incoterm ppt

33 982 0
incoterm ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH KHOA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TIỂU LUẬN INCOTERMS (QUY TẮC THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ) GV hướng dẫn: TS Lê Phan Thị Diệu Thảo Nhóm 3 - Lớp T01_K25 Hoàng Thị Cúc 030125090127 Thái Phương Hiền 030125090195 Nguyễn Thị Thanh Huyền 030124080386 Trịnh Hoàng Luân 030125090442 Nguyễn Hồng Quân 030125090677 Nguyễn Tường Thanh 030124080821 Nguyễn Lê Ngọc Trinh 030125090922 Huỳnh Quốc Long Vinh 030125091049 Tp. Hồ Chí Minh 9/2012 Lời mở đầu Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hoá được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, đồng Nhóm 3_T01_K25 thời nếu hợp đồng mua bán hàng hoá không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên. Từ nhu cầu đó, rất cần có một quy chuẩn để tránh những mẫu thuẫn, hạn chế rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên, Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã ban hành các điều khoản thương mại quốc tế - Incoterms. Mặc dù chỉ là thông lệ quốc tế nhưng từ khi ra đời cho tới nay, incoterms trở thành điều kiện không thể thiếu trong đa số các hợp đồng thương mại. Trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung, Incoterms 2010 là bộ quy tắc cập nhật mới nhất, đảm bảo cả quyền lợi của bên nhập khẩu lẫn bên xuất khẩu và đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2011 kế thừa và hoàn thiện hơn cũng như tăng cường tính chặt chẽ trong các hợp đồng thương mại. Vì thế, bài tiểu luận tập trung vào: - Sơ lược về hình thành và phát triển của Incoterms - Phân tích tính mới mẻ, hoàn thiện hơn trong Incoterms 2010 - Việc các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới hiện nay áp dụng Incoterms như thế nào? - Hạn chế trong khi áp dụng Incoterms và các đề xuất để các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng hiệu quả nhất. Trang 2 / 33 Nhóm 3_T01_K25 Danh mục bảng biểu và các từ viết tắt Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện chi phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua Bảng 3.1 Bảng so sánh điểm giống nhau giữa Incoterms 2000 và 2010 ICC International Champer of Commerce EXW Ex Works (Giao tại xưởng) FCA Free Carrier (Giao cho người chuyên chở) FAS Free alongside Ship (Giao dọc mạn tàu) FOB Free on Board (Giao lên tàu) CPT Carriage paid to (Cước phí trả tới) CIP Carriage and insurance paid to (Cước phí và bảo hiểm trả tới) CFR Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí) CIF Cost, insurance and freight (Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí) DAT Delivered at terminal (Giao tại bến) DAP Delivered at Place (Giao tại nơi đến) DDP Delivered Duty paid (Giao hàng đã nộp thuế) L/C Letter of Credit THC Terminal Handling Charge Trang 3 / 33 Nhóm 3_T01_K25 Mục lục Trang 4 / 33 Nhóm 3_T01_K25 I. TỔNG QUAN VỀ INCOTERMS. 1. Khái niệm Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc tế được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterms quy định những quy tắc có liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua) trong một hoạt động thương mại quốc tế. 2. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms Việc bán, thanh toán tiền hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho người mua nước ngoài chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với thương mại trong nước. Để giảm bớt những khó khăn trong việc hiểu những quy định của các nước, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã soạn thảo ra Incoterms (International Commerce Terms). Năm 1936, phòng Thương mại quốc tế ICC – International Champer of Commerce tại Paris đã phát hành Incoterms quy định quốc tế, để giải thích các điều kiện thương mại để giải quyết những vấn đề tồn tại, do những bất đồng giữa luật địa phương và những điều cốt yếu trong ngoại thương gây ra, cũng để quy chuẩn nhiều cách hiểu cho một thuật ngữ. Ngoài ra, Incoterms nhằm thống nhất tập quán thương mại quốc