Lats ncs vu tuan hiep tóm tắt luận án ncs vu tuan hiep vn

10 4 0
Lats ncs vu tuan hiep tóm tắt luận án ncs vu tuan hiep vn

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 PH N M Đ UẦ Ở Ầ 1 Lý do ch n đ tàiọ ề V m t khoa h cề ặ ọ , theo hi u bi t c a tác gi , hi n ch a có nhi u nghiên c u v cung ngể ế ủ ả ệ ư ề ứ ề ứ d ch v đào t o qu n tr doanh nghi p (ĐTQTDN), trong[.]

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Về mặt khoa học, theo hiểu biết của tác giả, hiện chưa có nhiều nghiên cứu về cung ứng  dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp (ĐTQTDN), trong khi đây có thể coi là một mắt xích có  vai trị ngày càng quan trọng, góp phần nâng cao năng lực, trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo   trong doanh nghiệp. Đặc biệt, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu về các doanh nghiệp   sử   dụng   dịch   vụ,   có       nghiên   cứu   nhìn   nhận     góc   độ     đơn   vị   cung   ứng   dịch   vụ  ĐTQTDN, cụ  thể  là các Cơng ty tư  vấn quản lý (CTTVQL). Do dó, cơ  sở  lý theo hướng tiếp  cận này hiện hầu như cịn bỏ ngỏ, các nội dung cung ứng, quy trình cung ứng, các yếu tố  ảnh  hưởng đến cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN tiếp cận theo quan điểm từ  các CTTCQL hiện chưa   được khẳng định rõ ràng Về  mặt thực tiễn, tính cấp thiết nghiên cứu và phát triển thị  trường cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN thể hiện qua nhiều nội dung. Thứ nhất, trong tri ển khai, hi ện th ực hóa chủ  trương,   đường lối của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ thường xun, lâu dài và tất yếu khách quan được  Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ  XIII của Đảng đặt ra là nghiên cứu bổ  sung, hồn thiện   chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nhân lực chất lượng cao  Thứ hai, nhu cầu đào  tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Thứ ba, thị  trường dịch vụ tư vấn và ĐTQTDN hiện nay  ở nước ta vẫn còn non yếu và tồn tại nhiều hạn   chế. Thứ  tư, hoạt động cung  ứng dịch vụ  đào tạo ngày càng trở  nên quan trọng đối với các   doanh nghiệp cũng như sự phát triển của nền kinh tế.  Các lý do trên chính là cơ sở tác giả lựa chọn nghiên cứu đề  tài “Cung  ứng dịch vụ đào   tạo quản trị doanh nghiệp của các cơng ty tư vấn quản lý Việt Nam” , thể hiện sự cần thiết cả  trên phương diện khoa học và thực tiễn tại nước ta 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đề  xuất giải pháp thúc đẩy cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của các   CTTVQL Việt Nam.  Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, những mục tiêu cụ thể bao gồm: ­ Hệ  thống hóa và phát triển một bước cơ  sở  lý luận về  cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN,   chất   lượng   cung   ứng   dịch   vụ   ĐTQTDN       yếu   tố   ảnh  hưởng   đến   cung  ứng   dịch   vụ  ĐTQTDN của các CTTVQL ­ Phân tích thực trạng: Cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam về các  mặt: nội dung, hình thức cung ứng; Chất lượng cung ứng dịch vụ và các yếu tố ảnh hưởng đến  cung ứng dịch vụ này. Trên cơ sở đó, đánh giá những thành cơng, hạn chế và ngun nhân trong   cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam.  ­ Phân tích những thời cơ, thách thức của cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN ở  Việt Nam, làm   rõ các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, từ đó đưa ra những   dự  báo, triển vọng và tiềm năng phát triển cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN Việt Nam   đến năm  2030 ­ Đề  xuất giải pháp thúc đẩy cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam  đến năm 2030.  3. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu hướng đến trả  lời cho các câu hỏi sau: Cơ  sở lý luận về  cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN,  chất lượng cung  ứng  dịch vụ  và các yếu tố   ảnh  hưởng  đến cung  ứng dịch  vụ  ĐTQTDN của CTTVQL? Thực trạng cung  ứng và chất lượng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của  các CTTVQL Việt Nam? Những yếu tố  tác động đến cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN này? Cần   phải làm gì để thúc đẩy cung ứng dịch vụ ĐTQTDN ở nước ta trong thời gian tới?  4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Cung  ứng dịch vụ   ĐTQTDN của các CTTVQL nói chung và  CTTVQL Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu về  khơng gian tập trung vào các CTTVQL  ở  Việt nam có cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN. Phạm vi nghiên cứu về  thời gian: nghiên cứu thực  trạng từ 2016 đến năm 2020; khảo sát trong giai đoạn 2018 – 2019; đề  xuất giải pháp đến năm  2030. Phạm vi nghiên cứu về nội dung: (1) Quy trình cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL   từ  bước khởi đầu tiếp xúc, nghiên cứu nhu cầu đào tạo đến chuyển giao kết quả  và đánh giá   chương trình đào tạo; (2) Chất lượng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL với bộ  thang   đo các nội dung trong quy trình cung  ứng và tiêu chí đánh giá chất lượng cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN  của  CTTVQL;  (3)  Các  yếu  tố   ảnh  hưởng  đến  cung  ứng   dịch  vụ   ĐTQTDN  của   CTTVQL 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả  tham khảo và phân tích các cơng trình nghiên  cứu đã cơng bố, bài viết trên các tạp chí khoa học, tài tiệu nội bộ của doanh nghiệp kinh doanh   trong lĩnh vực tư  vấn và đào tạo, đặc biệt từ  các doanh nghiệp nghiên cứu tính huống và từ  nhiều nguồn tài liệu khác nhau, như sách, tạp chí khoa học, thơng tin kinh tế thị trường,…  Phương pháp phỏng vấn sâu: Những cá nhân được lựa chọn phỏng vấn là (ii) các chun  gia nghiên cứu hoặc tham gia cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN, và (ii) các nhà quản lý trong các  CTTVQL Việt Nam có cung ứng dịch vụ ĐTQTDN Phương pháp nghiên cứu tình huống:  Các cơng ty được lựa chọn tình huống đều là  những đơn vị có thời gian thành lập và hoạt động từ 3 đến hơn 10 năm, với đội ngũ giảng viên,   chun gia có kiến thức, kinh nghiệm. Các Cơng ty nghiên cứu tình huống bao gồm: Cơng ty cổ  phần tư vấn quản trị doanh nghiệp PPower (PPower business management consultant JSC), Công  ty   tư   vấn   VietEz   Việt   Nam   (VietEz   VietNam),     Công   ty   Tư   vấn   Quản   lý   OCD   (OCD  Management Consulting Co) Phương pháp khảo sát thực tế:  Nguồn dữ  liệu sơ  cấp  thứ  hai  được thu thập bằng   phương pháp khảo sát điều tra qua bảng hỏi đối với các doanh nghiệp khách hàng sử dụng dịch  vụ ĐTQTDN của các CTTVQL. Sau khi xây dựng được bản câu hỏi chính chức, các bảng hỏi  được gửi đến các đối tượng khảo sát qua thư  điện tử, bưu điện và đến gặp trực tiếp doanh  nghiệp khách hàng. Hơn 350 bảng hỏi được gửi đến các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố  Hà Nội, mỗi doanh nghiệp gửi một bảng hỏi, trong 6 tháng đầu năm 2019. Sau khi loại bỏ các   bảng hỏi khơng hợp lệ (thiếu thơng tin, lựa chọn nhiều phương án, trả lời thiếu,  ), tác giả thu   lại 268 bảng hỏi hợp lệ hình thành mẫu nghiên cứu định lượng của luận án (xem chi tiết phụ  lục 6). Số lượng mẫu 268 doanh nghiệp này đảm bảo ngun tắc quy mơ mẫu tối thiểu (Hair và  cộng sự, 2014), theo số lượng câu hỏi của bảng hỏi gồm 53 câu, sẽ  cần ít nhất n = 265 doanh   nghiệp (= 5*53 câu hỏi) 5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu Phương pháp thống kê mơ tả và hồi quy tuyến tính được xử dụng để phân tích kết quả  khảo sát điều tra thơng qua phần mềm thống kê SPSS. Cụ  thể: Phân tích thống kê mơ tả;  Phương pháp phân tích hồi quy địi hỏi phải thực hiện theo quy trình các bước 6. Đóng góp của đề tài luận án Về mặt lý luận và khoa học: Luận án đã xây dựng khung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ  ĐTQTDN của CTTVQL, bao gồm các nội dung: Quy trình cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của   CTTVQL; Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá các đánh giá chất lượng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN  của CTTVQL; Xây dựng mơ hình nghiên cứu tác động của quy trình cung  ứng đến chất lượng  cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL; và nhận diện được 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến  cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL 3 Về  mặt thực tiễn: Nghiên cứu kinh nghiệm của một số CTTVQL về cung  ứng dịch v ụ  ĐTQTDN và rút ra 05 bài học kinh nghiệm cho các CTTVQL Việt Nam; Phân tích thực trạng  cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL Việt  Nam; Kiểm định mơ hình tác động của quy trình  cung  ứng đến chất lượng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL Việt Nam; Phân tích tình  hình các yếu tố  vĩ mơ, yếu tố  ngành, yếu tố  nội bộ  có  ảnh hưởng đến cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của CTTVQL Việt Nam; Rút ra những đánh giá được 3 nhóm ưu điểm với 5 nguyên  nhân, và 3 nhóm hạn chế  với 6 nguyên nhân trong cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của CTTVQL   Việt Nam; Đề  xuất ba nhóm giải pháp có tính hệ  thống thúc đẩy cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN   của các CTTVQL Việt Nam 7. Kết cấu của đề tài luận án Cùng với mở đầu và kết luận, luận án được tổ chức gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ  sở  lý luận và thực tiễn về  cung  ứng dịch vụ đào tạo quản trị  doanh   nghiệp của các công ty tư vấn quản lý Chương 3: Thực trạng cung  ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của các công  ty tư vấn quản lý Việt Nam Chương 4: Đề xuất giải pháp và kiến nghị  thúc đẩy cung ứng dịch vụ đào tạo quản   trị doanh nghiệp của các công ty tư vấn quản lý Việt Nam CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về dịch vụ đào tạo và cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh   nghiệp 1.1.1. Nghiên cứu về  đào tạo quản trị  doanh nghiệp và dịch vụ  đào tạo quản trị  doanh   nghiệp Các cơng trình nghiên cứu điển hình về chủ đề này, như nghiên cứu của Ali và cộng sự  (2018), Dianne và cộng sự (2016), Astri Ghina (2014), Mai Thanh Lan và Lê Qn (2011), Hồng  Văn Châu (2009), Raymond A. Noe (2009), Ngơ Thị Minh Hằng (2008), Wan Victor (1988).  Nhìn  chung, các học giả đều đánh giá cao vai trị quan trọng của hoạt động ĐTQTDN. Tuy nhiên, đa   phần các nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích và đánh giá vai trị quan trọng của hoạt động và  dịch vụ ĐTQTDN mà chưa chú trọng tìm ra giải pháp thúc đẩy ĐTQTDN trong bối cảnh hiện  nay.  1.1.2. Nghiên cứu về cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Các nghiên cứu điển hình như của tác giả Nguyễn Thị Phương Thu (2017), Vijay và cộng  sự (2015), Srinivasan (2014), Yujin và cộng sự (2014),  Islam (2014), Millan (2002), Watson và van  Vuuren (2002), ELENA Consortium (2004),  Hồng Văn Hải  và cộng sự  (2006), Marjolein và  Henny (2005). Nhìn chung, các nghiên cứu về cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN đều khẳng định vai  trị quan trọng và tính cấp thiết của loại hình dịch vụ này đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong   bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, các nghiên cứu về cung ứng dịch vụ  ĐTQTDN chủ yếu ở các lĩnh  vực, phạm vi địa lý cụ thể, thiếu nghiên cứu tổng qt.  1.1.3. Nghiên cứu về chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Các nghiên cứu điển hình gồm cơng trình của Poorania và Thiyagarajan (2018),  OECD  (2009), Tom Martin & Associates/TMA (2016), Đinh Văn Tun (2014), Parasuraman và cộng sự  (1988), Meltem và Birgul (2010), Bùi Liên Hà (2014), Lê Duy Bình (2004), World Bank (2001).  Xét một cách khách quan, các nghiên cứu liên quan đến chất lượng cung ứng dịch vụ TVQL cho  doanh nghiệp cịn hạn chế về chiều sâu và tính cập nhật.  1.1.4. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ tư vấn quản trị doanh nghiệp Các nghiên cứu điển hình về các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng dịch vụ tư vấn quản trị  doanh nghiệp gồm nghiên cứ của Mai Văn Nam và Hồng Phương Đài (2012), Nguyễn Dỗn Thị  Liễu và các cộng sự (2006), Lê Quang Trực (2010), Trần Kim Hào (2005), Holmlund và cộng sự  (2016), Zhao và cộng sự (2014). Nhìn chung, cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu về yếu tố ảnh  hướng đến cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL.  1.2. Khoảng trống nghiên cứu và tiếp cận của luận án  Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan trên đây, tác giả rút ra một số đánh giá về  khoảng trơng   nghiên cứu liên quan đến chủ đề luận án như sau: Nhìn chung, nghiên cứu về cung ứng dịch vụ  ĐTQTDN trong nước cịn hạn chế. Qua tổng hợp, phân tích, tham khảo các nghiên cứu trên, có  thể thấy, chưa có một đề tài nào nghiên cứu chun sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn về cung   ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL, đặc biệt trên thị trường Việt Nam. Về thực tiễn, thực   trạng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam cũng gần như  chưa được phân  tích. Cuối cùng, chính vì chưa có nhiều nghiên cứu về thực trạng, nên chưa có những đánh giá  chi tiết về  thực trạng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam. Rất ít nghiên  cứu đánh giá tồn diện được các thành cơng, hạn chế  và những ngun nhân cịn tồn tại của  hoạt động này. Đây cũng chính là cơ  sở  cho việc xây dựng các giải pháp phát triển thúc đẩy  cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của các CTTVQL Việt Nam CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CUNG ỨNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO  QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP CỦA CÁC CƠNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ 2.1. Khái qt về dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của cơng ty tư vấn quản lý 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Khái niệm quản trị doanh nghiệp, đào tạo quản trị  doanh nghiệp và dịch   vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Quản trị  doanh nghiệp (QTDN) được hiểu là tổng hợp các hoạt động được thực hiện  nhằm đạt được mục đích của doanh nghiệp thơng qua sự nỗ lực của người khác. QTDN có bốn   chức năng là hoạch định, tổ  chức, lãnh đạo điều hành và kiểm sốt (Phạm Vũ Luận, 2004).  ĐTQTDN là hoạt động giảng dạy nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ năng, thái độ về hoạch định,   tổ chức, lãnh đạo, kiểm sốt các hoạt động, các nguồn lực của doanh nghiệp. Theo tiếp cận của  luận án,  dịch vụ  ĐTQTDN là các hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ   năng, thái độ  về  hoạch định, tổ  chức, lãnh đạo, kiểm sốt các hoạt động, các nguồn lực của   doanh nghiệp 2.1.1.2. Khái niệm cơng ty tư vấn quản lý Tại Việt Nam, CTTVQL được định nghĩa theo Luật doanh nghiệp 2020 với ngành kinh  doanh quy định theo quyết định số  27/2018/QĐ­TTg về  việc ban hành hệ  thống ngành kinh tế  Việt Nam. Cụ thể, theo Luật doanh nghiệp 2020, cơng ty hay doanh nghiệp là “tổ  chức có tên   riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của   pháp luật nhằm mục đích kinh doanh” (Điều 4, khoản 10). CTTVQL là các cơng ty có mã ngành   kinh doanh 70200 ­ Hoạt động tư  vấn quản lý theo quyết định số  27/2018/QĐ­TTg  Mã ngành  này quy định gồm các hoạt động cung cấp tư  vấn, hướng dẫn và trợ  giúp điều hành đối với   doanh nghiệp khách hàng trong vấn đề quản lý, như lập chiến lược và kế hoạch hoạt động, ra  quyết định tài chính, mục tiêu và chính sách thị  trường, chính sách nguồn nhân lực, thực thi và   kế hoạch; chương trình sản xuất và kế hoạch điều khiển 2.1.1.3. Khái niệm cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của cơng ty tư vấn   quản lý Cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của CTTVQL được hiểu là q trình CTTVQL thực hiện  nhằm thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ về  QTDN. Theo các tiếp cận về  chức năng, có đào tạo về  hoạch định, tổ  chức, lãnh đạo và kiểm soát; theo cách tiếp cận tác   nghiệp gồm  đào tạo về  quản trị  mua hàng, quản trị  mua hàng, quản trị  sản xuất, quản trị  marketing …; theo cách tiếp cận nguồn lực có đào tạo về quản trị nhân lực, quản trị  tài chính,  quản trị cơng nghệ, quản trị cơ sở vật chất … 2.1.2. Hình thức và nội dung dịch vụ  đào tạo quản trị  doanh nghiệp của cơng ty tư  vấn   quản lý 2.1.2.1. Hình thức dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Theo     nghiên   cứu   trước   đây,       Trần   Kim   Dung   (2003),  Astri   (2014),   các  CTTVQL có thể cung ứng nhiều loại hình dịch vụ ĐTQTDN linh hoạt khác nhau, gồm:  Đào tạo  tập trung; và đào tạo tại chỗ lại có các loại hình cụ thể như cố vấn, tổ chức những buổi chia sẻ  kinh nghiệm, minh họa, kèm cặp, tự học 2.1.2.2. Nội dung dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp khách hàng địi hỏi các nội dung ĐTQTDN khác  nhau, bao gồm nhiều lĩnh vực chun ngành như: Đào tạo tổng thể và chiến lược QTDN; Đào  tạo quản trị  doanh nghiệp số; Đào tạo quản trị  tài chính; Đào tạo quản trị  bán hàng, quản trị  marketing; Đào tạo quản trị  thương mại điện tử  (E­business); Đào tạo quản trị  nhân lực; Đào   tạo quản trị năng suất; Đào tạo quản lý chất lượng tổng thể; Đào tạo quản trị thực hành trách   nhiệm xã hội. Ngồi những nội dung trên, ĐTQTDN cịn có thể có các nội dung khác như: đào  tạo thay đổi tư duy và thái độ, đào tạo phát triển kỹ năng mềm … 2.2. Quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của cơng ty tư vấn quản lý Trong cung ứng dịch vụ ĐTQTDN, để có để đem đến cho khách hàng các dịch vụ có chất   lượng tốt nhất, các CTTVQL cần phải tìm hiểu, xác định rõ các xu hướng nhu cầu ĐTQTDN  của khách hàng, từ  đó làm cơ  sở cho q trình cung  ứng nội dung, chương trình, phương pháp  đào tạo… trong quy trình cung ứng dịch vụ.  Hình 2.5: Quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo Nguồn: Tác giả xây dựng từ nghiên cứu của Srinivasan (2014), Astri (2014), Ali và các cộng sự   (2018) và Poorania và cộng sự (2018) 2.2.1. Khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo Khởi đầu tiếp xúc là bước đầu tiên trong mọi quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo (Millan  Kubr, 2002). Trong bước này, doanh nghiệp cung  ứng dịch vụ tiến hành tìm kiếm, liên lạc, gặp   gỡ khách hàng, lắng nghe nhu cầu, tiến hành thảo luận với khách hàng.  2.2.2. Thiết kế chương trình đào tạo Trong giai đoạn này, CTTVQL dịch vụ sẽ  tiến hành xây dựng và sắp xếp các ý tưởng,  vạch ra các tiến trình và mục tiêu đạt được của chuỗi các hoạt động trong q trình cung  ứng   dịch vụ  (Millan Kubr, 2002). Để  đánh giá giai đoạn này, nghiên cứu xây dựng 6 tiêu chí, tập   trung vào các nội dung như: mức độ  rõ ràng, cụ  thể  của mục tiêu cho khóa học và từng học   phần/khối lượng kiến thức, mức độ  phù hợp của khung nội dung chương trình đào tạo, kế  hoạch chi tiết về lịch trình thời gian tổ chức cơng tác, đội ngũ giảng viên, chi phí đào tạo, cũng  như quy trình đào tạo và đánh giá kết quả.  2.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo chi tiết Căn cứ  theo thiết kế  chương trình đào tạo đã xây dựng, CTTVQL tiến hành triển khai   chương trình, kế  hoạch đào tạo chi tiết. Cụ  thể:  Tìm kiếm giải pháp khả  thi, Lựa chọn đối  tượng đào tạo, Thiết kế nội dung đào tạo, hình thức đào tạo, phương pháp đào tạo. Để đánh giá  giai đoạn này, tập trung vào các nội dung như: cơ sở xây dựng chương trình, mức độ  đúng và  phù hợp với nhu cầu khách hàng của đối tượng đào tạo, nội dung đào tạo, hình thức, thời lượng   và phương pháp đào tạo được CTTVQL xác định 2.2.4. Triển khai đào tạo và giám sát chất lượng đào tạo Đây là bước thể  hiện hiệu quả cao nhất trong suốt quy trình cung  ứng dịch vụ  (Millan   Kubr, 2002). Trước hết, CTTVQL cần tiến hành xây dựng và tổ  chức các nhóm đối tượng đào  tạo riêng biệt, có những điểm tương đồng về điều kiện làm việc, vị trí cơng việc, trình độ, kỹ  năng. Sau khi đã chia nhóm, nhà cung  ứng tiến hành lựa chọn và hướng dẫn cho đối tượng đào   tạo phương pháp, kỹ  năng học tập để  thu về  kết quả  tốt nhất. Để  đánh giá giai đoạn này, tác  giả  sử  dụng các tiêu chí về: Hoạt động đào tạo được CTTVQL triển khai đúng như  thiết kế,  lịch trình đào tạo đã xây dựng ban đầu; Hoạt động đào tạo được  CTTVQL triển khai đảm bảo   mục tiêu và chất lượng nội dung đào tạo; Giảng viên tham gia đào tạo có trình độ, kinh  nghiệm, phương pháp phù hợp và đáp  ứng được u cầu của hoạt động đào tạo; Các vấn đề  phát sinh trong q trình đào tạo đều được CTTVQL xử lý hợp lý và phù hợp với bối cảnh đào  tạo.  2.2.5. Chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo Mục đích cuối cùng của dịch vụ  cung  ứng ĐTQTDN là nâng cao kỹ  năng của người   được đào tạo, đồng thời nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp   khách hàng cảm thấy đạt được hiệu quả  mong muốn, việc kết thúc đào tạo là điều đương  nhiên, ngay cả khi chưa hết hợp đồng đào tạo (Millan Kubr, 2002). Sau giai đoạn chuyển giao  kết quả, các CTTVQL, cũng như doanh nghiệp khách hàng tiến hành đánh giá chương trình đào  tạo. Giai đoạn này được đánh giá bằng các tiêu chí về: mức độ  đồng thuận giữa  CTTVQL và  khách hàng khi chuyển giao kết quả đào tạo, đáp  ứng được các nhu cầu đào tạo cơ  bản, đánh  giá về nội dung kiến thức cung cấp của các thành viên tham gia và những thay đổi tích cực trong  hành vi, hiệu suất cơng việc của các đối tượng đào tạo 2.3. Chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của cơng ty tư vấn quản   lý 2.3.1. Lý thuyết nền đánh giá chất lượng cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp   của cơng ty tư vấn quản lý Các lý thuyết nền được sử dụng trong luận án gồm: lý thuyết nguồn lực (resource based­ view), học thuyết học hỏi (organizational leaning) và thang đo chất lượng dịch vụ SERVQUAL   Theo đó, chất lượng cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL được đo lường bằng bộ thang   SERVQUAL  năm   nhóm   yếu   tố,     là:   độ   tin   cậy   (reliability),   khả     đáp   ứng   (responsiveness), mức độ  đảm bảo (assurance), phương tiện hữu hình (tangibles) và sự  đồng  cảm (empathy) 2.3.2. Mơ hình và giả  thuyết nghiên cứu tác động của quy trình cung  ứng đến chất   lượng cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp của cơng ty tư vấn quản lý Các giai đoạn trong quy trình cung ứng dịch vụ đào tạo tác động trực tiếp tới chất lượng  cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN. Kết quả của mỗi giai đoạn sẽ quyết định tới chất lượng của giai  đoạn tiếp theo, từ đó tạo thành một tổng thể có mối quan hệ liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu   kết quả giai đoạn trước khơng đạt được hiệu quả, sẽ kéo theo giai đoạn sau, đồng thời tồn bộ  q trình cung ứng dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng cho thấy  các nội dung trong quy trình cung  ứng dịch vụ ĐTQTDN nào sẽ  có tác động đáng kể  đến chất  lượng cung ứng dịch vụ ĐTQTDN Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết tác động của quy trình cung ứng đến chất lượng   cung ứng dịch vụ ĐTQTDN của CTTVQL Nguồn: Tác giả xây dựng từ nghiên cứu của Srinivasan (2014), Astri (2014), Ali và các   cộng sự (2018) và Poorania và cộng sự (2018) Các giả thuyết nghiên cứu được thiết lập như sau: Giả  thuyết H1:  Khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo của khách   hàng có tác động thuận chiều đến chất lượng cung ứng dịch vụ ĐTQTDN 7 Giả thuyết H2: Thiết kế chương trình đào tạo có tác động thuận chiều đến chất lượng   cung ứng dịch vụ ĐTQTDN Giả thuyết H3: Xây dựng chương trình đào tạo có tác động thuận chiều đến chất lượng   cung ứng dịch vụ ĐTQTDN Giả  thuyết H4:  Triển khai đào tạo và giám sát chất lượng đào tạo có tác động thuận   chiều đến chất lượng cung ứng dịch vụ ĐTQTDN Giả thuyết H5: Chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo có tác động thuận   chiều đến chất lượng cung ứng dịch vụ ĐTQTDN 2.4. Các yếu tố   ảnh hưởng đến cung  ứng dịch vụ  đào tạo quản trị  doanh nghiệp của  công ty tư vấn quản lý 2.4.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô Mơi trường vĩ mơ có tác động đến tồn bộ  nền kinh tế, mọi ngành nghề  lĩnh vực của   quốc gia. Mơi trường vĩ mơ gồm các nội dung cơ bản sau: mơi trường chính trị  pháp luật, mơi  trường kinh tế, mơi trường văn hóa ­ xã hội, mơi trường cơng nghệ, và nhân khẩu học 2.4.2. Các yếu tố mơi trường ngành Mơi trường ngành là mơi trường hoạt động của doanh nghiệp cùng với các đối thủ cạnh   tranh cùng sản phẩm dịch vụ, khách hàng, nhà cung  ứng và các điều kiện ràng buộc khác. Mơi  trường ngành có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp thơng qua các yếu tố  chính sau (Porter,   1985): 2.4.3. Các yếu tố nội tại của cơng ty tư vấn quản lý Các yếu tố  nội tại CTTVQL là tồn bộ  các yếu tố  chủ  quan, nằm trong tiềm lực của   CTTVQL. Đánh giá đúng tiềm năng cho phép doanh nghiệp sử dụng triệt để, tối ưu các nguồn   lực, đồng thời xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đúng đắn, góp phần tận dụng   được các cơ hội kinh doanh trên thị trường (Srinivasan, 2014). Các yếu tố   nội tại CTTVQL bao  gồm: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, vị  thế  của doanh nghiệp trên thị  trường,  trình độ cơng nghệ, thơng tin, và văn hóa doanh nghiệp 2.5. Kinh nghiệm của một số cơng ty cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp và  các bài học rút ra 2.5.1. Kinh nghiệm của một số cơng ty tư  vấn quản lý cung  ứng dịch vụ  đào tạo quản trị   doanh nghiệp Luận án tổng hợp và phân tích kinh nghiệm của ba CTTVQL hàng đầu thế giới, gồm: Kinh nghiệm của McKinsey & Company Các chương trình đào tạo quản lý của McKinsey trang bị cho khách hàng các kỹ năng và kiến  thức cần thiết để đạt được hiệu quả quản lý ngay lập tức và lâu dài, với các nội dung sau: Về khởi   đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, McKinsey triển khai các hoạt động liên quan   đến phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu cho doanh nghiệp.  Về thiết kế chương trình đào tạo, McKinsey thiết kế các chương trình ĐTQTDN trên cơ sở bám sát   thực tế mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng để đảm bảo tính thực tế và hiệu quả  của việc thiết kế chương trình đào tạo. Về xây dựng chương trình đào tạo chi tiết, McKinsey áp  dụng linh hoạt các chương trình đào tạo để phù hợp với mọi đối tượng doanh nghiệp có nhu cầu sử  dụng dịch vụ ĐTQTDN và nâng cao chất lượng đào tạo. Về  triển khai đào tạo và giám sát chất  lượng đào tạo, McKinsey có nguồn giảng viên, chun gia vơ cùng dồi dào và chất lượng, ln đảm   bảo đội ngũ giáo viên, chun gia có trình độ  và kinh nghiệm đến từ  nhiều nguồn khác nhau, từ  nhiều nước khác nhau. Về chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo, McKinsey ln  tập trung đánh giá chương trình đào tạo nhằm liên tục cải tiến chất lượng cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN của mình Kinh nghiệm của Boston Consulting Group Tập đồn tư  vấn Boston (BCG) và người sáng lập quá cố  Bruce Henderson được ghi   nhận là cha đẻ  của ngành tư  vấn chiến lược, theo nghĩa đầy đủ  nhất của từ  này. Hoạt động  cung  ứng dịch vụ  ĐTQTDN tại BCG có những điểm nổi bật qua các giai đoạn của quy trình  cung  ứng. Về khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, BCG chú trọng nâng  cao nhận thức của các doanh nghiệp khách hàng về lợi ích của việc sử dụng dịch vụ ĐTQTDN.  Về  thiết kế  chương trình đào tạo, các chương trình ĐTQTDN tại BCG rất phong phú và đa   dạng, giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về tổ chức của mình, từ  đó có những định hướng đúng đắn trong việc QTDN. Về  xây dựng chương trình đào tạo chi  tiết, BCG tích cực đổi mới và cập nhật chương trình và định hướng đào tạo theo xu hướng phát   triển của thị  trường quốc tế  để  các nhà quản lý doanh nghiệp có thể  nắm bắt được sự  vận  động của nền kinh tế tồn cầu hiện nay. Về triển khai đào tạo và giám sát chất lượng đào tạo,  BCG có đội ngũ giáo viên hướng dẫn, chun gia tư  vấn có trình độ  và kinh nghiệm đến từ  nhiều  nguồn khác  nhau,  từ   nhiều  nước khác  nhau  để   truyền  đạt  những  kiến  thức và  kinh  nghiệm phong phú cho khách hàng, giúp họ có những trải nghiệm thực tế sinh động nhất thơng  qua từng trường hợp nghiên cứu.  