Tiêu dùngthôngminh
Xác định loại mục tiêu
Chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều đồ đạc muốn mua trong năm nhưng bạn cần xác
định được đâu là mục tiêu dài hạn, nghĩa là vật dụng có giá trị cao nhất mà bạn
muốn mua trong một năm và mục tiêu ngắn hạn chính là những vật dụng mà bạn
cần nên mua hay bỏ qua trong tháng để đạt được mục tiêu dài hạn. Chả hạn như
bạn muốn có một bộ quần áo theo style riêng để diện vào ngày sinh nhật lần thứ
18, đánh dấu sự trưởng thành của bạn vào cuối năm, đó là mục tiêu dài hạn. Để có
được nó, bạn có thể chia thành nhiều đợt để mua sắm. Chả hạn như 3 tháng đầu
bạn sẽ mua đôi giày kia, 3 tháng sau sẽ đến áo, 3 tháng nữa đến quần và cuối cùng
là phụ kiện. Đó là mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, bạn
phải bỏ qua việc mua một loạt những hàng sale hay đi đâu đó thật xa để nghỉ mát
hẳn một tháng với bạn bè…để đạt đến mục tiêu dài hạn là có được bộ quần áo
phong cách để đời vào sinh nhật thứ 18. Việc xác định loại mục tiêu rất quan trọng
vì nó giúp bạn biết được mục đích quan trọng nhất mà mình cần hướng đến là gì…
Xác định thời gian
Một dấu note đỏ rõ to hạn cuối để hoàn thành mục tiêu dài hạn vào di động, lịch
bàn, màn hình máy tính, sổ…bất kể thứ gì mà bạn thường xuyên sử dụng và mang
theo để gợi nhớ ngày tháng sẽ giúp bạn rất nhiều. Tâm lý chung mọi người thường
hay đặt ra mục tiêu, cũng đặt ra thời gian nhưng rồi quên bẵng nó đi vì không tiếp
xúc với nó hằng ngày để rồi khi sực nhớ ra thì không thể cứu vãn được.
Lập “quỹ dự phòng”
Ngoài kế hoạch chi tiêu hằng tháng, bạn phải để dành cho mình một khoản chi tiêu
dự phòng. Nghe có vẻ to tát nhưng thực chất đó là một khoản mà bạn phải “quên
đi rằng có nó” mỗi tháng, dù ít cũng được để sử dụng khi cần thiết. Đó là khi
tháng đó bạn có rất nhiều lời mời dự sinh nhật, party thậm chí là các loại quỹ nhỏ,
quỹ lớn trong lớp ùn ùn kéo về một lúc, có nguy cơ ảnh hưởng đến mục đích dài
hạn của bạn. Lúc đó, “quỹ dự phòng” sẽ cứu bạn một bàn thua trông thấy, nhất là
về mặt tâm lí. Bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn, tự tin hơn sẽ hoàn thành được mục tiêu
ngắn và dài hạn của mình khi có nó. Vậy làm cách nào để giữ được “quỹ dự
phòng” mà không phải lâm vào hoàn cảnh “đến tháng len lén mổ ống heo” như
thời còn nhỏ? Hãy nhớ đến ATM. Lập ngay cho mình một tài khoản ATM ở
những ngân hàng…mới toanh hay những ngân hàng có trụ sở giao dịch ít, máy rút
tiền đặt ở những nơi mà bạn nghĩ “thôi, thà nhịn còn hơn phải chạy đến đấy rút
tiền rồi chạy về”. Chắc chắn 80% là bạn sẽ giữ nguyên được “quỹ dự phòng” của
mình không bị “thâm hụt” mà không rõ “mình rút ra từ lúc nào và vì sao”.
Vượt qua cám dỗ
Có rất nhiều “cạm bẫy” trên đường bạn hoàn thành mục tiêu ngắn hạn, tiến đến dài
hạn của mình nhưng có một thói quen của chính mình mà ít bạn nào để ý gây cản
trở không nhỏ chính là…cho đồ cũ. Nghe có vẻ lạ nhưng chính thói quen cho đồ
cũ đã tác động đến việc mua sắm nhiều hơn dự tính của bạn. Lúc cho xong, bạn sẽ
thấy trống trải và cảm nhận rằng “mình thật hào phóng, phải tự thưởng một cái gì
đó cũng để lấp đi sự trống trải” và thế là…bạn đi mua sắm thoải mái. Chính vì thế,
nếu phòng của bạn có đủ diện tích, hãy thiết kế cho mình một cái kho mini để sắp
xếp những đồ cũ hay xin phép ba mẹ trưng dụng một góc khuất nào đấy trong nhà,
chắc chắn ba mẹ sẽ ủng hộ. Ắt hẳn bạn nhận thấy rằng, thời trang luôn có xu
hướng quay vòng nhưng thêm vào một ít những biến tấu, cách tân cho hợp thời và
sẽ có một ngày đẹp trời, bạn thấy thật may mắn vì mình đã không cho đi một vật
gì đó vì bây giờ đang là mốt. Hơn thế nữa, hạn chế cho đồ cũ để bạn thấy rằng,
mình chi tiêu, mua sắm đến mức độ nào và cần phải trì hoãn việc mua thêm ra sao.
Càng nhiều đồ bạn sẽ càng mất thời gian để giữ gìn chúng, không gian để chứa
chúng khi cũ đi và sẽ kéo dài thời gian bạn tiến đến mục tiêu dài hạn của mình.
Thường xuyên chơi thể thao
Chơi thể thao thường xuyên vào thời gian rảnh sẽ giúp bạn quên đi việc mua sắm,
dạo qua các shop, kìm chế được bản thân và giúp bạn không làm rộng cái kho của
mình ra. Nếu có điều kiện, hãy làm một chuyến “ta balo” cùng bạn bè về những
vùng đất hoang sơ, thiếu thốn để biết được mình cần phải tận dụng những gì, tiết
kiệm những gì và thấy rằng mình còn quá đầy đủ để tồn tại. Suy nghĩ ấy sẽ giúp
bạn chi tiêu một cách hợp lí hơn
. Tiêu dùng thông minh Xác định loại mục tiêu Chắc chắn bạn sẽ có rất nhiều đồ đạc muốn mua trong năm nhưng bạn cần xác định được đâu là mục tiêu dài hạn, nghĩa là vật. cao nhất mà bạn muốn mua trong một năm và mục tiêu ngắn hạn chính là những vật dụng mà bạn cần nên mua hay bỏ qua trong tháng để đạt được mục tiêu dài hạn. Chả hạn như bạn muốn có một bộ quần. là mục tiêu ngắn hạn. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, bạn phải bỏ qua việc mua một loạt những hàng sale hay đi đâu đó thật xa để nghỉ mát hẳn một tháng với bạn bè…để đạt đến mục tiêu dài