tế, tránh được những vụ tranh chấp và kiện tụng làm lãng phí thời gian và của cải của con người và xã hội. Từ đó đến nay, Incoterms đã được sửa đổi và bổ sung bảy lần vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, 2000 và năm 2010 nhằm phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Incoterms ra đời lần sau hoàn thiện hơn lần trước, nhưng không phủ định lần trước. Incoterms được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, quy định các điều khoản về giao nhận hàng hoá, trách nhiệm của các bên mua, bán về thanh toán tiền vận tải, chi phí hải quan, bảo hiểm hàng hoá, tổn thất và rủi ro trong quá trình vận chuyển, thời điểm chuyển giao trách nhiệm về hàng hoá. Trang 5 / 33 Nhóm 3_T01_K25 - Incoterms 1980 Gồm 14 điều kiện: Ex Works; Free Carrier; Free on Rail/Free on Truck; Fob Airport; Free alongside Ship; Free on Board; Cost and Freight; Cost, insurance and freight; Freight Carriage paid to; Freight Carriage and insurance paid to; Ex Ship; Ex Quay; Delivered at frontier; Delivered Duty paid. - Incoterms 1990 Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. - Incoterms 2000 Gồm 13 điều kiện: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT; CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. - Incoterms 2010 Gồm 11 điều kiện : EXW; FCA; CPT; CIP; DAT; DAP; DDP; FAS; FOB; CFR; CIF. 3. Vai trò của Incoterm Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936, chuẩn mực về hợp đồng mang tính toàn cầu này thường xuyên được cập nhật để bắt kịp với nhịp độ phát triển của thương mại quốc tế. Incoterms 2010 có tính đến sự xuất hiện ngày càng nhiều khu vực miễn thủ tục hải quan, việc sử dụng thông tin liên lạc bằng điện tử trong kinh doanh ngày càng tăng, mối quan tâm cao về an ninh trong lưu chuyển hàng hoá và cả những thay đổi về tập quán vận tải. Incoterms 2010 cập nhật và gom những điều kiện “giao hàng tại nơi đến”, giảm số điều kiện thương mại từ 13 xuống 11, trình bày nội dung một cách đơn giản và rõ ràng hơn. Incoterms 2010 cũng là bản điều kiện thương mại đầu tiên đề cập tới cả người mua và người bán một cách hoàn toàn bình đẳng. Incoterms được tạo ra với mục đích mở rộng các nơi diễn ra những thỏa thuận về chi phí, về rủi ro tiềm ẩn trong việc lưu kho hàng hóa sản phẩm công nghiệp và vận tải, cũng như thỏa thuận về chi phí lập và sở hữu các chứng từ liên quan. Từ đó, có thể nhận thấy 5 vai trò quan trọng của Incoterm như sau: a) Incoterms là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới. Trang 6 / 33 Nhóm 3_T01_K25 b) Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương. c) Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương. d) Là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa. e) Là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương. Trang 7 / 33 Nhóm 3_T01_K25 II. CÁC ĐIỀU KIỆN INCOTERMS 2010 1. Giải thích một số thuật ngữ + Người chuyên chở (carrier): là người được ký hợp đồng vận tải với người bán/người mua. + Thủ tục Hải quan: bao gồm những công việc như xuất trình chứng từ, kiểm tra an ninh, cung cấp thông tin và xuất trình hàng hóa để kiểm tra theo yêu cầu của HQ. + Giao hàng (delivery): là địa điểm rủi ro và tổn thất về hàng hóa được di chuyển từ người bán sang người mua. + Delivery documents: là chứng từ chứng minh cho việc giao hàng, có thể là chứng từ gốc hoặc điện tử, có thể là một biên lai. + Electronic record/procedure: là một hay nhiều thông điệp điện tử, tương đương với chứng từ truyền thống. + Packing: Chỉ bao gồm việc đóng gói theo yêu cầu của HĐ mua bán hoặc vận chuyển 2. Các điều kiện Incoterm Incoterms 2010 có 11 điều kiện và có thể chia thành 4 nhóm:  Nhóm E: EXW (Giao tại xưởng)  Nhóm F: FCA (Giao cho người chuyên chở), FAS (Giao dọc mạn tàu), FOB (Giao lên tàu)  Nhóm C: CFR(Tiền hàng và cước phí), CIF(Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí), CPT (Cước phí trả tới), CIP (Cước phí và bảo hiểm trả tới).  Nhóm D: DAT (Giao tại bến), DAP (Giao tại nơi đến), DDP (Giao hàng đã nộp thuế). Trang 8 / 33 Nhóm 3_T01_K25 Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện chi phí và rủi ro giữa bên bán và bên mua 2.1. EXW (Giao tại xưởng): Quy định người mua sẽ chịu toàn bộ phí tổn và rủi ro trong việc đưa hàng từ đầu người bán đến điểm cuối cùng. Người bán có trách nhiệm đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi giao hàng (xưởng, nhà máy, nhà kho). Điều kiện này phù hợp với thương mại nội địa, và thể hiện trách nhiệm tối thiểu của người bán. Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc xếp hàng, mặc dù trên thực tế người bán có điều kiện hơn để thực hiện công việc này. Người bán chỉ có nghĩa vụ hỗ trợ người mua khi có yêu cầu thực hiện thông quan xuất khẩu chứ không có nghĩa vụ làm thủ tục hải quan. Như vậy người mua Trang 9 / 33 Nhóm 3_T01_K25 không nên sử dụng EXW khi không thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm thủ tục xuất khẩu. Người mua có nghĩa vụ rất hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho người bán liên quan đến xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, người bán vẫn cần có một số thông tin như để tính thuế hoặc lập báo cáo. Cả người bán và người mua đều không có nghĩa vụ đối với nhau về việc ký kết hợp đồng vận tải và hợp đồng bảo hiểm. Như vậy, người bán nên sử dụng điều kiện này khi muốn bán hàng mà không phải làm thủ tục gì. 2.2. FCA (Giao cho người chuyên chở): Quy định người bán có nghĩa vụ giao hàng, làm thủ tục xuất khẩu cho đến tận khi giao cho nhà chuyên chở hoặc một người khác được chỉ định bởi người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại địa điểm đã được chỉ định, trong thời hạn thống nhất. Rủi ro được chuyển cho người mua tại địa điểm giao hàng, do đó các bên cần phải quy định rõ địa điểm tại nơi được chọn để giao hàng. Nếu người mua không chỉ rõ địa điểm giao hàng chính xác, người bán sẽ chọn trong những điểm hoặc địa điểm nơi mà nhà chuyên chở sẽ nhận hàng. Khi người bán được yêu cầu hỗ trợ tìm và ký hợp đồng với nhà chuyên chở, trách nhiệm rủi ro và phí tổn người mua sẽ phải gánh chịu. Người bán không phải chịu trách nhiệm vận chuyển. Điều kiện này có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia, phù hợp với cả thương mại nội địa và thương mại quốc tế. Nếu các bên định giao hàng tại cơ sở của người bán thì nên quy định địa chỉ cơ sở của người bán là nơi giao hàng và lúc này người bán chịu trách nhiệm bốc dỡ hàng. Nếu các bên có ý định giao hàng tại một địa điểm khác thì các bên phải chỉ ra địa điểm giao hàng khác đó, lúc này người bán không chịu trách nhiệm bốc hàng, kể cả dỡ hàng mà chỉ giao hàng cho người vận chuyển trên phương tiện vận tải của người bán. Trang 10 / 33 [...]... trong hợp đồng thương mại, Incoterms nội địa và quốc tế Trang 32 / 33 Nhóm 3_T01_K25 Danh mục các tài liệu tham khảo: 1, PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thảo,”Nghiệp vụ Thanh Toán Quốc Tế” “Incoterms 2010” 2, ThS Nguyễn Trung Đông, “GIỚI THIỆU MỘT SỐ THAY ĐỔI CHÍNH CỦA INCOTERMS 2012 VỚI INCOTERMS 2000” 3, ICC- Incoterms 2010 Các trang web: 1, http://factoryknowledges.blogspot.com/2009/12/incoterms-international-... http://xuatnhapkhauvietnam.com/incoterms-2010.html 3, http://dhngoaithuong.vangxa.com/blog/incoterms-2010-blog/nhung-rui-ro- thuong-gap-trong-thanh-toan-quoc-te-doi-voi-nha-nhap-khau 4,http://dhngoaithuong.vangxa.com/blog/incoterms-2010-blog/tong-quan-veincoterms-2010 5, http://dhngoaithuong.vangxa.com/blog/incoterms-2010-blog/thuong-mai- quoc-te-het-suc-than-trong-voi-cac-dieu-khoan-moi-cua-incoterms-2010 Trang...  Phạm vi áp dụng Incoterm 2010 Incoterms 2010 có thể được áp dụng cho cả thương mại trong nước và thương mại quốc tế Trang 23 / 33 Nhóm 3_T01_K25 IV THỰC TRẠNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 1 Sơ lược về thực trạng sử dụng Incoterms Theo khảo sát gần đây tại Việt Nam, đa số các hợp đồng thương mại vẫn còn sử dụng các điều khoản của Incoterm 2000, lý do là vì: • Trong một thời gian ngắn khi Incoterm 2010 ra đời... phí tắc nghẽn cảng, ) trong giao nhận hàng hóa XNK, người làm xuất nhập khẩu cần am hiểu Incoterms 2010 và những vấn đề cần lưu ý khi lựa chọn điều khoản giao nhận Incoterms VI KẾT LUẬN Hiện nay, Incoterms đã thực sự trở thành cơ sở cho các hợp đồng thương mại quốc tế cho dù đó chỉ là các quy tắc thương mại Áp dụng Incoterms giúp bảo vệ quyền lợi của các thương nhân, hạn chế được rủi ro và tránh được... liên quan đến điều khoản CIP và CIF, theo đó người bán phải mua bảo hiểm cho người mua Theo Incoterms 2000, tại các mục A10/B10 người bán chỉ phải tuân thủ theo đúng nghĩa vụ được quy định trong Incoterms mà không tính đến sự thay đổi của bộ điều khoản bảo hiểm mới ra đời sau khi Incoterms 2000 được ban hành Do đó, Incoterms 2010 đưa ra nghĩa vụ về hợp đồng vận tải và bảo hiểm trong các mục A3/B3, quy... 3_T01_K25 V HẠN CHẾ VÀ CÁC LỖI TRONG THỰC TIỄN ỨNG DỤNG INCOTERMS Incoterms 2010 đã đi vào thực tiễn của các bản Hợp đồng mua bán (ngoại thương & thủy nội địa) Trong thực tiễn ứng dụng bộ quy tắc này có thể thấy nhiều lỗi của người làm xuất nhập khẩu mà xuất phát chính từ việc chưa am hiểu Incoterms 2010  Các lỗi chủ yếu của người làm nhập khẩu khi ứng dụng Incoterms 2010  Điều khoản giao hàng không phù... nhập khẩu vẫn còn e ngại, chưa tin tưởng lắm khi sử dụng các điều khoản đó • Do tập quán thói quen, họ đã sử dụng các điều khoản của Incoterms 2000 trong một thời gian khá dài nên trong nhất thời họ khó chuyển qua việc sử dụng các điều khoản trong Incoterms 2010 được Incoterms ra đời nhằm phản ánh và đáp ứng được những thông lệ và xu hướng thương mại trên thế giới, phản ánh sự mở rộng của các khu vực... thương mại quốc tế Vì vậy, mỗi bản Incoterms ra đời sau luôn gắn chặt với bản trước đó Sau khi gia nhập WTO vào năm 2006, Việt Nam chúng ta ngày một tiếp cận với bản sắc dân tộc, văn hóa, cũng như trình độ kĩ thuật tiến tiên của nước bạn, để tiếp cận dễ dàng hơn chúng ta phải không ngừng nâng cao tầm hiểu biết về các điều khoản trong Incoterms Do đó, không bao lâu nữa, Incoterms 2010 sẽ trở nên phổ biến... Xuất khẩu Trách nhiệm Nhập khẩu EXW : người mua 10 điều kiện còn lại :người bán DDP: người bán 10 điều kiện còn lại là người mua Trang 19 / 33 Nhóm 3_T01_K25 III SO SÁNH INCOTERM 2000 VÀ 2010 1 Những điểm giống nhau - Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật Các bên có thể áp dụng hoàn toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều... người mua đã phải thanh toán tiền hai lần cho một khoản phí Chính vì vậy người mua hiện nay rất quan tâm đến các thỏa thuận giữa người bán và người chuyên chở Do đó trong Incoterms 2010 đã làm rõ hơn về trách nhiệm trả các khoản phí này, Incoterms 2010 quy định người bán phải thông báo cho người mua về những khoản phí nào đã bao gồm trong cước phí chuyên chở khi thỏa thuận với người chuyên chở Nếu trong . của Incoterms - Phân tích tính mới mẻ, hoàn thiện hơn trong Incoterms 2010 - Việc các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới hiện nay áp dụng Incoterms như thế nào? - Hạn chế trong khi áp dụng Incoterms. CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP. - Incoterms 2010 Gồm 11 điều kiện : EXW; FCA; CPT; CIP; DAT; DAP; DDP; FAS; FOB; CFR; CIF. 3. Vai trò của Incoterm Kể từ khi Incoterms được ICC soạn thảo năm 1936,. bán 10 điều kiện còn lại là người mua Nhóm 3_T01_K25 III. SO SÁNH INCOTERM 2000 VÀ 2010 1. Những điểm giống nhau - Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luật. Các bên có thể áp dụng

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:20

Mục lục

    2. Lịch sử hình thành và phát triển của Incoterms

    3. Vai trò của Incoterm

    II. CÁC ĐIỀU KIỆN INCOTERMS 2010

    1. Giải thích một số thuật ngữ

    2. Các điều kiện Incoterm

    2.1. EXW (Giao tại xưởng):

    2.2. FCA (Giao cho người chuyên chở):

    2.3. FAS (Giao dọc mạn tàu):

    2.4. FOB (Giao lên tàu):

    2.5. CFR (Tiền hàng và cước phí):

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan