Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
Nghiên cứutriếthọc
CÔNG NGHIỆPHOÁ,HIỆNĐẠIHOÁNÔNG
NGHIỆP, NÔNGTHÔNỞVIỆT NAM: MỘTSỐ
VẤN ĐỀĐẶTRAVÀHƯỚNGGIẢIQUYẾT
CÔNG NGHIỆPHOÁ,HIỆNĐẠIHOÁNÔNGNGHIỆP,NÔNGTHÔNỞ
VIỆT NAM: MỘTSỐVẤNĐỀĐẶTRAVÀHƯỚNGGIẢIQUYẾT
TRẦN ĐẮC HIẾN (*)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích mộtsốvấnđềđặtra từ thực tiễn tiến
hành côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nôngthônở nước ta hiện nay.
Cụ thể là: 1. Chưa thúc đẩy nôngnghiệp,nôngthôn phát triển theo hướnghiện
đại; 2. Tạo ra áp lực lớn về việc làm cho nông dân bị thu hồi đất canh tác; 3. Làm
gia tăng sự phân hoá giàu nghèo; 4. Gây ô nhiễm môi trường,… Trên cơ sở đó,
tác giả luận chứng những biện pháp cần thiết đểgiải quyết, khắc phục những vấn
đề nảy sinh nhằm nâng cao hiệu quả của tiến trình côngnghiệphoá,hiệnđạihoá
nông nghiệp,nông thôn.
Hiểu một cách chung nhất, côngnghiệphoá,hiệnđạihoá là quá trình phát triển
sản xuất và quản lý kinh tế, xã hội dựa trên sự phát triển của côngnghiệpvà tiến
bộ khoa học – công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Ngày nay,
quá trình côngnghiệphoá gắn liền với hiệnđại hoá. Côngnghiệphoá,hiệnđại
hoá là con đường tất yếu để phát triển của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
những nước nôngnghiệp lạc hậu như Việt Nam.
Ở Việt Nam, chủ trương côngnghiệphoá lần đầu tiên được đưa ra tại Đại hội
lần thứ III của Đảng (năm 1960), với quan điểm: xây dựng một nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa cân đối, hiện đại, kết hợp côngnghiệp với nôngnghiệp, lấy công
nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển côngnghiệp nặng một cách hợp lý,
đồng thời phát triển nôngnghiệpvàcôngnghiệp nhẹ, nhằm biến nước ta từ một
nước nôngnghiệp lạc hậu thành một nước côngnghiệphiện đại. Quan điểm này
tiếp tục được khẳng định tại Đại hội lần thứ IV (năm 1976) và thời gian hoàn
thành xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa cũng được xác định cụ thể, đó
là sau khoảng 20 năm. Tuy nhiên, sự nóng vội trong việc xác định bước đi cũng
như sai lầm trong sự lựa chọn ưu tiên giữa côngnghiệpvànôngnghiệp đã dẫn
đến những khó khăn trầm trọng về kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước. Với
tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật”, Đại
hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã nghiêm khắc chỉ ra những hạn chế, sai lầm
trong chủ trương thực hiệncôngnghiệphoá những năm 1976 - 1980; đồng thời,
chỉ ra nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc
đẩy mạnh côngnghiệphoá,hiệnđạihoá trong chặng đường tiếp theo. Đến Đại
hội lần thứ VII (1991), việc chuẩn bị tiền đềđể chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệphoá,hiệnđạihoáđất nước đã được hoàn thành cơ bản. Đặc biệt, tại
Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng đã thông qua Chiến lược đẩy mạnh côngnghiệp
hoá, hiệnđạihoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đưa
nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệphiệnđại vào năm 2020, trong đó
lấy côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nôngthôn làm trọng tâm. Đại
hội lần thứ X của Đảng (năm 2006) tiếp tục khẳng định: “đẩy mạnh hơn nữa
công nghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệpvànông thôn, giảiquyết đồng bộ
các vấnđềnôngnghiệp,nôngthônvànông dân”(1).
