1. Trang chủ
  2. » Tất cả

(Luận văn tốt nghiệp) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần nhôm việt pháp

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 660,42 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong n[.]

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trước những biến đổi sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu hóa, khi mà mức

độ cạnh tranh hàng hóa dịch vụ giữa các doanh nghiệp Việt Nam trên thịtrường trong nước và quốc tế ngày càng khốc liệt đã buộc tất cả các doanhnghiệp không những phải vươn lên trong quá trình sản xuất kinh doanh màcòn phải biết phát huy tiềm lực tối đa để đạt được hiệu quả sản xuất kinhdoanh cao nhất Vì thế các nhà quản trị doanh nghiệp phải luôn nắm rõ đượcthực trạng sản xuất kinh doanh và thực trạng tài chính của doanh nghiệpmình, từ đó có những chiến lược, kế hoạch phù hợp nhằm cải thiện và nângcao năng lực tài chính của mình Muốn vậy, doanh nghiệp cần đi sâu phântích hoạt động tài chính một cách chi tiết và hiệu quả nhằm đánh giá đượcthực trạng tài chính hiện tại cũng như định hướng tương lai cho sự phát triểncủa toàn doanh nghiệp Tình hình tài chính tốt sẽ thúc đẩy quá trình kinhdoanh phát triển, tình hình tài chính xấu sẽ là kìm hãm hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Điều này được thể hiện qua việc các quyết định tài chínhdoanh nghiệp có ảnh hưởng tới tất cả các khâu trong sản xuất kinh doanh từhuy động vốn ở đâu? Huy động vốn như thế nào? Đầu tư vào đâu? Tỷ trọngđầu tư tài sản ngắn hạn, dài hạn như thế nào?…Các quyết định phải có sự gắnkết và liên hệ với nhau tạo thành một thể thống nhất giúp cho doanh nghiệpvận hành trơn tru và hiệu quả Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biếnđộng và suy thoái trầm trọng, thì công tác quản trị tài chính lại càng đượcquan tâm và tầm ảnh hưởng còn lớn hơn Trong đó một vấn đề cơ bản đặt racho mọi doanh nghiệp ở thời điểm này là cần thiết phải đánh giá lại tình hìnhtài chính, từ đó định hướng được vị thế, khả năng kinh doanh, khả năng cạnhtranh, những điểm mạnh điểm yếu, nhưng lợi thế và bất lợi từ đó đề ra những

Trang 2

giải pháp thay đổi, khắc phục và hoàn thiện khả năng tài chính của doanhnghiệp

Phân tích tài chính không chỉ có ý nghĩa tới bản thân doanh nghiệp

mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng như: cơ quan quản lý nhànước, chủ nợ, chủ đầu tư v.v Đối với doanh nghiệp, phân tích tài chính giúpđánh giá được thực trạng tài chính, từ đó tìm ra các giải pháp tài chính gópphần nâng cao hoạt động kinh doanh Đối với các đối tượng còn lại, phân tíchtài chính của doanh nghiệp cung cấp thông tin về tình hình tài chính của công

ty phục vụ cho các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các quyết định củacác nhà đầu tư

Xuất phát từ ý nghĩa của việc đánh giá tình hình tài chính doanhnghiệp, sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Nhôm Việt Pháp, em

đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn cuối khóa với

đề tài: “Đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp”.

1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài đi sâu và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến

tình hình tài chính của doanh nghiệp như lý luận chung về tài chính doanhnghiệp, các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại Công

ty cổ phần Nhôm Việt Pháp

2 Mục đích nghiên cứu:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về tài chính doanh nghiệp và quản trị tàichính doanh nghiệp

- Trên cơ sở phân tích, làm rõ thực trạng tài chính của công ty hiện nay

để đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty trong giaiđoạn tới

Trang 3

Về không gian: Nghiên cứu thực trạng tài chính và giải pháp cải thiệntình hình tài chính Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng tài chính của công

ty từ năm 2014 đến 2015, định hướng cho các năm tiếp theo

Nguồn số liệu: Số liệu sử dụng được lấy từ sổ sách kế toán, các Báo cáotài chính của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp trong hai năm 2014-2015

4.Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài là phương pháp so sánh

và tổng hợp số liệu thu thập được trong quá trình thực tập để thấy được mức

độ ảnh hưởng và xu hướng biến động của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra các nhậnxét Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thaythế liên hoàn, phân tích các tỷ số, phương pháp liên hệ, cân đối, sử dụng cácbảng biểu để minh họa

5.Kết cấu đề tài: Kết cấu luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Nhôm

Việt Pháp

Chương 3: Các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện tình hình tài của

Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp

Trong quá trình hoàn thành luận văn, em xin cám ơn sự giúp đỡ rất nhiệttình của cô giáo ThS.Vũ Thị Hoa, các cô chú cán bộ làm công tác tài chính kếtoán của Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp, các thầy cô trong khoa Tài chínhdoanh nghiệp đã giúp em rất nhiều trong công trình nghiên cứu này Em rấtmong nhận được sự góp ý cũng như sự giúp đỡ chỉ bảo của cô giáo cũng nhưcác cô chú cán bộ của công ty để hoàn thiện bài luận văn của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

Hà Nội, Ngày 15 tháng 4 năm 2016

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính doanh nghiệp

1.1.1.1 Tài chính doanh nghiệp

Khái niệm: Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005: “Doanh nghiệp là tổ

chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng

ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất,cung ứng hàng hóa cho người tiêu dùng qua thị trường nhằm mục đích sinhlời Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kếthợp các yếu tố đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu… và sức laođộng để tạo ra yếu tố làm đầu ra là hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợinhuận

Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanhnghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định Với từng loại hình pháp lý tổchức, doanh nghiệp có phương thức thích hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu,

từ số vốn tiền tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vậtliệu… Sau khi sản xuất xong, doanh nghiệp bán sản phẩm và thu được tiềnbán hàng Với số tiền này, doanh nghiệp sẽ sử dụng để bù đắp các khoản chiphí và vật liệu đã tiêu hao, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp sẽtiếp tục phân phối số lợi nhuận này Như vậy quá trình hoạt động của doanhnghiệp cũng là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ hợp thành

Trang 5

sự vẫn động của dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động đầu tư vàhoạt động kinh doanh thường xuyên hàng ngày của doanh nghiệp.

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là cácquan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp và bao hàm các quan hệ tài chính chủ yếu sau:

Thứ nhất , quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và nhà nước: quan hệnày thể hiện chủ yếu ở chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính vớinhà nước như: nộp thuế, lệ phí vào ngân sách…

Thứ hai, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế vàcác tổ chức xã hội khác

Thứ ba, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với người lao động trong doanhnghiệp: doanh nghiệp thanh toán tiền lương, thực hiện thưởng phạt vật đối với ngườilao động trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…Thứ tư, quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ sở hữu củadoanh nghiệp: đầu tư, rút vốn hay góp vốn của chủ sở hữu với doanh nghiệp

và trong việc phân chia lợi nhuận sau thế của doanh nghiệp

Thứ năm, quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thanh toan giữacác bộ phận nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hìnhthành và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp

Từ các vấn đề nêu trên có thể rút ra 1 số điểm sau:

Xét về bản chất, tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình

thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc tạo lập, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là các quỹ tiền tệ trong quá

trình tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 6

Có kiến khác cho rằng: Tài chính doanh nghiệp là phương thức huy

động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.

1.1.1.2 Các quyết định tài chính của doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp thực chất quan tâm, nghiên cứu ba quyếtđịnh chủ yếu, đó là:

Quyết định đầu tư: là quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá

trị từng bộ phận tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) Quyết định đầu

tư ảnh hưởng đến bên trái (phần Tài sản) của bảng cân đối kế toán Các quyếtđịnh đầu tư chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm: quyết định đầu tư tài sản lưuđộng, quyết định đầu tư tài sản cố định và quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu

tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định Quyết định đầu tư được xem làquyết định quan trọng nhất trong các quyết định của tài chính doanh nghiệpbởi nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ gópphần làm tăng giá trị của doanh nghiệp, qua đó làm tăng giá trị tài sản cho chủ

sở hữu và ngược lại

Quyết định huy động vốn( quyết định nguồn vốn): Là những quyết định

liên quan đến việc nên lựa chọn nguồn vốn nào để cung cấp cho các quyếtđịnh đầu tư Quyết định nguồn vốn tác động đến bên phải bảng cân đối kếtoán (phần Nguồn vốn) Các quyết định huy động vốn chủ yếu của doanhnghiệp gồm: quyết định huy động vốn ngắn hạn và quyết định huy động vốndài hạn Các quyết định huy động vốn là một thách thức không nhỏ đối vớicác nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp

Quyết định phân chia lợi nhuận: Gắn liền với quyết định về phân chia

cổ tức hay chính sách cổ tức của doanh nghiệp Các nhà quản trị tài chính sẽphải lựa chọn giữa việc sử dụng phần lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức, hay là

Trang 7

theo đuổi chính sách cổ tức như thế nào và liệu chính sách cổ tức có tác độngnhư thế nào tới giá trị doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của công ty trên thịtrường hay không.

Căn cứ vào thời gian thực hiện có thể chia các quyết định tài chính củadoanh nghiệp ra thành 2 nhóm là quyết định tài chính ngắn hạn và quyết địnhtài chính dài hạn

Quyết định tài chính dài hạn: Đây là những quyết định có tính chất

chiến lược, có tầm ảnh hưởng lâu dài đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Mỗi quyết định này đòi hỏi nhà quản trị phải cân nhắc kỹ lưỡng, phântích một cách bài bản và khoa học để đảm bảo hạn chế thấp nhất các rủi ro cóthể xảy ra

Quyết định đầu tư dài hạn: là quyết định lựa chọn doanh nghiệp nên đầu

tư vào những cơ hội, hay những dự án đầu tư nào trong điều kiện nguồn lựctài chính có giới hạn để tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu Thông thường các

cơ hội có nguy cơ rủi ro cao thường mang lại tỷ suất sinh lời cao và ngược lại.Giá trị doanh nghiệp là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai đượcchiết khấu theo tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư Nếu nhà quản trị lựachọn cơ hội đầu tư có tỷ suất sinh lời cao để tối đa hóa dòng tiền cho chủ sởhữu, nhưng kéo theo đó tỷ suất sinh lời đòi hỏi cũng bị đẩy lên cao do rủi rocao Vì vậy, chưa chắc giá trị doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu tối đa hóa

Quyết định huy động vốn dài hạn: là quyết định lựa chọn nên huy động

vốn dài hạn từ những nguồn nào, với quy mô bao nhiêu để tối đa hóa giá trịcho chủ sở hữu Xét về tổng thể, nguồn vốn của doanh nghiệp được chiathành 2 nguồn là nguồn vốn nợ (hay nợ phải trả) và nguồn vốn chủ sở hữu.Nhà quản trị tài chính phải đưa ra quyết định lựa chon nguồn vốn nào, đặcbiệt phải quyết định quy mô của từng nguồn vốn tài trợ cho dự án đầu tư,cũng như những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 8

Quyết định về chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp: là

quyết định lựa chọn nên dành bao nhiêu lợi nhuận để chia cho chủ sở hữu,dành bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư trơ lại doanh nghiệp nhằm tối đa hóagiá trị cho chủ sở hữu

Việc quyết định chia lợi nhuận hay giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư khônglàm thay đổi số lợi nhuận doanh nghiệp đã tạo ra cho chủ sở hữu, nhưng nólại tác động đến rủi ro và mức tăng trưởng thu nhập cho chủ sở hữu trongtương lai Nếu doanh nghiệp chia hết lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu thìchỉ sở hữu sẽ ăn chắc số lợi nhuận này, nhưng do chia hết lợi nhuận nênnguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận là thấp, dẫn đến tốc độ tăng trưởng thu nhậpcho chủ sở hữu trong tương lai sẽ không cao Ngược lại, nếu như để lại toàn

bộ lợi nhuận tái đầu tư thì tốc độ tăng trưởng thu nhập của chủ sở hữu sẽ tăngcao nhưng kéo theo đó là sự gia tăng về rủi ro đối với khoản lợi nhuận giữ lại

ở doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động tới giá trị của doanh nghiệp Vì vậy, nhàquản trị tài chính phải quyết định lựa chọn phân chia bao nhiêu lợi nhuận chochủ sở hữu, giữ lại bao nhiêu lợi nhuận để tái đầu tư là phù hợp và đạt đượcmục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược phát triển vàgiai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của doanh nghiệp

Quyết định tài chính ngắn hạn: Đây là những quyết định có tính chất

tác nghiệp, ảnh hưởng không lớn tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Vì vậy người ta còn gọi đây là các quyết định tài chính chiến thuật Tính hợp

lý và đúng đắn của các quyết định này có ảnh hưởng nhất định đến rủi ro vàlợi ích của doanh nghiệp, cũng như của chủ sở hữu doanh nghiệp

Quyết định dự trữ vốn bằng tiền: Khi doanh nghiệp dự trữ vốn bằng tiền

sẽ đảm bảo cho hoạt động thanh toán, chi trả nhằm thực hiện nghĩa vụ tàichính của mình đối với chủ thể khác được thuận lợi, hạn chế rủi ro trong quátrình hoạt động Tuy nhiên, việc dự trữ vốn bằng tiền sẽ làm tăng chi phí cơ

Trang 9

hội của vốn và tăng nguy cơ rủi ro do tiền có thể bị mất giá do lạm phát, haythay đổi tỷ giá… gây ra.

Quyết định về nợ phải thu: Khi doanh nghiệp bán chịu sẽ làm tăng khả

năng cạnh tranh dẫn đến làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.Tuy nhiên, bán chịu sẽ gia tăng nợ phải thu, dẫn đến ứ đọng vốn và doanhnghiệp có thể gặp rủi ro do không thu hồi được công nợ

Quyết định về chiết khấu thanh toán: Việc áp dụng chiết khấu thanh toán

sẽ giúp doanh nghiệp nhanh thu hồi tiền bán hàng, giảm nhu cầu vốn dẫn đếngiảm chi phí sử dụng vốn Tuy vậy, do thực hiện chiết khấu cho khách hàngnên lợi nhuận bán hàng của doanh nghiệp có thể bị giảm sút

Quyết định về dự trữ vốn tồn kho: Việc duy trì tồn kho dự trữ sẽ giảm

thiểu rủi ro gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng nó lại làm tăngchi phí cơ hội của vốn, tăng chi phí bảo quản, chi phí cất trữ… làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp

Các quyết định tài chính ngắn hạn khác: quyết định về khấu hao TSCĐ,

quyết định về trích lập dự phòng, quyết định về việc thanh toán… cũng tạo ramối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro cho doanh nghiệp nói chung và cho chủ sởhữu doanh nghiệp nói riêng

Tóm lại, nhà quản trị tài chính phải đưa ra quyết định tài chính nhằm tối

đa hóa giá trị doanh nghiệp Với mỗi quyết định, nhà quản trị phải luôn luônđối mặt với sự mâu thuẫn giữa rủi ro và sinh lời Một quyết định tài chínhkhôn ngoan là quyết định có thể tối đa hóa được giá trị doanh nghiệp tức làphải đảm bảo tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho chủ

sở hữu

Trang 10

1.1.2 Quản trị tài chính doanh nghiệp

1.1.2.1 Khái niệm, nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp

Khái niệm: Quản trị tài chính doanh nghiệp là việc lựa chọn, đưa ra

quyết định và tổ chức thực hiện các quyết định tài chính nhằm đạt được cácmục tiêu hoạt động của doanh nghiệp Do các quyết định tài chính doanhnghiệp đều gắn liền với việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệtrong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy quản trị tài chính doanhnghiệp còn được nhìn nhận là quá trình hoạch định, tổ chức thực hiện, điềuchỉnh và kiểm soát quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ đápứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp

Quản trị tài chính doanh nghiệp bao gồm các hoạt động của người quảnlí( nhà quản trị) liên quan đến việc đầu tư, mua sắm, tài trợ và quản lí các tàisản của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Quản trị tài chínhdoanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyếtđịnh huy động vốn và quyết định phân phối lợi nhuận

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận , là nội dung quan trọnghàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp, nó có quan hệ rất chặt chẽ và ảnhhưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp

Nội dung: Quản trị tài chính doanh nghiệp bao hàm các nội dung chủ

yếu:

-Tham gia việc đánh giá và lựa chọn quyết định đầu tư.

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lai phụ thuộc rất lớn vàoquyết định đầu tư dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới côngnghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm mới…

-Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Trang 11

Nhà quản trị tài chính phải xác định nhu cầu vốn cần thiết cho các hoạtđộng của doanh nghiệp ở trong kỳ(bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn);tiếp theo phải tổ chức huy động các nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và cólợi cho các hoạt động của doanh nghiệp.

-Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chivà đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải tìm mọi biện pháp huy động tối đa số vốn hiện có củadoanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh, giải phóng kịp thời số vốn ứ đọng,theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thanh toán, thu hồi tiền bán hàng và cáckhoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi khoản chi phát sinh trong quátrình hoạt động; thường xuyên tìm biện pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu vàchi vỗn bằng tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán cáckhoản nợ đến hạn

-Thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ doanh

nghiệp

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế, cũng như trích lập và sửdụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triểndoanh nghiệp, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, giảiquyết hài hòa giữ lợi ích trước mắt của chủ sở hữu với lợi ích lâu dài – sựphát triển của doanh nghiệp

+ -Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính,tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hìnhhoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, thông qua việc định kỳ tiến hành phântích tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được hiệu quả sử dụngvốn, những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình quản lý, dự báo trước đượctình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà lãnh đạo, quản lý

Trang 12

doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh hoạtđộng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp trong thời kỳ tới.

-Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thôngqua việc lập kế hoạch tài chính, có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệpmới có thể đưa ra các quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mụctiêu của doanh nghiệp Quá trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là quátrình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường có sự biến động

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị tài chính doanh nghiệp

-Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp

Ở Việt Nam, theo Luật Doanh nghiệp 2005, có 4 hình thức pháp lý cơbản của doanh nghiệp bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh,công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổchức tài chính doanh nghiệp như: Phương thức hình thành và huy động vốn,việc tổ chức quản lý sử dụng vốn, việc chuyển nhượng vốn, phân phối lợinhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp…

-Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh

Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng có ảnhhưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốnlưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũngnhanh hơn so với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đặc biệt là côngnghiệp nặng Ở các ngành này, vốn cố định thường chiếm tỷ lệ cao hơn vốnlưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn

Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất

Trang 13

biến động lớn, doanh nghiệp thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó cóthể dễ dàng đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảonguồn vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và ngược lại.

Những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời

vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhaurất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp với nhau vềthời gian Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chứa tài chính, nhằm đảm bảovốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cânđối thu chi bằng tiền

-Môi trường kinh doanh

Mỗi doanh nghiệp đều tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanhnhất định Môi trường kinh doanh bao gồm các điều kiện bên trong và bênngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế- tàichính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môitrường văn hóa-xã hội

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Cơ sở hạ tâng phát triển thì sẽ giảm bớt

được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanhnghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh

Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng

trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển , từ đó đòi hỏidoanh nghiệp phải tích cự áp dụng các biện pháp trong huy động vốn để đápứng yêu cầu đầu tư và ngược lại

Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường ảnh hưởng tới cơ hội đầu tư, chi

phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp, ảnh hưởng giántiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh

Lạm phát: Khi lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh

Trang 14

nghiệp căng thẳng Lạm phát cũng làm nhu cầu vốn tăng lên và tình hình tàichính doanh nghiệp không ổn định.

Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp:

Như các chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách xuấtkhẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định…

Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có mức

độ cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổimới trang thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảngcáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm…

Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Thị trường tài

chính là nơi doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đầu tư các khoan tàichính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm sức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàngthực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp Sự phát triển của thị trường tài chính làm

đa dạng hóa các công cụ và các cách thực huy động vốn cho doanh nghiệp

1.1.2.3 Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp

Vai trò quản trị tài chính doanh nghiệp đối với hoạt động của doanhnghiệp được thể hiện qua các mặt chủ yếu sau:

+ Huy động vốn đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường và liên tục.

Vốn tiền tệ là tiền để cho cá hoạt động của doanh nghiệp Trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn

và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên, đầu tư phát triển củadoanh nghiệp Việc huy động vốn nếu không kịp thời để đáp ứng các nhu cầuvốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên thì sẽ khiếncho các hoạt động của doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc không triển khaiđược do Vì vậy việc đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp được tiến

Trang 15

hành bình thường, liên tục phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức huy động vốncủa tài chính doanh nghiệp.

+ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Việc lựa chọn các dự án đầu tư tối ưu trên cơ sở cân nhắc, so sánh giữa

tỷ suất sinh lời, chi phí huy động vốn và mực độ rủi ro của dự án đầu tư… nhàquản trị tài chính đã tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn tiết kiệm và đạt hiệu quảcao

Việc tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp chớpđược cơ hội kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp Việclựa chọn các hình thức và phương thức huy động vốn thích hợp, đảm bảo cơcấu vốn tối ưu giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí sử dụng vốn

Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh

có thể giúp doanh nghiệp tránh được ứ đọng vốn, tăng vòng quay tài sản,giảm được số vốn vay từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận sau thuế củadoanh nghiệp

+ Kiểm tra, giám sát một cách toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quátrình vận động, chuyển hóa hình thái vốn tiền tệ Thông qua việc xem xét tìnhhình thu, chi tiền tệ hàng ngày và nhất là thông qua việc phân tích đánh giátình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính, cácnhà quản trị có thể kiểm soát kịp thời và toàn diện các mặt hoạt động củadoanh nghiệp, từ đó chỉ ra những tồn tại và những tiềm năng chưa được khaithác để đưa ra quyết định thích hợp, điều chỉnh các hoạt động

Trang 16

1.2 Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

1.2.1.1 Khái niệm đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

Thuật ngữ “đánh giá” (evaluation) là đưa ra nhận định tổng hợp về các

dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra của một hay một nhóm đối tượngnghiên cứu và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đãđược xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu

Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác nhận giá trị thực trạng về:mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc, trình độ, sự pháttriển ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đãđược xác lập Mục đích của việc đánh giá là để xác định tính phù hợp và mức

độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bề vững Quá trìnhđánh giá cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, quá trình lồng ghépnhững bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà quản lý.Đánh giá thực trạng tài chính là việc đưa ra ý kiến chủ quan một cáchchân thực bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu tàichính thông qua báo cáo tài chính trên các khía cạnh khác nhau như cơ cấunguồn vốn, tài sản, khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh,khả năng sinh lời, rủi ro tài chính… giữa các kỳ sản xuất kinh doanh và giữacác chỉ số tài chính của doanh nghiệp với chỉ số trung bình của ngành

Thông qua việc sử dụng các báo cáo tài chính, đánh giá thực trạng tàichính đã vạch ra được những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được,phân tích được năng lực và vị thế tài chính của doanh nghiệp và dự đoánnhững gì sẽ xảy ra đồng thời tìm nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của cácnhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp

Trang 17

tận dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu trong quá trìnhquản trị tài chính của doanh nghiệp.

Tóm lại: Đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là tổng thể các

phương pháp được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay,giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giáđược doanh nghiệp, từ đó giúp những đối tượng quan tâm đi tới những dựđoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó có các quyết địnhphù hợp với lợi ích của chính họ

1.2.1.2 Mục tiêu đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp

Với vai trò cơ bản của công tác đánh giá thực trạng tài chính doanhnghiệp là giúp cho các nhà quản trị và các đối tượng quan tâm đến hoạt độngdoanh nghiệp có được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh, việc đánhgiá thực trạng tài chính doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêu sau:

Thứ nhất, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các khía

cạnh khác nhau như tình hình huy động vốn, tình hình đầu tư và sử dụng vốn,tình hình công nợ và khả năng thanh toán, hiệu suất sử dụng vốn kinh doanhcủa doanh nghiệp… nhằm đáp ứng thông tin cho tất cả các đối tượng quantâm đến hoạt động của doanh nghiệp

Thứ hai, định hướng các quyết định của các đối tượng quan tâm theo

chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết địnhtài trợ, quyết định đầu tư…

Thứ ba, trở thành cơ sở cho các dự báo tài chính, giúp nhà quản trị dự

đoán được tiềm năng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai

Thứ tư, là công cụ để kiểm soát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

trên cơ sở kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu

kế hoạch, dự toán, định mức… Từ đó xác định được điểm mạnh, điểm yếu

Trang 18

trong hoạt động kinh doanh, giúp doanh nghiệp có được những quyết định vàgiải pháp đúng đắn, đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Có rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng thông tin kinh tế tài chínhcủa doanh nghiệp và mỗi đối tượng lại quan tâm theo mỗi giác độ khác nhau

Do đó đối với mỗi đối tượng thì đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiêpcũng nhằm các mục tiêu khác nhau Cụ thể:

Đối với bản thân doanh nghiệp:

+ Đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lí trong giai đoạn đã qua, việcthực hiện các nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năngthanh toán và dự báo các nguy cơ rủi ro, đặc biệt là các đâu hiệu rủi ro tàichính trong doanh nghiệp… từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, có

cơ sở cấn thiết để hoạch định chính sách tương lai của doanh nghiệp

+ Hướng các quyết định của ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp vớitình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định đầu tư, tài trợ, phân phốilợi nhuận…

+ Cơ sở cho những dự đoán tài chính

+ Công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.-Đối với các nhà đầu tư:để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổphiếu, dựa vào việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, phântích rủi ro trong kinh doanh…

-Đối với người cho vay:xác định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.-Đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp:định hướng việc làm ổnđịnh của mình, trên cơ sở đó yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp tùy theo công việc được phân công, đảm nhiệm

Do đó, đánh giá thực trạng tài chính doanh nghiệp là công cụ hữu ích đượcdùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh

Trang 19

nghiệp, tìm ra nguyên nhân khách quan và chủ quan, giúp từng đối tượng lựachọn và đưa ra những quyết định phù hợp với mục đích mà họ quan tâm.

1.2.2 Nội dung đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp

1.2.2.1 Tình hình huy động vốn của doanh nghiệp

Đánh giá tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Để huy động vốn cho sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụngnhiều nguồn khác nhau.Về cơ bản, chúng được chia thành nguồn vốn chủ sởhữu và các nguồn vốn vay

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp,

bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh.Vồn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức:

Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả

Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có

trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhau: Nợ vay, cáckhoản phải trả người bán, cho Nhà nước, cho người lao động trong doanhnghiệp…

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp để thấy được

doanh nghiệp đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huyđộng được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hayphụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ýtrong chính sách huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt được các mục tiêuchủ yếu trong chính sách huy động vốn

Chỉ tiêu đánh giá: Hai nhóm chỉ tiêu cần sử dụng để đánh giá tình hình

huy động vốn của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 20

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn gồm giá trị tổng nguồn vốn

và từng loại nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán( B01-DN)

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp xác địnhtheo công thức:

số nợ quá cao, doanh nghiệp sẽ dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán

- Hệ số vốn chủ sở hữu: Phản ánh vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phầntrăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Trang 21

và phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính Hệ số nợ =1- Hệ số vốn chủ

Phương pháp đánh giá: So sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu

nguồn vốn giữa cuối kì với đầu kì để xác địch chênh lệch tuyệt đối, tương đốicủa tổng số, từng loại , từng chỉ tiêu nguồn vốn Xác định tỷ trọng từng loại,từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm trong tổng nguồn vốn ở đầu kì và cuối kì, sosánh tỷ tọng của từng loại, từng chỉ tiêu giữa cuối kì và đầu kì

Khi phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn ta lập bảng sau:

BẢNG 1.1: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN (ĐVT:…)

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tỷ lệ (%)

Trang 22

Đánh giá hoạt động tài trợ của doanh nghiệp.

Để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hànhthường xuyên, liên tục thì tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất địnhthường xuyên phải có một lượng TSLĐ nhất định nằm trong các giai đoạnluân chuyển như các tài sản dự trữ về nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang,thành phẩm, bán thành phẩm, và nợ phải thu của khách hàng Những tài sảnnày gọi là TSLĐ thường xuyên, nó là một bộ phận của tài sản thường xuyên.Nguồn vốn lưu động thường xuyên tạo ra mức độ an toàn cho doanhnghiệp trong kinh doanh, về cơ bản, nguồn vốn lưu động thường xuyên đảmbảo cho vốn lưu động thường xuyên, còn nguồn vốn lưu động tạm thời sẽđảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động tạm thời, song không nhất thiết phải hoàntoàn như vậy Để tạo điều kiện cho việc sử dụng linh hoạt nguồn tài chính, ta

sẽ xem xét một số mô hình tài trợ vốn sau:

Mô hình tài trợ thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời đượcđảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời Lợi ích của áp dụng mô hình này:

- Giúp cho doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong thanh toán, mức độ

an toàn cao hơn

- Giảm bớt được chi phí trong sử dụng vốn

Hạn chế của việc sử dụng mô hình này:

Trang 23

Mô hình tài trợ thứ hai:

TSLĐ tạm thời Nguồn vốn tạm thời

Nguồn vốn thường xuyênTSLĐ thường xuyên

TSCĐ Toàn bộ TSCĐ,TSLĐ thường xuyên và một phần của TSLĐ tạm thờiđược đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, và một phần TSLĐ tạm thờicòn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Sử dụng mô hình này, khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao Tuynhiên doanh nghiệp phải sử dụng nhiều khoản vay dài hạn và trung hạn nêndoanh nghiệp phải trả chi phí nhiều hơn cho việc sử dụng vốn

Mô hình tài trợ thứ ba:

TSLĐ tạm thời

Nguồn vốn tạm thờiTSLĐ thường xuyên

Nguồn vốn thường xuyênTSCĐ

Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường xuyên được đảm bảobằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSLĐ thường xuyên và toàn bộTSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời

Mô hình hình chi phí sử dụng vốn sẽ được hạ thấp, vì sử dụng nhiều hơnnguồn vốn tín dụng ngắn hạn, việc sử dụng vốn sẽ được linh hoạt hơn Trongthực tế mô hình này thường được các doanh nghiệp lựa chọn vì một phần tíndụng ngắn hạn được xem như dài hạn thường xuyên, đối với các doanhnghiệp mới lại càng cần thiết Việc áp dụng mô hình này cũng cần năng độngtrong việc tổ chức nguồn vốn ở các doanh nghiệp, vì khả năng gặp rủi ro cao

Trang 24

1.2.2.2 Tình hình đầu tư và sử dụng vốn của doanh nghiệp

Mục tiêu: Đánh giá tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp đánh giá

quy mô tài sản của doanh nghiệp, mức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh nói chung cũng như từng lĩnh vực hoạt động, từngloại tài sản nói riêng Thông qua quy mô và sự biến động quy mô của tổng tàisản và từng loại tài sản cho thấy sự biến động về mức độ đầu tư, quy mô kinhdoanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp Thông qua cơ cấu tài sản ta thấyđược chính sách đầu tư đã và đang thực hiện trong doanh nghiệp, sự biếnđộng cơ cấu tài sản cho thấy sự biến động trong chính sách đầu tư của doanhnghiệp

Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn cuả doanh

nghiệp bao gồm 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Các loại tài sản trên bảng cân đối kế toán

+ Tỷ trọng của từng loại tài sản

Tỷ trọng từng

= Giá trị của từng loại tài sản x 100%

loại tài sản Tổng giá trị tài sản

Phương pháp đánh giá:

Đánh giá quy mô, sự biến động của tài sản: so sánh tổng tài sản cũngnhư từng loại tài sản giữa cuối kì và đầu kì kể cả số tuyệt đối và tương đối.Thông qua quy mô tổng tài sản , từng loại tài sản cho ta thấy được hoạt độngphân bổ vốn của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh và cho từng lĩnhvực , từng loại tài sản Thông qua sự biến động của tổng tài sản, từng loại tàisản cho ta thấy sự biến động về mức độ đầu tư cho hoạt động kinh doanh, chotừng lĩnh vực, cho từng loại tài sản có hợp lí hay không

Trang 25

BẢNG 1.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ CƠ CẤU PHÂN BỔ VỐN (ĐVT:…)

Chỉ tiêu

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọn g (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tỷ lệ (%)

1.2.2.3 Tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệp

Mục tiêu: Vốn bằng tiền là phần vốn của doanh nghiệp dự trữ để chi trả

thường xuyên cho các bên liên quan trong khâu thanh toán phải đối ứng ngaybằng tiền Đây là loại tài sản có tình thanh khoản cao nhất và quyết định khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Loại vốn này thường chiếm phần khá nhỏtrong tổng vốn kinh doanh nhưng ảnh hưởng của nó lại không nhỏ tới hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu quản trị loại vốn này không tốt doanhnghiệp có thể đối mặt nguy cơ phải tuyên bố phá sản khi các khoản nợ tới hạnkhông hoàn trả được và cũng không đàm phán với chủ nợ lùi thời hạn thanhtoán Đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng tiền của doanh nghiệpvừa cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp về việc chấp hành địnhmức dự trữ tiền có hợp lí hay không, cung cấp thông tin đảm bảo an ninhthanh toán và tình hình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp Từ đó có thể địnhhướng cho việc huy động vốn và sử dụng vốn của doanh nghiệp trong tương

Trang 26

lai Không những vậy đây là cách xem xét sự vận động lưu chuyển tiền tệdiễn ra trong một kì hoạt động của doanh nghiệp.

Phương pháp: xem xét diễn biến thay đổi của nguồn tiền và sử dụng tiền

trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kì nhấtđịnh giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán

Ta lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền

*Xác định diễn biến thay đổi nguồn tiền và sử dụng tiền

Việc xác định này được thực hiện bằng cách: Trước hết, chuyển toàn

bộ các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thành cột dọc Tiếp đó, so sánh

số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra sự thay đổi của mỗi khoản mục trên Bảngcân đối kế toán Mỗi sự thay đổi của từng khoản mục sẽ được xem xét vàphản ánh vào một trong hai cột sử dụng tiền hoặc diễn biến nguồn tiền theocách thức sau:

+ Sử dụng tiền sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn+ Diễn biến nguồn tiền sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tàisản

Khi tính toán diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền cần chú ý:

+ Chỉ tính toán cho các khoản mục chi tiết, không tính cho các khoảnmục tổng hợp để tránh sự bù trừ lẫn nhau

+ Đối với các khoản mục hao mòn lũy kế và các khoản trích lập dựphòng thì nếu diễn biến tăng lên chúng ta đưa vào phần diễn biến nguồn tiền

và ngược lại thì đưa vào phần diễn biến sử dụng tiền

*Lập bảng phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền

Sắp xếp các khoản liên quan đến việc sử dụng tiền và liên quan đếnviệc thay đổi nguồn tiền dưới hình thức một bảng cân đối Qua bảng này cóthể xem xét và đánh giá tổng quát: Số tiền tăng, giảm của doanh nghiệp trong

kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát sinh dẫn tới tăng

Trang 27

hay giảm tiền Trên cơ sở phân tích có thể định hướng huy động vốn cho kỳtiếp theo

Bảng 1.3:Phân tích diễn biến nguồn tiền và sử dụng tiền (ĐVT:….)

Tỷ trọng

Để đánh giá cấu trúc dòng tiền của doanh nghiệp thì hệ số tạo tiền( Hc)

là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và được xác định như sau:

Hệ số tạo tiền (Hc) = IF( dòng tiền thu về)

OF( dòng tiền chi ra)

Hxc phản ánh: bình quân mỗi đồng doanh nghiệp chi ra trong kì sẽ tạo rabao nhiêu đồng thu về Tuy nhiên doanh nghiệp cso Hc càng cao( Hc>>1)thìcân đối giữa khả năng thanh khoản, chớp cơ hội đầu tư, quan hệ thương mạicàng lớn Hc quá thấp (Hc<1)sẽ dẫn đến thâm hụt cán cân thu chi, mất an toànthanh toán, rủi ro tài chính cho doanh nghiệp

1.2.2.4 Tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Tình hình công nợ của doanh nghiệp

Mục tiêu: Thông qua phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp sẽ

đánh giá được vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng như thế nào và doanhnghiệp đã đi chiếm dụng vốn ra sao Các nhà quản lý doanh nghiệp luôn quantâm đến các khoản nợ đến hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồnthanh toán các khoản nợ này khi đến hạn

Chỉ tiêu đánh giá: hai nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của

doanh nghiệp bao gồm: _Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ: các chỉ tiêu

nợ phải thu, nợ phải trả trên bảng cân đối kế toán và được tóm tắt trên bảngphân tích quy mô công nợ

Trang 28

_ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ: Hệ sốcác khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số thu hồi nợ, kì thu hồi nợ,

hệ số hoàn trả nợ, kì trả nợ đước xác định như sau:

+ Hệ số các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp Chỉtiêu này cho biết trong tổng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu phần đượctài trợ bằng nguồn vốn đi chiếm dụng

Trang 29

Các khoản phải trả ngắn hạn bình quân

Hệ số này cho biết bình quân trong kỳ doanh nghiệp hoàn trả được baonhiêu lần vốn đi chiếm dụng trong khâu thanh toán cho các bên có liên quan

+ Thời gian chuyển hóa thành tiền:

Là khoảng thời gian kể từ lúc sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ của doanhnghiệp chuyển hóa thành tiền mặt

Thời gian bình quân chuyển hóa thành tiền= ADR + ADI – ADP

Trong đó: ADR là kỳ thu tiền trung bình

ADI là kỳ trả tiền trung bìnhADP là kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh các chỉ tiêu trên

bảng phân tích tình hình công nợ giữa cuối kì với đầu kì, các chỉ tiêu hệ sốcác khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả giữa cuối kì với đầu kì , các chỉtiêu hệ số thu hồi nợ, thời hạn thu hồi nợ bình quân giữa năm nay với nămtrước Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, thực tếcủa doanh nghiệp, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của doanh nghiệptrong kì

Tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp

Mục tiêu: Khả năng thanh toán là khả năng chuyển đổi các tài sản của

doanh nghiệp thành tiền để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp theothời hạn phù hợp Thông qua việc đánh giá thực trạng khả năng thanh toáncác khoản nợ của doanh nghiệp cho thấy được các tiềm năng cũng như nguy

Trang 30

cơ trong hoạt động huy động và hoàn trả nợ của doanh nghiệp để có các biệnpháp quản lý kịp thời.

Chỉ tiêu đánh giá: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanhnghiệp bao gồm:

+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng

thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có thể thanh toán được bao nhiêu lần

nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn hiện có Thông thường, khi hệ số này thấp(đặc biệt là khi nhỏ hơn 1) thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp là yếu

và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanhnghiệp có thể gặp phải trong việc trả nợ

+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

+ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn nữa khả năng thanh toán củadoanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời,còn gọi là hệ số vốn bằng tiền, được xác định bằng công thức sau:

Hệ số khả năng

thanh toán tức thời =

Tiền + Các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Trang 31

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằngcác khoản tiền và tương đương tiền Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi,tiền đang chuyển; các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn

về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng chuyển đổi thànhtiền trong thời hạn 3 tháng và không gặp rủi ro lớn Chủ nợ sẽ yên tâm hơnnếu chỉ tiêu này cho thấy doanh nghiệp luôn có khả năng phản ứng nhanh vàđảm bảo được hầu hết các khoản nợ ngắn hạn

+ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng

thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Số tiền lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp vàcũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ Chỉ tiêu nàycho biết lợi nhuận trước lãi vay và thuế sinh ra trong mỗi kỳ có thể đảm bảocho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huyđộng nguồn vốn nợ Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì chứng tỏ hoạt động kinhdoanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở để đảm bảo cho tình hình thanhtoán của doanh nghiệp lành mạnh Ngược lại, chỉ tiêu này càng gần 1 thì hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến chotình hình tài chính bị đe dọa Khi chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 cho thấy hoạt độngkinh doanh đang bị thua lỗ, thu nhập trong kỳ không đủ bù đắp chi phí, nếukéo dài sẽ khiến doanh nghiệp phải phá sản

Phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp so sánh để tiến hành so

sánh khả năng thanh toán giữa cuối kì với đầu kì, năm nay với năm trướchoặc so sánh với bình quân ngành Căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, căn cứvào kết quả so sánh, căn cứ vào tình hình thực tể của doanh nghiệp để đánhgiá khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp

Trang 32

1.2.2.5 Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn: thể hiện qua vòng quay toàn bộ vốn (hay

TS) Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng toàn bộ số vốn hiện cócủa DN và được xác định như sau:

Vòng quay TS

hay toàn bộ vốn =

DTT trong kỳ Tổng TS hay VKD bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này thể hiện trong 1 năm vốn của DN quay được mấy vòng hay

1 đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng DTT Hệ số này chịu ảnhhưởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình

độ quản lý sử dụng vốn của DN Tuy nhiên, nếu xem xét với trung bình ngành

mà hệ số này quá cao thì có thể VKD đã được khai thác gần hết công suất,muốn mở rộng quy mô thì việc đầu tư thêm VKD là điều tất yếu… Do vậykhi phân tích cần sử dụng để năng lực sử dụng vốn của DN cũng như tìmphương án bổ sung vốn kịp khi cần thiết

Hiệu suất sử dụng VLĐ được thể hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

• Tốc độ luân chuyển VLĐ: thể hiện qua vòng quay và kỳ luân chuyển VLĐ

- Kỳ luân chuyển VLĐ

Trang 33

Kỳ luân chuyển VLĐ = Số ngày trong kì ( 360 ngày)

Vòng quay VLĐ

Kỳ luân chuyển VLĐ thể hiện số ngày 1 vòng quay VLĐ, đây là chỉ tiêungược của vòng quay VLĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụngvốn thấp và ngược lại

-Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển

Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luânchuyển VLĐ kỳ so sánh với kỳ gốc

Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân

Tổng doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận thuần trên VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lời của VLĐ, 1 đồng vốn lưu động cóthể đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh mức sinh lờicủa VLĐ đã chịu sự tác động của cả thuế TNDN và lãi vay

Tỷ suất VLĐ sau thuế = Lợi nhuận sau thuế

VLĐ bình quân trong kì Tốc độ luân chuyển HTK:

- Số vòng quay HTK

Số vòng quay HTK = Giá vốn hàng bán

Số HTK bình quân trong kỳ

Trang 34

Thông thường, số vòng quay HTK cao so với DN trong ngành chỉ rarằng: việc tổ chức và quản lý dự trữ của DN là tốt, DN có thể rút ngắn đượcchu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào HTK Nếu hệ số này thấpthì có thể DN dự trữ quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc việc tiêu thụsản phẩm chưa tốt.Từ đó có thể làm cho dòng tiền vào của DN giảm đi và đặt

DN vào tình trạng khó khăn về mặt TC trong tương lai

- Số ngày 1 vòng quay HTK:

Số ngày 1 vòng quay HTK = 360

Số vòng quay HTK Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thể hiện qua kỳ thu tiền trung bình:

Kỳ thu tiền trung bình = Số dư bình quân các khoản phải thu

DT bán hàng bình quân 1 ngày trong kỳ

Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của DN, phảnánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của DN bắt đầu kể từ lúc xuất hàng chođến khi thu được tiền bán hàng Kỳ thu tiền trung bình của DN chủ yếu phụthuộc vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của DN Do vậy, khixem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăngtrưởng doanh thu của DN Kỳ thu tiền trung bình quá cao so với các DN trongngành cũng có thể nói lên tình trạng DN đang phải đối mặt với nợ khó đòi,vấn đề quản lý công nợ phải thu chưa tốt… Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao haythấp cũng còn phụ thuộc vào mục tiêu, chính sách của DN

*Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Số dư bình quân các khoản phải thu

Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu tốt vìdoanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu

Tình hình sử dụng VCĐ

Trang 35

-Hiệu suất sử dụng VCĐ:

Hiệu suất sử dụng

DTT trong kỳ VCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng VCĐ của DN trong kỳ,

nó cho biết mỗi đồng VCĐ bình quân tham gia vào SXKD có thể mang lạibao nhiêu đồng DTT Nói chung, hệ số này càng cao càng thể hiện được hiệuquả trong sử dụng VCĐ Tuy nhiên DTT và VCĐ bình quân đều là những chỉtiêu tổng quát do vậy khi đánh giá cần kết hợp với tình hình cụ thể của DN để

có những kết luận hợp lý

- Hệ số hao mòn TSCĐ

Hệ số hao mòn

Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá

Tổng NG TSCĐ ở thời điểm đánh giá

- Hàm lượng VCĐ: chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo

ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ( hay nói cách khác để tạo ra 1 đồng doanhthu thuần trong kỳ cần bao nhiêu đồng vốn cố định)

Hàm lượng

VCĐ = Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánhgiá trình độ sử dụng VCĐ của DN

Hiệu suất sử

dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

-Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác:

Hiệu suất sử dụng

VCĐ cà vốn dài hạn khác

= DTT trong kỳ VCĐ Và vốn dài hạn khác bình quân

Trang 36

- Bên cạnh đó, để đưa ra kết luận chính xác nhất cần quan tâm đến một

số chỉ tiêu sau:

Tỷ suất GVHB trên DTT =

GVHB DTT

Tỷ suất CPQLDN trên DTT =

CPQLDN DTT

Khi xem xét các chỉ tiêu này cần chỉ ra sự biến động tăng hay giảm cũngnhư nguyên nhân của sự tăng giảm đó để chỉ ra được thành tích, khuyết điểmtrong công tác quản lý chi phí của DN từ đó đưa ra những nhận xét góp phầnnâng cao hiệu quả SXKD

• Đánh giá khả năng sinh lời:

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn được các nhà quản trị TC quantâm Nó là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN và làcăn cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định TC trongtương lai Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu:

- Tỷ suất LNST trên doanh thu(hay hệ số lãi ròng): phản ánh mối quan

hệ giữa LNST và DTT trong kỳ của DN Nó thể hiện khi thực hiện 1 đồngdoanh thu trong kỳ, DN có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận

Tỷ suất LNST trên doanh thu

(hệ số lãi ròng) =

LNST trong kỳ Doanh thu trong kỳ

Trang 37

Nhìn chung hệ số này cao là tốt nhưng không phải nhận xét đó đúngtrong mọi trường hợp, để đánh giá chỉ tiêu này cần đặt trong một ngành cụthể, trong hoàn cảnh cụ thể, so với các kỳ trước, so sánh với các DN cùngngành.

- Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD hay tỷ suất sinh lời

kinh tế của TS (ROAE).

Tỷ suất sinh lời kinh tế

- Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này thể hiện

mỗi đồng vốn kinh doanh trong kì có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợinhuận sau khi đã trang trải lãi vay

Tỷ suất lợi nhuận trước

thuế trên vốn kinh

Lợi nhuận trước thuế trong kì

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kì

- Tỷ suất LNST trên VKD hay tỷ suất sinh lời ròng của TS (ROA):

phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST

Tỷ suất LNST trên VKD

LNST VKD hay TS bình quân trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận VCSH (ROE): Hệ số này đo lường mức lợi

nhuận thu được trên 1 đông VCSH trong kỳ:

Tỷ suất lợi nhuận VCSH

LNSTVCSH bình quân sử dụng trong kỳ

Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích DUPONT)

Trang 38

Mức sinh lời vốn chủ sở của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàngloạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp Để thấy được sựtác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụsản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp, người ta xây dựng hệ thống chỉtiêu để phân tích sự tác động đó Những mối quan hệ chủ yếu được xem xétlà:

- Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinhdoanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận Mối quan hệnày được xác lập như sau:

Lợi nhuận sau thuế

=Lợi nhuận sau thuế

xDoanh thu thuầnTổng số vốn kinh Doanh Doanh thu thuần Tổng số vốn kinh doanh Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế

= Hệ số x Vòng quay toàn trên vốn kinh doanh lãi ròng Bộ vốn

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của các yếu

tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn

ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh

Trên cơ sở đó người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để

tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh Các mối quan hệ tương

tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Có thể thiết lập các mối quan hệ sau:

Lợi nhuận sau thuế

=Lợi nhuận sau thuế

xTổng số vốn kinh doanhVốn chủ sở hữu Tổng số vốn kinh doanh Vốn chủ sở hữu

Tổng số vốn kinh doanh

Trang 39

Trong công thức trên, tỷ số được gọi là thừa số vốn chủ sở hữu và thểhiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận

= Tỷ suất lợi nhuận sau x Mức độ sử dụngvốn chủ sở hữu thuế trên vốn kinh doanh đòn bẩy tài chính

ta có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu bằng công thức sau:

Lợi nhuận sau

Lợi nhuận sauthuế

xDoanh thu thuần

xTổngVKDVốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng số vốn kinhdoanh VốnCSH

xMức độ sử dụng

vốn chủ sở hữu Lãi

ròng

toàn bộ vốn đòn bẩy tài chính

Qua công thức trên thấy rõ các yếu tố chủ yếu tác động đến tỷ suấtlợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ, từ đó giúp các nhà doanh nghiệp xác định

và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốnchủ sở hữu của doanh nghiệp

• Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bầy TC

Để đánh giá việc sử dụng đòn bẩy TC (hay chính sách huy động bằngvay nợ) của công ty trong kỳ có phát huy tác dụng tích cực hay không ta xemxét công thức dưới đây:

ROE=[BEP+ D

E(BEP−r )]x(1−t )

Trong đó:

ROE : Tỉ suất lợi nhuận VCSH

BEP : Tỉ suất sinh lời kinh tế của TS

Trang 40

D : Vốn vay r: lãi suất vay vốn

E : VCSH t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

So sánh ROAE với r để kết luận xem việc sử dụng vốn vay sẽ gia tăngđược ROE (ROAE > r),hay làm giảm sút nhanh ROE (ROAE <r) hay khôngảnh hưởng đến ROE (ROAE = r)

Kết luận: Thông qua lí luận chung về đánh giá thực trạng tài chính

doanh nghiệp cho thấy được đánh giá thực trạng tài chính là việc làm cần thiếtđối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó giúp đánh giá một cách toàn diện trên tất

cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp để thấy được thực trạng tài chính làtốt hay xấu, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nhân tốđến tình hình tài chính Từ đó đề ra những giải pháp thay đổi, khắc phục vàhoàn thiện khả năng tài chính của doanh nghiệp, cải thiện tình hình tài chíndoanh nghiệp Bên cạnh đó lí luận chung còn đưa ra các biện pháp cơ bản vàchung nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Tuy nhiên tùy từng loại hình doanh nghiệp, hay tùy thuộc vào lĩnhvực kinh doanh của doanh nghiệp mà có những biện pháp cụ thể và phù hợphơn Lí luận chung chính là căn bản, là cơ sở để tiến hàng công tác đánh giáthực trạng tài chính

Chương 2: Đánh giá thực trạng tài chính tại công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp trong thời gian qua

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp.

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển công ty cổ phần nhôm Việt Pháp.

2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty.

Tên gọi Công ty : Công ty cổ phần Nhôm Việt Pháp

- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

Ngày đăng: 20/02/2023, 06:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w