1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Lipid Máu potx

66 784 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 3,06 MB

Nội dung

 Cholesterol thành phần Lipid có nhiều trong óc, mô ở lá lách, gan…  Gan tổng hợp Cholesterol, điều hoà, dự trữ Cholesterol trong cơ thể  Cholesterol là chất quan trọng trong sự si

Trang 1

Môn: Hóa Sinh Động vật

Đề tài: Lipid Máu

LỚP : ĐHSH07LT NHÓM : 02

Trang 2

Thành Viên Nhóm 2

1 Nguyễn Mậu Hòa Ân

2 Nguyễn Văn Dũng

3 Nguyễn Thị Mỹ Duyên

4 Lương Văn Hải

5 Lê Thị Thu Hương

6 Đoàn Thi Kim Hồng Hiệp

14.Phan Phúc Thiện

15.Trần Thiện Tuấn

Trang 3

Mục tiêu

1 Lipid máu là gì?

2 Cơ chế hình thành lipid máu

3 Chuyển hoá của lipid máu.

4 Vai trò và ý nghĩa sinh học của chúng

Trang 4

LIPID LÀ GÌ?

°Lipid là hợp chất hữu cơ đa chức , có đặc tính không hoà tan trong nước , chỉ hoà tan trong các dung môi hữu cơ như cloroform, benzen, cồn, aceton, ether, benzene,

rượu nóng

°Lipid là ester của rượu và acid béo

Trang 6

 Triglyceride chính là nguồn năng lượng dự trữ ở mô

mỡ, sẽ được cung cấp cho gan và cơ sử dụng khi cần thiết

 Cholesterol có trong cơ thể: Do gan tổng hợp và hấp thu từ thức ăn Cơ thể sử dụng phần lớn cholesterol

để tạo ra dịch mật , một lượng nhỏ còn lại dùng để

tạo ra các nội tiết tố steroide rất cần thiết trong cơ

thể

LIPID MÁU

Trang 7

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH LIPID MÁU

Mức lipid máu lý tưởng đối với người lớn là:

 Cholesterol toàn phần : 140 – 200 mg %

 LDL : < 130 mg %

 HDL : 35 – 60 mg %

 Triglycerides : 60 – 165 mg %

Trang 8

 Cholesterol thành phần Lipid có nhiều trong óc, mô

ở lá lách, gan…

 Gan tổng hợp Cholesterol, điều hoà, dự trữ

Cholesterol trong cơ thể

 Cholesterol là chất quan trọng trong sự sinh tổng

hợp acid mật, vitamin D và nhiều chất khác.

Trang 10

 Chúng là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng

lâu bền và quan trọng của cơ thể

 Tuy vậy, nếu ăn nhiều mỡ, gan bị quá tải thì triglycerid trong máu sẽ tăng lên

Trang 11

Các lipoprotein

Vì lipid không tan được trong nước nên khi vận chuyển trong máu nó phải kết hợp với một loại protein (gọi là apoprotein) mang tên lipoprotein

Cấu trúc lipoprotein với lớp vỏ ưa nước (cholesterol tự do và

apolipoprotein) và nhân kỵ nước (cholesterol ester và

triglyceride)

Trang 12

Các lipoprotein

Có 2 loại Lipoprotein được quan tâm nhất là:

Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) xuất phát từ gan,

chuyển CT đến tận các tế bào để làm chất ‘‘đốt’’, tạo năng lượng.

Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) lại chuyển CT dư thừa

từ các tế bào trở về gan để được tái biến dưỡng.

Trang 13

Các lipoprotein khác

Chylomicron:

 Lipoprotein lớn nhất, chủ yếu vận chuyển mỡ

từ niêm mạc ruột đến gan, giàu triglyceride

 Tại các nơi đó, lipoprotein lipase thuỷ phân

triglyceride trong chylomicron thành acid béo

tự do; các acid béo này được dùng để tổng hợp

lipoprotein tỉ trọng rất thấp (VLDL)

Trang 14

Lipoprotein structure (chylomicron) ApoA, ApoB, ApoC,

ApoE ( apolipoproteins ); T ( triacylglyceride );

C ( cholesterol ester ); green ( phospholipids )

Trang 15

Chylomicron

Trang 16

Các lipoprotein khác

IDL là: lipoprotein có tỷ trọng trung gian là

các chất dư còn lại sau chuyển hóa VLDL Sau đó IDL chuyển thành LDL bởi tác dụng của lipase gan VLDL → IDL → LDL

VLDL là: lipoprotein có tỷ trọng thấp chủ

yếu do gan, một phần nhỏ do ruột tổng hợp,

có thành phần triglyceride cao

Trang 17

Hình ảnh

Trang 18

Vận chuyển các lipoprotein trong máu

Trang 19

Rối loạn lipid máu

Khi thừa lipid trong máu, trên đường di chuyển từ gan đến các tế bào.

 Cholesterol LDL thừa không vào hết tất cả

trong tế bào, mà tồn đọng tại động mạch và sau đó xâm nhập vào vách thành động mạch.

 Tại đây, CT bị oxy hóa tạo thành những tảng xơ động mạch và góp phần làm nghẽn tắc động mạch

 Còn CT được Lipoprotein HDL vận chuyển là

CT tốt, làm thông động mạch , tống khứ CT thặng

dư ra khỏi động mạch.

Trang 20

Rối loạn lipid máu

Trang 21

Rối loạn lipid máu

Trang 22

Rối loạn lipid máu

Trang 23

CHUYỂN HÓA CỦA LIPID MÁU

Sự tiêu hóa lipid:

Ở miệng: Không có enzym phân giải lipid, ở đây

lipid chỉ chịu tác dụng cơ học

Ở dạ dày: Ở động vật trưởng thành hầu như ở dạ

dày không có quá trình thủy phân lipid

Ở ruột non: Đây là nơi tiêu hóa chính lipid, Lipid

muốn được tiêu hóa phải được nhũ tương hóa, để làm tăng diện tích tiếp của lipid với enzym lipase

Trang 24

CHUYỂN HÓA THỨC ĂN

Trang 25

CHUYỂN HÓA CỦA LIPID MÁU

Tác dụng của dịch mật:

 Dịch mật: Gan tiết mật , mật được dự trữ trong túi mật, các acid mật được hình thành từ cholesterol bao gồm: Acid cholic, acid 7 Desoxycholic, acid lidocholic, acid kenodesoxycholic

 Trước khi đổ vào ruột non, nó được liên kết với glycine và taurin tạo thành acid glycocholic và

acid taurocholic.

Trang 26

Acid mật

Trang 27

Tác dụng của dịch mật:

Mật tuy không có enzym tiêu hóa nhưng có tác dụng:

 Nhũ tương hóa, phân nhỏ các giọt mỡ tạo điều kiện cho enzym lipaza hoạt động

 Tạo môi trường kiềm , đảm bảo cho sự hoạt động của của enzym trong dịch tụy và dịch ruột

 Giúp cơ thể hấp thu nhanh sản phẩm tiêu hóa lipid

Trang 28

Tác dụng của dịch tụy:

 Tuyến tụy: Tiết dịch tụy, có ống dẫn đổ vào tá

tràng cùng với ống mật để góp phần hoàn thành quá trình tiêu hóa

 Dịch tụy chứa enzym lipaza , nhờ sự hỗ trợ của

dịch mật, biến đổi lipid thành glixerin và acid béo

Trang 29

Phân giải acid béo:

Enzyme lipase ở tá tràng có hai nguồn gốc: Lipase

do tuyến tuỵ tiết ra là chủ yếu và lipase do niêm mạc ruột non tiết ra Dưới tác dụng của lipase, lipid được phân giải thành glycerine và các acid béo theo phản ứng sau:

Trang 30

Sự hấp thu, dự trữ và vận chuyển lipid

 Glycerin vì tính hòa tan trong nước nên dễ dàng được hấp

thu qua tế bào niêm mạc ruột

 Acid béo không hoà tan trong nước, muốn hấp thu nó phải được liên kết với acid mật tạo thành phức chất gọi là “acid

choleic” hoà tan và được hấp thu qua tế bào vách ruột hoặc thụ động hoặc theo nguyên tắc ẩm bào (chủ yếu)

Ở tế bào vách ruột, acid mật tách khỏi acid béo Acid mật đi vào hệ tĩnh mạch trở về gan Ở tế bào vách ruột, acid béo có thể kết hợp với glycerine tái tạo thành lipid

Trang 31

Sự hấp thu, dự trữ và vận chuyển lipid

 70 – 80% lipid tái tạo dưới dạng những hạt to nhỏ khác nhau có tên là “Chylomicron”, là dạng hoà tan trong nước nên dễ vận chuyển vào máu

 Một phần nhỏ acid béo phân tử nhỏ và lipid đi vào tĩnh

mạch Từ đó đổ vào hệ tuần hoàn (hệ tĩnh mạch) về gan và

từ gan đi tới các mô mỡ

 Sau đó, tuỳ theo nhu cầu về năng lượng, lipid lại được đưa tới các cơ quan cần oxy hoá hoặc được tích luỹ lại thành mỡ

dự trữ

Trang 32

Sự hấp thu và vận chuyển lipid

Trang 33

Cấu tạo ruột non

Trang 34

Sự phân giải triglyceride

Sự chuyển hoá trung gian của glycerol

Sự chuyển hoá của acid béo

1. Hoạt hoá acid béo:

2. Vận chuyển acid béo vào trong ty thể.

3. Tái tạo acyl CoA

4. Quá trình β - oxy hoá acid béo

5. Sự oxi hoá các acid béo không no

6. Sự oxi hoá các acid béo có số cacbon lẻ

Trang 35

Chuyển hoá trung gian của glycerol

 Glycerine là sản phẩm rất dễ chuyển hoá trong cơ thể, nó chuyển thành glycerine aldehydeyd theo xơ đồ phản ứng sau:

Glycerine Glycerophosphate Phosphoglycerine aldehyd

Phosphoglycerine aldehyt đi con đường đường phân

Trang 36

Sự chuyển hoá của acid béo

1. Hoạt hoá acid béo

Acid béo vào tế bào gan, ở tế bào chất nó được hoạt hoá bởi hệ

thống enzyme Acyl–CoA Syntetase hoạt hoá gồm 2 bước:

Enzyme AcylCoA synthetase (thiokinase) có nhiều ở màng ngoài

ty thể và hệ thống lưới nội bào

Trang 37

Sự chuyển hoá của acid béo

1 Hoạt hoá acid béo

 Vậy thực chất quá trình hoạt hoá một phân tử acid béo tự do

đã sử dụng 2ATP

 Phản ứng tổng quát có thể viết:

 Enzyme AcylCoA synthetase còn gọi là thiokinase có nhiều

ở màng ngoài ty thể và hệ thống lưới nội bào Có nhiều loại acylCoA synthetase đặc hiệu với các acid béo liên kết ngắn, trung bình và dài

Trang 38

Sự chuyển hoá của acid béo

2 Vận chuyển acid béo vào trong ty thể

Các acid béo liên kết ngắn (4 – 10C) qua màng ty thể

dễ dàng Nhưng các acid béo liên kết dài (từ 12C trở lên) được vận chuyển qua màng ty thể nhờ hệ thống Carnitin do enzyme Carnitin acyl transferase (CAT) thực hiện

Trang 39

3 Tái tạo acyl CoA

Quá trình này đi ngược lại bước 2 và Carnitin được giải phóng trở lại mặt ngoài của ty thể

Trang 40

Vận chuyển acid béo vào ty thể

Trang 41

Sự chuyển hoá của acid béo

4.Sơ đồ quá trình β - oxy hoá acid béo

Trang 42

Sơ đồ quá trình β - oxy hoá acid béo

Trang 43

Hiệu quả năng lượng trong quá trình β – oxy hoá

Trang 44

Sự chuyển hoá của acid béo

5 Sự oxi hoá các acid béo không no

Đối với các acid béo có một hay nhiều liên kết đôi quá trình β–oxyhoá diễn ra bình thường, các phân tử acetyl–CoA được tách dần, cho tới gần liên kết đôi

Tới đây, tuỳ vị trí của liên kết mà cần sự hỗ trợ của các enzyme như enoyl – Isomerase đẩy liên kết đôi về đúng vị trí cacbon α - β và β – hydroxyacyl – epimerase

Trang 45

Sự chuyển hoá của acid béo

6 Sự oxi hoá các acid béo có số cacbon lẻ

Trang 46

Sự tổng hợp acid béo và triglyceride

Nguồn glycerine tức glycerophesphate.

Tổng hợp acid béo theo vòng xoắn Lynen– Wakil:

1. Hoạt hoá acetyl CoA

2. Nối dài chuỗi carbon trong acid béo

3. Kết thúc quá trình tổng hợp acid béo nhờ enzyme acyl transferase

Trang 47

1 Nguồn glycerine tức glycerophosphate

 Glycerophosphate được tạo nên từ quá trình đường phân (từ phospho – dioxy – aceton và phospho – glycerine aldehyde):

Trang 48

2 Tổng hợp acid béo theo vòng xoắn Lynen – Wakil:

Hoạt hoá acetyl CoA tạo thành malonyl CoA thực hiện bởi

enzyme carboxylase có nhóm ghép là biotin (còn gọi là

Vitamin H), ATP và Mn++

Trang 49

Nối dài chuỗi carbon trong acid béo

Trang 51

Kết thúc quá trình tổng hợp acid béo

Nhờ enzyme acyl transferase

Trang 52

3 Quá trình tổng hợp mỡ (quá trình gắn acid béo vào glycerine)

Trang 53

3 Quá trình tổng hợp mỡ (quá trình gắn acid béo vào glycerine)

Trang 54

Điều hoà quá trình chuyển hoá lipid

 Hệ thần kinh

 Hệ hormone

 Những rối loạn của trao đổi lipid

Trang 55

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA LIPID MÁU

 Tham gia kiến tạo cấu trúc màng sinh học.

 Lipid là chất dự trữ năng lượng, khi oxy hóa một gam lipid cơ thể thu được 9,3 kilo calo

 Ngăn ngừa xơ vữa động mạch bằng cách kết hợp với cholesterol tạo các ester cơ động, không bền vững và dễ bài xuất ra khỏi cơ thể.

 Điều hòa tính bền vững của thành mạch

Trang 56

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA LIPID MÁU

 Có liên quan đến cơ chế chống ung thư

 Chất béo là dung môi cho các vitamin vitamin A, D, E, K, và F

 Một số tổ chức như: Gan, não, tim, các tuyến sinh dục có nhu cầu cao về các acid béo chưa no, nên khi không được cung cấp

đủ từ thức ăn thì các rối loạn sẽ xuất hiện ở các cơ quan này

trước tiên

Trang 57

KẾT LUẬN

Từ đó có thể thấy các chứng bệnh về Lipid máu như: Xơ vữa động mạch, các bệnh rối loạn về lipid máu, tăng lipid máu, hạ lipid máu…; có thể biết được hàm lượng lipid máu

lý tưởng phù hợp với mỗi độ tuổi khác nhau để có chế độ ăn uống sao cho phù hợp

Trang 58

Quá trình tiến triển của vữa xơ động mạch

Trang 64

Xơ vữa động mạch

Trang 65

Bệnh nhồi máu cơ tim

Trang 66

CÁM ƠN THẦY VÀ CÁC

BẠN ĐÃ LẮNG NGHE

Ngày đăng: 29/03/2014, 04:20

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh - Lipid Máu potx
nh ảnh (Trang 17)
Sơ đồ quá trình β - oxy hoá acid béo - Lipid Máu potx
Sơ đồ qu á trình β - oxy hoá acid béo (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w