1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tổng quan công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 1997 2002

112 2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 650 KB

Nội dung

Tổng quan Công tác Đoàn phong trào TTN nhiệm kỳ 1997-2002 I/ Chương trình: "Giáo dục lý tưởng cho thanh niên, tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Trong nhiệm kỳ qua, trên mặt trận tư tưởng- văn hóa, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương quan trọng nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ V (khóa VIII) về "Xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" chỉ rõ nhiệm vụ cấp bách đến năm 2000 là: " Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, đẩy lùi hủ tục, các tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm, bạo lực, gây rối trật tự công cộng. Cải thiện đời sống văn hóa ở những vùng đời sống văn hóa còn thấp kém, nhất là những vùng sâu, vùng xa, vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu thiết yếu nhất về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân". Đối với thế hệ trẻ, Nghị quyết Trung ương V của Đảng nêu nhiệm vụ: "Quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ. Có chính sách trọng dụng người tài". Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX một lần nữa khẳng định: "Hướng mọi hoạt động văn hóa vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng xã hội "; "Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp; giải quyết việc làm, phát triển tài năng sức sáng tạo, phát huy vai trò xung kích trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc". Quán triệt chủ trương đường lối của Đảng, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đề ra chương trình: Giáo dục lý tưởng cho thanh niên; tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc với mục tiêu: Giáo dục lý tưởng "Độc lập dân tộc CNXH"; xây dựng nước Việt Nam: "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", hình thành bản lĩnh chính trị, ý thức tự tôn dân tộc, đạo đức cách mạng, lối sống, nếp sống cho thanh thiếu niên, động viên tuổi trẻ cả nước tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc". Nội dung, giải pháp chính để thực hiện chương trình bao gồm: tăng cường tuyên truyền giáo dục Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lòng yêu nước cho TTN; tăng cường giáo dục nâng cao hiểu biết cho TTN về các giá trị văn hóa truyền thống, lòng tự hào dân tộc, góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; coi trọng các hoạt động giáo dục đạo đức cách mạng, nếp sống, lối sống trong TTN. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, trong nhiệm kỳ qua, Ban Thường vụ, Ban Chấp hành TƯ Đoàn đã xây dựng ban hành hệ thống chủ trương, giải pháp toàn diện nhằm định hướng chỉ đạo các cấp bộ Đoàn triển khai thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ tham gia xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 1998, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn ban hành chỉ thị "V/v triển khai học tập NQ Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII"; nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Thường vụ TƯ Đoàn đã phát động trong toàn Đoàn đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề: "Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên"; "Nghe thanh niên nói - nói thanh niên nghe về cần kiệm"; ban hành thông tri "V/v triển khai cuộc vận động đoàn viên, thanh niên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội"; hướng dẫn việc nắm tình hình tư tưởng các đối tượng thanh niên; xây dựng kế hoạch "Quán triệt tổ chức thực hiện NQ hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa VIII) về xây dựng phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Năm 1999, Ban Bí thư Trung ương Đoàn ban hành thông tri "Về việc triển khai học tập lý luận chính trị trong ĐVTN" đồng thời chủ trương xây dựng tổ chức hoạt động các nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng (TCM); Năm 2001, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành kế hoạch học tập, quán