Đến nay, việc thực hiện đường lối côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,
nông thôn đã đạt được những thành tựu đáng kể, tạo sự chuyển biến tích cực
trong kinh tế nôngthôn cũng như trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, đồng thời kéo theo nhiều đổi thay ở các lĩnh vực khác của đời sống xã
hội nông thôn. Mặc dù vậy, nhiều vấnđề kinh tế, xã hội bức xúc thể hiện sự bất
cập, hạn chế của quá trình này cũng đã xuất hiệnvà có diễn biến phức tạp, đòi
hỏi phải được nhận thức vàgiải quyết. Cụ thể là:
Thứ nhất, về cơ bản, quá trình côngnghiệphoáhiện còn chưa thúc đẩy sự phát
triển của nôngnghiệp,nôngthôn theo hướnghiện đại. Theo quy luật, trong quá
trình côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nông thôn, cùng với sự phát
triển kinh tế, cơ cấu kinh tế nôngnghiệp sẽ chuyển dần từ thuần trồng trọt, sản
xuất lương thực sang đa dạng hoá cây trồng, rồi đa dạng hoá sản xuất nông
nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản, cây ăn quả, cây côngnghiệp tăng dần;
trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng các ngành nghề phi nôngnghiệp cũng
dần chiếm ưu thế. Nhưng thực tế phát triển ở nước ta thời gian qua cho thấy,
việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ởnôngthôn diễn ra rất chậm chạp, chủ yếu dưới
dạng làng nghề, phân tán rải rác khắp nơi với quy mô nhỏ vàcông nghệ đơn
giản. Nguyên nhân chủ yếu là do, trong nhiều năm, hầu như mọi nguồn lực ở
các địa phương đều tập trung cho côngnghiệphoá, mà có phần xem nhẹ hoặc
đầu tư chưa thoả đáng cho phát triển nôngnghiệp,nông thôn. Nói cách khác,
công nghiệphoá đã góp phần đô thị hoánôngthôn nhiều hơn là hiệnđạihoá
nông nghiệp,nông thôn. Mộtsốnăm gần đây, Chính phủ đã có nhiều cố gắng
tăng mức ngân sách đầu tư phát triển nôngthôn (nông lâm nghiệp, thuỷ lợi, giao
thông nông thôn, điện sinh hoạt ), song nhìn chung tỷ trọng còn thấp so với
tổng đầu tư xã hội và nhà nước. Điều đó dẫn đến cơ sở hạ tầng nôngthôn còn ở
mức thấp kém, khoa học - kỹ thuật chậm phát triển. Mặc dù Chính phủ khuyến
khích sự hợp tác giữa “bốn nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa họcvà nhà
doanh nghiệp) trong quá trình phát triển nền sản xuất nôngnghiệp hàng hoáhiện
đại, nhưng trên thực tế, sự hợp tác này vẫn chưa có hiệu quả. Trong khoảng 15
năm gần đây, mộtsố thành tựu công nghệ sinh học đã được ứng dụng trong sản
xuất nôngnghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), song còn hạn chế về quy mô, mức độ
và do vậy, chưa thực sự nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của
sản phẩm hàng hoánôngnghiệp trên thị trường; việc cơ giới hoá cũng được áp
dụng trong sản xuất nôngnghiệp, nhưng lao động thủ côngvẫn phổ biến và
chiếm khoảng 70%.
Thứ hai, côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nôngthôn đã góp phần
thúc đẩy sự ra đời và phát triển các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu đô thị.
Tuy nhiên, không thể không tính đến một mặt trái là quá trình đó làm giảm số
lượng đất sản xuất nôngnghiệp, làm tăng sốnông dân không có đất canh tác,
dẫn đến tình trạng thất nghiệp ngày càng lớn, tạo ra áp lực về lao động, việc làm
ở nông thôn. Ở những tỉnh có tốc độ côngnghiệphoá nhanh, các khu công
nghiệp ra đời hàng loạt, đấtnôngnghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang
phát triển côngnghiệpvà xây dựng kết cấu hạ tầng ngày càng nhiều. Theo báo
cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thực hiện Kế hoạch sử dụng đấtgiai
đoạn 2001 - 2005, tổng diện tích đấtnôngnghiệp đã thu hồi để chuyển sang đất
phi nôngnghiệp trên địa bàn toàn quốc là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất
nông nghiệp đang được sử dụng), trong đó diện tích đất trồng lúa đã thu hồi để
xây dựng các khu côngnghiệp là 15.383 ha, xây dựng đô thị là 70,322 ha, xây
dựng hạ tầng là 136,175 ha. Diện tích đấtnôngnghiệp bị thu hồi phần lớn là
vùng đất tốt, có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc canh tác, lại tập trung vào một
số xã có mật độ dân số cao, trong đó có xã bị thu hồi 70 - 80% tổng diện tích đất
canh tác(2). Kết quả tổng hợp từ các địa phương cho thấy, có khoảng 10 - 20%
số hộ bị thu hồi 100% đất sản xuất, khoảng 20% số hộ bị thu hồi 2/3 đất sản
xuất, còn lại khoảng 60% số hộ bị thu hồi 1/2 diện tích. Trung bình mỗi hộ nông
dân có khoảng 1,5 lao động và mỗi ha đất thu hồi sẽ ảnh hưởng tới việc làm của
trên 10 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc thu hồi đấtnôngnghiệp trong
những năm qua đã ảnh hưởng tới đời sống của 627.495 hộ gia đình, khoảng
950.000 lao động và 2,5 triệu nông dân(3). Khi ruộng đất bị Nhà nước thu hồi để
sử dụng vào mục đích phát triển côngnghiệp, các thành viên của nhiều gia đình
nông dân trở thành thất nghiệp ngay trên quê hương mình và sống dựa vào số
tiền đền bù đất bị thu hồi. Do không có kế hoạch đầu tư cho việc học nghề, tạo
việc làm mới nên số tiền đền bù rồi cũng bị tiêu dùng hết, người nông dân lại đổ
ra thành phố kiếm việc làm thuê, làm mướn
Những năm qua, công tác giảiquyết việc làm cho lực lượng lao động thất
nghiệp thuộc khu vực nôngnghiệpvànôngthôn chưa được các cấp, các ngành
chức năng quan tâm đúng mức, vì tư tưởng cho rằng đó là việc của nông dân và
chính quyền địa phương. Việc thu hút lao động tại chỗ vào làm việc tại các khu
công nghiệp được xác định là ưu tiên số một, là trách nhiệm của các ngành, các
cấp và nhất là các địa phương có khu côngnghiệp, là nghĩa vụ của các doanh
nghiệp trong khu côngnghiệp, nhưng trên thực tế chưa giảiquyết được bao
nhiêu. Tỉ lệ nông dân và con em của họ vào làm việc ở các doanh nghiệp trong
các khu, điểm côngnghiệp rất thấp, chỉ khoảng 15 - 20%. Tình trạng thất nghiệp
trong nông dân đang trở nên phổ biến và là vấnđề xã hội cấp thiết cần được các
ngành chức năng quan tâm giải quyết, nếu không sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn
định xã hội không chỉ ở khu vực nông thôn, mà cả khu vực thành thị.
Bên cạnh đó, việc phát triển các khu côngnghiệp vừa góp phần nâng cao hiệu
quả sử dụng đất, song cũng có phần làm lãng phí đất đai. Rõ ràng là, trên cùng
một diện tích đất, đầu tư xây dựng khu côngnghiệp, khu chế xuất sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn nhiều so với sản xuất thuần nông. Bình quân 1 ha đấtnông
nghiệp chỉ sử dụng 4 - 5 lao động, tạo ra giá trị kinh tế khoảng 10 triệu
đồng/năm; trong khi đó, cũng với diện tích này, các khu côngnghiệp, khu chế
xuất sử dụng từ 80 - 100 lao động, tạo ra khoảng 30 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên,
việc lãng phí đấtđai do tình trạng quy hoạch “treo” quá lâu, dự án thiếu tính khả
thi, hoặc không thể lấp đầy quá 60% diện tích là khá phổ biến. Theo thống kê
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6/2007, cả nước đã có 148 khu công
nghiệp, khu chế xuất (145 khu côngnghiệpvà 3 khu chế xuất) với tổng diện tích
đất tự nhiên là 32.120 ha, được phân bố trên 49 địa phương. Tuy nhiên, mới chỉ
có 90 khu côngnghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên là
19.790 ha, 58 khu côngnghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng
và xây dựng cơ bản(4). Nhiều khu côngnghiệp có tỷ lệ lấp đầy rất thấp. Chẳng
hạn, khu côngnghiệp Tân Hương (Tiền Giang) rộng 197 ha, từ năm 2004 đến
nay mới cho thuê được 1ha; khu côngnghiệpNam Đông Hà (Quảng Trị) rộng
99 ha, từ năm 2004 đến nay mới cho thuê được 3 ha; khu côngnghiệp Ninh
Phúc (Ninh Bình) rộng 334 ha, từ năm 2003 đến nay mới cho thuê được 48 ha
Trong khi đất khu côngnghiệp bị bỏ hoang hoá thì người nông dân lại trở thành
“tha nhân”, không có đấtđể sản xuất. Tất cả những cái đó dễ gây tâm lý ức chế,
bất bình trong nông dân khi có sự tác động khách quan hoặc chủ quan.
Thứ ba, côngnghiệphoá,hiệnđạihoá đã và đang góp phần thúc đẩy tốc độ
phân hoá giàu nghèo ởnông thôn. Do kinh tế nôngthôn chủ yếu vẫn là nông
nghiệp (khoảng 75% GDP nôngthôn là từ nông nghiệp) nên thu nhập của nông
dân tăng chậm. Chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa dân cư nôngthôn với
thành thị và giữa các vùng nôngthôn đang doãng ra khá mạnh. Nếu như trong
thời kỳ bao cấp, chênh lệch về thu nhập ởnôngthôn là không đáng kể, hầu như
chưa có sự phân hoá giàu nghèo, thì khi chuyển sang cơ chế thị trường, định
hướng côngnghiệphoá,hiệnđạihoá, cùng với những tác động của các quy luật
sản xuất hàng hoávà thị trường, quá trình phân hoá giàu nghèo ở khu vực nông
thôn đã diễn ra với tốc độ khá nhanh. Khoảng cách giữa thu nhập của nhóm hộ
giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất ngày càng lớn. Mức chênh lệch này ở miền
Bắc và miền Trung thấp hơn so với miền Namvà Tây Nguyên. Nếu phân chia
thu nhập của số hộ nông dân thành 5 nhóm, mỗi nhóm chiếm 20% thì thu nhập
của nhóm hộ giàu sẽ gấp 6 - 7 lần thu nhập của nhóm hộ nghèo. Dân sốởnông
thôn chiếm khoảng 80% dân số cả nước, nhưng thu nhập chỉ bằng một nửa tổng
thu nhập quốc dân của 20% dân số sống ở thành thị. Sự phân hoá giàu nghèo làm
cho một bộ phận nông dân không đủ tiền chi trả những dịch vụ y tế, giáo dục,
không có điều kiện nâng cao trình độ nhận thức về chính trị, xã hội, về đời sống
văn hoá tinh thần
Sự phân hoá giàu nghèo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường là điều
không thể tránh khỏi. Sự phân hoá này có ý nghĩa tích cực nhất định đối với sự
phát triển kinh tế. Bởi vì, nó kích thích các cá nhân phải phát huy tính chủ động,
sáng tạo, làm việc chăm chỉ, cần mẫn và tìm cách vươn lên làm giàu, tăng thu
nhập, nâng cao mức sống của mình để tránh rơi vào tình trạng đói nghèo. Do
vậy, trên một ý nghĩa nhất định, sự phân hoá giàu nghèo hợp lý là một biểu hiện
của công bằng xã hội được thiết lập, là một động lực thúc đẩy xã hội phát triển.
Nó kích thích người lao động tự nâng cao địa vị xã hội, mức sống… bằng chính
năng lực của bản thân họ. Điều này khác hẳn với sự cào bằng thu nhập trong
thời kỳ bao cấp dẫn đến triệt tiêu động lực phát triển kinh tế, vì kẻ lười nhác và
người chăm chỉ, kẻ bất tài và người có năng lực đều được hưởng kết quả gần
như ngang nhau. Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo ởnôngthôn đang tiểm ẩn
nguy cơ dẫn đến những phân hoá xã hội sâu sắc hơn về lối sống và vị thế xã hội,
về đẳng cấp vàgiai tầng; tiềm ẩn nguy cơ làm nảy sinh và gia tăng các mâu
thuẫn xã hội, làm xói mòn và suy giảm quan hệ gắn kết cộng đồng làng xã vốn rất
bền vững. Hiện nay, sự phân hoá giàu nghèo ởnôngthôn nước ta chưa gay gắt đến
mức trở thành nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp làm nảy sinh các mâu thuẫn xã hội.
Nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời, nó sẽ là một nhân tố có khả năng dẫn
đến các xung đột, gây bất ổn định xã hội.
Thứ tư, một mặt trái khác của côngnghiệphoá,hiệnđạihoáhiện nay, đó là làm
ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của cộng đồng dân
cư ởnông thôn. Những năm qua, hoạt động của nhiều nhà máy trong các khu
công nghiệp đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện nay, tình trạng ô
nhiễm môi trường ở các khu côngnghiệp đang có những diễn biến hết sức phức
tạp. Do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhiều doanh nghiệp chưa chú
trọng đúng mức nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các chất độc hại được thải trực
tiếp ra môi trường xung quanh mà không qua xử lý, hoặc có xử lý nhưng không
đảm bảo yêu cầu về an toàn môi trường. Nhìn chung, hầu hết các khu công
nghiệp trên cả nước chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn về môi trường theo
quy định. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2006, trong
số 134 khu côngnghiệphiện đang hoạt động, chỉ có 33 khu côngnghiệp đã xây
dựng xong công trình xử lý nước thải tập trung, 10 khu côngnghiệp đang xây
dựng, còn lại 91 khu côngnghiệp chưa có công trình xử lý nước thải(5). Bình
quân một ngày đêm các khu côngnghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn,
lỏng, khí và chất thải độc hại khác. Điều này làm cho cộng đồng dân cư nơi có
khu côngnghiệp đang hoạt động và các cộng đồng dân cư lân cận phải đối mặt
với tình trạng ô nhiễm môi trường; từ đó, gây bất bình, dẫn đến những phản ứng
và đấu tranh quyết liệt của nông dân. Nhiều nơi, hàng trăm người dân tập trung
để phản đối, thậm chí có hành động quá khích cản trở hoạt động của các nhà
máy gây ô nhiễm môi trường, không cho lập bãi đổ chất thải, rác thải gần khu
vực dân cư sinh sống. Có lúc mâu thuẫn này bùng phát gay gắt, trở thành “điểm
nóng” về an ninh trật tự. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 đã quy định, người
gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại, nhưng cho đến nay vẫn chưa có những
hướng dẫn cụ thể về xác định thiệt hại, giám định thiệt hại để làm căn cứ đòi bồi
thường, buộc các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm
về hậu quả do mình gây ra. Nếu hoạt động gây ô nhiễm môi trường trên đây
không được ngăn chặn, khắc phục kịp thời, kiên quyết sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng nổ
thành các xung đột gay gắt giữa cộng đồng dân cư ởnôngthôn với doanh nghiệp,
cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.
Thứ năm, mặt trái của quá trình côngnghiệphoá,hiệnđạihoá đang tác động
tiêu cực đến đời sống vănhoá, tinh thần của cộng đồng dân cư ởnông thôn.
Nông thôn truyền thống là nơi phát sinh và lưu giữ nền vănhoá truyền thống của
dân tộc. Vănhoá truyền thống, xét cho cùng, là nhân tố quan trọng của sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững. Tuy nhiên, những năm qua, dưới tác động do
những mặt trái của quá trình côngnghiệphoá,hiệnđạihoá, đô thị hoávà nền
kinh tế thị trường, nhiều giá trị vănhoá, đạo đức truyền thống tốt đẹp ởnông
thôn đã và đang bị xâm hại, làm biến dạng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn
hoá tinh thần của cộng đồng dân cư ởnông thôn. Một bộ phận nông dân bị tha
hoá về đạo đức, bắt đầu có dấu hiệu của lối sống thực dụng, coi trọng vật chất
hơn tình nghĩa, chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà không tính đến lợi ích của
người khác hoặc của cộng đồng. Quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng
làng xã vốn hồn nhiên và chân chất dần bị chi phối bởi sự tính toán hơn thiệt.
Thậm chí, đã xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột nghiêm trọng giữa
anh em, bà con ruột thịt chỉ vì những lợi ích vật chất thuần tuý.
[...]... khá phổ biến trong đời sống tôn giáo - tín ngưỡng và trong mộtsố lễ hội làng Những hiện tượng này không những làm giảm tính thiêng liêng, sự trong sáng của các sinh hoạt vănhoá, tôn giáo và tín ngưỡng cộng đồng, mà còn tác động tiêu cực đến đời sống vănhoá tinh thần ở nông thôn CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆNĐẠIHOÁNÔNGNGHIỆP, NÔNG THÔNỞVIỆT NAM: MỘTSỐVẤNĐỀĐẶTRAVÀHƯỚNGGIẢIQUYẾT (Tiếp theo) TRẦN... quả, mộtsố nước nôngnghiệp lạc hậu, chậm phát triển đã tiến hành côngnghiệphoá thành côngđể trở thành nước côngnghiệp phát triển chỉ trong vòng vài thập niên Chẳng hạn, Nhật Bản với phương châm nôngnghiệp phát triển tạo đà côngnghiệphoá đã gắn kết hài hoà giữa nông nghiệp, nôngthôn với côngnghiệpvà đô thị trong quá trình côngnghiệphoá Hàn Quốc với phương châm côngnghiệp đi trước, nông. .. thổ này, chúng ta có thể rút ra những bài học hữu ích đểvận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước nhằm nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian côngnghiệphoá,hiệnđạihoá, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình này Đẩy mạnh côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nôngthôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là vấnđề có tính quy luật và là đòi hỏi tất yếu của sự... côngnghiệp đi trước, nôngnghiệp theo sau” đã chuyển từ một nền kinh tế nôngnghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề sang nền kinh tế côngnghiệp chỉ trong vòng 20 nămĐài Loan và Trung Quốc cũng đã đúc kết được những bài học trong tiến trình côngnghiệphoá nói chung và phát triển nôngnghiệp,nôngthôn nói riêng, v.v Từ kinh nghiệm thực hiệncôngnghiệphoá,hiệnđạihoá của các nước, các vùng... phát hiệnvà kiên quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các doanh nghiệp không thực hiện đúng các cam kết về bảo vệ môi trường Năm là, chú trọng nghiêncứuvàvận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm tiến hành côngnghiệphoá,hiệnđạihoánôngnghiệp,nôngthôn của các nước, các vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới vào điều kiện cụ thể của ViệtNam Thực tế cho thấy, nhờ áp dụng phương thức phù hợp và. .. với giảiquyết việc làm, ổn định đời sống người nông dân Trước hết, tập trung tổ chức lại và nhanh chóng chuyển nền nôngnghiệp sản xuất nhỏ dựa trên lao động thủ công, kỹ thuật vàcông nghệ lạc hậu sang nền nôngnghiệp sản xuất hàng hoá có quy mô hợp lý và dựa trên cơ sở kỹ thuật, công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ sinh học Tích cực đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. .. của quá trình côngnghiệphoá,hiệnđạihoá đối với nông thôn, nông nghiệp, nông dân như đã phân tích trên đây phải được coi là vấnđề cấp thiết và là một nhiệm vụ trọng yếu của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta hiện nay.r (*) Thạc sĩ, Văn phòng Chính phủ (1) Đảng Cộng sản ViệtNamVăn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 29 (2) Xem: Bộ Tài nguyên và Môi trường... đòi” trở nên hư hỏng Nhiều loại tội phạm và tệ nạn xã hội đã xuất hiệnvà đang có diễn biến phức tạp Các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan, mại dâm cũng có chiều hướng gia tăng, đang tàn phá sự bình yên của xã hội nôngthônvà các gia đình nông dân Mộtsố loại tội phạm nguy hiểm trước đây chưa từng xảy raởnôngthôn thì nay đã xuất hiệnvà diễn biến phức tạp trên diện rộng Những... là giá đền bù tối thiểu đối với đất nông nghiệp, gắn với chính sách tái định cư, giảiquyết việc làm, bảo đảm đời sống của nông dân không còn hoặc còn ít đất sản xuất; việc giảiquyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai; sự thống nhất trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtvà tài sản gắn liền với đấtđai Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiệnvà kiên quyết. .. trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, cùng với sự xuất hiện nhiều thị trấn, thị tứ, những trục đường giao thông mới ở các vùng nôngthôn Sự thay đổi này tác động mạnh mẽ tới an ninh trật tự ởnôngthôn Đời sống vật chất được cải thiện, sự phát triển của các phương tiện nghe nhìn… đã tạo điều kiện cho một bộ phận trong nông dân, nhât là số thanh niên lười biếng, học đòi” trở nên hư hỏng . Nghiên cứu triết học CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI. công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân”(1). Đến nay, việc thực hiện đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá. động tiêu cực đến đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn. CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT (Tiếp theo) TRẦN