Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT
1 - 1. Đại hội các chi đoàn - lớp khoa Điện tử Viễn thông nhiệm kỳ 2013-2014 (14/10/2013) Được sự đồng ý của Ban Thường vụ Đoàn trường, Chi ủy, Ban Chủ nhiệm khoa Điện tử viễn thông, vào hồi 19 giờ 30 phút ngày 14/10/2013, các chi đoàn – lớp khoa ĐTVT đã tiến hành tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2013 - 2014. Tại Đại hội các chi đoàn – lớp cũng đã sáng suốt bầu ra được BCH, BCS là những đoàn viên sinh viên tiêu biểu, có phẩm chất, năng lực, nhiệt tình trong công tác được đại hội giao nhiệm vụ thực hiện tốt nhiệm vụ đại hội đề ra. Đại hội đã diễn ra thành công tốt đẹp dưới sự hưởng ứng nhiệt tình của các đoàn viên thanh niên. 2. Tổ chức gặp mặt đầu khóa học đối với sinh viên khóa 54 ngành kỹ thuật Điện tử truyền thông. Kỹ thuật Điều khiển -Tự động hóa Theo kế hoạch và chương trình công tác của BCN khoa,vào đầu năm học 2013 – 2014. LCĐ – LCH khoa Điện tử Viễn thông, đã tổ chức thành công buổi lễ “ Gặp mặt đầu khoa giữa BCN khoa cùng cán bộ giảng giạy của khoa với Tân sinh viên khóa 54. Buổi lễ mang lại nhiều điều bổ ích cũng như sự tự hào đối với các sinh viên khóa mới, là dịp để các bạn hiểu rõ hơn về ngành học cũng như lịch sử phát triển của khoa ĐTVT. 3. Giải bóng đá Nam khoa ĐTVT năm 2013 (19/10 – 17/11/2013) Hòa chung trong không khí náo nhiệt và sôi động của toàn trường trong những ngày đầu năm học mới, thực hiện chương trình công tác Hội và phong trào sinh viên năm học 2012 – 2013.Được sự nhất trí của Chi uỷ và Ban Chủ nhiệm khoa, Ban Thường vụ Đoàn trường, BTK HSV trường, sáng ngày 13/10/2012 Liên chi hội sinh viên khoa ĐTVT tổ chức khai mạc Giải bóng đá nam khoa ĐTVT năm 2012, chào mừng kỷ niệm ngày PNVN(20/10), kỷ niệm ngày NGVN(20/11) lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu HSV các cấp. Giải bóng cũng nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào bóng đá nói riêng và phong trào thể dục thể thao nói chung, tạo mối giao lưu, đoàn kết, gắn bó, học tập hiểu biết lẫn nhau giữa các sinh viên trong Khoa ĐTVT. Sau gần 1 tháng thi đấu Giải sẽ kết thúc vào sáng ngày 17/11/2013 với chức vô địch thuộc về lớp 51K1-ĐTVT, các cầu thủ đã cống hiến cho cổ động viên những trận đấu đẹp mắt, những pha bóng dí dỏm, tinh thần thi đấu cao thượng có trách nhiệm và chấp hành các quy định của BTC. 4. Câu lạc bộ Robocon và câu lạc bộ Điện tử Với mục đích thi đua học tập và rèn luyện lập thành tích chào mừng ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam 20/11, được sự chỉ đạo của liên chi đoàn khoa Điện tử Viễn thông, Câu lạc bộ Robocon tổ chức cuộc thi “Thiết kế mạch Điện tử” đây là sân chơi khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo, trau dồi kiến thức, kỹ năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành những kỹ sư lành nghề trong tương lai, góp phần xây dựng khoa Điện tử Viễn thông. 5. chương trình "Tiếng hát đi cùng năm tháng" Chương trình “Tiếng hát đi cùng năm tháng” là chương trình mà tập thể sinh viên Liên chi đoàn khoa Điện tử Viễn thông hướng tới kỉ niệm ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam 22/12. Thông qua chương trình giúp sinh viên hiểu được truyền thống hào hùng của dân tộc Việt Nam, qua đó đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ góp phần xây dựng sự đoàn kết, gắn bó phấn đấu học tập, rèn luyện của sinh viên khoa Điện tử Viễn thông. 2 - 2 CẢM NGHĨ VỀ KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG, NGHÀNH KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ Phạm Đức Ninh, 53K3,TĐH Khoa điện tử viễn thông của trường đại học Vinh được thành lập trên cơ sở nghành kĩ sư điện tử viễn thông đã có trên 15 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo tại đại học Vinh. Hiện nay, khoa được nhà truờng phân công trách nhiệm giảng dạy và đào tạo sinh viên hệ đại học chính quy chuyên nghành kĩ thuật điện tử truyền thông và kĩ thuật điều khiển và tự động hoá. Với mong muốn đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ tuổi, năng động, sáng tạo và có kiến thức chuyên môn cao phục vụ nhu cầu cấp thiết của quê hương Nghệ An nói riêng và toàn đất nước nói chung. Khoa đã đào tạo ra biết bao thế hệ kĩ sư đã và đang làm việc mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Cống hiến tài năng, sức trẻ cho sự phát triển chung của toàn xã hội.Trước nhu cầu đòi hỏi nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển của đất nước, khoa Điện tử viễn thông mở nghành đào tạo Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa. Một quyết định mang tầm chiến lược lâu dài của nhà trường nhằm đào tạo nguồn kỹ sư chính quy có học vấn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Đi cùng đó là cơ hội và thách thức không nhỏ cho nhà trường, cho khoa Điện tử viễn thông, đặc biệt là các tân sinh viên khóa đầu tiên. Bởi lẽ để có thể trở thành một người kỹ sư tự động hóa thực thụ, chúng ta cần sự nỗ lực rất lớn trong hoc tập, rèn luyện. Với sự đi lên, phát triển không ngừng của khoa học trên toàn thế giới, máy móc hiện đại đang dần thay thế sức người trong hoạt động sản xuất nói riêng và trong khoa học nói chung. Nghành kĩ thuật điều khiển và tự động hoá đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.Tự động hóa là cơ sở cho khoa học, là một lĩnh vực khoa học, rộng lớn mà chúng ta dường như không thể khám phá hết. Bởi vậy, yêu cầu về trình độ với người kỹ sư rất cao: người kỹ sư tự động hóa là người trực tiếp vận hành các thiết bị hiện đại, là người chỉ đạo cán bộ kỹ thuật của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, và là người chịu trách nhiệm cho năng lực và mọi quyết định trong công việc. Bởi vậy, yêu cầu về trình đồ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp là hai yếu tố cần thiết nhất. Muốn có được những điều đó, ngay từ khi còn là sinh viên trên ghế nhà trường, sinh viên tự động hóa trước hết phải có ý thức cao về ngành học quan trọng này. Cần nỗ lực không ngừng nghỉ trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp tốt nhất. Họ phải say mê tìm tòi, khám phá khoa học, hiểu được nguồn gốc của mọi hoạt động của máy móc, mọi thiết bị liên quan đến khoa học kỹ thuật trong đời sống thì mới hoàn thành nhiệm vụ được giao.Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là một ngành học tiềm năng, cơ hội việc làm là rất lớn. Kĩ sư tự động hóa có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong công nghiệp. Mặt khác, với sự phát triển không ngừng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì máy móc, thiết bị ngày càng sử dụng nhiều và tận dụng tối đa trong đời sống, nguồn nhân lực có kiến thức về kĩnh vực tự động hóa còn hạn chế và còn non trẻ so với các quốc gia phát 3 - 3 triển. Vì vậy, cơ hội việc làm cho kĩ sư tự động hóa khi ra trường là đầy tiềm năng. Vị trí làm việc có thu nhập cao, nhiều cơ hội thăng tiến; Đặc biệt là các kĩ sư có kiến thức uyên thâm trong nghành thì sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ nhà tuyển dụng như phụ cấp thêm thu nhập, cử đi học tập nâng cao trình độ về phục vụ đơn vị sở tại tại các nơi có trình độ cao trong và ngoài nước. Tuy vậy, Kĩ sư TĐH đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và đặc biệt là kinh nghiệm trong làm việc. Bởi người kĩ sư không chỉ cần kiến thức lí thuyết trên thực tế mà theo đó cần thực hành thành thạo, thao tác điêu luyện và am hiểu về kĩ năng mềm (thuyết trình, làm việc theo nhóm, tổ chức tập thể …).Bởi sự đòi hỏi cao về trình độ và kinh nghiệm như vậy nên sẽ khó khăn hơn với các kĩ sư có kỹ năng ngoại ngữ, tư duy và khả năng làm việc nhóm còn yếu. Để khắc phục những tồn tại đó, người kĩ sư cần ý thức cao về vai trò của mình mà ra sức học tập, rèn luyện theo một thái độ nghiêm túc và có phương pháp chuyên môn hợp lí,đưa đất nước thoát khỏi sự nghèo nàn, lạc hậu. Chúng ta được nghiên cứu lĩnh vực tiên phong của khoa học, của sự văn minh toàn cầu. Được trang bị kiến thức cho bản thân và tự nuôi sống mình bởi bàn tay và khối óc của người kỹ sư đào tạo chuyên nghiệp. Điều đó, đang chờ đợi một sự phấn đấu của những người trong ngành. Những kỹ sư tự động hóa tương lai cần nhận thức điều đó hơn ai hết và cần biết mình phải làm gì để trở thành người kĩ sư chân chính, đưa lại hạnh phúc cho mọi người và sự phát triển khoa học cho nhân loại. Kỹ thuật điều khiển và tự động được ứng dụng vào nhiều ngành khác nhau và nhiều hệ thống điều khiển chuyên nghiệp khác nhau đã được ra đời. Các hệ thống điều khiển của các nhà máy thủy điện, nhiệt điện. Hệ thống tự động trong các nhà máy sản xuất thực phẩm , các nhà máy lắp ráp ô tô, rô bốt. Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, sản xuất kính, gạch men; các hệ thống điều khiển trong nghành hàng không và vũ trụ, hệ thống điều khiển, hệ thống điện tử nhúng dùng trong công nghiệp chế tạo và trong đời sống hằng ngày, hệ thống điều khiển phương tiện giao thông trên mặt đất, ứng dụng trong y học, điều khiển tên lửa, điều khiển phương tiện trên biển, điều khiển các quá trình sản xuất trong công nghiệp, robot và cơ điện tử, hệ thống sản xuất trong lĩnh vực công nghệ cao như sản xuất, lắp ráp các hệ thống vi mạch… Nó cho chúng ta thấy rằng: Hầu hết mọi nghành khoa học hiện đại đều được ứng dụng bởi KTĐK&TĐH và một thế giới muốn phát triển thì không thể không có sự đóng góp của KTĐK& TĐH. Trên tinh thần đó, khoa điện tử viễn thông nói chung và nghành kĩ thuật điều khiển và tự động hoá nói riêng đã, đang và sẽ ra sức phấn đấu hết mình, thi đua dạy tốt học tốt để sinh viên có kiến thức thực sự. Tạo dựng nghề nghiệp, tương lai cho sinh viên ra trường có cuộc sống ổn định, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho quê hương, đất nước. Xứng đáng truyền thống vẻ vang của khoa Điện tử viễn thông, của trường đại học Vinh anh hùng. Một số nghề nghiệp trong ngành Tự động hóa: - Nghiên cứu thiết kế hệ thống tự động hóa - Khai thác, vận hành hệ thống tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất - Hiệu chỉnh, bảo trì hệ thống điều khiển và tự động hóa của các nhà máy và dây chuyền sản xuất - Vận hành hệ thống tự động hóa các dây chuyền sản xuất Phẩm chất và kỹ năng cần thiết: - Yêu thích kỹ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Tự động hóa. - Cần cù, ham học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu thiết bị. - Sáng tạo trong công việc - Có khả năng tập trung cao độ và lòng kiên trì. - Chủ động trong công việc. 4 - KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ - TRUYỀN THÔNG NGÀNH HỌC CỦA MỌI THỜI ĐẠI Lê Ngọc Dũng, 50K2, ĐTVT Chẳng biết được bao người khác đến với nghành kỹ thuật Điện tử, truyền thông thế nào? nhưng với tôi đó là sự bước đi theo tiếng gọi của thế giới khoa học. Sinh ra và lớn lên trong một xã hội mà nghành kỹ thuật Điện tử, truyền thông đang phát triển mạnh mẽ và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, tôi được tiếp cận với rất rất nhiều sản phẩm được tạo ra từ nghành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông, chúng thật diệu kì, thật hấp dẫn làm tôi bị cuốn hút rồi khiến tôi tò mò đi vào tìm hiểu. Bởi vậy, nó cũng là một động lực thúc đẩy tôi học tập ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường Trung học phổ thông phải học tập để có thể vào trường đại học_nơi sẽ đào tạo, cung cấp cho mình những tri thức hay về chuyên ngành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông và sẽ dìu bước mình đi sâu vào khám phá kho tàng tri thức bao la của nhân loại. Và rồi tôi đã lựa chọn vào học ngành khi kỹ thuật Điện tử - Truyền thông kết thúc thời kì phổ thông. Một cánh cửa lớn đã mở ra cho tôi bước đi, và tôi sẽ học tập nhiều hơn nữa để có thể đi xa hơn thỏa mãn niềm đam mê khám phá trên lĩnh vực này. Cái hay, cái hấp dẫn của các ngành kĩ thuật nói chung và ngành nói riêng kỹ thuật Điện tử - Truyền thông không được lôi cuốn bởi tình cảm cảm xúc như các ngành khoa học xã hội mà lại bởi những cái rất đặc trưng. Đối với một người không quan tâm không hiểu biết thì họ thấy rằng kỹ thuật Điện tử - Truyền thông chỉ là ngành học chỉ biết làm việc với những thứ vô tri vô giác, rất khô khan rời rạc đó chính cái mà chúng ta gọi là linh kiện_ người bạn tri kỉ gắn bó với chúng ta trong suốt hành trình khám phá. Đó cũng là chuyện thường tình trong xã hội, vậy thì một người như tôi và các bạn tôi, đã lựa chọn đi theo học ngành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông thì phải biết nên làm gì ? và như thế nào? để thay đổi các nhìn của họ về ngành kỹ thuật Điện tử - Truyền thông. Đối với thế hệ anh chị đi trước trên con đường khám phá, chiếm lĩnh tri thức khoa học trong chuyên ngành mà tôi kỹ thuật Điện tử - Truyền thông đã trao đổi qua đối thoai trực tiếp và thông qua các phương tiện truyền thông thông tin đại chúng, thì không thấy mấy người cho rằng đây là ngành học dễ và đơn giản để nghiên cứu đi sâu vào khám phá mà ngược lại những cái siêu phàm trừu tượng mang cho người học cảm giác khó thì đó lại chính là sức hấp dẫn là sức mạnh vô hình khiến chúng ta càng muốn đi sâu khai thác. Thực tế cho thấy ngành học đã mở cánh cửa cho chúng ta thấy KTĐT&TT đã biến những vật vô tri vô giác trở thành vô vàn các sản phẩm hiện điện như những thứ tất yếu của cuộc sống đời thường gắn bố hằng ngày với chúng ta như là tivi, điện thoại, máy tính vv. Như vậy sản phẩm của ngành KTĐT&TT tạo ra đã đang và sẽ mãi mãi thâm nhập sâu vào đời sống trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, thể thao Bước vào học ngành KTĐT&TT thực sự là một cơ hội lớn cho người học. Chúng ta sẽ được dẫn dắt tiếp cận và khám phá một kho tàng tri thức khổng lồ đầy bí ẩn của nhân loại. Đặc biệt hơn chúng ta còn nhận được sự truyền đạt kiến thức từ thầy cô giáo, được gợi mở để rồi những ý tưởng sáng tạo cá nhân từng bước trở thành hiện thực. KTĐT&TT cũng là ngành học mang trên mình trách nhiệm cao cả đối với đaats nước và xã hội, đào tạo cho thế hệ trẻ của đất nước dùng sức của bản thân mình góp phần đưa nền khoa học kĩ thuật nước nhà vươn lên sánh cùng với khoa học ki thuật hiện đại của thế giới, đưa đát nước phát triển ngày càng lớn mạnh hơn. Mãi mãi trong tôi KTĐT&TT là ngành học 5 - hấp dẫn, luôn luôn mới mẻ, ngành học cho mọi thời đại đưa sinh viên đến với kỉ nguyên của khoa học công nghệ. Và tôi tin tưởng rằng ngành KTĐT&TT sẽ phát triển nhanh, mạnh mẽ và rộng rãi hơn nữa. Còn chúng ta hãy cố gắng học tập nhiều hơn nữa tiếp thu kiến thức từ thầy cô giáo thân yêu của mình, giành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học, khám phá sâu hơn thế giới khoa học, biến ước mơ thành hiện thực làm những việc gì có thể hữu dụng trong chuyên ngành của mình bạn nhé! ____________________________________________________________________________ NGUYỄN DUY TUẤN 53K1-ĐTTT Thời gian thấm thoắt thoi đưa, mới ngày nào tôi vẫn còn là một tân sinh viên khoa Điện Tử Viễn Thông đang còn rất nhiều bỡ ngỡ và lo âu khi vừa mới bước chân vào giảng đường đại học. Nơi chắp cánh những ước mơ, khát vọng và đặc biệt hơn nữa là tôi được học dưới một ngôi trường mà tôi hằng mong ước bấy lâu nay,ngôi trường mang tên đại học Vinh, ngôi trường có nhiều truyền thống vẻ vang đã đào tạo được bao nhiêu nhân tài phục vụ cho đất nước. Mà giờ đây, hoa phượng đã nở, tiếng ve bắt đầu kêu râm ran đâu đây, thiên nhiên đang chuyển mình để khoác lên một bộ áo mới đầy màu sắc của mùa hè- mùa của tuổi trẻ của thanh niên Việt Nam, cũng chính là lúc một năm học đi qua đối với tôi, một cậu sinh viên khoá 53 của khoa Điện Tử Viễn Thông cũng như bao bạn trẻ sinh viên khác. Thời gian một năm chưa đủ dài cũng không phải ngắn nhưng khoảng thời gian đó đã đủ để cho tôi cảm nhận được một phần nào đó cuộc đời của sinh viên, cảm nhận được nỗi lòng của người con lần đầu tiên đi học xa nhà rời xa vòng tay âu yếm, ủ ấm của cha mẹ, bên cạnh đó khoảng thời gian này còn giúp cho tôi hiểu ra được nhiều điều về vai trò nhiệu vụ của một người kỹ sư Điện tử Viễn thông, giúp cho tôi định hướng được công việc của mình sau này và từ đó để tôi cũng như các bạn ra sức nổ lực trong học tập, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của Đất nước để đưa nước nhà theo kịp công nghệ của thế giới. Vì thế gánh nặng trên vai tôi cũng như các bạn sinh viên khoa Điện Tử Viễn Thông nói riêng và tất cả sinh viên nói chung lại càng gấp bội và nhiều hơn thế nữa. Những gánh nặng đó trong tôi phần nào được bớt đi vì tôi đang được học tại một ngôi trường có nhiều truyền thống vẻ vang từ lâu đã đào tạo biết bao nhân tài cho đất nước không những thế nhà trường cũng như khoa Điện tử Viễn thông có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm giảng dạy tận tâm tận tình với sinh viên, có lòng nhiệt huyết gắn bó với sự nghiệp trồng người. Thầy cô như những người lái đò đưa chúng con vượt hết thác này đến thác khác. Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. (Bài nói chuyện của Bác Hồ với bộ đội, công an và cán bộ trước khi vào tiếp quản Thủ đô, 5-9-1954) 6 - 6 Người lái đò cũng không nói hộ lòng con về tình yêu thương của thầy cô giành cho chúng con. Sở dĩ không có người lái đò nào mà đưa khách bằng cả trái tim. Cũng không có người Không có người lái đò nào mà sẵn sàng nâng chúng tôi những khi vấp ngã, chấp cánh cho những ước mơ của chúng tôi. Với chúng tôi, hai tiếng thầy cô giản dị mà thiêng liêng xin cho phép chúng tôi được định nghĩa: Thầy cô là cha mẹ, là những người chúng tôi rất đỗi kính yêu. Bởi những người thầy, người cô là động lực giúp tôi vượt qua mọi khó khăn trong những ngày đầu tiên trở thành sinh viên. rất tự hào khi được trở thành một sinh viên khoa Điện Tử Viễn Thông trường Đại học Vinh - Một khoa công nghệ rất có tiềm năng trong tương lai, thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ sánh vai với các cường quốc năm châu. ____________________________________________________________________________ CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TẬP Trương Thị Quỳnh CĐ- 51K2 ĐTVT Trong bản thân mỗi sinh viên đều tồn tại những kinh nghiệm và phương pháp học tập nhất định. Vậy do đâu mà số sinh viên chậm môn, nợ môn vẫn còn nhiều đến như vậy. Phải chăng phương pháp học của các bạn chưa hiệu quả, hay các bạn chưa có phương pháp học tập tốt trên giảng đường Đại học. Xoay quanh vấn đề phương pháp học; một khi các bạn đã vào được giảng đường Đại học thì các bạn đã có một phương pháp học khá tốt, đó có thể một số bạn chưa nhận ra. Nhiều những bạn học ở phổ thông rất tốt nhưng khi vào Đại học thì sức học giảm rõ rệt đó là do có thể có một số các nguyên nhân: - Cảm giác xả hơi sau kỳ thi đại học; - Môi trường mới nhiều cám giỗ; - Tâm trạng bàng quan trước những giờ học; - Cảm giác tự tin với khả năng của mình; - Một số lại gán cho mình cái mác là mình chỉ làm được đến như thế; Rất nhiều những lý do khác mà mình không thể liệt kê hết. Nhưng chốt lại thì vẫn là từ thái độ của bản thân đối với việc học. Giảng đường đại học không giống như với trung học phổ thông. Một phép so sánh nhỏ: Ở phổ thông các bạn được kèm cặp cẩn thận từ bố mẹ, nhà trường và vũng xã hội nhỏ nơi bạn sinh sống học tập. Các bạn không phải lo lắng là tối ăn gì, ngày mai kế hoạch ra sao; trừ những bạn đặc biệt khó khăn. Các bạn chỉ lo hoc tập. Nhưng khi vào giảng đường đại học (trừ những bạn nhà gần có thể đi về) một môi trường mới phải tự lo tất cả như: các bạn phải lo lắng tính toán vấn đề chi tiêu, không người kềm cặp, nhắc nhở, đi về không có người kiểm soát,… mọi thứ đều tự do Khi các bạn ý thức được thì thường là năm cuối khi mà số điểm tích lũy lại quá thấp hoặc báo động thì mới tóa hỏa lo lắng, rồi sinh ra chán nản, bi quan, nhìn nhận sự việc tiêu cực, Vậy trong khi đang học những năm trước đó thì các bạn làm gì?. Vẫn lên lớp đầy đủ, chỉ nghỉ 20% số tiết, vẫn đi thi đầy đủ. Nhưng sao kết quả không tốt. Đặt một câu hỏi: “ Được mấy bạn đi học chăm chỉ ghi và lắng nghe thầy cô giảng và không sử dụng điện thoại trên lớp”. Chưa nói đến việc mỗi tối về giở vở ra đọc lại những gì thầy cô truyền đạt trên lớp. Phần lớn khoảng một tháng gần thi khi đó các bạn mới lôi toàn bộ sách vở học trong kỳ ra và chiến đấu cùng với một thùng mì tôm, cộng 7 - 7 với biển dán ngoài phòng: “Đang ôn thi, cấm làm phiền” Thực tế vẫn tồn tại trong sinh viên đó là vấn đề sử dụng mạng xã hội. Đi học về bật máy tính lên ngồi chát, like, comment, hết một buổi tối thậm chí là 1h, 2h sáng mới đi ngủ; tắt máy tính có khi nào các bạn tự hỏi mình bật máy tính để làm gì. Vấn đề thông báo những sự việc liên quan đến trường lớp cũng được thông qua facebook. Lạm dụng facebook điều này cũng khong thể trách được các bạn đăng thông báo. Vì đây cũng được xem là một hình thức quảng bá tiết kiệm. Vậy trước những thực tế đó cần làm gì để có thể có được kết quả khả quan trong học tập. Cá nhân mình xin được chia sẻ một số kinh nghiệm của bản thân. Trước hết về tinh thần: Nên mang trong mình một tinh thần lạc quan, phải đặt cho mình một mục tiêu xác định; không nên gán cho bản thân mình cái mác là mình không làm được mà phải nghĩ là mình sẽ làm được, chỉ còn một chút nữa và một khi muốn làm gì thì nếu chưa thực hiện được ngay thì nên ghi chép lại. Xác định mình học là cho tương lai bản thân mình chứ không phải cho cha mẹ, thầy cô. Về mặt hành động: Việc các bạn thi vào Đại học là gì? Mỗi người có một lý do. Nhưng đã vào rồi thì trước tiên