HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN TIỀN LƯƠNG và các KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG tại CÔNG TY cổ PHẦN CÔNG NGHIỆP á CHÂU
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP KHOA KINH TẾ CÔNG NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Đề tài: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Á CHÂU Giảng viên hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thu Ngân Họ và tên sinh viên: Hoàng Văn Khánh Mã số sinh viên: KT11511275052 Lớp: LTKT12KTN.01 THÁI NGUYÊN - NĂM 2014 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, bất cứ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều mong muốn có được lợi nhuận tối ưu. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chính sách phù hợp tìm mọi cách tiết kiệm chi phí. Một trong những khoản mục chi phí mà doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến đó là chi phí nhân công; là phần giá trị sức lao động của công nhân viên tiêu hao trong sản xuất. Chi phí này biểu hiện qua tiền lương và các khoản trích theo lương mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân viên của mình. Như vậy, tiền lương phải thực sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của người lao động đảm bảo tái sản xuất sức lao động phục vụ trở lại cho doanh nghiệp. Tiền lương và các khoản trích theo lương là một phạm trù kinh tế phức tạp và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nó là chi phí đối với doanh nghiệp đồng thời là lợi ích kinh tế đối với người lao động. Việc hạch toán chính xác chi phí về tiền lương có ý nghĩa cơ sở cho việc xác định đầy đủ chi phí nhân công của doanh nghiệp, đông thời tạo được sự công bằng trong việc phân phối tiền lương cho người lao động. Có thể nói, hạch toán tiền lương là một trong những công cụ quản lý của doanh nghiệp. Tuỳ theo từng điều kiện hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh khác nhau mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác quản lý, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương một cách hợp lý, có hiệu quả và phù hợp. Để từ đó có biện pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động nhằm đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập ổn định cho người lao động. Vì vậy việc nghiên cứu, phân tích quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ luôn được nhiều người quan tâm. Từ nhận thức như vậy nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu em đã chọn đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu ” để nghiên cứu thực tế và làm đề tài khóa luận của mình 2. Mục đích nghiên cứu. - Tổng kết được những vấn đề mang tính chất tổng quan về lý luận của tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. - Hiểu được hương pháp tính lương, hạch toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. - Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. - Đưa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, giúp công ty phân bổ một cách chính xác chi phí nhân công và giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh và đem lại hiệu quả SXKD cho công ty. - Qua thực tiễn sẽ tăng thêm sự hiểu biết cho bản thân và hoàn thiện về chuyên môn nghiệp vụ. 3. Phạm vi nghiên cứu. 3.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung. - Nghiên cứu lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. - Từ việc nghiên cứu tình hình hạch toán kế toán nói chung, công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty nói riêng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty CP Công Nghiệp Á Châu. 3.2. Phạm vi về thời gian. Các số liệu nghiên cứu được thu thập trong tháng 9 năm 2013. Thời gian thực tập từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 đến ngày 28 tháng 03 năm 2014. 3.3. Phạm vi về không gian. Đề tài được nghiên cứu tại Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu. Bất cứ một báo cáo để hoàn thành và có kết quả chính xác đều phải có phương pháp nghiên cứu tối ưu, và kết hợp một cách linh hoạt nhiều phương pháp với nhau. Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp quan sát: là phương pháp quan sát các hoạt động của nhân viên trong Công ty đặc biệt là nhân viên kế toán, quan sát các chứng từ sổ sách Công ty sử dụng từ đó có thể đưa vào báo cáo của em để làm minh chứng cho điều em đã phản ánh trong báo cáo. - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: là phương pháp thu thập những chứng từ sổ sách, các tài liệu có liên quan đến lĩnh vực mà em nghiên cứu từ đó lựa chọn những thông tin cần thiết cho báo cáo của mình. - Phương pháp phân tích đối chiếu: là phương pháp sử dụng các số tương đối và số tuyệt đối để phân tích một số chỉ tiêu tổng hợp đồng thời đối chiếu giữa số liệu thực tế với số liệu trên sổ sách. - Phương pháp kế toán: là phương pháp sử dụng các chứng từ, tài khoản và đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá và phương pháp tổng hợp cân đối tài khoản. 5. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung chính của báo cáo gồm 4 chương cơ bản như sau Chương I : Lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II : Khái quát chung về công ty cổ phần công nghiệp Á Châu. Chương III : Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. Chương IV : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Tổng quan về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương • Khái niệm tiền lương Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng lao động mà họ đóng góp cho doanh nghiệp, để tái sản xuất sức lao động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác nhờ trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền thưởng, tiền ăn ca, … • Ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn. Các khoản này cũng góp phần trợ cấp người lao động và tăng thêm thu nhập cho họ trong các trường hợp khó khăn, tạm thơi hoạc vĩnh viễn mất sức lao động Để trả lương cho người lao động đúng ( hợp lý), doanh nghiệp phải đảm bảo được các yêu cầu sau: Đúng với chế độ tiền lương của Nhà nước; gắn với quản lí lao động của doanh nghiệp. Các yêu cầu trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và chỉ có trên cơ sở yêu cầu đó thì tiền lương mới kích thích được người lao động nâng cảo lay nghề, nâng cao ý thức kỷ luật, thi đua lao động sản xuất thúc đẩy được sản xuất phát triển. Hạch toán tốt lao động tiền lương và các khoản trích theo lương giúp cho công tác quản lý nhân sự đi vào nề nếp có kỷ luật, đồng thời tạo cơ sở để doanh nghiệp chi trả các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ việc trong trường hợp nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động. Tổ chức tốt công tác tiền lương còn giúp cho việc quản lý tiền lương chặt chẽ đảm bảo trả lương đúng chính sách và doanh nghiệp đồng thời còn căn cứ để tính toán phân bổ chi phí nhân công và chi phí doanh nghiệp hợp lý. 1.1.2. Các hình thức trả lương Tiền lương trả cho người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động. Việc trả lương theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên khuyến khích người lao động, thúc đẩy họ hăng say lao động, sáng tạo năng suất lao động nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho mỗi công nhân viên. Do ngành nghề, công việc trong doanh nghiệp khác nhau nên việc chi trả lương cho các đối tượng cũng khác nhau nhưng trên cơ sở tiền thuế phù hợp. Thực tế có nhiều cách phân loại như cách trả lương theo sản phẩm, lương thời gian phân theo đối tượng gián tiếp, trực tiếp… Mỗi cách phân loại đều có tác dụng tích cực giúp cho nhà quản lý điều hành được thuận lợi. Tuy nhiên, để công tác quản lý nói chung và hạch toán nói riêng đỡ phức tạp tiền lương thường được chia thành tiền lương chính và tiền lương phụ. Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động bao gồm tiền lương cấp bậc, tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương phụ: Là bộ phận tiền lương trả cho người lao động mà thực tế không làm việc như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết… Hai cách phân loại này giúp cho lãnh đạo tính toán phân bổ chi phí tiền lương được hợp lý, chính xác đồng thời cung cấp thông tin cho việc phân tích chi phí tiền lương một cách khoa học. Dựa vào nguyên tắc phân phối tiền lương và đặc điểm, tính chất trình độ quản lý của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp trả lương theo hình thức sau: 1.1.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương tính theo thời gian là: Là hình thức tiền lường theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lường của người lao động. theo hình thức này, tiền lương thời gian, tiền lương phải trả được tính bằng: thời gian làm việc thực tế nhân với múc lương thời gian. Tiền lương thời gian có thể thực hiện tính theo tháng- tuần- ngày- giờ làm việc của người lao động. Tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời gian làm việc của doanh nghiệp. + Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thanh bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Hình thức lương tháng thường được áp dụng trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các nghành hoạt động không thuộc lĩnh vực sản xuất. Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) + Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên, tính lương trả cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. Mức lương ngày = Mức lương tháng Số ngày làm việc trong tháng quy định + Tiền lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc theo chế độ. Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Mức lương giờ = Mức lương ngày Số giờ làm việc trong ngày quy định Tiền lương thời gian có hai loại: Tiền lương thời gian giản đơn và tiền lương thời gian có thưởng. + Tiền lương thời gian giản đơn: Là tiền lương của công nhân được xác định căn cứ vào mức lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian phải trả = Thời gian làm việc thực tế X Mức lương thời gian + Tiền lương thời gian có thưởng: Là hình thức dựa trên sự kết hợp giữa tiền lương trả theo thời gian giản đơn với các chế độ tiền lương, khoản tiền lương này được tính toán dựa trên các yếu tố như sự đảm bảo đủ ngày, giờ công của người lao động, chất lượng hiệu quả lao động. Tiền lương thời gian có thưởng = Tiền lương thời Gian giản đơn + Tiền thưởng + Tiền lương thời gian có ưu điểm là dễ tính toán xong có nhiều hạn chế vì tiền lương tính trả cho người lao động chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động. Vì chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động. Do đó chưa phát huy được hết chức năng của tiền lương cho sự phát triển sản xuất và chưa phát huy được khả năng sẵn có của người lao động. 1.1.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm Tiền lương tính theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính cho 1 đơn vị sản phẩm, công việc đó. Tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng, nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm. Hình thức tiền lương sản phẩm gồm: + Tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp: Là tiền lương trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm. Sản phẩm này phải đúng quy cách, phẩm chất, định mức kinh tế và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định (không hạn chế số lượng hoàn thành). Tiền lương theo sản phẩm được tính như sau: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Số lượng (khối lượng) công việc hoàn thành x Đơn giá TL Tiền lương sản phẩm trực tiếp được sử dụng để tính lương cho từng người lao động hay cho một tập thể người lao động thuộc bộ phận trực tiếp sản xuất. Đơn giá tiền lương được xây dựng căn cứ vào mức lương cấp bậc và định mức thời gian hoặc định mức số lượng cho công việc đó. Ngoài ra nếu có phụ cấp khu vực thì đơn giá tiền lương còn được cộng thêm phụ cấp khu vực. Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp phải trả lương cho lao động trực tiếp. Vì nó có ưu điểm đơn giản, dễ tính, quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, sản phẩm làm ra càng nhiều thì lương càng cao. Do đó khuyến khích được người lao động quan tâm đến mục tiêu. + Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức trả lương này được tính bằng cách: Tiền lương được lĩnh trong tháng = Tiền lương được lĩnh của bộ phận trực tiếp x Tỷ lệ lương gián tiếp. Hình thức này được áp dụng trả lương gián tiếp cho các bộ phận sản xuất như công nhân điều chỉnh máy, sửa chữa thiết bị, bảo dưỡng máy móc, nhân công vận chuyển vật tư… Trả lương theo sản phẩm gián tiếp khuyến khích người lao động gián tiếp gắn bó với người lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động, quan tâm đến sản phẩm chung. + Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng, có phạt: Là tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp quy định. Chế độ khen thưởng này được đặt ra khuyến khích người lao động nêu cao ý thức trách nhiệm, doanh nghiệp có chế độ tiền lương thưởng cho công nhân đạt và vượt chỉ tiêu mà doanh nghiệp quy định. Ví dụ như thưởng do tăng nâng suất lao động, tiết kiệm vật tư… Tiền lương theo sản phẩm có thưởng = TL theo sản phẩm + Tiền thưởng Trong trường hợp người lao động lãng phí vật tư, gây thất thoát vật tư, không bảo đảm ngày công, chất lượng sản phẩm thì cũng sẽ phải chịu phạt bằng cách trừ vào lương mà họ được hưởng. + Tiền lương sản phẩm lũy tiến: Là hình thức tiền lương áp dụng đơn giá tiền lương sản phẩm tăng dâng khi khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ tăng lên. Tiền lương = TL sản phẩm trực tiếp + TL theo tỷ lệ % lũy tiến. Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng động viên người lao động tăng năng suất lao động và tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành của doanh nghiệp. + Tiền lương theo sản phẩm tập thể : Là hình thức áp dụng cho những công việc mà yêu cầu cần phải là tập thể mọi người cùng tham gia mới hoàn thành xong được. Tiền lương được trả căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành của cả tổ sản xuất và đơn giá chung để tính cho cả tổ sau đó phân phối lại cho từng công nhân trong tổ. Như vậy hình thức trả lương theo sản phẩm nói chung đã quán triệt được nguyên tắc phân phối lao động. Để hình thức này phát huy được tác dụng của nó các doanh nghiệp phải có định mức lao động cụ thể của từng công việc, phải sắp xếp bậc thợ chính xác. Chỉ có như vậy việc trả lương theo sản phẩm mới đảm bảo chính xác, công bằng, hợp lý. 1.1.2.3. Hình thức trả lương khoán. - Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc: Hình thức này doanh nghiệp quy định mức tiền lương cho mỗi loại công việc hoặc khối lượng sản phẩm cần hoàn thành. Căn cứ vào mức lương này lao động có thể tính tiền lương theo khối lượng công việc mình đã hoàn thành. Hình thức khoán quỹ lương: Theo hình thức này người lao động biết trước số tiền lương mà họ sẽ nhận được khi hoàn thành công việc với mức thời gian được giao. Căn cứ vào khối lượng công việc, khối lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành mà doanh nghiệp tiến hành khoán quỹ lương. Hình thức này áp dụng cho những công việc không thể định mức cho từng bộ phận công việc, thường là những công việc đúng thời hạn. Trả lương theo hình thức này tạo cho người lao động chủ động sắp xếp công việc của mình. Từ đó bố trí thời gian hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên nó có nhược điểm dễ gây ra hiện tượng làm ẩu, chất lượng kém. Do đó, khi áp dụng hình thức này thì công tác nghiệm thu phải thực hiện chặt chẽ và nghiêm túc. Tóm lại: Các hình thức trả lương ở mỗi doanh nghiệp khác nhau. Điều quan trọng là việc chi trả đó có phản ánh đúng kết quả của người lao động hay không. Do vậy ngoài căn cứ vào bảng lương, thang lương, các định mức kinh tế - kỹ thuật lãnh đạo các doanh nghiệp còn phải chọn hình thức trả lương phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp. Việc tổ chức lao động tiền lương là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý toàn diện của doanh nghiệp vì nó có tác động trực tiếp đến nhân tố con người, nhân tố quyết định đối với nền sản xuất xã hội. Giải quyết tốt lao động tiền lương có nghĩa doanh nghiệp đã quan tâm đến bồi dưỡng nhân tố con người, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển vững chắc, bảo đảm sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.1.3. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, KPCĐ 1.1.3.1. Quỹ tiền lương * Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân của doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương. Trên phương diện hạch toán tiền lương thì tiền lương của công nhân viên bao gồm 2 loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ. - Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công người lao động trong thời gian họ thực hiện nhiệm vụ chính của họ, bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo. - Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân viên nghỉ theo chế độ được hưởng lương như nghỉ phép, đi họp, Việc chia tiền lương chính và lương phụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tiền lương và phân tích các khoản mục chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công nhân sản xuất thường hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm và tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất có quan hệ trực tiếp với khối lượng công việc hoàn thành. 1.1.3.2. Quỹ BHXH Quỹ bảo hiểm xã hội: Được hình thành bằng cách trích theo tỉ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực,…) của người lao động thực tế phát sinh trong tháng. Quỹ BHXH được xây đựng theo quy định của nhà nước. Hiện nay là 24% tính trên tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động trong tháng, trong đó 17% là do đơn vị sử dụng lao động trả, phần này được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp; 7% do người lao động đóng góp, phần này được trừ vào thu nhập hàng tháng của người lao động. Tiền lương cơ bản được tính theo cấp bậc hệ số, loại công việc của từng công nhân quy định. Mức lương cơ bản tối thiểu là 1.800.000 đ/tháng. Quỹ BHXH – được thiết lập để tạo ra nguồn kinh phí trợ cấp cho người lao động. [Thông tư 29/2012/TT-BLĐTBXH] - Trợ cấp ốm đau: Mức trợ cấp 75% mức tiền lương mà người đó đóng BHXH trước khi nghỉ. [Điều 22-Luật BHXH] - Trợ cấp thai sản: Người lao động hưởng chế độ thai sản khi sinh con với mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trược khi nghỉ việc. [Điều 34,37-Luật BHXH] - Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị hưởng 100% mức lương đang hưởng. - Trợ cấp thôi việc hưu trí: Khi nghỉ hưu tùy theo thời gian đóng BHXH thì lương hưu được hưởng 55% thời gian đóng BHXH bình quân. Sau đó cứ thêm một năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2%, và tối đa là 75% tiền đóng BHXH. - Trợ cấp chôn cất tử tuất: Tùy theo từng loại đối tượng mà có thể được trợ cấp, theo quy định hàng tháng doanh nghiệp phải nộp 24% tiền trích BHXH theo lương cho cơ quan BHXH. 1.1.3.3. Quỹ BHYT Được sử dụng để hạch toán các khoản tiền khám chữa bệnh, tiền thuốc, viện phí cho người lao động trong thời gian ốm đau. Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả và căn cứ vào các khoản phụ cấp khác của công nhân viên thực tế phát sinh trong kỳ. Tỷ lệ trích BHXH hiện nay là 4,5%. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 1,5% tính vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế, hàng tháng doanh nghiệp phải nộp cả 4,5% cho cơ quan BHYT. 1.1.3.4. Quỹ BHTN Để đảm bảo cho người lao động có một cuộc sống ổn định và tốt hơn, cơ quan BHXH đã hình thành thêm quỹ BHTN. Quỹ này nhằm để chi trả trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, chi hỗ trợ học nghề, chi hỗ trợ tìm việc làm, chi đóng BHYT cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng. Theo chế độ hiện hành quỹ BHTN được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề) của công nhân viên chức thực tế phát sinh trong tháng và nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Trong đó doanh nghiệp chịu 1% tính vào chi phí và trừ vào lương người lao động 1%. 1.1.3.5. KPCĐ KPCĐ được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả CNV trong kỳ, tính váo chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tỷ lệ trích KPCĐ theo chế độ hiện hành là 2%. Số KPCĐ doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp. 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm, liên quan đến tình hình chấp hành các [...]... + Bộ phận bán hàng: Là cầu nối giữa Công ty với khách hàng, có nhiệm vụ bán, cung cấp hàng hóa tới khách hàng 2.5 Khái quát về công tác kế toán 2.5.1.Cơ cấu bộ máy k toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Thủ quỹ hàng tồn kho kiêm kế toán tài sản cố định vốn bằng tiền kiêm thanh toán nội bộ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tiền lương và các khoản trích theo lương kiêm kế toán thu nhập cá nhân Sơ... kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kê toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay Trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán. .. động - Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 334 Nợ TK 334 Có - Các khoản khấu trừ vào tiền công, Tiền lương, tiền công và các lương của tiền lương của CNV khoản khác còn phải trả cho CNV chức - Tiền lương, tiền công và các khoản khác đã trả cho CNV - Kết chuyển tiền lương công nhân viên chức chưa lĩnh Dư nợ (nếu có): số trả thừa cho CNV Dư có: Tiền lương, tiền công và các chức khoản khác còn... phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội do kế toán tiền lương lập được chuyển cho các bộ phận kế toán liên quan làm căn cứ ghi sổ và đôi chiếu Ví dụ: Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng phân bổ để lập bảng tổng hợp tiền lương lập kế hoạch rút tiền chi trả lương hàng thánh cho người lao động, 1.6 Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp sản... phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy mô, phạm vi hoạt động của công ty, điều kiện thực tế, trình độ cán bộ kế toán trong công ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức kế toán tập trung và quan hệ trực tiếp Theo hình thức này toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán và kế toán trưởng là người trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán phần hành, dưới các. .. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định Công ty sử dụng phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi... QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP Á CHÂU 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Công Nghiệp Á Châu 2.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty Tên Công ty - Tên công ty: Công ty cổ phần công nghiệp Á Châu - Tên tiếng anh: A Chau industrial joint stock company - Tên viết tắt: A Chau industrial ,Jsc - Loại hình công ty: Công ty cổ phần Địa chỉ trụ sở chính và giấy phép kinh doanh của Công ty. .. sổ cái, được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong tháng vào sổ nhật ký – sổ cái và các sổ , thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệu của cột số phát sinh ở phần nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần sổ cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng... làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm máy vi tính Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Cuối tháng(hoặc bất kỳ thời điểm nào) kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối... sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào . nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. Chương I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1 chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. - Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Á Châu. -. hạch toán kế toán nói chung, công tác tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty nói riêng đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản