Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
469,39 KB
Nội dung
GVGD Bùi Văn Trịnh 1 Nhóm 1.4
Cần Thơ 09/2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
&
BÀI TẬP NHÓM MARKETING NÔNG NGHIỆP
GIÁ CẢ VÀ MARKETINGTRONG NÔNG
NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên
Bùi Văn Trịnh Nhóm1. 4
GVGD Bùi Văn Trịnh 2 Nhóm 1.4
LỜI MỞ ĐẦU
Trong hơn một thập kỷ qua, dưới tác động của đường lối đổi mới, nôngnghiệpnông
thôn Việt Nam dã có những chuyển biến đáng kể, nhiều tiềm năng trongnông thôn đã được
khai thác có hiệu quả, vấn đề lương thực đã được giải quyết, cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển
dịch theo xu hướng tiến bộ, sự đa dạng về sản phẩm và mô hình phát triển kinh tế xuất hiện ở
nhiều nơi. Từ một nước nghèo đói, lạc hậu Việt Nam đã vươn lên là nước xuất khẩu gạo đứng
thứ 2 trên thế giới, từng bước khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế. Tuy nhiên
để tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ của nôngnghiệp cần phải giải quyết được hàng loạt vấn
đề bất cập trong quá trình phát triển nông nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệpnôngnghiệp cho
rằng chỉ cần tập trung mọi cố gắng sản xuất nhiều sản phẩm, tăng năng suất cây trồng vật
nuôi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là chắc chắn thắng lợi. Họ không hề quan tâm đến
nhu cầu thị trường đang cần gì. Điều đó cho thấy giữa người sản xuất, các doanh nghiệpnông
nghiệp và người tiêu dùng vẫn còn một khoảng cách rất lớn. Khi người nông đân được mùa
thì giá cả thị trường giảm xuống và ngược lại, họ luôn phải đối mặt với nỗi lo được mùa mất
giá. Vì thế mà ngành nôngnghiệp nước ta cứ mãi loay hoay tìm cách giải bài toán “trồng –
chặt, chặt – trồng”. Trong khi đó, trong cơ chế thị trường muốn hoạt động có hiệu quả đòi hỏi
người sản xuất phải tìm hiểu nhu cầu thị trường thật kỹ trước khi có quyết định sản xuất sản
phẩm gì. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải có hoạt động marketing để tìm cách kết nối
hoạt động sản xuất của mình với thị trường, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hướng theo
thị trường, lấy thị trường nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm căn cứ quan trọng cho
mọi quyết định sản xuất. Chính vì thấy được sự quan trọng của giá cảvà khâu marketing
trong nôngnghiệp mà nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Giá cảvàmarketingtrong
nông nghiệp” để giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về quy luật cung - cầu và việc hình
thành giá cả, sự quan trọng của marketingtrong kinh doanh, về mối quan hệ của marketingvà
giá cả để từ đó có quyết định sản xuất và chính sách giá phù hợp. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này
qua một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mạnh của Việt Nam đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nước, đó chính là cà phê.
GVGD Bùi Văn Trịnh 3 Nhóm 1.4
CHƯƠNG 4
GIÁ CẢVÀMARKETINGTRONGNÔNGNGHIỆP
I. GIÁ CẢTRONG THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH
1.1 Đặc điểm của giá cảtrong kinh doanh nôngnghiệp
Sản phẩm nôngnghiệp luôn giữ một vai trò quan trọngtrong nền kinh tế. Nó là sản phẩm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của con người, là nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế
biến, tham gia xuất khẩu. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, giá cảnông sản ngoài những đặc điểm
chung của giá cả thị trường còn có những đặc điểm riêng chi phối đến sự lựa chọn và các
quyết định về giá của doanh nghiệpnông nghiệp.
Có nhiều cách tiếp cận để thể hiện vấn đề này, ở đây trong giới hạn kinh doanh nông
nghiệp, đề cập đến những giá cảnông sản qua hai loại hàng hóa nông sản chủ yếu là nông sản
tiêu dùng trực tiếp vànông sản tiêu dùng qua trung gian (chế biến, dịch vụ,…)
1.1.1 Đặc điểm của giá cảnông sản tiêu dùng trực tiếp
Nông sản tiêu dùng trực tiếp là nông sản tươi sống, được các doanh nghiệptiêu thụ
trực tiếp cho các tổ chức vàcá nhân cho những mục tiêu nhất định.
Gía cả của nông sản trực tiếp có biến động lớn và chứa đựng nhiều rủi ro. Điều đó có
thể do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do sản xuất nôngnghiệp có tính thời vụ, làm cho cung sản phẩm đó tập trung tại
những giai đoạn nhất định, điều này chi phối đến quan hệ cung cầu của nông sản.
- Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm nôngnghiệp chịu sự chi phối của yếu tố thời tiết. Ví
dụ: những sản phẩm thanh nhiệt được tiêu dùng nhiều vào mùa nóng, khi nhiệt độ cao. Ngược
lại khi lạnh, nhiệt độ thấp nhu cầu của sản phẩm đó giảm xuống.
- Quan hệ cung cầu của sản phẩm trực tiếp rất đa dạng và phong phú. Nó bị chi phối
bởi yếu tố tâm lý, phong tục tập quán trongtiêu dùng chẳng hạn lúc nào người mua cũng thích
hàng hóa tươi ngon đa số các bà nội trợ thích sử dụng nguyên liệu tươi ở chợ để chế biến thức
ăn.
- Các loại sản phẩm này thường trao đổi diễn ra trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo,
nhiều người mua, nhiều người bán, giá cả là giá thị trường, độ co giãn cầu theo giá giá thấp.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như tác động của tiến bộ kỹ thuật, sự xuất
hiện của những sản phẩm thay thế,…
GVGD Bùi Văn Trịnh 4 Nhóm 1.4
Đối với sản phẩm này có nhiều mức giá:
+ Giá mùa vụ (giá cả khác nhau đầu, chính, cuối vụ)
+ Giá khu vực (giá cả khác nhau giữa các khu vực)
+ Giá cả theo loại sản phẩm (giá cả khác nhau do phẩm cấp, do chất lượng sản
phẩm)
+ Thậm chí khác nhau tại từng thời điểm trong ngày…
Trên thị trường giá nông sản trực tiếp có xu hướng giảm.
1.1.2 Đặc điểm của giá cảnông sản tiêu dùng qua trung gian
Nông sản tiêu dùng qua trung gian là những sản phẩm nôngnghiệp đã được các tổ
chức trung gian làm thay đổi thuộc tính của sản phẩm hoặc bổ sung những dịch vụ cho sản
phẩm để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Giá nông sản tiêu dùng qua trung gian có những đặc điểm chủ yếu sau:
+ Có tính ổn định tương đối
+ Có xu thế tăng do tăng thêm các yếu tố dịch vụ trong khâu trung gian.
Ví dụ: Cà phê là nông sản tiêu dùng qua trung gian nên giá của cà phê cũng tương đối
ổn định. Chúng ta tham khảo Bảng giá cà phê dưới đây:
Giá cà phê trong nước
ĐVT:VND/ kg; giá FOB: USD/ tấn
TT nhân xô
Giá trung bình Thay đổi
1/9/2010 15/09/2010 21/09/2010 1/9/2010
15/09/2010
21/09/2010
ĐakLak
28,200
– 28,400
28,100 – 28,300
29,000
–
29,200
+ 100
+ 400
-
300
Lâm Đồng
28,200
– 28,400
28,100 – 28,300
29,000
–
29,200
+ 100
+ 400
-
300
Gia Lai
28,100
– 28,300
28,000 – 28,200
28,900
–
29,100
+ 100
+ 400
-
300
Đaknông
28,100
– 28,300
28,100 – 28,200
28,900
–
29,100
+ 100
+ 400
-
300
FOB ( HCM)
1,500
1,510
1,575
Tr
ừ lùi 100
Tr
ừ lùi 80
Trừ lùi 80
Tỷ giá
USD/VND
19,607 19,607
19,607
Nhìn chung giá cà phê biến động rất ít trong thời gian ngắn
GVGD Bùi Văn Trịnh 5 Nhóm 1.4
1.2 Giá cảtrong khoảng thời gian rất ngắn
Trong quá trình tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp luôn chịu chi phối từ phía thị
trường, từ các đối thủ cạnh tranh Trong hoàn cảnh đó, giá cả là công cụ đắc lực, tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp vượt qua áp lực thị trường, cũng như các đối thủ cạnh tranh. Tuy
nhiên, cũng phải nhận thấy rằng cạnh tranh về giá là cạnh tranh sống còn, sắc bén giữa các
doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh. Đặc biệt, với sản phẩm nôngnghiệp giá cả biến động
rất lớn và chứa đụng nhiều rủi ro khiến người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm khó có thể
đoán trước và quyết định giá bán chính xác.
Trong một khoảng thời gian rất ngắn thì cung sản phẩm hoàn toàn không co giãn. Đối với
loại sản phẩm này có nhiều mức giá:
- Giá mùa vụ (giá cả khác nhau đầu, chính, cuối vụ)
- Giá khu vực (giá cả khác nhau giữa các khu vực)
- Giá theo loại sản phẩm (giá cả khác nhau do phẩm cấp, do chất lượng sản phẩm)
-Thậm chí giá có sự khác nhau tại từng thời điểm trong ngày
Trên thị trường giá nông sản tiêu dùng trực tiếp có xu hướng giảm, mùa thu hoạch sản
lượng nông sản thường được cung ra thị trường đồng loạt làm cho giá sản phẩm bị giảm. Đặc
biệt, nông sản là loại sản phẩm khó tồn trữ, nếu như không dược tiêu thụ sớm sẽ bị thất thoát,
chất lượng giảm và chi phí tồn trữ tăng lên. Tuy nhiên đối với một số nông sản được tiêu dùng
qua trung gian thì giá cả có tính ổn định tương đối và có thể tăng nhờ các yếu tố dịch vụ trong
khâu trung gian. Khi sản phẩm được tiêu thụ hết trong một khoảng thời gian rất ngắn và nhu
cầu về sản phẩm đó còn cao thì những hàng được tồn trữ sẽ đạt được mức giá cao. Từ đó,
cung và cầu trở nên co giãn nhiều hơn nhờ vào khả năng tồn trữ.
Với muc tiêu tăng tối đa mức tiêu thụ, một số doanh nghiệp tin rằng khối lượng tiêu thụ
càng lớn thì chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm càng thấp và lợi nhuận lâu dài càng cao.
Với quan điểm này các doanh nghiệp thường ấn định mức giá thấp với hi vọng mở rộng thị
trường và tăng khối lượng tiêu thụ. Theo mục tiêu này các doanh nghiệp chấp nhận lợi nhuận
trên một đơn vị sản phẩm thấp nhưng tổng lợi nhuận và lâu dài lợi nhuận sẽ cao hơn do bán
được nhiều hàng. Tuy nhiên việc định giá thấp chỉ diễn ra trong những điều kiện: thị trường
rất nhạy cảm với giá, giá thấp kích thích thị trường, tăng trưởng, giá thấp phải đi liền với tiết
kiệm chi phí sản xuất và lưu thong đồng thời với việc tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất
kinh doanh.
GVGD Bùi Văn Trịnh 6 Nhóm 1.4
1.3 Ngắn hạn
Ngắn hạn là khoảng thời gian mà một hoặc nhiều nhân tố sản xuất là cố định về số lượng
và không thể thay đổi. Trong một nền kinh tế động các nhân tố ảnh hưởng đến cung và cầu
cũng thay đổi. Do đó giá cả cân bằng thay đổi theo thời gian. Khi thu nhập thay đổi làm dịch
chuyển đường cầu,trong đó giá cả đầu vào làm dịch chuyển đường cung.
Cà phê là một mặt hàng có giá biến động rất lớn trên thị ttrường thế giới. Việc biến động
của giá do tác động của nhiều nguyên nhân nhưng trong đó chủ yếu do tác động của quan hệ
cung - cầu. Khi cung vì một lí do nào đó đáp ứng không đủ cầu thì giá lập tức lên cao . Ngược
lại khi cung dư thừa thì giá bị kéo xuống thảm hại. Năm 2001 giá cà phê xuống đến mức thấp
nhất trong vòng 40 năm. Năm 1999 giá cà phê Robusta vẫn khá cao,1300USD/tấn ;nhưng đến
tháng 1-2000 đã giảm xuống còn 948USD/tấn ; đến tháng 12-2000 chỉ còn 638USD/tấn và
trong năm 2001 chỉ còn 500USD/tấn. Tương tự giá cà phê Arabica ở mức 2000USD/tấn năm
2000 giảm xuống còn xấp xỉ 1000USD/tấn vào năm 2001.Do sản xuất tăng dẫn đến tình trạng
cung vượt cầu . Trong lúc đó tăng trưởng kinh tế của các nước nhập khẩu cà phê chính như
Mỹ, Đức, Italia và Nhật Bản vẫn ở mức thấp làm cho nhu cầu tiêu dùng cà phê thế giới tăng
chậm, chỉ vào khoảng 0,96%/năm. Trong khi đó lượng sản xuất của năm 2001 tăng 5,2% và
lượng giao dịch tăng 1,1% so với năm 2000.
Trong những năm gần đây, tiêu thụ cà phê trên thị trường thế giới liên tục tăng. Trong
giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2008, nhu cầu cà phê từ các thị trường truyền thống như Bắc
Mỹ và châu Âu đã tăng 0,9% lên 68,6 triệu bao, trong khi đó tiêu thụ tại các nước sản xuất
tăng 3,8% lên 35,9 triệu bao. Nhu cầu đặc biệt tăng nhanh tại các nền kinh tế đang nổi, tới
5,5%.Hiện tiêu thụ tại những nước sản xuất cà phê chiếm 26% tổng tiêu thụ cà phê toàn cầu,
tiêu thụ tại các nền kinh tế đang nổi chiếm 18%. Sản lượng cà phê của Việt Nam hiện chiếm
gần 15% tổng sản lượng toàn cầu, là nhà sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế
giới.Trong năm 2009, nguồn cung Arabica yếu cộng với sự suy yếu của đồng USD đã khiến
loại cà phê này tăng giá tới 25% Nguồn cung yếu hơn trong khi triển vọng nhu
cầu cà phê thế giới sẽ tăng bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu chưa chấm dứt
hoàn toàn sẽ hỗ trợ cho giá, đặc biệt là loại Arabica. Nguồn cung thiếu sẽ đẩy giá cà phê lên
cao.
Trong khi đó nỗi lo dư cung lại khiến cà phê Robusta mất 9% giá trị người dân lo ngại về
giá cà phê xuống thấp, nên không còn tâm lý giữ hàng. Lượng hàng bán ra càng nhiều thì làm
cho giá sẽ giảm. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến đà tụt giảm giá cà phê là trong một thời
điểm ngắn thị trường bán ra quá nhiều dẫn đến tình trạng cung vượt cầu.
GVGD Bùi Văn Trịnh 7 Nhóm 1.4
Để khắc phục phần nào tình trạng trên các nước sản xuất cà phê đã có nhiều cố gắng
nhằm giảm thiểu biến động bất lợi của giá cà phê thế giới .
2. MARKETINGTRONG KINH DOANH NÔNGNGHIỆP
2.1 Khái niệm:
Khoản chênh lệch marketing có thể được định nghĩa theo các cách sau:
(a*) Khoản chênh lệch marketing là khoản chênh lệch giữa giá người tiêu dùng cho sản
phẩm và giá người sản xuất nhận được khi bán sản phẩm.
(b*) Khoản chênh lệch marketing là giá của một tổ hợp các dịch vụ marketing được xác
định bởi cung và cầu của dịch vụ đó.
Trong chương trình này ta chỉ quan tâm đến định nghĩa (a*): Khoản chênh lệch marketing
là khoản chênh lệch giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phát sinh đối với một số sản phẩm
nào đó.
2.2 Những đặc điểm chủ yếu của Marketingnôngnghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều ngánh sản xuất
khác. Những nét đặc thù của sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp tạo nên những đặc
điểm riêng của Marketingnông nghiệp.
2.2.1 Sản phẩm của ngành nôngnghiệp phần lớn là sản phẩm đáp ứng nhu cầu
cơ bản của con người trong đó chủ yếu là lương thực thực phẩm
Đặc điểm này dẫn đến một thực tế là cầu về lương thực thực phẩm là vô cùng đa
dạng, phong phú có xu hướng biến động từ số lượng sang chất lượng, từ sản phẩm tiêu dùng
trực tiếp sang sản phẩm chế biến, từ sản phẩm vật chất sang đi kèm các yếu tố dịch vụ… Tùy
theo trình độ phát triển của đời sống mà nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm rất khác
nhau, mặt khác, do phần lớn là nhu cầu cơ bản nên ít co giãn theo giá cả. Thị trường cung cầu
về lương thực thực phẩm phần lớn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
Trong điều kiện như vậy, để nâng cao cạnh tranh, hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp cần hết sức coi trọng nắm bắt xu thế biến động của nhu cầu tìm mọi cách thõa mãn
nhu cầu mới, hết sức coi trọng việc tạo ra sự khác biệt về sản phẩm, chất lượng sản phẩm và
chất lượng dịch vụ liên quan làm phong phú da dạng sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn nhu
cầu của nhiều nhóm khách hàng khác nhau.
2.2.2 Sản phẩm nôngnghiệp là những sản phẩm tự nhiên hoặc có nguồn gốc tự
nhiên, có những tố chất cần cho sự sống và sức khỏe của con người. Mỗi sản phẩm có
mùi, vị, màu sắc đặc trưng. Việc tiêu dùng thường hình thành thói quen của con người.
GVGD Bùi Văn Trịnh 8 Nhóm 1.4
Đặc điểm này đòi hỏi Marketingnôngnghiệp phải chú ý:
- Dù là sản phẩm tiêu dùng trực tiếp hay sản phẩm qua chế biến phải đảm bảo những
yếu tố về dinh dưỡng và độ an toàn cho người sử dụng.
- Vì là sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên nên trong quá trình chế biến có thể bổ sung
thêm một số đặc điểm khác về mùi, vị, màu sắc nhưng không được làm thay đổi bản chất tự
nhiên của sản phẩm.
- Để đảm bảo thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với một sản phẩm cụ thể, đòi
hỏi các nhà cung ứng phải đảm bảo duy trì các chất lượng đặc trưng của sản phẩm. Đây là vấn
đề hết sức khó trong thực tế nhưng lại là bí quyết thành công của nhiều nhà kinh doanh về
lương thực thực phẩm.
- Sản phẩm lương thực thực phẩm, đa phần thường dễ hư hỏng vì vậy cần phải có hệ
thống vận tải chuyên dùng, kho tàng bảo quản và công nghệ chế biến phù hợp và cẩn công
khai thời hạn sử dụng để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
2.2.3 Việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm nôngnghiệp có tính thời vụ và địa
phương khá cao.
Đặc điểm này dẫn đến một thực tế cung - cầu sản phẩm nôngnghiệp nhiều lúc không
gặp nhau gây bất lợi cho cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy, Marketing đòi hỏi:
- Các nhà sản xuất phải tìm cách kéo dài mùa vụ bằng cơ cấu giống cây, con hợp lý,
bằng sản xuất trái vụ và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm khắc phục tính thời vụ.
- Các nhà trung gian phải có phương tiện và kế hoạch dự trữ, chế biến và bảo quản
sản phẩm.
- Các nhà phân phối phải mở rộng thị trường đưa sản phẩm từ nơi thừa đến nơi thiếu
thực hiện tốt việc sản xuất và cung ứng các sản phẩm có tính địa phương và đặc sản.
2.2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh nôngnghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện
tự nhiên
Đặc điểm này đòi hỏi Marketingnôngnghiệp phải có phương án chống rủi ro bằng
cách mở rộng phạm vi kinh doanh, mở rộng thị trường và đặc biệt gắn kết với hoạt động bảo
hiểm, trước hết đối với những mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp.
2.2.5 Một bộ phận của sản phẩm nôngnghiệp được sản xuất vàtiêu dùng làm
giống cây trồngvà giống gia súc, làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến.
Đặc điểm này đòi hỏi phải có chiến lược riêng và thường được Nhà nước quản lý
giám sát chặt chẽ vì đó là những sản phẩm tư liệu sản xuất đặc biệt của nông nghiệp. Bộ phận
sản phẩm nôngnghiệp làm tư liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến phải phù hợp với yêu
GVGD Bùi Văn Trịnh 9 Nhóm 1.4
Lượng cung cấp
Giá c
ả
cầu kỹ thuật của công nghiệp chế biến và những đòi hỏi khắt khe về số lượng, chất lượng của
nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến từng loại sản phẩm.
2.3. Cung trongnôngnghiệp
2.3.1 Đặc điểm của cung nông sản:
Nông sản hàng hóa được sản xuất từ nôngnghiệp do vậy cung nông sản hàng hóa có
những đặc điểm khác biệt so với ngành khác là:
- Cung nông sản hàng hóa không đáp ứng tức thời (cung chậm hay cung nhanh).Điều
này trong thực tiễn thường xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng
hóa nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì cần phải trải qua quá trình sản xuất
với chu kì tự nhiên của sinh vật. Ngược lại khi thị trường không có nhu cầu về môt nông sản
nào đó thì các nhà sản xuất không thể kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn
đến tình trạng cung cầu nông sản không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả
thường xuyên trên thị trường.
- Cung nông sản hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nông sản
hàng hóa trước hết là sản vật tự nhiên phải chịu sự chi phối rất nhiều của các qui luật tự nhiên
khách quan. Như con người phải cần thời gian nhiều mới tạo ra giống cây trồng có năng suất
và chất lượng mới.
- Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác định chính
xác. Điều này là do sản xuất nông sản thường diễn ra trên qui mô rộng lớn lại rất phân tán nhỏ
lẻ ở nhiều vùng, khu vực. Hơn nữa kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết
khí hậu, tâm lý, và quyết định của từng nhà sản xuất. Vì vậy, khi quyết định sản xuất sản
phẩm nào đó, các cơ sở sản xuất kinh doanh nôngnghiệp rất khó dự đoán được lượng cung
của sản phẩm đưa ra thị trường.
- Cung nông sản hàng hóa có tính thời vụ, ít đàn hồi so với giá, cung của loại sản
phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản xuất
nông nghiệp, và đặc điểm tiêu dung sản phẩm quyết định. Điều đó cũng gây không ít khó
khăn cho hoạt đông Marketingnông nghiệp.
2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng
đến cung trongnông sản
- Điều kiện tự nhiên: sản
phẩm nôngnghiệp chịu ảnh hưởng
trực tiếp bởi điều kiện khí hậu thời
GVGD Bùi Văn Trịnh 10 Nhóm 1.4
tiết. Sự khan hiếm các loại nông sản thường xuất hiện lúc cuối vụ. Trái lai, lúc chính vụ sản
phẩm lại dư thừa. Những năm thời tiết thuận lợi thì sản phẩm cung cấp nhiều và ngược lại
những năm thiên tai lũ lụt, dịch bệnh thì cung bị thu hẹp đáng kể. Chính điều này gây nên
những bất cặp cho nhà sản xuất lẫn người tiêu dùng.
- Trình độ khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất, qui mô nguồn
lực sản xuất, trình độ chuyên môn hóa, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật vào các vùng, các cơ sở sản
xuất kinh doanh nông nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản hàng hóa.
- Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ, các cơ sở hạ tầng, các quan hệ
hợp tác giữa các tác nhân tham gia vào dây truyền Marketingnông nghiệp.
- Sức mua của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh đối với người sản xuất và nhà
trung gian. Mức độ cạnh tranh trên thị trường và năng lực cạnh tranh các danh nghiệp tham
gia vào quá trình cung ứng sản phẩm nông nghiệp.
2.3.3 Các dạng đường cung trongmarketingnôngnghiệp
Khái quát đường cung
Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể thể hiện thông qua đường cong cung ứng
(hay đường cung). Đây là một đường dốc lên phía phải trong một hệ trục tọa độ với trục tung
là các mức giá cảvà trục hoành là các lượng cung cấp. Khi giá cả tăng lên, nhà sản xuất sẽ
tăng lượng cung hàng hóa (sản lượng). Như hình vẽ cho thấy, sự thay đổi này diễn ra dọc theo
đường cung. Kinh tế học gọi đó là sự dịch chuyển dọc theo đường cung.
Mức độ nhạy cảm trong thay đổi của lượng cung khi giá cả thay đổi gọi là độ co dãn
của cung theo giá cả. Đây chính là độ dốc của đường cung. Độ co dãn càng lớn thì độ dốc của
đường cung càng nhỏ.
Hình bên dưới thể hiện việc cung ứng sản phẩm. Đường cung sản phẩm của nông trại
là đường cung ban đầu vì mọi loại lương thực thực phẩm đều do nông trại cung cấp. Đường
cung phát sinh là đường ở các thị trường tiêu thụ. Nó bằng với đường cung ban đầu cộng thêm
khoản chênh lệch thị trường.
P
0
Hình 2.1: Đường cung phát sinh và đường cầu ban đầu
Q
o
Q
1
C
D
Q
B
P
f
’
P
r
P
f
P
r
’
Cung phát sinh
Cung ban đầu
[...]...2.4 Cầu trongnôngnghiệp 2.4.1 Đặc điểm về cầu trong thị trường nông sản hàng hoá Cầu nông sản hàng hoá là khối lượng sản phẩm nông nghiệp mà khách hàng cần mua vàtiêu dùng một thời gian nhất định với giá cả nhất định Cầu nông sản hàng hoá có đặc điểm như sau: - Cầu nông sản hàng hoá rất đa dạng, có tính liên tục và luôn thay đổi theo thời gian, tính đa dạng của cầu và cơ chế cầu nông sản hàng... cầu và giá cả theo thời vụ Sự hình thành giá cả theo thời vụ Ngành nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất có nhiều đặc điểm riêng, trong đó tính thời vụ khá cao là nét đặc trưng nhất Tính thời vụ của sản xuất nôngnghiệp thể hiện rõ ở sự biến động của giá cả thị trường theo thời vụ, đặc biệt là tính không ổn định của giá cả thị trường đầu ra ở đây, việc phân tích thị trường nông nghiệp tập trung vào... tay doanh nghiệp một cách nhanh chóng không để người nông dân bị ép giá và doanh nghiệp bị tổn thất TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách tham khảo GVGD Bùi Văn Trịnh 32 Nhóm 1.4 1 Bùi Văn Trịnh, Bài giảng marketingnông nghiệp, Đại học Cần Thơ, 2010 2 Nguyễn Văn Tặng, Công nghệ sản xuất chè, cà phê, ca cao, Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010 3 Nguyễn Văn Ngự, Giáo trình Marketingnông nghiệp, Đại học nôngnghiệp Hà... nhiều hình thức kinh doanh trongnôngnghiệp như: kinh tế hộ, trang trại hợp tác xã và gần đây là sự tham gia của các công ty hay doanh nghiệp vào lĩnh vực này Một thực tế là Việt Nam có nhiều thế mạnh về các sản phẩm nôngnghiệp nhưng lại không biết cách biến thế mạnh đó thành “tiền”, tức là chưa biết kinh doanh có hiệu quả và làm giàu cho người nông dân Đặt biệt là khâu marketing cho sản phẩm Một... xuất vàtiêu dùng hàng nông sản, thị trường nôngnghiệp là thị trường đa cấp Do vậy, trọng tâm phân tích thị trường nôngnghiệp là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường Để đáp ứng những đòi hỏi của thị trường về mỗi loại nông sản, các chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định Những chi phí này được GVGD Bùi Văn Trịnh 22 Nhóm 1.4 phản ánh vào giá cả. .. tăng lên Trong mỗi dây chuyền của hệ thống thị trường, mỗi đoạn mắt xích của dây chuyền lại làm tăng giá trị cho sản phẩm ở mắt xích tiếp theo Đến lượt nông dân thì làm tăng giá trị các yếu tố đầu vào mà họ mua về Như vậy, giá cả mà nông dân chấp nhận cùng với lượng sản phẩm bán ra của họ phụ thuộc rất nhiều vào kết qủa hoạt động của các doanh nghiệp đứng trước và sau họ trong dây chuyền marketing. .. nông dân, nhà doanh nghiệp, tiếp thị, các ngân hàng và các cơ quan hữu trách của nhà nước Nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam đã có thương hiệu như bưởi long Cổ Cò, cam sành Cái Bè, xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, thanh long Chợ Gạo, xơ ri Gò Công, sầu riêng ngũ Hiệp, bưởi năm Roi….đang và sẽ chiếm được tình cảm của người tiêu dùng trongvà ngoài nước 2.3 Có chiến lược giá và marketing. .. cà phê Pr và giá ở nông trại Pf, với lượng cà phê được tiêu thụ là Q0 - Nếu cà phê được tiêu thụ một lượng là Q1 thì khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ cà phê Pr' và giá ở nông trại Pf' là khoản cách BD 2.5 Tác động của việc thay đổi khoản chênh lệch marketing đến giá nông sản và giá bán lẻ Như đã đề cập ở phần trên thì khoản chênh lệch giữa giá bán lẻ và giá nông trại là khoản chênh lệch marketing (MM)... Hình 3.1: Các hàm ban đầu và hàm phái sinh, các độ cận biên thị trường nông sản Đường cong cầu phái sinh hoàn toàn co dãn với giá, bằng hiệu số không đổi giữa đường cầu ban đầu và đường cầu phái sinh Giá này phản ánh giá các dịch vụ và do đó bằng chênh lệch giá giữa giá lẻ và giá ở nông trại Có thể coi lượng cung của nông trại đối với nông sản thô là đường cung ban đầu về nông sản đó Còn có hàm cung... Bởi vì cả hai đường cầu và cung có cùng độ dốc, nên mức tăng giá lẻ từ Pr lên P'r phải bằng mức tăng giá ở nông trại từ Pf lên P'f Như vậy, nếu độ cận biên thị trường coi như cố định trong thời gian ngắn, chúng ta có thể chỉ ra hậu quả của sự chuyển dịch đường cong cung và cầu đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng, do đó đánh giá được những biến động về lượng hàng, giá cả, doanh thu và chi phí . giá cả và khâu marketing trong nông nghiệp mà nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Giá cả và marketing trong nông nghiệp để giúp người đọc có cái nhìn cụ thể hơn về quy luật cung - cầu và. doanh nghiệp nông nghiệp. Có nhiều cách tiếp cận để thể hiện vấn đề này, ở đây trong giới hạn kinh doanh nông nghiệp, đề cập đến những giá cả nông sản qua hai loại hàng hóa nông sản chủ yếu là nông. tranh các danh nghiệp tham gia vào quá trình cung ứng sản phẩm nông nghiệp. 2.3.3 Các dạng đường cung trong marketing nông nghiệp Khái quát đường cung Quan hệ giữa lượng cung và giá cả có thể