Về  chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo,   BCG tiến hành đánh giá nghiêm khắc các chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cung   ứng dịch vụ ĐTQTDN Kinh nghiệm của PwC Consulting Dịch vụ ĐTQTDN của PwC giúp các doanh nghiệp khách hàng thiết kế một chiến lược   đào tạo phù hợp với mục tiêu kinh doanh và/ hoặc dự  án của họ  thơng qua các bước sau: Về  khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, PwC cùng khách hàng vạch ra các kế  hoạch ngắn hạn và dài hạn có thể  đạt được, phù hợp với nhu cầu ngân sách của khách hàng,  kích thích người học và đạt được mục tiêu đào tạo của họ. Về thiết kế chương trình đào tạo,   PwC phân tích trạng thái hiện tại của chương trình giảng dạy của khách hàng, đồng thời thiết   kế khung các chương trình “tùy chỉnh” để khách hàng thoải mái lựa chọn hoặc tự thiết kế các  khóa học của riêng mình. Về  xây dựng chương trình đào tạo chi tiết, PwC làm việc với khách   hàng để giúp họ xác định các ưu tiên học tập và xác định con đường có thể  kết nối những kỹ  năng hiện tại với các mục tiêu trong tương lai và các hành vi mong muốn. Về triển khai đào tạo   và giám sát chất lượng đào tạo, PwC  đã xây dựng một  đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh   nghiệm để có thể truyền đạt cho các học viên kiến thức lý thuyết và các kinh nghiệm thực tế  liên quan đến QTDN. Về  chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo, mùa hè mỗi  năm, PwC đều tổ chức Hội nghị  tồn diện thường niên để  các doanh nghiệp khách hàng khắp  nơi gặp gỡ nhau, cùng trao đổi những vấn đề liên quan đến QTDN, chia sẻ những kinh nghiệm  thực tế để cùng nhau phát triển 2.5.2. Bài học rút ra từ các kinh nghiệm Thứ  nhất, về  khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo, các CTTVQL   Việt Nam cần chú trọng nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về lợi ích của việc sử dụng   dịch vụ  ĐTQTDN; cần thiết lập chính sách giá cả  phù hợp với từng thị  trường, từng nhóm  khách hàng trong từng thời kỳ nhất định trên cơ sở triển khai các hoạt động liên quan đến phân  đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu cho doanh nghiệp Thứ hai, về thiết kế chương trình đào tạo, các CTTVQL Việt Nam cần bám sát vào thực  tế  mơi trường kinh doanh của doanh nghiệp khách hàng để  đảm bảo tính thực tế  và hiệu quả  của việc thiết kế chương trình đào tạo; cần bổ sung các tính năng tùy chọn cho các khóa học,  giúp các doanh nghiệp khách hàng thoải mái và linh động hơn trọng việc thiết kế và lựa chọn   các khóa học phù hợp với thự tiễn.  Thứ ba, về xây dựng chương trình đào tạo chi tiết, các CTTVQL Việt Nam cần: áp dụng  linh hoạt các chương trình đào tạo để phù hợp với mọi đối tượng doanh nghiệp có nhu cầu sử  dụng dịch vụ ĐTQTDN và nâng cao chất lượng đào tạo 9 Thứ  tư, về  triển khai đào tạo và giám sát chất lượng đào tạo, các CTTVQL Việt Nam  cần xây dựng một đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm để  có thể truyền đạt cho các học   viên kiến thức lý thuyết và các kinh nghiệm thực tế liên quan đến QTDN Thứ năm, về chuyển giao kết quả và đánh giá chương trình đào tạo, các CTTVQL Việt Nam  cần   tập   trung   đánh   giá   chương   trình   đào   tạo   nhằm   nâng   cao   chất   lượng   cung   ứng   dịch   vụ  ĐTQTDN; tổ chức các diễn đàn, hội nghị, hội thảo hàng năm để các doanh nghiệp khách hàng của  họ có sân chơi riêng, có một nơi để giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong q trình QTDN   của mình CH ƯƠ NG 3: TH ỰC TR ẠNG CUNG  ỨNG D ỊCH V Ụ ĐÀO TẠ O QUẢN TRỊ DOANH  NGHIỆP CỦA CÁC CƠNG TY T Ư VẤN QU ẢN LÝ VIỆ T NAM 3.1. Tổng quan về  cơng ty tư  vấn quản lý và cung  ứng dịch vụ  đào tạo quản trị  doanh   nghiệp ở Việt Nam 3.1.1. Khái qt về cơng ty tư vấn quản lý ở Việt Nam Dịch vụ ĐTQTDN thường được coi là một trong những hoạt động của đơn vị  cung ứng  dịch vụ TVQL, có mã ngành 70200 ­ Hoạt động tư vấn quản lý. Do vậy, lịch sử hình thành và   phát triển của thị  trường dịch vụ  ĐTQTDN tại Việt Nam gắn liền với sự  hình thành và phát   triển của thị trường dịch vụ TVQL, hay cịn biết đến dưới tên gọi DVHTKD cho doanh nghiệp.  Nhìn chung, thị trường dịch vụ TVQLDN mang tính chất nhỏ lẻ  do các  CTTVQL, hoặc  của một viện nghiên cứu, một trường đại học… Hiện nay, các khách hàng thường có nhu cầu   tư vấn nhiều dịch vụ khác nhau (tư vấn rủi ro, quản trị tài chính, QTDN…) nên các đơn vị cung   cấp loại hình dịch vụ  này thường bao gồm nhiều gói tư  vấn để  đáp  ứng nhu cầu của khách  hàng. Dịch vụ TVQLDN chỉ là một trong các gói tư vấn/ dịch vụ đó Bảng 3.1: Số lượng các cơng ty trong lĩnh vực TVQL (mã ngành 70200) thành lập theo năm cịn  hoạt động có kết quả kinh doanh trong giai đoạn 2010 ­ 2020 Số lượng  Tăng trưởng  Tổng số DN  Tỷ trọng  Năm CTTVQL CTTVQL cả nước (%) 2010 2.082 42,70% 205689 1,01% 2011 2.982 43,23% 291299 1,02% 2012 3.897 30,68% 324991 1,20% 2013 4.762 22,20% 346777 1,37% 2014 5.858 23,02% 373213 1,57% 2015 6.892 17,65% 402326 1,71% 2016 7.623 10,61% 442485 1,72% 2017 8.387 10,02% 505059 1,66% 2018 9.357 11,57% 560417 1,67% 2019 10.453 11,71% 610637 1,71% 2020 11.384 8,91% 668503 1,70% Nguồn: Tổng cục thống kê (2020) và  Cổng thơng tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dichvuthongtin.dkkd.gov.vn) 3.1.2. Thực trạng hình thức và nội dung cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp 3.1.2.1. Thực trạng hình thức cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Nghiên cứu về thực trạng hình thức ĐTQTDN, theo các chun gia, loại hình ĐTQTDN  cố  vấn và phương pháp tổ  chức những buổi chia sẻ  kinh nghiệm theo chủ đề  là những hình   thức cung ứng dịch vụ ĐTQTDN được nhiều đơn vị lựa chọn nhất. Ngồi phương pháp cố vấn,   phương pháp tổ chức những buổi chia sẻ kinh nghiệm và phương pháp đào tạo minh họa cơng  việc cũng là những phương pháp thường được các đơn vị sử dụng làm phương pháp ĐTQTDN 10 3.1.2.2. Thực trạng nội dung cung ứng dịch vụ đào tạo quản trị doanh nghiệp Kết quả  nghiên cứu khảo sát điều tra ý kiến đánh giá của  các doanh nghiệp khách hàng  về chất lượng các nội dung cung ứng dịch vụ đào tạo của khách hàng cho thấy thực tế hiện nay   các CTTVQL Việt Nam đã thực hiện khá đầy đủ  và đảm bảo chất lượng. Trong đó nổi bật ở  một số nội dung đào tạo như: dịch vụ cung  ứng đào tạo quản trị năng suất, hiệu quả phát triển   và cải tiến, dịch vụ đào tạo quản trị chất lượng quản lý tổng thể, quản trị vai trò và trách nhiệm   xã hội Bảng 3.2: Kết quả khảo sát về các nội dung ĐTQTDN Số lượng mẫu N = 268 Điể Độ  STT Biến quan sát m  lệch  TB chuẩn Đào tạo tổng thể và chiến lược 3,60 0,857 Đào tạo công nghệ thông tin 3,71 0,851 Đào tạo quản trị tài chính 3,63 1,002 Đào tạo bán hàng, marketing và quản trị phân phối 3,75 1,000 Đào tạo thương mại điện tử (E­business) 3,75 0,965 Đào tạo quản trị nhân lực 3,74 0,916 Đào tạo quản trị năng suất và hiệu quả phát triển, cải tiến 3,84 1,086 Đào tạo quản lý chất lượng tổng thể 3,83 0,919 Đào tạo quản trị trách nhiệm xã hội 3,79 1,084 Nguồn: Khảo sát thực tế của NCS, năm 2019 3.2. Phân tích thực trạng quy trình cung  ứng dịch vụ đào tạo quản trị  doanh nghiệp của  các cơng ty tư vấn quản lý Việt Nam 3.2.1. Thực trạng khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu nhu cầu đào tạo Nhìn chung, các CTTVQL của Việt Nam đã cung cấp những dịch vụ cơ bản ở mức chấp   nhận được, tuy nhiên các doanh nghiệp này vẫn chưa thể  phát hiện ra những nhu cầu đặc thù  hoặc đã phát hiện ra nhưng chưa cung cấp các dịch vụ chính xác đáp ứng được những nhu cầu   ấy. Ngun nhân của tình trạng này là do các doanh nghiệp đào cung cấp dịch vụ phát triển kinh  doanh nói chung và cung cấp dịch vụ ĐTQTDN nói riêng tại Việt Nam có tuổi đời cịn khả  trẻ  (thường dưới năm năm) và có quy mơ nhỏ Bảng 3.4: Kết quả khảo sát về thực trạng giai đoạn khởi đầu tiếp xúc và nghiên cứu xác định  nhu cầu đào tạo Số lượng mẫu N = 268 Điểm  Độ lệch  STT Biến quan sát TB chuẩn X1.1 ­ Đơn vị cung ứng tiếp xúc và khảo sát nghiêm túc thực trạng  2,74 1,263 nguồn nhân lực của khách hàng X1.2 ­ Đơn vị cung ứng xác định và đánh giá đúng về chất lượng  3,34 1,224 nguồn của khách hàng X1.3 ­ Đơn vị cung ứng phân tích cụ thể quan hệ cung cầu về  2,66 1,045 nguồn nhân lực của khách hàng X1.4 ­ Đơn vị cung ứng xác định đúng nhu cầu sử dụng dịch vụ  2,83 1,379 đào tạo quản trị của khách hàng X1.5 ­ Đơn vị cung ứng xác định xây dựng mục tiêu và kế hoạch  2,88 1,279 đào tạo phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của khách hàng Nguồn: Khảo sát thực tế của NCS, năm 2019 ... của các CTTVQL Việt Nam 7. Kết cấu của đề tài? ?luận? ?án Cùng với mở đầu và kết? ?luận, ? ?luận? ?án? ?được tổ chức gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu Chương 2: Cơ  sở  lý? ?luận? ?và thực tiễn về  cung  ứng dịch vụ đào tạo quản trị... Phương pháp phân tích hồi quy địi hỏi phải thực hiện theo quy trình các bước 6. Đóng góp của đề tài? ?luận? ?án Về mặt lý? ?luận? ?và khoa học:? ?Luận? ?án? ?đã xây dựng khung nghiên cứu về cung ứng dịch vụ  ĐTQTDN của CTTVQL, bao gồm các nội dung: Quy trình cung ... 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và tiếp cận của? ?luận? ?án? ? Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan trên đây, tác giả rút ra một số đánh giá về  khoảng trơng   nghiên cứu liên quan đến chủ đề? ?luận? ?án? ?như sau: Nhìn chung, nghiên cứu về cung ứng dịch vụ 

Ngày đăng: 20/02/2023, 13:34

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan