1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot

58 977 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 642,03 KB

Nội dung

Luận văn Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỪNG 6 1. Một vài cơ sở lý luận về rừng 6 1.1. Khái niệm về rừng 6 1.2. Phân loại rừng 7 1.3. Vai trò của rừng 11 1.3.1.Vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái 12 1.3.2.Vai trò hội 12 1.3.3.Vai trò của rừng trong cuộc sống 12 2. Các vấn đề về suy thoái rừng 13 2.1. Suy thoái rừng 13 2.2. Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng ở Việt Nam 13 2.3 Kiểm soát suy thoái rừng 15 3. Một số kinh nghiệm bảo vệ rừng trên thế giới 16 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ BẢO VỆ RỪNG 23 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, hội tại Chiềng Cơi 23 1.1. Đặc điểm tự nhiên 23 1.2. Đặc điểm kinh tế 26 1.3. Đặc điểm hội 29 2. Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng Chiềng Cơi 31 2.1. Đặc trưng rừng tại Chiềng Cơi 31 2.2 Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng tại Chiềng Cơi 31 2.3 Các tác động của suy thoái rừng tới môi trường 33 2.4 Các tác động của suy thoái rừng tới đời sống người dân 33 3. Tiến hành điều tra 35 3.1. Xây dựng bảng hỏi và tiến hành điều tra 35 3.2. Xử lý phiếu điều tra 35 3.3. Đối tượng điều tra 35 3.4. Nhận thức của người dân về tài nguyên rừng 40 3.5. Về phản ứng của người dân 44 3.6. Về phương thức phổ biến kiến thức 46 3.7.Thuận lợi và khó khăn 47 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ BẢO VỆ RỪNG CHO NGƯỜI DÂN 49 1.Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ rừng cho người dân 49 1.1. Đối với các em học sinh 49 1.2.Đối với người dân 50 2. Hỗ trợ nâng cao đời sống cho người dân 51 3.Đối với chính quyền 52 KIẾN NGHỊ 56 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58 LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển ngày càng chóng mặt về quy mô dân số cũng như về quy mô sản xuất của con người đã và đang làm cho môi trường bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Môi trường sống bị huỷ hoại do ô nhiễm và do khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đã gây ra nhiều thảm họa cho hành tinh xanh của chúng ta: lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng cao, lỗ thủng trên tầng ôzôn, Chính những hành động của chúng ta đã gây ra các hiện tượng nói trên. Và cũng chính con người đã nghiên cứu, tìm tòi và cũng đã đặt ra nhiều giải pháp để cải thiện môi trường sống. Con người đã tìm cách sống thân thiện hơn với môi trường như: tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích các hành động thân thiện với môi trường: đạp xe vì môi trường, hạn chế sử dụng túi nilông, tổ chức giờ Trái Đất, Với sự cố gắng của mình, con người đang tìm cách tạo ra một môi trường sống trong lành hơn. Song, nếu sự cố gắng này chỉ sự cố gắng của một nhóm hay một vùng, một khu vực thôi thì nó sẽ không đủ. Mà sự cố gắng và quyết tâm sống thân thiện hơn với môi trường cần có sự đồng tâm của không những của tất cả các vùng, các khu vực mà cò sự đồng tâm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Là một nước đang phát triển Việt Nam cũng gặp nhiều vấn đề về ô nhiễm và suy thoái. Hàng loạt các vấn đề ô nhiễm và suy thoái nổi lên song việc giải quyết chúng lại chưa được quan tâm đúng mức. Gần như ngày nào trên ti vi cũng có các tin tức về việc gây ra ô nhiễm hay suy thoái.Tại các thành phố lớn thì tình trạng ô nhiễm do các khu công nghiệp, do rác thải, do khói ,bụi, xảy ra thường xuyên. Tình trạng chung ở các làng nghề ô nhiễm nước, đất, không khí ở mức độ nặng. Ở các vùng núi cao thì lâm tặc và nạn chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy hoành hành. Hiện nay tình trạng khai thác, chặt phá rừng tại các vùng núi diễn ra rất nghiêm trọng. Nhất tình trạng khai thác rừng quá mức và tình trạng đốt rừng làm nương rẫy. Tình trạng trên xảy ra một phần do nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường rất thấp. Đặc biệt tại các vùng núi cao, việc khai thác rừng đang có xu hướng gia tăng. một trong số các tỉnh miền núi phía bắc Sơn La cũng đang phải đối mặt với những vấn đề về suy thoái rừng như: diện tích rừng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, tình trạng cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, có xu hướng tăng. Chuyên đề nghiên cứu về nhận thức của người dân tại Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về suy thoái và bảo vệ rừng để nhằm đưa ra các biện pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của người dân, từ đó mới nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường của người dân. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về rừng. Chương 2: Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng. Chương 3: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỪNG 1. Một vài cơ sở lý luận về rừng 1.1. Khái niệm về rừng Ngay từ thuở sơ khai, con người đã có những khái niệm cơ bản nhất về rừng. Rừng nơi cung cấp mọi thứ để phục vụ cho cuộc sống của con người. Khi lịch sử càng phát triển thì những khái niệm về rừng càng được tích luỹ, hoàn thiện thành những học thuyết về rừng. Nhưng ở mỗi quốc gia lại đưa ra những khái niệm khác nhau về rừng. Năm 1930, Morozov đưa ra khái niệm: Rừng một tổng thể cây gỗ, có mối liên hệ lẫn nhau, nó chiếm một phạm vi không gian nhất định ở mặt đất và trong khí quyển. Rừng chiếm phần lớn bề mặt Trái đất và một bộ phận của cảnh quan địa lý. Năm 1952, M.E.Tcachenco phát biểu: Rừng một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài. Năm 1974, I.S.Mê lê khốp cho rằng: Rừng sự hình thành phức tạp của tự nhiên, thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu. Ở Úc rừng được định nghĩa một nơi có cây cao hơn 10mét và tán cây phải bao phủ hơn 30% diện tích rừng. Theo khoản 1 điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam năm 2004 thì rừng được định nghĩa như sau: “Rừng một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng,đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên”. Về mặt câu chữ các khái niệm tuy không hoàn toàn giống nhau song về cơ bản thì các khái niệm trên đều chứa đựng những phần nội dung giống nhau. Rừng tài nguyên có thể tái tạo và một bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái. Hệ sinh thái rừng chiếm khoảng 40% diện tích mặt đất, tương đương với 53 triệu km 2 và tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, tuỳ theo điều kiện khí hậu, đất đai cũng như cách thức sử dụng, biến cải của con người.Việt Nam một quốc gia có hệ sinh thái rừng tương đối đa dạng, phong phú. 1.2. Phân loại rừng Phân loại rừng một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên rừng của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, công tác phân loại rừng gắn liền với lịch sử phát triển sử dụng rừng từ xa xưa.Hiện nay ở Việt Nam phân loại rừng được tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí: phân loại rừng theo quan điểm sinh thái học, phân loại theo chức năng sử dụng, theo trữ lượng, theo tuổi, hay dựa vào tác động của con người, Nhưng có ba tiêu chí được sử dụng nhiều nhất đó là: 1.2.1 Phân loại rừng theo chức năng sử dụng Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc điểm sinh thái, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân làm ba loại. Đó rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. *) Rừng phòng hộ Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ lại được phân thành: Rừng phòng hộ đầu nguồn. Đây những diện tích rừng thường tập trung ở thượng nguồn các dòng sông. Nó có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, hồ, Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay. Loại rừng này có tác dụng chủ yếu phòng hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất và các công trình khác. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ở ven biển. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Đây loại rừng mọc tự nhiên hoặc được gây trồng ở cửa các dòng sông và được sử dụng chủ yếu để ngăn sóng, bảo vệ các công trình ven biển, cố định bùn cát lắng động để hình thành các vùng đất mới. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. Đây các dải rừng đã và đang được trồng xung quanh các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó và phục vụ cho việc nghỉ ngơi, du lịch. *) Rừng đặc dụng Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch kết hợp với phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng đặc dụng bao gồm: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn cảnh quan, khu rừng nghiên cứu thực nghiệm. - Vườn quốc gia: Vườn quốc gia vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: Là vùng đất tự nhiên bao gồm mẫu chuẩn hệ sinh thái cơ bản; các nét đặc trưng về sinh cảnh của các loài động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục và du lịch. Đồng thời đây cũng vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được một hay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của con người; có tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần phải bảo tồn phải đạt 70% trở lên; có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi. - Khu bảo tồn thiên nhiên: Đây khu vực gồm khu dự trữ thiên nhiên và khu bảo tồn loài - sinh cảnh. Khu dự trữ thiên nhiên: Đây vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học cao và được thành lập với mục đích chủ yếu bảo đảm diễn thế tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học.Một vùng đất chỉ được xác định khu dự trữ tự nhiên khi thoả mãn các điều kiện sau: Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữ các đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít bị tác động có hại của con người; có hệ động thực vật đa dạng hoặc có các loài đặc hữu đang sinh sống; có tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên và đảm bảo tránh được sự tác động trực tiếp của con người. Khu bảo tồn các loài – sinh cảnh: Đây vùng đất tự nhiên được quản lý bảo vệ nhằm bảo đảm môi trường sống cho một hoặc nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm. Vùng đất này phải đảm bảo nơi đóng vai trò quan trọng trong bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát triển của các loài; nơi cư trú hoặc nơi có các loài động vật hoang dã quý hiếm - Khu bảo vệ cảnh quan: khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hoá, lịch sử nhằm phục vụ cho cá hoạt động văn hoá du lịch hoặc để nghiên cứu – thí nghiệm, bao gồm: Khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo. Khu vực có các di tích lịch sử đã được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như hang động, nham thạch và khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống của nhân dân địa phương. - Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: Đây khu vực dành riêng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc dành riêng cho nghiên cứu thí nghiệm. *) Rừng sản xuất Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Rừng sản xuất bao gồm: Rừng sản xuất rừng tự nhiên. Loại rừng này bao gồm: rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng đặc sản khác ( quế, sa nhân, cá loại dược liệu ) Rừng sản xuất rừng trồng. Căn cứ vào chức năng sản xuất kinh doanh chủ yếu, loại rừng này có thể rừng đặc sản hay rừng kinh doanh gỗ và các lâm sản khác. Rừng giống. Đây loại rừng sản xuất chuyên về sản xuất, kinh doanh các loại giống động, thực vật rừng mà chủ yếu giống thực vật rừng. Rừng giống bao gồm rừng trồng và rừng tự nhiên. Như vậy, có thể thấy dưới góc độ pháp lý, hệ sinh thái rừng Việt Nam được phân chia thành ba loại chính là: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. 1.2.2. Phân loại theo trữ lượng Theo trữ lượng thì rừng được phân thành bốn loại sau: Rừng giàu: Trữ lượng rừng trên 150m3/ha. Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150)m3/ha. Rừng nghèo: Trữ lượng nằm trong khoảng (80-100)m3/ha. Rừng kiệt: Trữ lượng thấp hơn 50m3/ha. Theo thống kê năm 2008 thì rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa. Rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất hiện có 3.105.647 ha, trong đó rừng giàu và [...]... Sơn La với tổng diện tích đất tự nhiên 1.121,3 ha bao gồm 8 bản, 4 tiểu khu, có vị trí giáp ranh như sau: Phía Đông giáp phường Quyết Tâm, phường Quyết Thắng, phường Tô Hiệu thị Sơn La Phía Tây giáp Hua La, Chiềng Cọ, Chiềng An - thị Sơn La Phía Bắc giáp Chiềng An, phường Chiềng Lề - thị Sơn La Phía Nam giáp Chiềng Sinh, Hua La – thị Sơn La 1.1.2.Địa hình Chiềng. .. vệ tinh quan sát để bảo vệ rừng. Chính phủ Malaysia cho biết đang thực hiện chương trình có tên gọi Eye in the sky ( tạm dịch Nhìn từ không trung), sử dụng các hình ảnh từ vệ tinh để chống lại những kẻ phá rừng CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ BẢO VỆ RỪNG 1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, hội tại Chiềng Cơi 1.1 Đặc điểm tự nhiên 1.1.1.Vị trí địa lý Chiềng Cơi nằm ở phía Đông Nam của thị Sơn. .. Phần lớn các nước phát triển rất chú trọng đến việc bảo vệ rừng Chính phủ các nước này cũng đầu tư các khoản tiền khổng lồ vào việc cải thiện chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên Tại các nước phát triển thì việc nâng cao nhận thức cho người dân được quan tâm ngay từ cấp tiểu học Nên nhận thức của người dân tại các nước phát triển cao hơn nhiều tại các nước đang phát triển *) Nhật Bản Nhật Bản... bảo vệ tài nguyên, nhất tài nguyên rừng được Nhật Bản rất chú trọng Ngay cả ý thức đối với việc bảo vệ rừng của người dân cũng cao Theo quan điểm của người Nhật thì tất cả các hành động phá hoại môi trường đều đe doạ đến đời sống của sinh vật Do đó cần thiết phải bảo vệ rừng, sông và biển để ngăn chặn nạn rửa trôi và lũ quét, đồng thời đảm bảo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và an toàn cho con người. .. thị nên hiện nay hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông của tương đối thuận lợi Mặc dù chưa được đầu tư xây dựng điểm bưu điện văn hoá nhưng vấn đề thông tin liên lạc và sách báo phục vụ nhân dân vẫn được đảm bảo Hệ thống điện thoại bàn và điện thoại di động đã rất phát triển 2 Hiện trạng suy thoái và bảo vệ rừng Chiềng Cơi 2.1 Đặc trưng rừng tại Chiềng Cơi Rừng tại Chiềng Cơi rừng. .. sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tại một số khu vực hiện tượng xói mòn xảy ra đã gây cản trở việc đi lại của người dân Hiện tượng xói mòn làm cho một số nơi đất, đá đổ xuống gây cản trở cho việc đi lại của người dân, nghiêm trọng hơn nó gây nguy hiểm tới tính mạng người dân 2.5 Nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng tại Chiềng Cơi Nguyên nhân cơ bản khiến cho rừng tại đang có xu hướng suy giảm... phần lớn người dân trong đều làm ruộng, trồng trọt Đây chính hai nguyên nhân cơ bản làm suy thoái rừng tại Chiềng Cơi Và hiện nay chưa có biện pháp hữu hiệu nào để hạn chế việc đốt rừng làm nương rẫy Cháy rừng cũng một nguyên nhân làm diện tích rừng của Chiềng Cơi giảm trong những năm về trước Nhưng trong năm 2007 không thấy vụ cháy nào xảy ra Ngoài ra công tác quản lý rừng tại Chiềng. .. người/ km2 Các đơn vị có dân số đông như: bản Mé Ban 732 người; bản Chậu 655 người; Tiểu khu I có 642 người Các đơn vị có dân số thấp hơn như: Tiểu khu IV có 232 người, bản Nà Cọ có 247 người Lao động và việc làm: Tổng số lao động trong toàn năm 2007 2.868 người chiếm 59% dân số Trong có khoảng 51% lao động phi nông nghiệp, chất lượng lao động ở mức tương đối đảm bảo; lao động nông nghiệp chiếm... thác tre, nứa để phục vụ cho các hoạt động như: xây dựng nhà ở, sử dụng trong kiến trúc, diễn ra mạnh nên diện tích rừng phòng hộ ngày càng giảm Trong khi đó thì các biện pháp hạn chế các hành động này lại chưa được quan tâm Hiện nay tại Thành phố Sơn La việc tiêu thụ măng rất lớn Đến mùa người dân khai thác măng để bán Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo vệ rừng của Do diện tích rừng bị suy... biện pháp xử lý nghiêm minh *)Sau đây những khó khăn tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng: Các chủ rừng chưa chủ động để tự bảo vệ và phát triển rừng trên diện tích được giao Hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nên chưa tạo được động lực đủ mạnh thu hút nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng Công tác quản lý bảo . Luận văn Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỪNG 6. thoái và bảo vệ rừng. Chương 3: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỪNG 1. Một vài cơ sở lý luận về rừng 1.1. Khái niệm về rừng Ngay. trạng cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, có xu hướng tăng. Chuyên đề nghiên cứu về nhận thức của người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La về suy thoái và bảo vệ rừng để nhằm

Ngày đăng: 29/03/2014, 08:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Số người trả lời theo độ tuổi. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.1. Số người trả lời theo độ tuổi (Trang 36)
Bảng 2.2.Trình độ học vấn của người được hỏi. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.2. Trình độ học vấn của người được hỏi (Trang 37)
Bảng 2.3. Nghề nghiệp của người được hỏi. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.3. Nghề nghiệp của người được hỏi (Trang 38)
Bảng 2.4. Thu nhập của người được hỏi. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.4. Thu nhập của người được hỏi (Trang 39)
Bảng 2.5. Nhận thức của người được hỏi về các giá trị sử dụng của rừng. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.5. Nhận thức của người được hỏi về các giá trị sử dụng của rừng (Trang 40)
Bảng 2.6. Nhận xét về tài nguyên rừng của người trong thời gian qua. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.6. Nhận xét về tài nguyên rừng của người trong thời gian qua (Trang 41)
Bảng 2.9.Việc quản lý rừng hiện nay. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.9. Việc quản lý rừng hiện nay (Trang 43)
Bảng 2.8.Nhận thức về mức xử phạt hành chính - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.8. Nhận thức về mức xử phạt hành chính (Trang 43)
Bảng 2.10.Việc nâng cao nhận thức của chính quyền xã. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.10. Việc nâng cao nhận thức của chính quyền xã (Trang 44)
Bảng 2.11.Phản ứng của người được hỏi. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.11. Phản ứng của người được hỏi (Trang 45)
Bảng 2.13. Nguồn thông tin về tài nguyên rừng. - Luận văn: Giải pháp để nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng cho người dân tại xã Chiềng Đen, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La pot
Bảng 2.13. Nguồn thông tin về tài nguyên rừng (Trang 46)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w