hết là học và tích lũy kỹ năng cho bản thân nhằm giúp cho nghành nghề sau này và trước mắt là tốt nghiệp ra trường. Các bạn tham gia đầy đủ các buổi học, nếu hiểu hết trên lớp thì rất tôt; nêu không hiểu hết thì cố gằng giải quyết hết trong ngày hôm đó. Về chỉ cần các bạn nhìn qua một lần, rồi đến kỳ ôn thi thì các bạn ôn rất nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài những gì được học trên lớp thì nên trau dồi cho bản thân các kỹ năng như : ngoại ngữ, kỹ năng mềm, hiểu biết về nghề mình lự chọn,… Không nên quá lạm dụng trang mạng, internet có mặt tốt nhưng cũng có mặt xấu đó là con dao hai lưỡi. Nếu không bị sa vào những cám giỗ thì đó là công cụ giúp người dùng khai thác tốt mọi thứ; và ngược lại thì sẽ là nô lệ cho nó và cuối cùng bản thân không thu được gì mà còn mất nhiều. Một sinh viên Khoa ĐTVT tự học trên thư viện Trên đây là những chia sẻ của bản thân mình, mình mong tất cả các bạn sinh viên khoa Điện tử viễn thông nói riêng, sinh viên trường Đại học vinh nói chung, tốt nghiệp đúng tiến độ, tự tin cầm bằng trong tay mà không cảm thấy run. ____________________________________________________________________________ "Bạn có thể học được từ thầy giáo, nhưng bạn sẽ phải tự học rất nhiều với bản thân, ngồi đơn độc trong một căn phòng". "Bạn có não trong đầu. Bạn có chân trong giày. Bạn có thể tự chỉ mình về bất cứ hướng nào bạn chọn. Bạn độc lập, và bạn biết điều mình biết. Và bạn là người quyết định mình sẽ đi đâu". Dr Seuss 8 - 8 PHÁT MINH MỚI - BÓNG ĐÈN PHÁT SÓNG WI-FI Cao Văn Oánh CĐ 51K1-ĐTVT Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát minh ra bóng đèn đầu tiên trên thế giới có khả năng phát tín hiệu Wi-fi. Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Phục Đán ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) đã phát triển bóng đèn LED công nghệ mới, được đặt tên là Li-Fi, có khả năng phát ra tín hiệu Wi-fi. Các chuyên gia đánh giá bóng đèn này hoạt động tốt hơn các hệ thống phát Wi-fi đang được sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Theo tạp chí Gizmodo, 4 thiết bị công nghệ đặt gần bóng đèn Li-Fi có thể kết nối với tín hiệu Wi-fi sử dụng các tần số ánh sáng thay vì sóng radio. Bóng đèn được gắn một vi mạch có thể Bóng đèn kết hợp thiết bị phát Wi-fi có thể giúp tiết kiệm hơn. (Ảnh: Alamy) phát ra tín hiệu với tốc độ 150 Mbps, nhanh hơn tốc độ kết nối Wi-fi trung bình ở Trung Quốc. Các nhà khoa học sẽ giới thiệu mẫu bóng đèn Li-Fi và các thiết bị đi kèm tại hội chợ công nghiệp quốc tế Thượng Hải vào tháng tới. Các chuyên gia nhận định cách kết nối Internet nhanh, rẻ và tiết kiệm năng lượng này có thể được sử dụng phổ biến trong các gia đình ở Trung Quốc, khi ngày càng nhiều người chuyển sử dụng bóng đèn truyền thống sang bóng đèn LED. Bóng đèn Li-Fi được cho là chỉ sử dụng 5% năng lượng so với các thiết bị phát Wi-fi khác. Những thiết bị phát Wi-fi phổ biến hiện nay phụ thuộc vào các hệ thống làm lạnh để cung cấp internet tới các trạm. Mặc dù công nghệ mới phù hợp với những xu hướng công nghệ của Trung Quốc, nhưng các nhà phát triển vẫn gặp phải những vấn đề về thiết kế và sản xuất, đặc biệt là khó khăn trong việc thiết kế vi mạch. Ngoài ra, kết nối Wi-fi bị mất khi bóng điện tắt hay ánh sáng tới thiết bị bị che lấp. ____________________________________________________________________________ ĐI ĐƯỜNG BAN ĐÊM KHÔNG CÒN SỢ TỐI Võ Công Quỳnh, 51K2, ĐTVT Hội đồng TP Cambridge của Anh vừa cho thử nghiệm việc thắp sáng lối đi bằng cách phủ thành phần thu hút ánh sáng cực tím rồi chuyển sang ánh sáng xanh khi mặt trời lặn, với hy vọng đây là phương pháp thắp sáng đường phố rẻ tiền và tiết kiệm năng lượng trong tương lai. Công nghệ mới được gọi là Starpath là quá trình thẩm thấu ánh sáng vào ban ngày và phát ra ánh sáng nhân tạo vào ban đêm, đã được thử nghiệm trên một con đường ở khu công viên Christ’s Pieces và hiện đang được xem xét để triển khai thêm ở những con đường khác. 9 - 9 Con đường đã phủ thành phần thu hút ánh sáng cực tím. (Ảnh: malaysiaflipflop.blogspot.com) Ủy viên điều hành phụ trách nơi công cộng Andrea Reiner nói rằng nếu cách thắp sáng này được triển khai, sẽ có sự cân nhắc những lợi ích về an toàn và về bảo tồn lịch sử. Công nghệ này do công ty Pro Teq Surfacing nghiên cứu phát triển, theo đó, các phần tử phát sáng được rải trên mặt đường trước khi hóa chất được xịt lên đọng lại thành mảng bảo vệ nhằm duy trì hiệu quả phát sáng. Chủ nhân Pro Teq Surfacing Hamish Scott nói về công nghệ này: “Sản phẩm của chúng tôi hiệu quả về giá, ứng dụng nhanh và dễ thực hiện. Nó cũng có hiệu quả chống trượt, khác hàng cũng có thể lựa chọn về mức độ và màu sắc ánh sáng. Hơn nữa, giải pháp này thân thiện với môi trường và hài hòa về thẩm mỹ”. ____________________________________________________________________________ ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ VỚI PIN "BATTHEAD" Lê Quang Huy, 53K3, ĐK& TĐH Chúng ta đã biết đến rất nhiều thiết bị có thể bật/tắt bằng điện thoại thông minh qua mạng không dây Wi-Fi nhưng mới đây, các chuyên gia Canada còn phát triển một phương pháp khác để điều khiển thiết bị, đó là tạo ra loại pin cho phép bật/tắt các thiết bị sử dụng nó thông qua điện thoại. Batthead là một loại pin sạc NiMH loại AA, chứa một chip thông minh Bluetooth cho phép nó kết nối với điện thoại và một cảm biến gia tốc giúp nhận biết chuyển động. Điều đó đồng nghĩa những đồ vật dùng pin Batthead như đèn pin sẽ tự bật sáng khi chúng ta cầm lên hoặc các thiết bị sẽ tự động tắt khi không được sử dụng trong vài phút. Không chỉ được dùng như một công tắc điện từ xa, cặp đôi điện thoại thông minh và pin Batthead còn giúp các thiết bị tuân thủ lịch trình bật/tắt điện cả ngày, tùy thuộc vào khoảng cách giữa thiết bị và điện thoại. Ngoài ra, nó cũng cảnh báo người dùng nếu họ lỡ để quên thiết bị ở nơi nào đó. Hiện tại, pin Batthead nguyên mẫu thích hợp dùng cho các thiết bị xài hệ điều hành iOS và Android. Các nhà phát triển của Batthead đang tìm kiếm nguồn tài trợ để sản xuất loại pin này qua trang web Kickstarter. Dự kiến, giá một cục pin Batthead không có cảm biến gia tốc là 18,4 USD. Nó đã trở nên rõ rệt tới kinh hoàng rằng công nghệ đã vượt xa nhân loại. Albert Einstein 10 - 1 LƯỚT WEB TRONG LÒNG BIỂN Hoàng Thị Lâm Oanh, 51K1, ĐTVT Sóng Wi-Fi có thể được tìm thấy trong các đồng cỏ của châu Phi, xung quanh các sông băng của Bắc Cực và cả trong máy bay, nhưng cho đến bây giờ thì dưới nước vẫn là một trong những nơi Internet vẫn không thể đi đến. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Buffalo ở New York đang phát triển một "mạng máy tính biển sâu" mà có thể truyền dữ liệu từ các tia cảm biến chìm trong đại dương, biển, hồ để kết nối các thiết bị không dây của người sử dụng. Mục đích của việc tạo ra Internet dưới nước là để giúp mọi người có được một đánh giá tốt hơn về những gì đang xảy ra ở độ sâu của đại dương. Ví dụ, Wi-Fi dưới nước có thể giúp các nhà khoa học phát hiện sóng thần và gửi cảnh báo cho cư dân ven biển, thu thập dữ liệu về ô nhiễm nguồn nước và giám sát các giàn khoan dầu khí ngoài khơi. "Một mạng không dây dưới nước sẽ cho chúng ta một khả năng thu thập và phân tích dữ liệu từ các đại dương", Tommaso Melodia, Nhà nghiên cứu của dự án cho biết. "Gửi các thông tin này cho bất cứ ai thông qua một điện thoại thông minh hoặc máy tính, đặc biệt là khi một cơn sóng thần hoặc các loại thiên tai xảy ra hệ thống có thể phát ra cảnh báo sớm hơn." "Chúng tôi thậm chí có thể sử dụng nó để theo dõi cá, động vật biển và tìm hiểu làm thế nào để bảo vệ chúng tốt nhất". Melodia khẳng định. Được biết, mạng không dây điển hình sử dụng sóng vô tuyến để truyền dữ liệu, nhưng sóng vô tuyến không truyền được trong nước. Cơ quan làm sử dụng thông tin liên lạc dưới nước như Hải quân và Đại dương Quốc gia và Cơ quan Khí quyển đều phải sử dụng sóng âm thanh. Trong khi sóng âm thanh làm việc, để gửi thông tin thì phải được chuyển đổi thành sóng radio. Đó là một quá trình gồm nhiều bước. Nghiên cứu của Melodia và nhóm của ông dựa trên cách truyền dữ liệu từ các mạng cảm biến ngập nước trực tiếp đến máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị không dây khác. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm thành công mạng máy tính dưới nước trong hồ Erie. Thời gian gần đây, các nhà khoa học đã tiến bộ đáng kể về nỗ lực đưa Internet xuống nước. ___________________________________________________ ROBOT NHỎ VÀ KHÉO NHƯ RUỒI Cao Đình Cường, 51K1, ĐTVT Chẳng những sở hữu thân hình nhỏ như ruồi, robot mà các nhà khoa học của Đại học Harvard chế tạo còn có thể thực hiện các động tác của ruồi. [...]... điều khiển - Hệ thống cảm biến - Hệ thống truyền thông a Hệ thống cơ khí và truyền động Hệ thống cơ khí và truyền động bao gồm hệ thống khung, động cơ và ESC Khung của quadrotor phải được thiết kế với yêu cầu nhỏ gọn nhưng phải thỏa mãn được độ bền, chịu được mô men uốn cao để dễ dàng cho việc điều khiển Trong quadrotor thường sử dụng động cơ không chổi than để truyền động cho cánh quạt vì loại động cơ... tương lai: - 100 tỉ thiết bị, 1 triệu trạm broadscast - Các nguyên tắc cạnh tranh và hướng người sử dụng - Các dịch vụ thiết yếu (y tế, sức khỏe, giao thông, khẩn cấp, …) đạt 99,99% độ tin cậy 31 - - An toàn (tính riêng tư, dịch vụ tài chính và giao dịch, dịch vụ cứu hộ,…) - Xã hội hợp lưu, các ứng dụng rộng rãi cho người khuyết tật, người già - Giám sát môi trường toàn cầu và xã hội loài người - Tích... dây đứng yên Có 3 dây điều khiển động cơ và được quấn thành 9 cuộn xen kẽ trong roto Việc điều khiển động cơ dựa trên việc cấp xung cho các cuộn dây (tương tự như động cơ bước) Để đảo chiều động cơ ta chỉ cần thay đổi vị trí cho 2 trong 3 dây điều khiển Động cơ một chiều không chổi than có ưu điểm tốc độ cao hơn, bền hơn so với động cơ một chiều có chổi than Ngày nay, động cơ không chổi than được ứng... phi công Một động cơ 8 xi- lanh được sử dụng để quay 4 cánh quạt Mỗi cánh quạt có 4 bản cánh Hệ thống dây đai và pu-li được gắn lên nhằm truyền động từ động cơ cho các cánh Bộ khung của chiếc quadrotor này làm từ các ống thép Tổng trọng lượng của nó vào khoảng 500kg Lần bay thử nghiệm đầu tiên diễn ra tại Douai- Pháp vào năm 1907 Nó đã có thể nâng cao khỏi mặt đất 1,5 m Hình 1 Breguet- Richet Gyroplane... quy định với điện áp ra bao nhiêu thì đường màu đen, bao nhiêu thì đường màu trắng Để robot hoạt động tốt ta phải sử dụng nhiều cặp thu phát hồng ngoại, số cặp thu phát càng nhiều thì robot hoạt động càng linh hoạt, tuy nhiên khả năng bị nhiễu càng cao do chúng gây nhiễu lẫn nhau Do đó một robot thường có 4-> 8 cặp thu phát được bố trí hợp lý, đồng thời được che chắn tốt nhằm chống nhiễu Điều khiển... Trên thị trường có nhiều loại động cơ không chổi than với công suất và lực nâng tối đa khác nhau Động cơ EMAX BL2215/20 có sức nâng tối đa 800g, có thể đạt được tốc độ 12000 vòng /phút rất phù hợp với yêu cầu của bài toán là nâng được khoảng 1kg Loại động cơ này hoạt động dưới điện áp 11.1v, điều đặc biệt là stato (vỏ bên ngoài gắn các nam châm vĩnh cửu) quay tròn theo trục động cơ còn roto mang các cuộn... trước hết bạn phải yêu thứ mà bạn đã chọn Nếu bạn chưa có được tình yêu đó, hãy tiếp tục tìm kiếm, đừng ngồi một chỗ" Steve Jobs 17 - Hướng dẫn ROBOCON Sample Robots Hồ Xuân Sơn, 51K1, ĐTVT I Điều khiển DC Motor 1 Giới thiệu hoạt động DC motor Để cho motor 1 chiều hoạt động, chúng ta cần đặt 1 điện áp 1 chiều vào motor and 1 dòng điện 1 chiều sẽ chạy qua motor, motor sẽ quay theo 1 chiều nào đó Nếu... năm học thứ 2 CLB RoBocon khoa Điên Tử Viễn Thông trường Đại học Vinh đã ra đời không thực sự dễ đàng và suôn sẻ.mãi đến năm nay năm học thứ 3 thì CLB với đi vào hoạth động theo quy cũ và bước đầu đã thấy được dấu hiệu tích cực với sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên Với những kế hoạch định hướng hoạt động kết hợp giũa lí thuyết và thực hành ngay tại các buổi sinh hoạt cũng với sự kết hợp học... quay khi có từ trường quay 27 - ESC EMAX25A là thiết bị để điều khiển tốc độ động cơ, nó có 3 đầu vào là 2 dây nguồn nối với pin có điện áp 11.1v và 1 dây điều khiển, dây điều khiển được nối với mạch trung tâm và nhận xung điều khiển từ mạch trung tâm, tốc độ của động cơ phụ thuộc vào độ rộng của xung điều khiển 3 đầu ra được nối với 3 dây điều khiển của động cơ, muốn động cơ quay thuận hay quay nghịch... http://www.learn-c.com/l298.pdf "Chừng nào một người vẫn còn khả năng tự làm mới bản thân, anh ta vẫn còn đang sống So long as a person is capable of self-renewal they are a living being" Henri Frederic Amiel 23 - THIẾT BỊ BAY DẠNG QUADROTOR Nguyễn Xuân Phú, 51K2, ĐTVT 1 Lịch sử phát triển quadrotor Chiếc quadrotor đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1907 do 2 anh em nhà khoa học người