Kĩnăng thi lạiđạihọc
Bắt đầu với việc gây sức ép
Áp lực sẽ khiến bạn sợ hãi và trốn tránh, nhưng sức ép do chính bạn tạo nên
có thể khiến bạn mang một nội lực, nội lực này sẽ thúc đẩy bạn học tập miệt
mài. Vậy tạo sức ép thế nào là vừa đủ, để bạn có hứng thú học hành chứ
không gượng ép trong lo sợ?
· Hãy tưởng tượng trong vài năm nữa, bạn bè xung quanh đều chuẩn bị có
việc làm ổn định, thu nhập cao, còn bạn thì vẫn bấp bênh không nghề
nghiệp, không trình độ chuyên môn. Điều đó sẽ khiến bạn quyết tâm thiđại
học hơn nữa.
· Lấy ai đó làm động lực: chẳng hạn như học để khiến “đối thủ” phải hối hận
vì đã đánh giá sai về bạn, học để người yêu cảm thấy tự hào về bạn, học để
hàng xóm phải ngưỡng mộ…
· Nhìn xung quanh xem, ai cũng đang học và có những dự định của riêng
mình. Nếu bạn không cố gắng từ bây giờ thì đợi đến bao giờ?
Đầu tư cho thế mạnh
Hãy học thật nhiều đối với những môn bạn cảm thấy mình giỏi. Chẳng hạn
như bạn thi vào Kiến Trúc và bạn thích vẽ thì hãy vẽ thật nhiệu, bạn thi vào
Nhân Văn và bạn giỏi Anh Văn thì hãy dành thời gian cho Anh Văn gấp đôi
so với những môn còn lại. Bạn hơn điểm những học sinh cuối cấp ở chỗ đó.
Khi tự tin ở một môn nhất định, niềm tin của bạn sẽ được củng cố và điểm
môn ấy sẽ “vớt vát” 2 môn còn lại. Nói thế không có nghĩa là bạn chỉ học
một môn đâu nhé. Hai môn còn lại cần đầu tư dàn trải và học phải hiểu chứ
không phải chỉ lướt qua.
Học những phần ít ai chú ý
Bạn đã từng có kinh nghiệm thiđạihọc từ năm ngoái, nên việc “thẩm thấu”
lại những kiến thức trước đây là điều hoàn toàn dễ dàng. Cái chính là hãy
chú trọng những kiến thức, nội dung mà những bạn cuối cấp thường bỏ
quên. Học sinh 12 phải thi tốt nghiệp, còn bạn thì không. Do đó, hãy chú
trọng tiểu tiết càng nhiều càng tốt. Tham khảo sách giáo khoa nâng cao và
đọc những mục tìm hiểu thêm, nó có thể giúp ích cho bạn khá nhiều trong
phòng thi, và đó chính là phần kiến thức giúp bạn “hơn người”
Nhìn vào cái sai của năm cũ
Tự đúc kết xem tại sao năm trước bạn lại không đậu đại học. Vì tâm lí, vì
kiến thức chưa vững, hay vì bạn đã chọn sai trường? Đừng sợ phải đối diện
với thất bại, chính nó sẽ khiến bạn thành công gấp đôi. Liệt kê ra những
điểm mạnh, điểm yếu của bạn, bạn sẽ đến gần hơn với cánh cổng đại học.
Đối diện với sự thật sẽ khiến bạn điềm tĩnh, tự tin hơn, thoát khỏi những nỗi
sợ mơ hồ. Hơn nữa, bạn có lợi thế hơn học sinh cuối cấp, bởi vì bạn chỉ phải
thi ĐạiHọc chứ không thi nhiều đợt và học nhiều môn.
Tạo sự bận rộn
Bên cạnh việc ôn luyện đại học, hãy dành thời gian làm những điều bạn cảm
thấy thích: chơi game, trồng cây, nuôi cá, mua sắm, đi chơi cùng bạn bè…
Bận rộn sẽ làm bạn cảm thấy có ích, quên đi áp lực và hứng thú hơn trong
chuyện học.
Hứng thú là một chuyện, có kĩnăng để làm bài đạt được hiệu quả cao nhất
lại là chuyện khác. Tâm lý quyết định 70% đến việc đậu – rớt. Những ai có
kĩ năng nhiều hơn thì sẽ dễ dàng đậu hơn. Chúc các sĩ tử thành công mỹ mãn
trong đợt thiđạihọc này.
. cổng đại học. Đối diện với sự thật sẽ khiến bạn điềm tĩnh, tự tin hơn, thoát khỏi những nỗi sợ mơ hồ. Hơn nữa, bạn có lợi thế hơn học sinh cuối cấp, bởi vì bạn chỉ phải thi Đại Học chứ không thi. bạn quyết tâm thi đại học hơn nữa. · Lấy ai đó làm động lực: chẳng hạn như học để khiến “đối thủ” phải hối hận vì đã đánh giá sai về bạn, học để người yêu cảm thấy tự hào về bạn, học để hàng. Kĩ năng thi lại đại học Bắt đầu với việc gây sức ép Áp lực sẽ khiến bạn sợ hãi và trốn tránh, nhưng sức