đất củ bên bảo đảm.
- TSBĐ là tàisản được phép giao dịch.
- Tàisản không có tranh chấp.
- Tàisản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảođảm phải mua
bảo hiểm tàisản trong suốt thời hạn thế chấp, cầm cố.
- Tàisản có tính thanh khoản cao.
b. Thẩm định bên bảo đảm:
- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp chính là khách hàng vay:
+ Thẩm định tính chính xác các thông tin trong hồ sơ bảođảm tiền vay nếu có
sai lệch thì yêu cầu giải trình ngay.
+ Đối chiếu kết quả chấm điểm, phân loại, phân nhóm, hạng khách hàng vay.
- Trường hợp bên cầm cố, thế chấp không là khách hàng vay:
+ Xem xét năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
6
Thẩm
định
TSBĐ,
bên bảo
đảm
Định giá TSBĐ
và mức cho vay
so với giá trị
TSBĐ
Hồ sơ
bảo
đảm
tiền
vay
Yêu cầu
thực hiện
bảo lãnh
Cho
vay
Xử
lý
TS
BĐ
+ Có tàisản hợp pháp.
+ Có tàisản đủ điều kiện và giá trị để thế chấp, cầm cố.
c. Thẩm định bên bảo lãnh:
- Xem xét bảođảmvề năng lực pháp luật.
- Tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín; năng lực tài chính tại thời điểm bảo
lãnh.
8. Định giá TSBĐ và mức cho vay so với giá trị TSBĐ:
TSBĐ phải được xác định giá trị tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
Việc xác định giá trị TSBĐ phải được lập thành văn bản riêng kèm theo hợp
đồng bảođảm hoặc được ghi trong hợp đồng bảođảm hoặc hợp đồng tín dụng
kiêm bảođảm tiền vay.
Phương thức định giá:
+ Tự định giá.
+ Thuê tư vấn định giá / thẩm định giá.
Mức cho vay một số trường hợp cụ thể:
+ Đối với giấy tờ có giá là hối phiếu: không quá 80% mệnh giá của hối
phiếu.
+ Đối với vận đơn: không quá 70% mức định giá.
+ Đối với kim khí là vàng, bạc, đá quí: không quá 80% giá trị định giá.
+ Đối với kim khí quý không phải là vàng, bạc, đá quý: không quá 70%
giá trị định giá.
+ Đối với cổ phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán: không quá
50% giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.
+ Đối với cổ phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán: tối đa 60%
giá trị định giá và không vượt quá 150% mệnh giá cổ phiếu.
+ Đối với quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng dân sự, thương mại:
không quá 70% giá trị định giá.
+ Đối với quyền sử dụng đất, nhà ở công trình xây dựng trên đất: không
quá 70% giá trị định giá.
9. Đăng ký giao dịch bảo đảm:
- Những trường hợp bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo
đảm:
+ Thế chấp quyền sử dụng đất.
7
+ Thế chấp quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng
trồng.
+ Thế chấp tàu bay, tàu biển.
+ Thế chấp một tàisảnbảođảm thực hiện nhiều nghĩa vụ.
- Cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm:
+ Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản.
+ Cục Hàng Không Việt Nam.
+ Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia.
+ Trung tâm giao dịch chứng khoán.
10. Quy trình xử lý TSBĐ:
- Các trường hợp xử lý TSBĐ:
+ Đến thời hạn mà bên bảođảm không thực hiện hoặc thực hiện không
đúng nghĩa vụ hoặc vi phạm nghĩa vụ của mình.
+ Pháp luật qui định TSBĐ phải được xử lý để bên bảođảm thực hiện
nghĩa vụ khác đã đến hạn.
+ Bên bảođảm là doanh nghiệp bị Toà án tuyên bố phá sản.
- Nguyên tắc xử lý TSBĐ:
+ Trường hợp tàisản được dùng đểbảođảm thực hiện một nghĩa vụ thì
việc xử lý theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận thì được bán đấu
giá theo qui định của pháp luật.
+ Trường hợp tàisản được dùng đểbảođảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì
việc xử lý theo thỏa thuận của bên bảođảm và các bên cùng nhận bảo đảm, nếu
không thỏa thuận thì được bán đấu giá theo qui định của pháp luật.
+ Việc xử lý TSBĐ phải được thực hiện một cách khách quan, công khai,
minh bạch, bảođảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch
bảo đả, tổ chức, cá nhân có liên quan và phù hợp với các qui định của pháp luật.
- Các phương thức xử lý TSBĐ:
+ Bán tài sản.
+ Nhận TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
+ Nhận các khoản tiền hoặc tàisản khác từ người thứ ba.
+ Các phương thức khác do các bên thoả thuận.
8
- Thông báo việc xử lý TSBĐ trong trường hợp bảođảm thực hiện nhiều
nghĩa vụ cho các bên cùng nhận bảo đảm.
- Thời điểm xử lý TSBĐ: không được trước 7 ngày làm việc đối với
TSBĐ là động sản hoặc 15 ngày đối với tàisản là bất động sản kể từ ngày đăng
ký văn bản thông báovề việc xử lý TSBĐ.
- Thu giữ TSBĐ để xử lý: trong trường hợp không có thỏa thuận được
phương thức xử lý tàisản hoặc có thoả thuận nhưng bên bảođảm không thực
hiện, cố tình kéo dài, lẩn tránh việc xử lý.
- Trước thời điểm xử lý nếu bên bảođảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
ngân hàng và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ
thì ngân hàng sẽ chuyển trả tàisản cho bên bảo đảm.
- Bán tàisảnbảo đảm:
+ Giao cho bên bảođảm tự bán: phải thoả thuận bằng văn bản.
+ Ngân hàng trực tiếp bán hoặc phối hợp với bên bảođảm cùng bán
TSBĐ theo thoả thuận.
+ Bán TSBĐ thông qua tổ chức bán đấi giá tài sản.
+ Ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ
được bảo đảm.
II. THỰC TRẠNG VÀ VƯỚNGMẮCVỀBẢOĐẢM TÍN DỤNG BẰNG
TÀI SẢNBẢO ĐẢM:
Đảm bảo tín dụng bằng TSBĐ được đánh giá là mức độ rủi ro rất cao.
Trong thời gian qua việc thực hiện còn nhiều khó khăn, vướngmắc và bất cập
như sau:
1. Đối với những tàisản hình thành trong tương lai:
- Vướngmắc trong việc công chứng hợp đồng:
Hợp đồng bảođảm đối tàisản hình thành trong tương lai là một giao dịch
được sử dụng nhiều trong hoạt động cho vay của các ngân hàng. Hoạt động này
rất phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, vừa, vốn ít hoặc các doanh nghiệp cần
vay vốn trên cơ sở những TSBĐ còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên kể từ khi Luật
công chứng năm 2006 được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 29/11/2006 và có
hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 các ngân hàng gặp khó khăn trong việc
công chứng các hợp đồng bảođảm đối với tàisản hình thành trong tương lai.
Theo quan điểm của công chứng viên thì đối tượng của hợp đồng, giao dịch phải
là “có thật”, nghĩa vụ được bảođảm là “có thật” và “phải được xác định cụ thể”,
do vậy không thể công chứng các hợp đồng, giao dịch bảođảm với tàisản hình
thành trong tương lai vì đối tượng của các hợp đồng này có đặc điểm là tàisản
9
hình thành trong tương lai và không thể xác nhận cho hợp đồng, giao dịch bảo
đảm với quy định sẽ bảođảm cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh từ các hợp đồng
tín dụng, giao dịch tiền vay được hình thành sau thời điểm xác lập giao dịch đó.
Khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay: mặc dù qui định của Thống đốc
ngân hàng nhà nước trong trường hợp vay vốn bằng thế chấp tàisản hình thành
từ vốn vay thì chủ đầu tư phải có ít nhất 15% vốn tự có nhưng các ngân hàng
không áp dụng tỷ lệ này mà thông thường áp dụng tỷ lệ 30% và ngay cả Quỹ hỗ
trợ phát triển áp dụng tỷ lệ là 50%.
- Ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ: Luật có
những quy định cụ thể về thế chấp tàisản hình thành trong tương lai, nhưng
chưa qui định cụ thể về việc bán, xử lý tàisản hình thành trong tương lai.
- Phát sinh nhiều chi phí: theo thủ tục hiện hành việc thế chấp tàisản hình
thành trong tương lai phải thực hiện công chức và đăng ký giao dịch bảođảm
làm mất nhiều thời gian, tiền bạc cho nhà nước, doanh nghiệp và khách hàng.
- Nguy cơ rủi ro cao: bên nhận TSBĐ chưa có được sự bảođảm an toàn
về mặt pháp lý khi nhận tàisản này. Tàisản hình thành trong tương lai cho dù
có được xác lập hợp pháp song luôn có nguy cơ rủi ro cao.
2. Định giá TSBĐ:
- Đối với tàisản là bất động sản:
Chưa hình thành chuẩn mực định giá giữa các ngân hàng. Việc định giá
gặp nhiều khó khăn bởi các qui định từ Ngân hàng cấp trên chưa thống nhất,
chưa cụ thể, còn có những điểm chồng chéo, khó hiểu làm cho cấp dưới khó
thực hiện. Cụ thể:
+ Quy định về phương pháp xác định giá trị TSBĐ là quyền sử dụng đất ở
hiện nay của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng cho các chi nhánh
ngân hàng trong hệ thống của mình được cùng với khách hàng thoả thuận theo
giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm định giá thế chấp /
định giá lại với mức:
Thứ nhất, mức tối đa bằng với mức giá đất thực tế chuyển nhượng trên thị
trường nếu thấp hơn hoặc bằng với giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh,
thành phố nơi có đất.
Thứ hai, mức tối đa không quá 70% giá thực tế chuyển nhượng trên thị
trường nếu cao hơn giá ghi trong khung giá đất của UBND tỉnh, thành phố nơi
có đất.
Tuy nhiên, nếu áp dụng cách thứ nhất thì không thể cho vay được vì giá
trị quyền sử dụng đất mà UBND các địa phương đưa ra chỉ để áp dụng tính thuế
chứ không quy định bán, chuyển nhượng trên thị trường. Còn áp dụng cách thứ
10
[...]... dụng: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay rất khó tiếp cận tín dụng vì họ không đáp ứng được các yêu cầu vềtàisảnbảođảm của các ngân hàng Các ngân hàng đều muốn nhận bất động sản làm tàisản thế chấp, song do phần lớn tàisản của doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại dưới dạng các động sản như hàng tồn kho và các khoản thu có giá trị lớn nên việc tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp trở nên khó khăn mà các. .. có tàisảnbảođảm là bất động sản Những thủ tục vay vốn của ngân hàng đặt ra như: tàisản thế chấp, kinh doanh liên tục có lãi, bảng tổng kết tài sản, báo cáo tài chính phải được kiểm toán hoặc muốn vay phải có dự án, đã trở thành rào cản trong việc tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp III GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC, THÁO GỠ 1 Đối với những tàisản hình thành trong tương lai: Các hợp đồng giao dịch bảo đảm. .. đồng bảo đảm, thuộc sở hữu của bên bảođảm 2 Định giá TSBĐ: Ngân hàng cần có hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, cần tập trung về một cơ quan để việc đăng ký thực hiện được thống nhất Mở kênh riêng hoặc lập trang Web thông tin pháp lý vềtàisản và quyền sử dụng đất, nhà ở đểcác tổ chức tín dụng được truy vấncác thông tin này nhằm tiết kiệm thời gian Phải có đội ngũ cán bộ có khả năng chuyên môn về. .. nghĩa vụ bảođảm thì người được thi hành án có trách nhiệm chuyển số tiền chênh lệch cho cơ quan thi hành án” 4 Đăg ký giao dịch bảo đảm: Tin học hoá hệ thống đăng ký giao dịch bảođảm của Cục đăng ký giao dịch bảođảm thuộc Bộ tư pháp Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng cần phải nhận biết được tất cả các thay đổi và các lợi ích, các cơ hội kinh doanh cho vay có được từ các thay đổi đó Đổi mới về pháp... sản là động sản: Việc nhận tàisảnbảođảm tiền vay là máy móc, thiết bị và dây chuyền sản xuất đang gặp không ít khó khăn, vướngmắcvề thủ tục và khả năng thẩm định Cụ thể: + Máy móc thiết bị và dây huyền sản xuất của bên cầm cố, thế chấp thường là đã qua sử dụng nên việc đánh giá, định giá những tàisản này khi nhận cầm cố, thế chấp là khó khăn + Khi bán, phát mãi tàisản cầm cố, thế chấp thủ tục... pháp cho rằng, nếu đối tượng các hợp đồng, giao dịch bảođảm là tàisản hình thành trong tương lai thì nên ghi rõ trong hợp đồng, giao dịch đó là vật bảođảm được hình thành trong tương lai hoặc nghĩa vụ được hình thành trong tương lai, đồng thời nêu rõ căn cứ để hình thành nghĩa vụ dân sự và phần nào tàisảnbảođảm đó để chứng minh rằng trong tương lai nghĩa vụ / tàisản đó sẽ được hình thành đúng... khởi tố về hành vi phạm tội, ngân hàng có thể xử lý theo cách sau: + Ngân hàng thoả thuận với khách hàng để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên + Ngân hàng có thể chủ động áp dụng một trong các phương thức xử lý sau: bán, ủy quyền cho tổ chức đấu giá; ủy quyền hoặc chuyển giao tàisản cho tổ chức có chức năng mua tàisảnđể bán; nhận các khoản tiền, tàisản mà bên thứ ba phải trả cho bên bảo lãnh... hiện chưa đầy đủ, đồng bộ của các cấp, các ngành Từ đó dẫn đến việc đăng ký giao dịch bảođảm còn mang tính chắp vá, chưa đầy đủ, toàn diện Một trong những điểm hạn chế lớn làm cho công tác đăng ký giao dịch bảođảm chưa phát huy hết vai trò, hiệu quả của nó là do pháp luật chưa quy 12 định trao đổi thông tin tình trạng pháp lý của tàisản Hiện nay, việc đăng ký giao dịch bảođảm được thực hiện phân tán... giá trị tàisản kê biên phải lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, như vậy giá đã giảm hai lần của tàisản kê biên mà ngân hàng nhận lại cũng sẽ lớn hơn nghĩa vụ bảo đảm, do đó tại thời điểm Ngân hàng nhận lại tàisản khách hàng đã hết nghĩa vụ với ngân hàng Nhưng thực tế xảy ra trường hợp là tại thời điểm bán tài sản, giá tàisản lại giảm thấp hơn phần nợ vay, như vậy lúc này khách hàng có trách nhiệm với phần... là các ngân hàng thương mại cổ phần hoá thì vấnđề đặt ra càng bức thiết hơn bao giờ hết Tuy nhiên vướngmắc lớn nhất là sau khi xử lý phải nộp thuế từ chuyển nhượng QSDĐ 5 Bất cập trong đăng ký giao dịch bảo đảm: Hoạt động đăng ký giao dịch bảođảm hiện nay tồn tại nhiều bất cập Trước hết phải nói đến hành lang pháp lý cho hoạt động này chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ và thiếu sự thống nhất giữa các . ĐỀ TÀI TÀI SẢN BẢO ĐẢM CÁC VẤN ĐỀ VƯỚNG MẮC VỀ TÀI SẢN BẢO ĐẢM 1 MỤC LỤC 2 Từ ngữ viết tắt: Tài sản bảo đảm – TSBĐ Ngân hàng thương mại - NHTM I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO ĐẢM TÍN DỤNG BẰNG TÀI. đất củ bên bảo đảm. - TSBĐ là tài sản được phép giao dịch. - Tài sản không có tranh chấp. - Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì bên bảo đảm phải mua bảo hiểm tài sản trong suốt. với cá nhân. + Có khả năng về vốn và tài sản. - Bảo đảm tài sản hình thành từ vốn vay: Tài sản hình thành từ vốn vay là tài sản của khách hàng vay mà giá trị của tài sản được tạo ra bởi một phần