Tiến hành đẩy mạnh việc giao rừng và đất lâm nghiệp , khoán bảo vệ
rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng dân cư sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp; đồng thời hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ rừng.
Sớm hoàn thành chủ trương giải quyết đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc đang gặp nhiều khó khăn, gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo, chương trình định canh định cư, quy
hoạch và tổ chức thực hiện các dự án ổn định vùng kinh tế mới để người dân có thu nhập từ sản xuất, sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt sự lệ thuộc vào thu nhập từ các hoạt động khai thác rừng trái pháp luật.
Tăng cường đầu tư cho các công trình công cộng như trạm y tế, đường giao thông, cầu,... để tạo điều kiện thuận lợi phục vụ cho cuộc sống của người dân.
Rà soát ổn định diện tích canh tác nương rẫy theo phong tục tập quán của đồng bào ở một số khu vực, từng bước chuyển sang phương thức thâm
canh tăng vụ. Bên cạnh đó phải cung cấp giống cây trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tếcao và hướng dẫn cho đồng bào.
Nghiên cứu chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào tương đương
với thu nhập từ canh tác quảng canh nương rẫy hiện nay ( tương đương
khoảng 1 đến 1,5 tấn thóc/ha/ năm) trong thời gian từ 3 đến 5 năm, cung cấp giống cây rừng và một số vật tư cần thiết khác cho đồng bào dân tộc tại chỗ để chuyển căn bản họ sang trồng rừng, đồng thời cho họ hưởng 100% sản phẩm rừng.
3.Đối với chính quyền xã
Nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng, pháp luật về tài nguyên rừng cho các cấp chính quyền xã bằng cách tổ chức các khóa học, lớp học cho các cán bộ xã. Đặc biệt chú trọng xây dựng quy chế
phối kết hợp trong công tác bảo vệ rừng với buôn, làng, chính quyền địa
phương (ban lâm nghiệp xã) và các đơn vịtrên địa bàn tham gia công tác bảo tồn.
Tạo điều kiện cho các cán bộ của xã đi học để nâng cao năng lựcquản lý cũng kiến thức chuyên môn.
Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các đơn vị xã,
phường. Có sự phối hợp hình thành phong trào tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội, mỗi người dân vừa là đối tượng tuyên truyền vừa là người tuyên truyền.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, bảo vệ rừng của các hộ, nhóm hộ đã được giao đất giao rừng. Đặc biệt phải tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, tuần tra rừng của lực lượng kiểm lâm cả về số lượng lẫn chất lượng cũng như trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác tuần
tra, kiểm soát bảo vệ rừng một cách hiệu quả. Truy xét các hành vi đến rừng giữa các lực lượng chức năng và các ban ngành địa phương và Uỷ ban nhân dân cấp xã, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
Tìm hiểu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp xã hội. Đồng thời hướng dẫn cho người dân áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Tăng cường công tác khuyến lâm, bố trí cán bộ lâm nghiệp chuyên trách và bán chuyên trách được đào tạo nghiệp vụ và có tập huấn vềchuyên môn tham mư cho các cấp chính quyền.
Thường xuyên tìm hiểu về những điều kiện, đời sống của người dân để
có thểđưa ra các biện pháp thích hợp trong việc quản lý, bảo vệ rừng.
Thường xuyên phát động phong trào trồng cây gây rừng vào những dịp lễ hội quốc gia như: 30/4, 2/9, 19/5,...
Cần có cơ chế chính sách có sức hấp dẫn, khuyến khích những người nhận rừng, đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và người nhận rừng, lợi ích của cộng đồng dân cư trong xã trong việc bảo vệ rừng.
Các cấp chính quyền phải xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế
hoạch hoạt động và phương án bảo vệ rừng từng năm, từng giai đoạn trên phạm vi xã mình quản lý. Tìm hiểu và đề xuất cho các chỉ tiêu, kế hoạch cho
năm sau phù hợp với điều kiện thực tế.
Tăng cường công tác vận động người dân từ bỏ tập quán du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy và chuyển dần sang trồng các loại cây kinh tế, trồng rừng khoanh nuôi tái sinh rừng, chuyển mạnh các diện tích nương rẫy sang trồng rừng.
Quản lý chặt chẽ các đồng bào dân tộc chuyên sống du canh du cư từ trước đến nay tại xã.
Đào tạo nghề cho người dân trong xã để người dân chuyền dần sang làm những ngành nghề khác.
Tạo đầu ra cho các sản phẩm nông lâm kết hợp, chế biến và bảo quản nông sản...
Cần nghiên cứu, tìm hiểu và lựa chọn những loại cây phù hợp với xã mình, để vừa đáp ứng được lợi ích kinh tế cũng như đáp ứng được yêu cầu về môi trường.
Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác chữa cháy rừng và dần dần thay thếphương pháp thủ công hiện đang áp dụng.
Căn cứ vào hiện trạng nguồn tài nguyên hiện có của xã, hạn chế khai
thác đối với các nguồn đang trong giai đoạn phục hồi, nghiêm cấm khai thác các nguồn đã bị cạn kiệt, song song với việc khai thác, tiến hành thuần hóa và áp dụng khoa học, công nghệ để nhân giống, phát triển nguồn tài nguyên ở
bên ngoài rừng (bằng các mô hình kinh tế vườn rừng, trang trại, bảo tồn chuyển vị...), đó là biện pháp hữu ích của sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên. Dựa vào nhu cầu thị trường để tiến hành sản xuất, xây dựng một số mô hình sản phẩm thay thế nhằm hạn chế sử dụng tài nguyên từ rừng tự nhiên (gỗ, lâm sản ngoài gỗ, chất đốt...)
Khuyến khích người dân sử dụng các sản phẩm thay thế gỗ để từng
bước thay đổi thói quen sử dụng gỗ và các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng tự
nhiên.
Đảm bảo sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội đối với cơ hội được tham gia giải quyết các vấn đề về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, trong việc tiếp nhận thông tin, quyền
được hưởng lợi từ việc quản lý, bảo vệ rừng.
Tổ chức quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh phục hồi rừng và trông rừng mới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cấp của các cấp, các
ngành, đoàn thể, từng bước làm chuyển đổi nhận thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với trình độ
của người dân.
Thi hành luật pháp một cách nghiêm túc, triệt để trong công tác bảo tồn
KIẾN NGHỊ
Đề nghị xã phải nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng các cấp xã,
phường, tổ, bản và hộ gia đình được giao đất giao rừng, rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh.
Đề nghị xã phải tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các đơn vị xã, phường để thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân các dân tộc không ngừng nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
Đề nghị xã bổ sung các bảng cấm, bảng qui ước được đóng ở những
nơi tập trung dân cư, gần rừng bảo vệ.
Đề nghị xã thành lập các tổ, đội quản lý bảo vệ rừng ngay tại xã.
Đề nghị lực lượng kiểm lâm hàng năm tiến hành nghiệm thu chất lượng bảo vệ rừng của các hộ hay nhóm hộ. Đối với hộ hay nhóm hộ bảo vệ rừng có chất lượng tốt mới tiến hành chi trả tiền công theo quy định.
Đề nghị xã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện
phương án phòng cháy chữa cháy ở cơ sở và có kế hoạch tổ chức tập huấn đối với công tác phòng cháy chữa cháy.
Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc và các tổ chức Đoàn thể Thành phố
có kế hoạch tổ chức vận động các thành viên, đoàn viên trong tổ chức mình, tham gia thực hiện và làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ rừng.
KẾT LUẬN
Môi trường đang ngày càng bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng. Vấn
đề ô nhiễm và suy thoái môi trường đang từng ngày trở thành vấn đềđáng lưu
tâm. Song song với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế là sự suy thoái và ô nhiễm gia tăng. Chính sự suy thoái và ô nhiễm ở mức độ nhiêm trọng đã gây ra nhiều tác động nhiêm trọng đến đời sống và hoạt động sản xuất của con
người. Nếu như tại nhiều quốc gia người ta đã đưa ra nhiều biện pháp để
nhằm hạn chế sự suy thoái và ô nhiễm thì ở đâu đó vẫn có những cá nhân, doanh nghiệp đang từng ngày, từng giờ tàn phá môi trường theo cách riêng của họ. Hành động của họ có thể là vì lợi nhuận, có thể vì nhận thức về môi
trường không đúng đắn. Vì thế việc nghiên cứu nhận thức của người dân về
suy thoái và bảo vệ rừng là việc cần thiết để nhằm đưa ra các biện pháp khôi phục và phát triển tài nguyên rừng.
Ngày nay vấn đề được mọi người quan tâm nhất đó là phát triển bền vững, không những phát triển hài hoà về mặt kinh tế và môi trường mà phải
đảm bảo sự phát triển bền vững về mặt xã hội. Sự phát triển bền vững về cả
ba mặt: kinh tế, môi trường và xã hội, vừa đảm bảo về mặt phát triển kinh tế, vừa giữ cho môi trường trong lành, vừa đảm bảo đời sống cho người dân. Và
thay đổi những suy nghĩ của người dân cho đúng đắn hơn là việc vô cùng cần thiết trong bối cảnh suy thoái và ô nhiễm đang trở nên nghiêm trọng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình kinh tế và quản lý môi
trường, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2003.
2. PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, TS. Vũ Thu Hạnh, Giáo trình luật môi trường, nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội 2006.
3. Chi Cục Kiểm Lâm Sơn La, báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng năm 2007, nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng năm 2008.
4. UBND thành phố Sơn La, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2007 – 2010, xã Chiềng Cơi, Thành Phố Sơn La, Tỉnh Sơn La.
5. Các trang web về tài nguyên rừng:
http://www.khuyennongvn.gov.vn/e-khcn/suy-thoai-rung-luong-nhin-tu-goc- 111oc-ky-thuat,