triệt chương trình hành động của Đoàn thực hiện NQ Đại hội lần thứ IX của Đảng trong đoàn viên, thanh niên; ban hành hướng dẫn đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng" Trên cơ sở nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước yêu cầu của nhiệm vụ giáo dục ĐVTN trong tình hình mới, các chủ trương của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành TƯ Đoàn đều được nghiên cứu, chuẩn bị kỹ, đáp ứng kịp thời yêu cầu của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, với tính khả thi cao, nội dung thời gian phù hợp, do đó hầu hết các chủ trương công tác đều xuống được cơ sở và được ĐVTN hưởng ứng. Bên cạnh đó, các bộ Đoàn cũng đã chú trọng xây dựng, củng cố bộ máy tổ chức, lực lượng làm công tác TT-VH - bao gồm đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp lực lượng cộng tác viên đông đảo (lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên, trong đó có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ tuyên giáo của Đảng, hội viên Cựu chiến binh, giáo viên, văn nghệ sỹ, các nhà khoa học ); chủ động tham mưu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm, phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội, hình thành được cơ chế phối hợp làm công tác TTVH của Đoàn. 2 1. Về Công tác giáo dục chính trị: kết qủa nổi bật trong công tác giáo dục chính trị trong nhiệm kỳ VII là việc chỉ đạo tổ chức cho ĐVTN học tập 5 bài học lý luận chính trị (LLCT); quán triệt các NQ của Đảng, đặc biệt là NQ Đại hội Đảng IX; thường xuyên tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương công tác của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Trong nhiệm kỳ đại hội VII, bằng nhiều hình thức biện pháp sáng tạo, các cấp bộ Đoàn đã thường xuyên tổ chức tốt việc học tập, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương công tác của Đoàn đồng thời chú trọng việc cung cấp thông tin về tình hình thời sự, chính trị, đặc biệt là những sự kiện chính trị nổi bật trong nước quốc tế; tuyên truyền về âm mưu chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho cán bộ ĐVTN Các hoạt động giáo dục của Đoàn đã góp phần tích cực vào việc nâng cao nhận thức bản lĩnh chính trị cho ĐVTN, tạo bầu không khí chính trị - xã hội tích cực, ổn định chính trị đất nước, thúc đẩy việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị. Kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua là việc triển khai đồng bộ việc học tập 5 bài học LLCT Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX trong ĐVTN. Sau gần 3 năm triển khai, tính đến hết năm 2001, cả nước có gần 7 triệu lượt ĐVTN được học tập 5 bài LLCT; gần 4 triệu lượt cán bộ, đoàn viên, thanh niên tham gia nghiên cứu, học tập những nội dung cơ bản của Nghị quyết đại hội Đảng IX thông qua đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng". Nét mới trong nhiệm kỳ qua là cách thức tổ chức học tập truyền đạt nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới thể hiện rõ tính hiệu quả sức sáng tạo của các cấp bộ Đoàn (bên cạnh cách làm truyền thống là tổ chức lên lớp tập trung, nhiều nơi đã tổ chức các diễn đàn, các cuộc trao đổi, hội thảo, thi tìm hiểu, thi hùng biện, tổ chức thảo luận, viết thu hoạch, biên soạn tài liệu hỏi-đáp, đặc biệt một số tỉnh, thành Đoàn còn tổ chức dịch nội dung 5 bài LLCT ra tiếng dân tộc phục vụ việc học tập tiếp thu của thanh niên các dân tộc thiểu số ), phát huy tính chủ động của ĐVTN trong học tập, tìm hiểu nghị quyết, biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập, nghiên cứu. Nội dung học tập được xây dựng sát với đối tượng, phù hợp với trình độ khả năng tiếp thu của các đối tượng ĐVTN. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo tổ chức tổng kết đợt sinh hoạt chính trị "Tuổi trẻ Việt Nam tiến bước dưới cờ Đảng" sơ kết 2 năm học tập 5 bài LLCT. Hiện nay việc học tập 5 bài LLCT tiếp tục được các địa phương, đơn vị chỉ đạo, tập trung vào đối tượng đoàn viên mới được kết nạp (nhiều tỉnh, thành Đoàn nêu yêu cầu tất cả thanh niên trước khi kết nạp vào Đoàn phải học 5 bài LLCT). 3 Việc tổ chức học tập 5 bài LLCT các chỉ thị, nghị quyết của Đảng góp phần nâng cao trình độ nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; giúp ĐVTN rèn luyện bản lĩnh chính trị, củng cố, tăng cường niềm tin đối với Đảng sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tuổi trẻ trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn, góp phần tích cực nâng cao chất lượng đoàn viên tổ chức cơ sở Đoàn. 2. Công tác giáo dục truyền thống của Đoàn tiếp tục được triển khai sâu rộng gắn với các ngày kỷ niệm lớn, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước, của mỗi địa phương, đơn vị, với nhiều loại hình hoạt động phong phú, sáng tạo như: tổ chức mít tinh, gặp gỡ các thế hệ cán bộ Đoàn, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, hành hương về nguồn, tổ chức tọa đàm, trao đổi, thi tìm hiểu, nói chuyện truyền thống, thăm bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, biên tập lịch sử Đoàn Trong nhiệm kỳ qua đã xuất hiện một số hình thức giáo dục truyền thống mới hấp dẫn, thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia tác dụng giáo dục tốt như: cuộc vận động "Hành trình đến với bảo tàng" của thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh; lễ báo công chào cờ trước lăng Bác của thành Đoàn Hà Nội; tổ chức triển lãm ảnh về truyền thống vẻ vang của Đoàn; giáo dục truyền thống cách mạng thông qua tổ chức hoạt động của các nhóm TCM Nhiều cơ sở Đoàn đã phối hợp có hiệu quả với Hội Cựu chiến binh, Quân đội, Công an các đoàn thể xã hội khác đồng thời phát huy vai trò, khai thác có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác giáo dục truyền thống cho ĐVTN. Cùng với các nhiệm vụ trên, trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Đoàn cũng đã chú ý đầu tư cho công tác tuyên truyền giáo dục phổ biến pháp luật, giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa trong TTN thông qua việc tổ chức nghiên cứu, học tập các văn bản pháp luật của Nhà nước như: luật Nghĩa vụ quân sự, luật Giao thông đường bộ, luật Hôn nhân gia đình, bộ luật Hình sự, luật Phòng chống ma túy, các Nghị định 36 CP, 87CP của Chính phủ, Công ước Luật biển quốc tế 1982 Tổ chức kết nghị quyết (chương trình, kế hoạch) liên tịch với các bộ, ngành về các lĩnh vực giáo dục, giữ gìn an toàn giao thông, môi trường, phòng chống ma túy các tệ nạn xã hội Tổ chức xây dựng các Câu lạc bộ thanh niên với Pháp luật, Câu lạc bộ hôn nhân gia đình, Câu lạc bộ tiền hôn nhân, Câu lạc bộ thanh niên phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội; thành lập các đội Tuyên truyền pháp luật phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các cuộc thi tuyên truyền, các hội nghị báo cáo viên nhằm tăng cường lực lượng, định hướng công tác tuyên truyền giáo dục; chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản của Đoàn xây dựng chuyên trang, 4 chuyên mục phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đoàn viên thanh thiếu nhi các tầng lớp nhân dân. Các hoạt động giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa được tiến hành với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Trong nhiệm kỳ đại hội VII, toàn Đoàn đã sôi nổi tham gia vào các cuộc vận động “Cưới văn minh tiết kiệm”; “Cần kiệm là nếp sống đẹp của thanh niên”; “Tuổi trẻ sống đẹp” (theo tinh thần Nghị quyết hội nghị BCHTƯ Đảng lần thứ 5 (khóa VIII), đồng thời tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” do Uỷ ban Trung ương MTTQVN phát động. Đã xuất hiện nhiều mô hình tổ chức cưới theo nếp sống văn hóa mới đảm bảo tiết kiệm, văn minh, trang trọng do Đoàn, Hội tổ chức; một số tỉnh, thành Đoàn thành lập các câu lạc bộ "Chủ hôn trẻ", hỗ trợ các bạn trẻ trong ngày cưới. Cũng trong nhiệm kỳ qua, các cấp bộ Đoàn đã phối hợp với ngành Văn hóa - Thông tin các ban, ngành, đoàn thể khác tổ chức các cuộc liên hoan, gặp gỡ nhằm động viên, tôn vinh những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, thi đàn hát dân ca; các hoạt động giao lưu quốc tế góp phần định hướng giá trị thẩm mỹ cho lớp trẻ, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam đồng thời tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Cùng với việc duy trì thường xuyên các hoạt động văn hóa văn nghệ ở cơ sở thông qua phong trào ca hát tập thể, các cuộc hội diễn, liên hoan văn nghệ, nét mới trong giáo dục, định hướng thẩm mỹ âm nhạc cho giới trẻ là việc tổ chức bình chọn những ca khúc hay được bạn trẻ yêu thích, bình chọn 21 ca khúc cách mạng gắn với sự kiện chuyển giao thế kỷ, xây dựng các nhóm Tuyên truyền ca khúc cách mạng (TCM). Đặc biệt là việc tổ chức cho các nhóm TCM đến với đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, lực lượng thi công trên các công trình trọng điểm quốc gia, kết hợp tổ chức biểu diễn văn nghệ với việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, cả nước có trên 6.500 nhóm TCM thường xuyên hoạt động phục vụ nhu cầu thưởng thức văn hóa văn nghệ của thanh thiếu nhi đông đảo nhân dân. Các hoạt động tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc được các cấp bộ Đoàn tập trung chỉ đạo và được đông đảo đoàn viên, TTN tham gia, tiêu biểu là các cuộc thi cồng chiêng, thi tìm hiểu hát dân ca, lễ hội văn hóa tuổi trẻ các dân tộc Tây Nguyên Bên cạnh việc thường xuyên tổ chức cho ĐVTN học tập Luật Nghĩa vụ quân sự, vận động thanh niên trong độ tuổi tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự, các cấp bộ Đoàn đã chú ý việc cung cấp thông tin, tiến hành thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức 5 cho đoàn viên, thanh thiếu niên về tình hình nhiệm vụ mới, chỉ rõ âm mưu và hoạt động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch (đặc biệt là tại các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Tây Bắc Tây Nam bộ); tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, thường xuyên làm tốt công tác hậu phương quân đội . Thực hiện NQLT giữa Trung ương Đoàn với Tổng cục Chính trị và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã chủ động phối hợp với Ban chỉ huy quân sự, Hội Cựu chiến binh các cấp thường xuyên giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống của dân tộc nhân các ngày lễ lớn trong năm nhằm giáo dục về mục tiêu, lý tưởng, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa cho thanh thiếu nhi. Điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với vấn đề chủ quyền an ninh quốc gia là việc triển khai sâu rộng cuộc vận động "Tuổi trẻ cả nước tham gia phát triển kinh tế- xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ở các xã phường biên giới, hải đảo" (gọi tắt là cuộc vận động "Nghĩa tình biên giới, hải đảo") do TƯ Đoàn phát động; tổ chức cuộc thi "Biên giới, hải đảo trong trái tim tôi" thu hút sự tham gia của đông đảo đoàn viên, TTN các tầng lớp nhân dân cả nước với kết quả 2,6 triệu bài dự thi. Một trong những hoạt động thể hiện ý chí của tuổi trẻ Việt Nam là việc Đoàn thanh niên các cấp đã phát động cao trào phản đối cái gọi là Đạo luật về Nhân quyền cho Việt Nam của Hạ viện Mỹ, góp phần ngăn chặn sự can thiệp thô bạo của chính quyền Hoa Kỳ đối với Việt Nam; phát hành hơn 60.000 tài liệu về chủ quyền an ninh biển đảo trách nhiệm của tuổi trẻ tới cơ sở. Qua sự kiện Tây Nguyên những diễn biến phức tạp ở Tây Bắc, Tây Nam Bộ, tổ chức Đoàn các cấp đã kịp thời tuyên truyền giáo dục cho đông đảo ĐVTN cả nước hiểu rõ hơn âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân. Công tác tuyên truyền phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội cũng thường xuyên được chú trọng. Trung ương Đoàn đã phối hợp với các cơ quan tuyên truyền huy động các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh hoạt động Đoàn thanh niên tham gia phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên; biên soạn xuất bản gần 1 vạn cuốn sách giới thiệu, cung cấp kiến thức, kỹ năng cũng như các hình thức, biện pháp phòng chống tội phạm TNXH trong thanh thiếu niên cấp phát cho cơ sở. Nhiều hoạt động tuyên tuyền phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên được triển khai như tổ chức các buổi mít tinh, các điểm tuyên truyền xung kích, văn phòng tư vấn lưu động giúp đỡ người nghiện, phối hợp tổ chức cai nghiện tại cộng đồng, tổ chức các "Hòm thư" phát hiện tố giác tội phạm Các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã tổ chức 6 tuyên truyền giáo dục về Luật Phòng chống ma tuý, Luật Hình sự, Luật An toàn giao thông, Luật Hôn nhân gia đình cho hàng chục ngàn lượt đoàn viên, thanh niên bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, các câu lạc bộ, các hoạt động văn hóa văn nghệ, các buổi diễu hành, tuyên truyền qua các tờ rơi, tài liệu sinh hoạt Đoàn, tổ chức các cuộc hội trại, thi tìm hiểu về pháp luật, luật lệ an toàn giao thông, tìm hiểu về tác hại của ma túy HIV/AIDS. Các cuộc thi "Thanh niên với chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm", "Đội tuyên truyền thanh niên phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, "Tìm hiểu luật Phòng, chống ma tuý"; liên hoan "Các tiểu phẩm phòng chống tội phạm các tệ nạn xã hội", tổ chức "Tháng cao điểm phòng chống ma tuý trong thanh thiếu niên" với nhiều nội dung thiết thực, hiệu quả Tích cực tuyên truyền triển khai chương trình phối hợp hành động về "Giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng chống đua xe trái phép" ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh" cuộc vận động "Thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông". Đã xuất hiện nhiều mô hình mới, các làm hay như các mô hình: "500 ngõ phố do thanh niên đảm nhận" của thành Đoàn Hải Phòng; "Ngõ phố an toàn-văn minh-sạch đẹp-nghĩa tình" của thành Đoàn TP. hồ Chí Minh; "Đoạn đường thanh niên tự quản" của thành Đoàn Hà Nội Hoạt động của hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục. Trong nhiệm kỳ từ 1997 - 2002, hoạt động của hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn phát triển mạnh mẽ cả về số lượng chất lượng, kịp thời chuyển tải đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chủ trương công tác của Đoàn đến cơ sở đông đảo ĐVTN; phản ánh các mô hình, điển hình, kinh nghiệm hay, cách làm mới hiệu quả ở cơ sở; tích cực nêu gương điển hình thanh niên tiên tiến trên các lĩnh vực học tập công tác; xung kích trong cuộc đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực tệ nạn xã hội; bảo vệ quyền lợi chính đáng của ĐVTN; góp phần vào việc định hướng chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống cho TTN. Cùng với các cơ quan báo chí, xuất bản ở Trung ương, các tỉnh, thành Đoàn đã phối hợp xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên các báo truyền hình địa phương; xây dựng bản tin nội bộ phản ánh hoạt động Đoàn phong trào thanh thiếu nhi ở cơ sở, phục vụ công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn. Trong những năm qua, hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn cũng đã chủ động, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng các chủ trương lớn của Đoàn, Hội, Đội như: diễn đàn "Thanh niên sống đẹp", "Thanh niên tiên tiến" (Báo Tiền phong); diễn đàn "Sống đẹp" (Báo Thanh niên, Tạp chí Thời trang trẻ); cuộc vận động viết về "Kỷ niệm sâu sắc về Đội TNTP Hồ 7 Chí Minh phong trào thiếu nhi" (Tạp chí Thanh niên phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương); cuộc thi tìm hiểu về Đội TNTP Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (Báo Nhi Đồng phối hợp với Hội đồng Đội Trung ương); cuộc thi "Sinh viên luận" (Báo Sinh viên Việt Nam); cuộc thi viết lý luận về 21 chủ đề diễn đàn "Tầm nhìn thế kỷ" (Tạp chí Thông tin khoa học thanh niên); diễn đàn "Tuổi trẻ sống đẹp" (Tạp chí Thanh niên); diễn đàn: Bạn hiểu thế nào về lời dạy thứ nhất trong 5 điều Bác Hồ dạy "Yêu tổ quốc, yên đồng bào"; cuộc thi bình chọn 50 ca khúc thiếu nhi trong thế kỷ 20, chào thế kỷ 21 (Báo Thiếu niên tiền phong); cuộc thi bình chọn 21 ca khúc cách mạng viết về tuổi trẻ (Tạp chí Thời trang trẻ); xây dựng "Tủ sách vàng" (NXB Kim Đồng); xuất bản cuốn "Một trăm ca khúc cách mạng", xây dựng hình thành hệ thống sách nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội sách chính trị (NXB Thanh niên) Bên cạnh đó, các cơ quan báo chí, xuất bản của Trung ương Đoàn cũng đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện; xây dựng các quỹ, các giải thưởng dành cho học sinh, sinh viên, thanh thiếu nhi nghèo, thiếu nhi đặc biệt khó khăn cho các đối tượng chính sách như: học bổng Nguyễn Thái Bình (Báo Thanh niên); học bổng Vừ A Dính, Lê Văn Tám, giải thưởng Kim Đồng (Báo Thiếu niên tiền phong); giải thưởng Lý Tự Trọng, Sao Tháng Giêng (Báo Sinh viên Việt Nam Hoa học trò); quỹ Hỗ trợ thanh niên xung phong (Báo Tiền phong); quĩ Đôremon (Nhà xuất bản Kim Đồng); tổ chức giải Việt dã, Cuộc thi Hoa hậu toàn quốc (Báo Tiền phong), giải Bóng đá U21, các chương trình Duyên dáng Việt Nam (Báo Thanh Niên), giải bóng đá Thiếu niên, nhi đồng toàn quốc (Báo Nhi Đồng), giải bóng đá U15 (Báo Thiếu niên tiền phong) Việc thực hiện Chỉ thị 02 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về việc "Mua, đọc tham gia viết tin bài cho báo của Đoàn" đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Hiện nay Trung ương Đoàn đang quản lý 9 cơ quan báo chí (Báo Tiền Phong, Thanh Niên, Sinh viên Việt Nam Hoa học trò, Thiếu niên tiền phong, Nhi Đồng, Thời trang trẻ, Tạp chí Thanh niên, Chương trình Truyền hình thanh niên Phát thanh thanh thiếu nhi), 2 nhà xuất bản (Kim Đồng, Thanh Niên), cùng với Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh 53 bản tin thanh niên (do các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc quản lý). Mặc dù đạt được nhiều kết quả, song đứng trước yêu cầu của nhiệm vụ công tác Đoàn phong trào TTN trong giai đoạn mới, hệ thống báo chí, xuất bản của Đoàn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế: chưa huy động được đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia viết tin, bài cho báo; tỷ lệ phát hành tới cơ sở, nhất là các khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn thấp. Một số báo, tạp chí, NXB của Đoàn 8 (cả Trung ương địa phương) còn có sai sót về nội dung tuyên truyền; chưa có sự thống nhất, phối hợp chặt chẽ trong hệ thống Đoàn nhằm tạo nên sức mạnh đồng bộ. Hoạt động của các nhà văn hóa thanh niên: hệ thống cung thiếu nhi, nhà văn hóa thanh niên, trung tâm hoạt động TTN trong nhiệm kỳ qua có sự phát triển cả về số lượng điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động của thanh thiếu nhi. Hiện có 12 tỉnh, thành phố 18 quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa thanh niên do Đoàn quản lý. Trên thực tế, nhiều năm qua hệ thống nhà văn hóa thanh niên đã có nhiều cố gắng, tự khẳng định là một trong những hệ thống thiết chế văn hóa với nội dung, phương thức hoạt động mang đậm màu sắc thanh niên, trở thành một trong những phương thức giúp Đoàn tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; tiến hành việc thử nghiệm các các mô hình, loại hình hoạt động, tổ chức các hoạt động lớn của Đoàn, đóng góp tích cực vào công tác đoàn kết, tập hợp, giáo dục TTN (mỗi năm thu hút hàng triệu lượt ĐVTTN đến sinh hoạt, học tập, vui chơi giải trí). Tiêu biểu cho hệ thống cung, nhà văn hóa thanh niên là Cung văn hóa thể thao thanh niên Hà Nội, Nhà văn hóa thanh niên TP. Hồ Chí Minh, Nhà văn hóa thanh niên Hải Phòng, Nhà văn hóa thanh thiếu nhi Đắc Lắc, Gia Lai, Đà Nẵng, Tuyên Quang, Trung tâm văn hóa thanh niên tỉnh Thừa Thiên-Huế Tuy nhiên, ở một số dịa phương, tổ chức Đoàn chưa coi trọng nhìn nhận đúng vai trò, vị trí của nhà văn hóa thanh thiếu nhi đối với công tác giáo dục của Đoàn dẫn tới việc buông lỏng quản lý, thiếu đầu tư, chỉ đạo hoặc chưa phát huy hết tác dụng (đáng lưu tâm là việc Tỉnh Đoàn Nghệ An bàn giao Trung tâm thanh thiếu nhi Nguyễn Tất Thành cho UBND thành phố Vinh quản lý. Tỉnh Đoàn Thanh Hóa chuyển Trung tâm thanh thiếu nhi thành Trung tâm Giáo dục chính trị - không còn chức năng văn hóa ). Trong những năm qua, Trung ương Đoàn chưa xây dựng được qui chế hướng dẫn, quản lý hoạt động của hệ thống nhà văn hóa thanh niên, chưa có sự đầu tư chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm phát huy khả năng to lớn của hệ thống nhà văn hóa thanh niên trong nhiệm vụ giáo dục, phát hiện bồi dưỡng tài năng trẻ cũng như nghiên cứu, thử nghiệm mô hình hoạt động của Đoàn, Hội. Hoạt động của hệ thống báo cáo viên - tuyên truyền viên: Thực hiện chủ trương củng cố xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của Đoàn, từ năm 1999 đến nay, định kỳ hàng năm Trung ương Đoàn đều tổ chức hội nghị báo cáo viên, cùng với nhiều cuộc thi các hoạt động khác nhằm cung cấp thông tin bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tỉnh, thành Đoàn. Nhiều tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã tích cực đầu tư chỉ đạo, hướng dẫn duy trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, bước đầu hình 9 thành lực lượng báo cáo viên của Đoàn tham gia tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cũng như các chủ trương công tác của Đoàn. Theo báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, hiện nay cả nước có 670 báo cáo viên cấp tỉnh, 8.519 báo cáo viên cấp huyện 33.425 báo cáo viên cấp cơ sở, cùng với 42 đội tuyên truyền viên cấp tỉnh, 123 đội cấp huyện, 2.472 đội cấp cơ sở. Nếu tính cả số lượng các đội, nhóm tuyên truyền ca khúc cách mạng thì toàn Đoàn hiện có 8.900 báo cáo viên các cấp, gần 10.000 đội tuyên truyền viên các cấp. Cùng với việc thường xuyên tham gia tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đội ngũ báo cáo viên còn tích cực tham gia triển khai 5 bài học lý luận chính trị, các nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, tích cực tham gia tuyên truyền luật Nghĩa vụ quân sự, đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội, tuyên truyền về dân số - sức khỏe - môi trường, về an toàn giao thông Hình thức tuyên truyền cũng có nhiều đổi mới theo hướng hấp dẫn, thiết thực, đảm bảo hiệu quả giáo dục. Nhiều nội dung tuyên truyền được lồng ghép với các hoạt động của TN tạo sức thu hút lớn. Tuy nhiên việc duy trì hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Số báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ Đoàn thuyên chuyển nhanh. Nhiều địa phương còn gặp khó khăn trong công tác tập huấn duy trì hoạt động thường xuyên của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Công tác nắm tình hình tư tưởng dư luận xã hội trong thanh niên bước đầu được quan tâm chỉ đạo, nhất là trong những năm gần đây. Thực hiện hướng dẫn của Ban Bí thư TƯ Đoàn, hầu hết số tỉnh, thành Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, điều tra hướng dẫn việc nắm tình hình tư tưởng dư luận xã hội trong thanh niên, đặc biệt là vào những thời điểm "nhạy cảm" (như trước đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội khóa XI ), tại các "điểm nóng", trong những đối tượng thanh niên đặc thù có nhiều biểu hiện phức tạp; phân công cán bộ theo dõi nắm tình hình thanh niên theo các địa bàn, ở từng thời điểm, từng sự việc; chủ động tham mưu tích cực tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở; định kỳ nắm tổng hợp tình hình báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền. Trong năm 2002, Trung ương Đoàn phối hợp với uỷ ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam tổ chức đợt khảo sát tình hình tư tưởng thanh niên tại 20 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng, miền phục vụ việc xây dựng văn kiện đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII đồng thời giúp các cấp bộ Đoàn nắm vững hơn tình hình tư tưởng và dư luận xã hội trong các đối tượng thanh niên. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương, đơn vị làm tốt, còn không ít cơ sở chưa thực sự quan tâm hoặc lúng túng trong việc xác định các nội 10 [...]... thành phát triển, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn coi công tác nữ thanh niên là một bộ phận trong công tác Đoàn phong trào TTN Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII đã xây dựng triển khai chương trình "Vì sự tiến bộ của nữ thanh niên tới năm 2000" Trong chương trình công tác hàng năm, Ban chấp hành Trung ương Đoàn luôn xác định công tác nữ thanh niên là một nội dung công tác quan trọng, cần có sự... trách nhi m của nữ thanh niên đối với gia đình xã hội Ngay sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, nhi u cơ sở Đoàn đã tổ chức kiểm tra, khảo sát, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nữ thanh niên, trên cơ sở đó xây dựng nội dung công tác nữ thanh niên phù hợp với chương trình chung của công tác Đoàn phong trào TTN hàng năm Trung ương Đoàn đã chỉ đạo việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng và. .. tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng bảo vệ môi trường Chương trình công tác Đoàn phong trào TTN năm 2001 xác định nhi m vụ vận động thanh niên tiến quân vào khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin công nghệ sinh... các bộ, ngành liên quan chỉ đạo 28 tỉnh, thành Đoàn triển khai thực hiện dự án đưa tổng số 535 y, bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn Các đội y, bác sỹ trẻ tình nguyện đã tích cực giúp các xã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế cho các địa phương; tham gia công tác Đoàn phong trào thanh thiếu nhi, các hoạt động... trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra phong trào thi đua học tập, ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, mạnh mẽ trong thanh thiếu nhi Ngày 24/8/2001, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục ban hành chương trình Thanh niên ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phát triển nông nghiệp, nông thôn (Chương trình số 186CT/TƯĐTN) với mục tiêu: tạo ra phong trào thanh niên thi... xuất tham gia giải quyết các tình huống phát sinh, các "điểm nóng" ở cơ sở Một số địa phương, cơ sở chưa nắm vững nội dung của công tác nắm tình hình tư tưởng dư luận trong TN dẫn tới cách làm qua loa, đại khái, báo cáo không rõ trọng tâm, trọng điểm Đánh giá chung: với nhận thức giáo dục là chức năng cơ bản của Đoàn, nắm vững nhi m vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trong nhi m kỳ qua, công tác. .. số cơ sở Đoàn đã tổ chức các lớp bồi dưỡng văn hóa cho thanh niên, tiêu biểu như: Đoàn Thanh niên Công ty Gang thép Thái Nguyên đã phối hợp với Công đoàn nhà máy mở 6 lớp bổ túc văn hóa cấp 2, 3 cho 379 công nhân Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh coi nhi m vụ phổ cập trung học phổ thông cho thanh niên công nhân là trọng tâm hoạt động của khối thanh niên công nhân viên chức, đồng thời huy động hơn 1.200 kỹ sư,... trường Cũng trong nhi m kỳ qua, hàng năm Trung ương Đoàn đều chủ động phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam tổ chức hội thi "Sáng tạo kỹ thuật" toàn quốc; phối hợp với Trung tâm Khoa học tự nhi n Công nghệ quốc gia tổ chức " Giải thưởng khoa học thanh niên" tập hợp 319 công trình nghiên cứu khoa học giải pháp kỹ thuật... chưa được quan tâm đầu tư đúng mức Ơ một số địa phương, cơ sở chương trình chậm được 21 triển khai thiếu những giải pháp đồng bộ Hoạt động khoa học công nghệ của các cấp bộ Đoàn chưa có tính bứt phá, chưa thực sự tạo thành phong trào rộng lớn có sức cuốn hút đông đảo ĐVTN tham gia Việc triển khai thực hiện Kế hoạch học tập ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh thiếu nhi Chương trình thanh niên... của Đoàn trong nhi m kỳ qua còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục: - Chất lượng sinh hoạt chính trị ở chi đoàn vẫn là khâu yếu Nguyên nhân của tình trạng này là do trình độ của đội ngũ cán bộ cơ sở còn nhi u bất cập, cùng với việc thiếu tài liệu, phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục Trong nhi m kỳ vừa qua, nhi u tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc đã chú trọng biên tập phát . các chủ trương công tác của Đoàn. Theo báo cáo của các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc, hiện nay cả nước có 670 báo cáo viên cấp tỉnh, 8.519 báo cáo viên cấp huyện và 33.425 báo cáo viên cấp. trường. Chương trình công tác Đoàn và phong trào TTN năm 2001 xác định nhiệm vụ vận động thanh niên tiến quân vào khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học là. Tổng quan Công tác Đoàn và phong trào TTN nhiệm kỳ 1997-2002 I/ Chương trình: "Giáo dục lý tưởng cho thanh niên, tham

Ngày đăng: 29/03/2014, 09:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w