Học sinh tiểu học ôn thi như... đại học docx

6 249 0
Học sinh tiểu học ôn thi như... đại học docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Học sinh tiểu học ôn thi như đại học Bước vào thi học kì, một số học sinh tiểu học ở trường điểm mỗi tối làm khoảng 20 bài toán, trong một tuần phải học thuộc lòng 7 bài thơ và viết Do áp lực tính điểm cuối năm nên dù là cấp tiểu học nhưng các em phải ôn thi với cường độ như… ôn thi Đại học đúng dấu chấm phẩy. Liệu các em có đủ sức “chạy việt dã” trong mùa ôn thi? “Nhồi” cấp tập Năm nay, Tom (tên thân mật ở nhà) học lớp 3 ở một trường điểm tại quận Ba Đình, Hà Nội. Để “tốt nghiệp lớp 3”, Tom phải thi 3 môn: Toán, Làm văn và Ngoại ngữ. Khoảng 1 tuần trước khi thi, cô giáo cho ôn rải rác cả 3 môn nên Tom đã phải lăn lưng ra làm bài. Trước buổi thi vài ngày, Tom được cô giáo giao bài tập môn Toán theo… tổng số trang trong sách giáo khoa. Theo mẹ cháu Tom, do áp lực tính điểm cuối năm nên các cháu bị “nhồi” cấp tập trong vài ngày với cường độ như ôn thi Đại học. Riêng môn Toán, bài tập được ra theo tổng số trang sách với khoảng 40 bài luyện trong vòng vài ba ngày. Tính ra, trong một đêm, Tom phải làm 5 trang bài tập toán trong sách với khối lượng từ 20-25 bài. Cặm cụi làm từ 7h tối đến 10h đêm, mệt nhoài mà Tom vẫn chưa xong. Đấy là chưa kể ở môn Làm văn, các cháu phải tập viết các bài văn theo 3 dạng: viết thư, mô tả trận đá bóng và viết về vấn đề bảo vệ môi trường. “Ép quá mức khiến trẻ sợ học” “Hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học là chơi, còn việc học chỉ đi kèm. Vì vậy người ta hay dùng từ “học mà chơi, chơi mà học” với các cháu là như vậy. Nếu bắt ép học nhiều quá trong một thời gian ngắn mà không có giải trí, sẽ dẫn đến nhiều hiện tượng tâm lý cực đoan. Chẳng hạn, các cháu sẽ căng thẳng, ngủ mơ, sợ học. Đặc Mẹ cháu Tom cho biết, mấy ngày phải học dồn dập để thi cuối kì, con chị gầy rộc đi. Mấy đêm liền, Tom cứ trở mình trằn trọc vì lo chưa hoàn thành bài tập. Có đêm, chị thấy con giật mình thon thót, tay quờ quạng mà xót xa. Đành rằng luyện thi là đúng nhưng không nên “nhồi” dồn dập như thế. Các bài văn thì nên chọn vấn đề gần gũi chứ bắt mô tả trận đấu bóng đá, đến chị còn khó mô tả nổi. Theo bạn Anh Vũ (email anhvu11… @gmail.com): “Tôi có đứa cháu đang học lớp 5 và đang ôn thi học kỳ 2. Ở môn Tiếng Việt, các cháu sẽ phải thi viết một bài chính tả theo trí nhớ. Số bài ôn thi là 7 bài. Hiện giờ cháu phải luyện học thuộc lòng từng dấu chấm câu và tối nào cũng phải luyện viết theo trí nhớ 7 bài thơ này để nộp cho cô giáo. Việc học thuộc lòng các bài thơ thì không có vấn đề gì phải bàn và không khó khăn với các cháu. Nhưng phải thuộc đến từng biệt, ở nhiều trẻ, nếu ép quá mức sẽ có hội chứng từ chối đến trường”. Bác sĩ Lê Minh Công, Phó Trưởng khoa Tâm lý lâm sàng (BV Tâm thần TW2, Phó Tổng thư kí Hội KH tâm lý- Giáo dục tỉnh Đồng Nai) dấu chấm câu và phải viết đi viết lại cho chính xác cả 7 bài thơ thì lại là chuyện khác”. Bạn Anh Vũ cho biết thêm: “Chiều thứ Sáu, cháu đưa bài ôn tập về, tôi chia nhỏ ra cho cháu học và viết từ tối thứ Sáu đến tối Chủ nhật để đến thứ Hai có bài nộp cho cô. Cháu hoàn thành với số lỗi (chủ yếu là các dấu chấm câu) chấp nhận được. Chiều thứ Hai về nhà, cháu lại nhận nhiệm vụ viết lại cả 7 bài thơ (trong một buổi tối) để thứ Ba nộp lại cho cô. Cháu hoàn thành nhiệm vụ với số lỗi tăng lên khá nhiều so với hôm trước. Cháu thuộc và trả bài khá nhanh, nhưng phải viết đi viết lại cả 7 bài thì quả là một công việc ngán ngẩm, nặng nề đối với cháu. Tôi rất thắc mắc không hiểu mục đích viết chính tả theo trí nhớ nhằm rèn luyện kỹ năng gì cho các cháu? Bắt các cháu tập trung quá nhiều công sức vào việc này có cần thiết không và bài viết này chiếm đến 4 điểm trong bài thi môn Tiếng Việt?”. Sức ép tâm lý Mẹ cháu Tom cho biết, việc “nhồi” luyện thi quá tải không những mệt học sinh mà còn mệt cả phụ huynh. Tối nào, gia đình cũng phải có người kèm cháu học cật lực. Thấy con lo lắng, căng thẳng, kém ăn nên chị còn phải mua thuốc dưỡng não để con tỉnh táo hơn trong mùa thi. Chị đã xem qua một số bài Toán thì thấy, có nhiều dạng bài giống nhau. Vậy tại sao cô giáo không cho ra bài theo kiểu làm một số bài theo từng dạng Toán? Ở bài Làm văn, cô nên chọn vấn đề gần gũi với trẻ em hơn. Còn bạn Anh Vũ cho rằng cần thay đổi cách học thi: “Theo tôi nên thay phần viết theo trí nhớ bằng phần đọc hiểu (tức là đọc và trả lời câu hỏi) thì hợp lý hơn. Tôi nghĩ việc học cần đặt nặng việc hiểu kiến thức hơn việc nhớ làu làu. Khi đã hiểu rồi, nhớ sẽ dễ dàng hơn và lâu hơn. Nếu luyện học vẹt vất vả cho các cháu quá. Việc này nặng tính nhồi nhét và e rằng các cháu sẽ mụ mị đi hơn là được khai trí”. Một giáo viên chia sẻ, thực tế một phần việc ép học là do tâm lý học để thi từ phía cha mẹ học sinh đã tác động đến việc dạy học ở các trường. Gần ngày thi, học sinh phải học dồn dập nhưng thi xong, thường các cháu và gia đình đều có tâm lý xả hơi nên mới có tình trạng như thế. . Học sinh tiểu học ôn thi như đại học Bước vào thi học kì, một số học sinh tiểu học ở trường điểm mỗi tối làm khoảng 20 bài toán, trong một tuần phải học thuộc lòng 7 bài. điểm cuối năm nên dù là cấp tiểu học nhưng các em phải ôn thi với cường độ như ôn thi Đại học đúng dấu chấm phẩy. Liệu các em có đủ sức “chạy việt dã” trong mùa ôn thi? “Nhồi” cấp tập Năm. phần việc ép học là do tâm lý học để thi từ phía cha mẹ học sinh đã tác động đến việc dạy học ở các trường. Gần ngày thi, học sinh phải học dồn dập nhưng thi xong, thường các cháu và gia đình

Ngày đăng: 06/07/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan