PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRONG SINH VIÊN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Một phần của tài liệu Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT (Trang 39 - 42)

II. Dùng Sensor hồng ngoại (IR) để dò vạch trắng

PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TRONG SINH VIÊN KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

Nguyễn Trọng Hùng, 50K2, ĐTVT Hoài bão - Chắc hẳn ai cũng biết rằng thanh niên là tuổi trẻ, sức trẻ, là nhiệt huyết có, khát vọng, có ý chí vươn lên mạnh mẽ. Thanh niên có mong muốn được đóng góp sức mình cùng sự phát triển của xã hội. Lực lượng thanh niên là lực lượng xung kích trong thời đại công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tinh thần xung kích của thanh niên càng thể hiện rõ hơn trong phong trào thanh niên tình nguyện vì cộng đồng xã hội.

Phong trào sinh viên tình nguyện là một hoạt động hết sức có ý nghĩa, có tính giáo dục và tính nhân văn, là môi trường đoàn kết tập hợp, thu hút thanh niên tham gia vào các phong trào hành động cách mạng. Hoạt động tình nguyện đã mang lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt: Kinh tế - chính trị, văn hoá – xã hội, giáo dục – an ninh quốc phòng; đồng thời qua đó, thanh niên được rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; sống có hoài bão, có lý tưởng và không ngừng nâng cao ý thức giác ngộ cách mạng.

Trong thời gian qua, phong trào sinh viên tình nguyện trong Khoa đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng thu được nhiều kết quả đáng khích lệ mà đỉnh cao nở rộ là phong trào tình nguyện hè trong đó có chương trình tình nguyện tiếp sức mùa thi, tình nguyện vùng, tiếp sức tới trường hàng năm.

Trước hết tôi xin điểm qua kết quả của phong trào SV tình nguyện tiếp sức mùa thi của Khoa trong hè năm học 2011-2012: Dưới sự chỉ đạo của Đoàn thanh niên, HSV trường đội SVTN đã hoàn thành tốt công việc được giao với đúng tinh thần bản chất của một chiến sỹ tình nguyện và đã đạt được kết quả : Đội SVTN của Khoa là 1 trong 12 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong chiến dịch tình nguyện hè 2012 trong đó có 15 học viên nhận được giấy khen của BCH HSV trường và 1 học viên nhận được bằng khen cấp Tỉnh Hội.

Qua phong trào tình nguyện chúng ta nhận thấy rằng đã và đang xuất hiện nhiều tấm gương sáng, nhiều mô hình hay, hoạt động hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi.

Tinh thần tình nguyện của sinh viên ngày càng thể hiện rõ nét và là nét đẹp đáng trân

trọng trong xã hội hiện nay; đã có nhiều tấm gương quên mình giúp dân, cứu bạn, cứu tài sản ... Trong những năm qua, phong trào tình nguyện của sinh viên trong Khoa đã phát triển dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng và đã trở thành nhu cầu bức thiết của sinh viên mà tập trung cao điểm nhất là chiến dịch sinh viên tình nguyện Hè, Chương trình tiếp sức mùa thi, tình nguyện vùng, tiếp sức tới trường, hiến máu nhân đạo, Ủng hộ người nghèo, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn... tích cực tham gia bảo vệ môi trường giáo dục lành mạnh, phòng chống và đẩy lùi các tiêu cực và tệ nạn xã hội, bảo vệ an ninh - văn minh học đường.

- Cùng với thanh niên, học sinh – sinh viên trong trường cũng như trên cả nước, trong thời gian qua thanh niên, sinh viên khoa ĐTVT luôn nêu cao truyền thống đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, sẵn sàng hành động vì cuộc sống cộng đồng. “Chúng tôi là Sinh viên tình nguyện” đó là câu nói đầy tự hào của rất nhiều bạn sinh viên trong khoa ĐTVT đã và đang tham gia các hoạt động tình nguyện. Cứ mỗi khi hè đến, khi những cánh phượng bắt đầu nở đỏ một góc trời cũng là lúc sinh viên náo nức trong phong trào sinh viên tình nguyện, không ngại khó khăn, gian khổ mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc dù nhỏ nhất cho người dân. Trong những năm qua chiến dịch mùa hè sinh viên tình nguyện đã mang lại hiệu quả thiết thực như. Đặc biệt, hàng năm đến mùa tuyển sinh sinh viên Khoa ĐTVT trường đại học Vinh lại tích cực hưởng ứng và tham gia vào phong trào “Tiếp sức mùa thi”, không ngại khó khăn gian khổ mưa, nắng để hướng dẫn cho thí sinh và người nhà biết địa điểm thi, nhà trọ giá rẻ, các dịch vụ xe ôm miễn phí,

trông đồ đạc cho thí sinh trong giờ thi, ngoài ra không thể không nhắc tới các SVTN làm nhiệm vụ phân làn giao thông cho xe cộ và người lưu thông không ngại quản mưa nắng, khói bụi và đôi khi là nguy hiểm tới bản thân nhưng vì tinh thần tình nguyện các bạn đã bỏ qua mọi khó khăn gian khổ đó…và nhiều các hình thức tình nguyện khác. Bên cạnh phong trào tình nguyện TSMT thì phong trào tình nguyện vùng cũng diễn ra rất sôi nổi, các chiến sỹ TN đã không quản ngại khó khăn gian khổ đi về các vùng sâu, vùng xa như huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, Quế Phong… để tuyên truyền phổ cập giáo dục, bảo vệ môi trường, đào ao, sinh hoạt hè cho trẻ em địa phương, dọn vệ sinh, làm đường, thu gom rác thải công cộng…Ngoài ra chương trình tình nguyện tiếp sức tới trường cũng được các SVTN tham gia rất năng nổ và nhiệt huyết với mong muốn giúp đỡ các bạn SV khoá mới đang còn bỡ ngỡ với môi trường mới có thể bước vào giảng đường đại học với 1 hành trang đầy đủ và chủ động nhất….

Có thể nói hình ảnh sinh tình nguyện với những chiếc áo màu xanh, mũ tai bèo, balô trên lưng toả về các vùng quê xa xôi thực hiện nhiệm vụ tình nguyện mà đầy tự hào, thiêng liêng, là dấu ấn, hình ảnh đẹp thời sinh viên với biết bao hoài bão, lý tưởng để cống hiến một phần trách nhiệm, sức trẻ của mình cho cộng đồng xã hội.

Nhưng thật buồn khi bên cạnh những mặt tích cực ấy thực tế trong sinh viên chúng ta vẫn còn một số ít bạn hiểu chưa đúng mà thậm chí còn “đo đạc” một cái giá cho tinh thần tình nguyện. Họ cho rằng mình đã bỏ công sức thì phải được “trả công”, phải có “thù lao” cho những việc đã làm. Và với suy nghĩ đó, họ đi “tình nguyện” mà hoàn toàn không phải vì mục đích thực của tình nguyện. Họ tham gia tình nguyện theo phong trào, để được vui chơi, được xả hơi, được đi du lịch hay vì 1 mục đích không chính đáng khác… Nếu làm tình nguyện vì những suy nghĩ đó thì không phải là “tình nguyện” theo đúng ý nghĩa và bản chất của nó.

Sẽ có những câu hỏi tham gia các hoạt động tình nguyện bạn sẽ nhận được gì? Nếu có ai hỏi bạn hay tôi như vậy thì tôi hoặc bạn sẽ trả

lời ngay rằng, không được gì cho riêng mình nếu nhìn dưới góc độ vật chất. Nhưng lại “được” rất nhiều nếu ta biết “nhận ra” nó. Tình nguyện là vì người khác, vì những người cần sự giúp đỡ, mà những người đó thường là những số phận kém may mắn, là những đứa trẻ mồ côi, người khuyết tật, người già cô đơn. Tiếp xúc với họ, giúp đỡ họ dù chỉ là những việc rất nhỏ, bạn sẽ thấy mình có ích. Bên họ bạn mới nhận ra rằng, những trở ngại và khó khăn trong cuộc sống mà bạn vẫn thường than vãn chẳng thấm tháp gì so với những mất mát, khó khăn mà những người thiệt thòi đang từng ngày phải gánh chịu. Và bạn cũng “học” được nhiều điều không có trong bài giảng ở trường, nhưng lại rất có ích cho bạn trên bước đường lập thân, lập nghiệp.

Có thể nói rằng phong trào tình nguyện là môi trường thiết thực, bổ ích nhất giúp cho chúng ta tiếp xúc với môi trường thực tế qua đây giúp chúng ta dần hoàn thiện bản thân, các kỹ năng sống, sự năng động sáng tạo trong các công việc…góp phần cho bước đường lập thân lập nghiệp sau này.

Những hoạt động tình nguyện vì cộng đồng ngày càng thu hút nhiều sinh viên tham gia, đó là một tín hiệu đáng mừng nhưng không phải tất cả sinh viên đều hiểu được hết ý nghĩa của nó. Cho nên việc nâng cao chất lượng các hoạt động cũng như tổ chức buổi nói chuyện với sinh viên về tinh thần tình nguyện, công tác xã hội là điều cần thiết.

* Bản thân là sinh viên khoa ĐTVT trường đại học Vinh đồng thời cũng là một chiến sĩ TN với lòng mong muốn phong trào TN của Khoa cũng như của trường ngày càng phát triển và đạt được hiệu quả tốt nhất trong thời gian tới tôi xin đề xuất một số ý kiến sau :

Đầu tiên là về nhận thức, mỗi chiến sĩ tình nguyện phải là người hiểu rõ hơn ai hết về ý nghĩa của các hoạt động tình nguyện. Công tác tình nguyện là để giúp người, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Lá lành đùm lá

rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Tình

nguyện đúng như tên của nó là xuất phát từ ý nguyện của bản thân mỗi người, là mong muốn tự nguyện được đóng góp sức trẻ cho cộng đồng, xã hội cùng nhau phát triển. Hiểu được

điều này, mỗi sinh viên sẽ có ý thức hơn trong việc tham gia công tác TN và hoạt động tích cực, tự giác, có hiệu quả hơn. Vấn đề tiếp theo là về tổ chức. Dù có nhiệt huyết, có ý nguyện cống hiến nhưng không có cơ hội thể hiện thì vẫn chỉ là lý thuyết, là hô khẩu hiệu. Vì vậy, công tác tổ chức các hoạt động là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy phong trào TN trong Nhà trường lớn mạnh. Tuyền truyền rộng khắp, tổ chức nhiều hoạt động để sinh viên có cơ hội tham gia, có cơ hội khẳng định bản thân cũng như nhìn nhận chính mình. Bên cạnh đó, một hoạt động có ích và thiết thực sẽ là nguồn lôi cuốn sinh viên. Vì vậy, các hoạt động phải là hoạt động có mục đích thiết thực, được lên kế hoạch cụ thể, phải là hoạt động để cho người tham gia nhận thấy được giá trị mà hoạt động mang lại. Ngoài ra rất mong muốn LCĐ-LCH khoa cũng như ĐTN-HSV nhà trường có những hình thức biểu dương kịp thời những tấm gương tốt, những hành động có ý nghĩa để khích lệ phong trào ngày càng đi lên.

Bên cạnh đó chúng ta cần lưu ý các điểm quan trọng sau

+ Các cán bộ Hội nòng cốt cần nhận thức đầy đủ hơn về hoạt động tình nguyện, thực hiện tốt công tác tuyên truyền tới sinh viên về ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động tình nguyện.

+ Phong trào cần được tổ chức toàn diện, rộng khắp với nội dung hoạt động phong phú, hình thức đa dạng nhằm thu hút đông đảo sinh viên tham gia. Các hoạt động của phong trào phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức an toàn, có hiệu quả và mang tính giáo dục cao.

+Tập trung chỉ đạo hoạt động tình nguyện và chú trọng xây đựng các đội hình sinh viên tình nguyện theo chuyên ngành, lĩnh vực. Qua đó hình thành nên các phong cách hoạt động, sinh hoạt và làm việc hiệu quả hơn.

+ LCH Hội Sinh viên Khoa căn cứ vào tình hình hình thực tế của Khoa mình và sinh viên để lựa chọn thời gian và địa bàn triển khai hoạt động cho phù hợp.

+ Nội dung hoạt động cần thiết thực, phù hợp với sinh viên và nhu cầu tình nguyện, chọn việc để làm. Tham gia tình nguyện cần quan tâm tới việc tuyên truyền giáo dục cho chính thanh niên, bà con tại nơi đó hiểu về hoạt động tình nguyện và cùng tham gia các hoạt động tình nguyện để khi đoàn tình nguyện trở về thì thanh niên và người dân địa phương tại đó tiếp tục thực hiện các họat động tình nguyện xây dựng làng xóm.

+ Các hoạt động cần được tổ chức với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phát huy tính tích cực sáng tạo của sinh viên, kết hợp giữa việc ra quân đồng loạt với việc duy trì thường xuyên các hình thức tổ, nhóm, phối hợp giữa các lực lượng của đội với các lực lượng quần chúng trên địa bàn.

+ Trên thế giới và trong nước có rất nhiều tổ chức tình nguyện. Đó là những tấm gương về tinh thần tình nguyện vì cộng đồng mà chúng ta cần học tập. Vì vậy cần thành lập các câu lạc bộ tình nguyện trẻ trong sinh viên để nhân rộng tinh thần đó trong giới trẻ hiện nay.

+ LCH sinh viên cần qui định rõ trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên trong việc tham gia các hoạt động tình nguyện, có chế độ khen thưởng và kỷ luật kịp thời khi có hành vi cố tình sai phạm.

+ Trong quá trình tổ chức hoạt động của các đội sinh viên tình nguyện, Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Khoa cần bám sát sự chỉ đạo của tổ chức Đoàn - Hội cấp trên để kịp thời chủ động đáp ứng các nhu cầu nhiệm vụ, đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên với các tổ chức, đơn vị có liên quan để phát huy các nguồn lực tạo điều kiện hỗ trợ thuận lợi cho các hoạt động của đội sinh viên tình nguyện.

"Con người trở nên cô đơn vì trong cuộc đời, thay vì xây những chiếc cầu người ta lại xây những bức tường".

Một phần của tài liệu Hoạt động LCĐ - LCH Khoa ĐTVT (Trang 39 - 42)