Hệ thống điều khiển

Một phần của tài liệu Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT (Trang 28 - 29)

II. Dùng Sensor hồng ngoại (IR) để dò vạch trắng

b. Hệ thống điều khiển

Yêu cầu của hệ thống điều khiển là đáp ứng nhanh do đó đòi hỏi một loại vi điều khiển mạnh, có tốc độ xử lý nhanh, có khả năng ghép nối với nhiều thiết bị như RF, cảm biến góc và gia tốc, và có thể tích hợp thêm các modul khác nữa.

Các dòng chip trên thị trường rất đa dạng và nhiều chủng loại như chíp PIC, Atmel, ARM,… Mỗi loại có một ưu điểm riêng song chip Atmel nổi tiếng là một dòng chíp mạnh với tốc độ xử lý khá cao, phù hợp với yêu cầu đề tài. Còn chíp ARM là loại chíp rất mạnh nhưng giá thành cao, nếu sử dụng loại này sẽ gây lãng phí.

Vi điều khiển AVR do hãng Atmel ( Hoa Kì) sản xuất được gới thiệu lần đầu năm 1996. AVR có rất nhiều dòng khác nhau bao gồm dòng Tiny AVR ( như AT tiny 13, AT tiny 22…) có kích thước bộ nhớ nhỏ, ít bộ phận ngoại vi, rồi đến dòng AVR ( chẳn hạn AT90S8535, AT90S8515,…) có kích thước bộ nhớ vào loại trung bình và mạnh hơn là dòng Mega ( như ATmega32, ATmega128,…) với bộ nhớ có kích thước vài Kbyte đến vài trăm Kb cùng với các bộ ngoại vi đa dạng được tích hợp trên chip, cũng có dòng tích hợp cả bộ LCD trên chip ( dòng LCD AVR ). Tốc độ của dòng Mega cũng cao hơn so với các dòng khác. Sự khác nhau cơ bản giữa các dòng chình là cấu trúc ngoại vi, còn nhân thì vẫn như nhau. Đặt biệt, năm 2008, Atmel lại tiếp tục cho ra đời dòng AVR mới là XmegaAVR, với những tính năng mạnh mẽ chưa từng có ở

các dòng AVR trước đó. Có thể nói XmegaAVR là dòng MCU 8 bit mạnh mẽ nhất hiện nay.

Một phần của tài liệu Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)