1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO " VIỆT NAM VỚI TIẾN TRÌNH HỢP TÁC ASEAN+3 VIETNAM WITH ASEAN+3 COOPERATION PROCES " doc

5 356 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 263,93 KB

Nội dung

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 VIỆT NAM VỚI TIẾN TRÌNH HỢP TÁC ASEAN+3 VIETNAM WITH ASEAN+3 COOPERATION PROCESS SVTH: Nguyễn Thị My Na Lớp 09CNQTH03, Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng GVHD: ThS. Trần Thị Thu Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Sau chiến tranh Lạnh, một xu hướng mới đã được hình thành ở Đông Á – xu hướng tăng cường hợp tác đa phương khu vực. Xu hướng này đã lôi cuốn hầu hết quốc gia trong vùng tham gia đặc biệt là sự nổi lên của hợp tác Đông Á - ASEAN+3. Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào tiến trình này ngay từ đầu và trở thành một trong 13 thành viên sáng lập của ASEAN+3. Trong bài nghiên cứu này tôi xin đề cập đến vấn đề: “Việt Nam trong tiến trình Hợp tác ASEAN+3” nhằm đưa ra những thuận lợi, khó khăn và vị thế của Việt Nam trong hơn 15 năm tham gia, đồng thời dự báo triển vọng tham gia ASEAN+3 trong những năm sắp tới. Từ khóa: xu hướng mới, hợp tác đa phương khu vực, ASEAN+3 ABSTRACT After the Cold War, a new trend of promoting multilateral cooperation has been established in East Asia. The trend involves almost countries in the region and ASEAN+3 is one of the most prominent example of that cooperation process. As a member of ASEAN, Vietnam participated in this process from the beginning and became one of 13 founding members of ASEAN+3. My research of “Vietnam in ASEAN+3 cooperation process” will cover the advantages and disadantages, as well as the position of Vietnam for the last 15 years of being an member of ASEAN+3. The prospect of ASEAN+3 will be included in this writing. Keywords: new trend, cooperation process, ASEAN+3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ Hợp tác ASEAN+3 (ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) là một trong những cơ chế sống động nhất của ASEAN. Sự hợp tác của 13 quốc gia (10 nước ASEAN và 3 nước ở Đông Bắc Á: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) với trên 2 tỷ dân với gần 8.000 tỷ USD giá trị GDP đã khiến cho cơ chế này trở thành một đối tác lớn, có vị trí, tiếng nói có trọng lượng trong quan hệ quốc tế. Việc Việt Nam tham gia tiến trình Hợp tác ASEAN+3 là bước ngoặt lớn trong việc thúc đẩy hợp tác, hội nhập khu vực đồng thời nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. B. NỘI DUNG MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của cơ chế ASEAN + 3. - Đánh giá vai trò của Việt Nam trong tiến trình ASEAN+3. - Dự báo triển vọng hợp tác ASEAN+3 trong những năm sắp tới. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, từ khi ra đời đến nay, và nhân tố Việt Nam trong tiến trình hợp tác. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp lịch sử. - Phương pháp thống kê – so sánh. - Phương pháp phân tích – tổng hợp. I. Khái quát về quá tình hình thành và phát triển của Hợp tác ASEAN+3 1. Quá trình hình thành cơ chế ASEAN+3 Ý tưởng thiết lập một cơ chế hợp tác giữa các nước Đông Á được Thủ tướng Mahathir Mohamad của Malaysia đưa ra vào năm 1990. Tuy nhiên cho tới cuối 1997, ASEAN và 3 nước lớn ở Đông Bắc Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc mới thực hiện việc thiết lập một cơ chế hợp tác khu vực ở Đông Á bởi các lí do sau: Thứ nhất, nhu cầu tham khảo ý kiến giữa các nước châu Á để chuẩn bị cho sự ra đời của Tiến trình Hợp tác Á-Âu (ASEM). Thứ hai, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á (1997-1998) đã giúp các nước Đông Á nhận thấy rõ hơn mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong khu vực. Thứ ba, sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ đã thúc đẩy các nước Đông Á khai sinh chủ nghĩa khu vực của mình, nhằm nâng cao vị thế trong nền kinh tế, chính trị thế giới. Cuối cùng, sự thất vọng của các nước thành viên APEC ở Đông Á về những tiến độ chậm chạp của tiến trình hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương do Mỹ lãnh đạo. Với những lí do trên, với Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nguyên thủ ASEAN và các nhà lãnh đạo 3 quốc gia ở Đông Bắc Á, tiến trình hợp tác ASEAN+3 (ASEAN Plus Three Framework-APT) đã được thành lập. 2. Sự tiến triển của Hợp tác ASEAN+3 kể từ khi thành lập đến nay Từ 1997 – 2005: Đây là giai đoạn xác định mục đích, mục tiêu, xây dựng thể chế, triển khai một số hoạt động hợp tác cụ thể. Từ 2005 đến nay: Ở giai đoạn này, Hợp tác ASEAN+3 chỉ còn là 1 trong các cơ chế của Hợp tác Đông Á. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 10 họp ở Cebu ngày 14/01/2007, vị thế của ASEAN+3 với tư cách là cơ chế chính để đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng Đông Á đã được khẳng định lại. II. Nhìn lại quá trình tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam trong 15 năm qua 1. Mục đích tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam Khi cơ chế Hợp tác ASEAN+3 được thành lập ở Cuala Lumpua (12/1997), Việt Nam mới gia nhập ASEAN được 2 năm và đã quyết định gia nhập ASEAN+3. Việc Việt Nam tham gia Hợp tác ASEAN+3 nhằm những mục đích sau: - Về phương diện hợp tác chính trị - an ninh: Triển khai đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ hợp tác quốc tế do Đảng và Nhà nước để ra. - Về phương diện kinh tế: Khác với ASEAN, ASEAN+3 là một nhóm nước có tiềm lực kinh tế lớn. Các nước này có thể bổ sung các nguồn lực (thị trường, FDI, ODA, công nghệ tiên tiến và kĩ năng quản lí…) cho Việt Nam. Ngược lại, nước ta cũng có điều kiện phát huy lợi thế của mình trong tiến trình hợp tác phát triển với ASEAN+3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 - Về phương diện văn hóa – xã hội: Có cơ hội giao lưu, học hỏi với nhân dân các nước khác trong cùng khu vực. 2. Những đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 2.1. Đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của Hợp tác ASEAN+3 - Việt Nam cam kết tham gia đầy đủ, liên tục, ngay từ đầu với các chủ trương Hợp tác của ASEAN+3. Kể từ cuộc gặp mặt đầu tiên năm 1997 cho đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết các hoạt động của ASEAN+3 dưới mọi hình thức: từ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, phối hợp chính sách đến triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể. Tiêu biểu là việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN+3 lần thứ 2 tại Hà Nội năm 1998. Bên cạnh đó, nước ta còn tích cực tham gia các lĩnh vực hoạt động của ASEAN+3 trên các lĩnh vực như chính trị, an ninh, thương mại, tài chính, văn hóa, y tế, giáo dục… - Đóng góp vào việc hoạch định đường lối phát triển của ASEAN+3. Một trong những ví dụ cụ thể đó là hoạt động của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+3 họp ở Cuala Lumpua (26/7/2006). Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị, Phó Thủ tướng khẳng định rằng trong 9 năm qua, Hợp tác ASEAN+3 đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều kết quả quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, theo ông, tiềm năng hợp tác giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc còn rất lớn, các bên cần tiếp tục gia tăng các nỗ lực và nguồn lực để đẩy mạnh hơn nữa tiến trình này, nhất là trên các lĩnh vực chính như kinh tế, thương mại, chính trị, an ninh, văn hóa và xã hội. 2.2. Đóng góp vào Hợp tác ASEAN+3 thông qua ASEAN Trong tiến trình Hợp tác ASEAN+3, ASEAN được thừa nhận là lực lượng cầm lái. Với tư cách là thành viên ASEAN, Việt Nam đã góp phần quan trọng vào việc giúp ASEAN thực hiện và giữ vững vai trò trên. Trong mấy năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách khu vực của nước ta đã đưa ra một số sáng kiến có giá trị, được ASEAN chấp nhận. Sáng kiến về hợp tác phát triển các khu vực nghèo liên quốc gia dọc Hành lang Đông Tây đã được Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 6 (tháng 12/1998) chấp nhận và đưa vào chương trình hành động Hà Nội (HAP). Nội dung Hợp tác bao gồm 5 lĩnh vực: Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, đầu tư khai thác và sử dụng tài nguyên, thương mại và dịch vụ, du lịch, hợp tác lao động và giao lưu văn hóa, môi trường và xã hội. Triển khai sáng kiến trên, nước ta đã xây dựng Dự án phát triển Hành lang Đông Tây tại khu vực sông Mê Kông (WEC). Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN tổ chức tại Singapore (09/1999) đã thông qua đề nghị lập Nhóm công tác về Chương trình trong khuôn khổ Ủy ban hợp tác kinh tế và công nghiệp ASEAN – MITI (Nhật Bản). Với tư cách là nước đề xướng sáng kiến, Việt Nam được cử làm Chủ tịch nhóm và chủ trì cuộc họp đầu tiên của nhóm. Sáng kiến trên của ta cũng đã được Thái Lan, Lào ủng hộ và các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) và chính phủ Nhật Bản quan tâm. 3. Triển vọng tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam trong những năm sắp tới 3.1. Những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình tham gia vào Hợp tác ASEAN+3 3.1.1. Thuận lợi - Vị thế ngày càng được nâng cao của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. - Quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với tất cả các đối tác thành viên ASEAN+3. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 + Quan hệ Việt – Trung: Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện từ năm 2008. Trong những năm qua quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển rất nhanh chóng. Trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (12/2000), hai bên đã ra tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa hai nước trong thế kỉ 21, triển khai phương châm 6 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. (Được xác định trong chuyến đi thăm của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 02-1999). Cho tới nay, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền (30/12/1999), Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ (25/12/2000) và các văn bản thỏa thuận cấp nhà nước Hai nước đã khai thông đường hàng không, đường biển, đường sắt tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và hành khách hai nước. Trung Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn ở Việt Nam. + Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản: Quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2009. Hằng năm các nhà lãnh đạo hai bên đã tiến hành các chuyến thăm cấp cao. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam. Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản sang Việt Nam được bắt đầu từ năm 1989. Vào năm 2006, giá trị buôn bán hai chiều giữa hai nước đã lên tới 9,9 tỷ USD. Bên cạnh đó Nhật Bản luôn là nhà tài trợ ODA lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết viện trợ cho Việt Nam. Đến nay hơn 8 tỉ USD đã được cam kết, trong đó hơn 13% là viện trợ không hoàn lại, phần còn lại là các khoảng tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp và thời gian tài trợ dài. Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam từ 1-2 dự án văn hóa mỗi năm với kinh phí không hoàn lại. + Quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2009. Ngày càng mở rộng và phát triển mạnh mẽ thông qua các chuyến thăm và làm việc thường xuyên của các nhà lãnh đạo hai nước. Cho đến nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu trong số các nước nhận viện trợ không hoàn lại của Hàn Quốc (khoảng 148 triệu USD tín dụng ưu đãi từ Quỹ viện trợ phát triển (EDCF) và viện trợ không hoàn lại 41 triệu USD). Hợp tác trên lĩnh vực khoa học – công nghệ, bưu chính – viễn thông, vận tải, xây dựng… giữa hai nước cũng có những bước phát triển tích cực. + Quan hệ giữa Việt Nam với các thành viên khác của ASEAN: Với tinh thần ASEAN, một số vấn đề do lịch sử để lại đã được giải quyết như vấn đề phân định vùng biển chồng lấn, khai thác tài nguyên ở những vùng lãnh hải chồng lấn (Việt Nam - Thái Lan, Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Indonesia) và ở những con sông chung (giữa Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan ở sông Mekong…), giải quyết tranh chấp chủ quyền (Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippine, Brunay ở biển Đông, vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia). Giá trị xuất – nhập khẩu của Việt Nam sang và từ các nước ASEAN chiếm khoảng 15,8% và 22,4% trong tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2003. 3.1.2. Khó khăn Những khó khăn chủ yếu của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 bao gồm: Nguy cơ lôi kéo, chia rẽ, can thiệp từ các nước lớn; mẫu thuẫn và tranh chấp trong quan hệ song phương, sự khác biệt về chế độ chính trị, sự chênh lệnh về trình độ phát triển kinh tế, những tác động không có lợi từ quá trình thể chế hóa của ASEAN+3 và sự chuẩn bị chưa thật đầy đủ cho việc hội nhập sâu hơn, rộng hơn vào các tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế. 3.2. Dự báo về triển vọng tham gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam trong những năm sắp tới Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 Qua phân tích những thuận lợi và khó khăn mà nước ta đang đối diện trong tiến trình hợp tác ASEAN+3, có thể nhận thấy rằng nước ta đang có rất nhiều cơ hội để tham gia tích cực và hiệu quả hơn vào tiến trình hợp tác khu vực này. Bên cạnh đó, những khó khăn mà nước ta phải đối mặt trong tiến trình hợp tác này không phải là những khó khăn mới. Nhờ những thành tựu thu được sau 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới đất nước, trong một chừng mực nhất định, Việt Nam đã giải quyết được một số khó khăn nêu trên. C. KẾT LUẬN Thế giới không ngừng phát triển, trong thời kì toàn cầu hóa, Việt Nam chắc chắn sẽ đối diện với nhiều khó khăn mới. Nhưng với quyết tâm hội nhập khu vực và quốc tế, bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối đối ngoại sáng suốt của Đảng và Nhà nước, chắc chắn nước ta sẽ vượt qua những khó khăn đó để đóng góp nhiều hơn vào Hợp tác ASEAN+3 vì lợi ích của Việt Nam nói riêng và lợi ích của khu vực nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bàn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kì đổi mới, Nxb Hà Nội – 2007. [2] Marc Faber, Tương lai vàng – thời đại khám phá châu Á, Nxb Trẻ. [3] Nhóm tư vấn các Nhà tài trợ cho Việt Nam, Việt Nam tiến triển trong quan hệ đối tác, Báo cáo không chính thức cho Hội nghị, Hà Nội, ngày 10-11 tháng 12 năm 2002. [4] Nguyễn Thu Mỹ (Chủ biên), Một số vấn đề cơ bản về hợp tác ASEAN+3, Nxb Khoa học xã hội. [5] Trung tâm Dữ kiện tư liệu TTXVN, Vai trò của Việt Nam trong ASEAN, Nxb Thông tấn. Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Họ và tên: ThS. Trần Thị Thu Họ và tên: Nguyễn Thị My Na Email:thutran_nd@yahoo.com Email:nanguyen0904@gmail.com Ký tên Ký tên . Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 VIỆT NAM VỚI TIẾN TRÌNH HỢP TÁC ASEAN+3 VIETNAM WITH ASEAN+3 COOPERATION PROCESS SVTH:. gia Hợp tác ASEAN+3 của Việt Nam Khi cơ chế Hợp tác ASEAN+3 được thành lập ở Cuala Lumpua (12/1997), Việt Nam mới gia nhập ASEAN được 2 năm và đã quyết định gia nhập ASEAN+3. Việc Việt Nam. hỏi với nhân dân các nước khác trong cùng khu vực. 2. Những đóng góp của Việt Nam trong tiến trình hợp tác ASEAN+3 2.1. Đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của Hợp tác ASEAN+3 - Việt Nam

Ngày đăng: 29/03/2014, 01:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w