1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn: Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ pptx

23 553 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 330,89 KB

Nội dung

1 Luận văn Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ 2 Lời nói đầu **** *** *** *** *** *** *** Đẩy mạnh xuất khẩu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay. Đây là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Để hoàn thành được nhiệm vụ đó cũng như giúp Việt Nam bắt kịp được với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu và tiếp tục phát huy các mặt hàng thế mạnh. Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, một thị trường lớn có khả năng tiêu thụ nhiều hàng hoá, sản phẩm của Việt Nam. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng như giầy dép, thuỷ hải sản, nông sản… Trong đó điều là một trong những mặt hàng nông sản quan trọng nhất được bán rộng rãi, chiếm thị phần cao trên thị trường Mỹ. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu điều nói riêng vào thị trường Mỹ là một việc làm cần thiết đối với nước ta hiện nay. Tuy nhiên để làm được điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc, cản trở hoạt động xuất khẩu sang Mỹ và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều. "Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ" làm đề tài cho môn đề án môn học của mình. Bố cục của đề tài được chia làm ba phần: I: Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu II: Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ III: Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ 3 Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ I. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu 1 Khái niệm về xuất khẩu 1.1 Khái niệm Xuất khẩu là một hoạt động kinh doanh thu doanh lợi bằng cách bán hàng hóa hoặc dịch vụ ra thị trường nước ngoài dựa trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. 2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một nội dung chính của hoạt động ngoại thương và là hoạt động đầu tiên của thương mại quốc tế. Xuất khẩu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới: 2.1. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ Ngoại tệ sử dụng làm phương tiện thanh toán trong khi đó xuất khẩu góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt với các nước đang phát triển đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế. 2.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước Đối với mọi quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là phải công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn lạc hậu chận phát triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hoá phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến. Xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất, tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Ở một số nước một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn do đó họ cho nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuấtxuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực. 2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH Thứ nhất: Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành khác cùng có cơ hội phát triển. Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển. 4 Thứ hai: Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một quốc gia có rthể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lương lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được. Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. 2.4. Xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và cải thiện đời sống nhân dân Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu ngay càng đa dạng và phong phú của nhân dân. 2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. II. Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ 2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam và có vị thế cao trên thế giới. Nếu như xuất khẩu cà fê, gạo đứng thứ 2 thế giới, cao su đứng thứ 4, chè đứng thứ 5 thì xuất khẩu nhân điều và hạt tiêu đen của Việt Nam thường xuyên giữ ở vị trí số một. 2.1.1 Về nguồn cung điều xuất khẩu Việt Nam Nguyên liệu điều của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Châu Phi chiếm khoảng 40 % , trong đó sản lượng điều trong nước chỉ có thể đáp ứng được 60% nhu cầu (theo ước tính của Vinacas năm 2009) Điều thô được cung cấp từ trong nước đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, được cho là đứng vị trí số 1, hương vị thơm ngon, màu sắc tự nhiên, không nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng hơn hẳn nhân điều của Ấn Độ, Brazil hay Tanzania. Theo hiệp hội điều Việt Nam( Vinacas), Việt Nam hiện có khoảng 400.000 héc ta hạt điều, trồng chủ yếu ở các tỉnh phía nam, với năng suất 1,06 tấn/héc ta. Đứng đầu về sản xuấtxuất khẩu điều là tỉnh Bình Phước. Với diện tích hơn 150 ngàn ha, chiếm 45% diện tích điều 5 cả nước; năng suất cao từ 1,1 – 1,5 tấn/ha và có trên 200 cơ sở chế biến hạt điều, Bình Phước là thủ phủ điều cả nước và ngành điều trở thành ngành nông sản chủ lực của tỉnh. Bảng 1: Diện tích, sản lượng, kim ngạch xuất khẩu điều ước tính năm 2010 so với 2009. ước tính 2010 2009 Diện tích (hécta) Không có số liệu 398.100 Sản lượng (tấn) 400.000-450.000 293.500 Mục tiêu xuất khẩu 180.000 177.200 2 tháng đầu năm 2010 2 tháng đầu năm 2009 Khối lượng xuất khẩu (tấn) 19.900 20.800 Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 108 94.4 Theo ước tính của Vinacas (http://www.vinacas.com.vn) Cũng theo Vinacas, điều thô nhập từ các nước châu Phi, trong 5 năm (từ 2006 đến 2010) ngành điều VN nhập gần 1 triệu tấn điều thô từ các nước châu Phi như Bờ Biển Ngà (trên 50%), Guinea Bissau, Mozambique và một số nước châu Á như Indonesia, Campuchia. 2.1.2 Công nghệ chế biến điều Thời gian đầu , công nghệ chế biến hạt điều trong nước kết hợp thủ công và cơ giới, trong đó hai công đoạn quan trọng là cắt tách vỏ hạt và bóc vỏ lụa nhân vẫn dựa vào thủ công, việc nhập khẩu máy móc, công nghệ nước ngoài là rất tốn kém chi phí lên đến 16 đến 20 tỷ đồng nhập khẩu dây chuyền cắt, tách hạt tự động từ nước ngoài. Hiện nay Việt Nam đã có công nghệ sản xuất điều của riêng mình. Thay vì nhập khẩu dây chuyền ngoài thì nay doanh nghiệp chỉ mất khoảng 5 tỷ đồng nhờ công nghệ trong nước. Điều này tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất rõ rệt trong sản xuất chế viến điều cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó dây chuyền chế biến hạt điều trong nước sản xuất giúp giảm được khoảng 50% - 60% lao động/mỗi dây chuyền. Các khâu trong dây chuyền của một nhà máy chế biến điều đều được tự động hóa, và đều được chế tạo trong nước. 2.1.3 Lợi thế sản xuấtxuất khẩu điều của Việt Nam Theo lý thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo các mặt hàng nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới. Với nguồn lao động sẵn có và chi phí chế biến rẻ là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi thế so sánh trong xuất khẩu, đây cũng là một trong những đặc điểm của các quốc gia đang phát triển. Ngành điều hiện nay thu hút khá lớn nguồn lao động tham gia chế biến xuất khẩu, hơn nữa lại chủ yếu là lao động phổ thổng nên mức lương lại giữ ở mức 6 thấp. Việc nguồn lao động, chi phí rẻ và có khả năng đáp ứng tạo ra lợi thế lớn cho Việt Nam trong việc xuất khẩu nhân điều ra thế giới. Bên cạnh đó, hiện nay ở Việt Nam đã có công nghệ chế biến điều riêng thay vì nhập khẩu máy móc rất đắt từ nước ngoài. Với năng suất cao, tỷ lệ hạt bể vỡ thấp hơn nữa giá thành lại rẻ, đây là một trong những yếu tố góp phần đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều kể từ năm 2008. Theo đánh giá của Bộ công thương thì: “Công nghệ chế biến hạt điều Việt Nam chính là báu vật, bí kíp vì đã góp phần vào sự thành công của ngành điều trong nước trong vòng 20 năm trở lại đây”. 2.1.4 Các nhà máy chế biến điều ở Việt Nam và tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu Với mục tiêu tiếp tục phát huy thế mạnh và giữ vững vị trí xuất khẩu nhân điều trên thế giới, hiện nay ngành điều đang tích cực các khâu chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu và thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai tiêu chuẩn phổ biến của ngành điều Việt Nam áp dụng khi thực hiện xuất khẩu là ISO 9001:2000 và HACCP. Đến hết năm 2009, theo ước tính của Bộ công thương cả nước có trên 200 DN chế biến hạt điều trong đó có 20 DN đạt ISO 9001:2000 và HACCP. Các doanh nghiệp chế biến điều hầu hết là vừa và nhỏ, trong đó trong 203 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu điều chỉ có 38 doanh nghiệp có kinh nghạch xuất khẩu từ 5 triệu USD trở lên. 2.1.5 Những lợi ích mang lại từ việc xuất khẩu điều với nền kinh tế quốc dân Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như với việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn đến nền kinh tế quốc dân. Thứ nhất: Giải quyết việc làm tạo, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó cây điều được trồng chủ yếu ở các địa bàn khó khăn, đã góp phần hỗ trợ tích cực cho cải thiện đời sống nông dân ở các vùng nông thôn. Giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân. Thứ hai: Mang lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kim ngạch 850 triệu USD. Dự kiến đến hết năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD tiếp tục dẫn đầu thế giới. Thứ ba: Đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước. Việc xuất khẩu nhân điều giữ vị trí số một, với nguồn thu ngoại tệ lơn đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách nhà nước cũng tăng cao. Thứ tư: Việc phát triển của ngành điều tạo ra thúc đẩy phát triển cho các lĩnh vực khác trong nền kinh tế quốc dân, như ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm… 7 2.2 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 2.2.1 Đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ Thứ nhất: Mỹ là một thị trường khổng lồ. Dung lượng thị trường Mỹ rất lớn do Mỹ có dân số đông, thu nhập bình quân đầu người cao. Sức mua của người Mỹ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Theo thống kê, trong 15 năm qua, tỷ lệ tiết kiệm của người Mỹ đã từ 6% giảm xuống còn 1%. Hàng hoá mà người Mỹ tiêu dùng hầu hết được nhập khẩu từ bên ngoài. Có thể đánh giá rằng Mỹ là một xã hội tiêu thụ. Thứ hai: Cơ cấu thị trường và mặt hàng tiêu thụ ở Mỹ rất đa dạng, nhu cầu hàng hoá ở từng vùng không giống nhau. Hàng hoá dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Mỹ vì ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng Mỹ đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ đảm bảo Thứ ba: Với sức hấp dẫn của mình, Mỹ là một thị trường cạnh tranh gay gắt. Hàng hoá của một nước vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ nhiều nước khác và hàng sản xuất trong nước. Mấu chốt để cạnh tranh trên thị trường Mỹ là giá cả, chất lượng và dịch vụ. Đôi khi đòi hỏi về giá cả lại lớn hơn đòi hỏi về chất lượng. Do người tiêu dùng Mỹ thích thay đổi, họ muốn mua những hàng hoá rẻ, chất lượng vừa phải hơn những mặt hàng bền mà giá lại đắt. Vì nguyên nhân này mà các hàng hoá của Trung Quốc rất thành công trên thị trường Mỹ. Một điều nữa cần lưu ý là khi bán hàng trên thị trường Mỹ, công tác marketing đóng vai trò hết sức quan trọng. Thứ tư: Thị trường Mỹ được quản lý trên cơ sở pháp luật. Trong thương mại, các văn bản luật bao gồm luật điều chỉnh chung, luật điều chỉnh từng nhóm các mặt hàng và thậm chí một số mặt hàng có luật điều chỉnh riêng. Các luật này rất chặt chẽ và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống luật này khá phức tạp và làm cho các nhà xuất khẩu nước ngoài gặp khó khăn nếu không nắm vững. 2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ Thứ nhất: Hàng hóa Việt Nam vào Mỹ gặp nhiều rào cản. Người Mỹ đã gắn thương mại hàng hóa với môi trường, coi như một đạo luật nhưng thực chất là rào cản phi quan thuế mới trong giao thương hàng hóa. Hiện nay vào thị trường Mỹ gặp phải khá nhiều quy định, rào cản theo hướng bất lợi cho một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Từ khi hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 10/12/2001, có thể khẳng định rằng việc hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ, một thị trường có sức mua lớn nhất thế giới. Xuất khẩu nông sản vào thị trường Mỹ là một thế mạnh của Việt Nam trong hơn chục năm qua nhưng điều đó dường như đã thay đổi khi thị trường nước này ngày càng có nhiều quy định, đòi hỏi 8 nhà xuất khẩu phải vượt qua. Ví dụ như Mỹ áp dụng đạo luật Lacey trong xuất khẩu đồ gỗ, các quy định của Farm Bill 2008 của Mỹ, hay áp dụng phương pháp “zeroing” (quy về bằng không) khi tính toán biên độ phá giá…Điều này khiến cho 5 tháng đầu năm 2010 Việt Nam lại trở thành nước nhập siêu nông sản từ Mỹ, lần đầu tiên trong 5 năm qua. Để giảm thiểu bớt rào cản chỉ khi phía Mỹ đồng ý cho Việt Nam hưởng Quy chế hưởng Hệ thống thuế quan phổ cập (GSP) và công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường thì khi đó xuất khẩu nông sản vào Mỹ mới thuận lợi. Thứ hai: Mỹ là một thị trường không nhưng có những quy định khắt khe mà còn có sự cạnh tranh gay gắt. Theo thống kê, đối thủ chính của Việt Nam trong ngành hàng cà phê hiện là Indonesia và Ấn Độ. Hạt tiêu thì có Indonesia, Ấn Độ, Malaysia; cao su là Thái Lan, lndonesia, Malaysia; hải sản là Thái Lan, Philippines. Riêng về hai ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất vào Mỹ hiện nay là may mặc và giày dép thì các đối thủ chính của Việt Nam là Trung Quốc, Bangladesh, Thái Lan, Philippines cùng với một số nước thuộc vùng Nam Mỹ, châu Âu. Thứ ba: Nhưng khó khăn về vấn đề luật lệ, các quy tắc thương mại khi làm ăn với Mỹ. Luật pháp chi phối môi trường kinh doanh ở Mỹ, và các doanh nghiệp thường có thói quen kiện tụng, đưa nhau ra tòa để giải quyết các tranh chấp thương mại. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải thật cẩn trọng quan hệ làm ăn. Việc sử dụng luật sư tư vấn để hạn chế những tranh chấp hay xác định rõ các điều khoản ký trong hợp đồng sẽ giúp cho phía doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong những tranh chấp với doanh nghiệp Mỹ. 2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 2.3.1. Tình hình xuất khẩu điều của Việt Nam hiện nay Theo Vinacas- hiệp hội điều Việt Nam, hiện nay Việt Nam đang là nhà xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới với 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới. Vị trí này được Việt Nam duy trì liên tục từ năm 2006, năm 2009 Việt Nam xuất khẩu 177.000 tấn nhân điều các loại, đạt kim ngạch 850 triệu USD. Ngoài nguyên liệu trong nước, Việt Nam còn nhập thêm hạt điều thô về chế biến xuất khẩu; trên 95% lượng điều dành cho xuất khẩu mỗi năm. Năm 2007, xuất khẩu điều đạt 150 ngàn tấn nhân điều, giá trị 641 triệu USD, tăng 18,2 % về lượng, 27,2% về giá trị xuất khẩu so với năm 2006. Dự kiến năm 2010 xuất khẩu điều sẽ đạt 1,12 tỷ USD với tổng sản lượng 400.000 tấn tiếp tục dẫn đầu thế giới. chiếm 36% tấn nhân điều giao dịch. 9 Bảng 2: Sản lượng và giá trị xuất khẩu nhân điều Việt Nam qua các năm Năm 2006 2007 2008 2009 9 tháng đầu năm 2010 Số lượng xuất khẩu (tấn) 127.000 150.000 167.000 177.000 143.000 Giá trị (triệu USD) 504 641 920 850 788 Theo ước tính của Vinacas (http://www.vinacas.com.vn) Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường, kim nghạch xuất khẩu hạt nhân điều sang các thị trường thế giới tăng mạnh trong 4 tháng đầu 2010 so với cùng kì năm ngoái. Trong đó có 4 thị trường tăng trưởng trên 100% là: Nga, Ucraina, Canada, Thái Lan. Ngược lại, cũng có 5 thị trường sụt giảm kim ngạch so cùng kỳ: Hy Lạp, Pakistan, Trung quốc, Nauy ,Philippines. (bảng phụ lục số 1) Hiện nay, giá điều xuất khẩu không chỉ Việt Nam mà các nước xuất khẩu khác thời gian gần đây tăng mạnh. Đầu năm 2010, thao thống kê của hiệp hội điều Việt Nam, giá điều trung bình đạt 5.213 USD/tấn, tăng 780 USD/tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý I, các doanh nghiệp chế biến điều đã xuất khẩu được 30.602 tấn, đạt 159,53 triệu USD, giảm 3,3% về lượng nhưng vẫn tăng 13,6% về kim ngạch. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu hiện nay đang thiếu trầm trọng: Trong nước do nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và tạo quả của cây điều; diện tích điều giảm nhanh do tình trạng chặt bỏ cây điều chuyển sang trồng các loại cây khác như cao su, sắn. Bên cạnh đó do sản lượng điều trên thế giới giảm mạnh khoảng 20%. Chính thực trạng như vậy dẫn đến việc cạnh tranh thu mua nguyên liệu giữa các quốc gia rất quyết liệt khiến giá điều thô tăng lên mực cao mức giá điều thô bị đẩy tăng 30% so với cùng kỳ năm 2009 (khoảng 1.000USD/tấn).Cùng với việc doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng khiến từ giờ đến cuối năm các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thiếu hụt điều khô nghiêm trọng ước tính khoảng 150.000 tấn điều thô các loại, ảnh hưởng lớn đến mục tiêu xuất khẩu đề ra. 2.3.2 Thực trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ Năm 2008, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ trở thành nước cung cấp điều lớn nhất sang thị trường Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung. Nhân điều của Việt Nam được đối tác phía Mỹ đánh giá có chất lượng tốt nhất. Theo Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam vào Hoa Kỳ chiếm 33,29% tổng kim ngạch nhập khẩu hạt điều của quốc gia này. 10 Theo thống kê của Bộ công thương Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu điều của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2008 đạt 25,12% với kim ngạch 249,57 triệu USD. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên nhu cầu điều giảm xuống khiến mức mức độ tăng trưởng lượng điều xuất khẩu sang Mỹ giảm so với độ tăng trưởng của năm 2007. Hiện nay Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hạt điều chủ yếu của Việt Nam. Bốn tháng đầu năm 2010, xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 71 triệu USD, chiếm 29,8% trong tổng số điều xuất khẩu. ( Theo dõi bảng phụ lục số 1 và 2) Tuy vậy, xuất khẩu điều của Việt Nam sang Mỹ vẫn vấp phải những hạn chế sau: 2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành: Thứ nhất: Bên cạnh niềm tự hào là nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới, điều ngon nhất thế giới thì ngành điều nước ta lại phải đối mặt với vấn đề là không có thương hiệu, không được người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Mặc dù là nhà xuất khẩu điều lớn nhất thế giới, sản phẩm điều Việt Nam có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng vẫn chủ yếu là sản phẩm sơ chế, rồi sau đó được các hãng trên thế giới nhập khẩu - chế biến- đóng nhãn hiệu - cung cấp cho thị trường. Do đó, người tiêu dùng trên thế giới không biết mình đang dùng sản phẩm điều từ Việt Nam. Hệ quả là phần lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều rơi vào tay các hãng nước ngoài, khi mà lẽ ra chúng ta là người được hưởng quyền lợi đó. Các doanh nghiệp điều Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, cũng như quan tâm xây dựng, bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp. Việc xây dựng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm của mình được coi là bước đầu tiên và là cơ sở để triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu. Thực tế cho thấy có không ít các doanh nghiệp do chưa đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã bị doanh nghiệp khác hoặc các chủ thể nước ngoài chiếm đoạt tên sản phẩm gây thiệt hại nghiêm trọng. Tính đến thời điểm này, số các doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hạt điều còn rất thấp. Theo thống kê của Cục Sở hữu Trí tuệ thì hiện nay tại Việt Nam mới chỉ có 145 nhãn hiệu đã được đăng ký cho sản phẩm hạt điều, trong số đó chỉ có bốn nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại tỉnh Bình Phước - địa phương hiện có sản lượng điều lớn nhất cả nước. Nguyên nhân do các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước. [...]... chế biến điều ở Việt Nam và tiêu chuẩn áp dụng khi xuất khẩu 6 2.1.5 Những lợi ích mang lại từ việc xuất khẩu điều với nền kinh tế quốc dân 6 2.2 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ 7 2.2.1 Đặc điểm cơ bản của thị trường Mỹ 7 2.2.2 Những khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ 7 2.3 Xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 8 2.3.1 Tình hình xuất khẩu điều của... 1 I Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu 3 1 Khái niệm về xuất khẩu 3 2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3 II Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ 4 2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam 4 2.1.1 Về nguồn cung điều xuất khẩu Việt Nam 4 2.1.2 Công nghệ chế biến điều 5 2.1.3 Lợi thế sản xuấtxuất khẩu điều của Việt... doanh nghiệp tập trung giải quyết, nếu không chăc chắn thị phần điều của Việt Nam sớm muộn sẽ bị các nước như Ấn Độ, Brazil rút ngắn Hiện nay Mỹ đã và đang là đối tác quan trọng, là thị phần xuất khẩu chủ yếu của ngành điều Việt Nam nói riêng và các ngành hàng nông sản khác nói chung Để giữ vững thị phần cũng như đẩy mạnh xuất khẩu nhân điều sang Mỹ cần đòi hỏi rất cao trong chất lượng sản phẩm với hệ... trạng xuất khẩu điều sang thị trường Hoa Kỳ 9 2.3.2.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành: 10 2.3.2.2 Vấn đề xuất phát từ khách quan: 13 2.3.3 Đánh giá cá nhân về những khó khăn, hạn chế doanh nghiệp Việt Nam mắc phải: 14 2.3.3.1 Về vấn đề xuất phát từ nội bộ ngành 14 2.3.3.2 Về vấn đề xuất phát từ khách quan 15 III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất. .. vệ sinh an toàn thực phẩm Điều này sẽ làm tăng vị thế, nâng cao giá thành sản phẩm cho nhân điều Việt Nam Khi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 qua đi, thị trường Mỹ đang dần ổn định trở lại, chắc chắn trong tương lai xuất khẩu nhân điều của Việt Nam sang Mỹ nói riêng và thế giới nói chung sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, giữ vững vị trí số một trên thị trường thế giới 20 Bảng phụ... hiệu mà còn cần từng bước đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng chế biến giữ chữ tín trong kinh doanh để nâng cao thị phần điều trên thị trường Mỹ- một thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới.Đây là việc làm cơ bản cần tiến hành trong các doanh nghiệp Việt Nam trước thực tế bất cập Thị trường Mỹ -thị trường nươc phát triển- đòi hỏi rất cao trong chất lượng sản phẩm với hệ thống giám sat, quản lý chặt chẽ từ... hướng tập trung vào thị trường trong nước Hiện nay 95% điều là giành cho xuất khẩu còn thị trường trong nước chỉ có 5% trong khi giá trong nước lại cao hơn gần gấp đôi Đây là một điểm hạn chế của ngành điều Việt Nam hiện nay Khi khủng hoảng kinh tế xuất hiện, nhu cầu trên thế giới giảm sút điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh thu của các doanh nghiệp giảm Tập trung trước hết vào thị trường trong nước... phải tổ chức lại sản xuất, đầu tư công nghệ, quy hoạch tốt vấn đề cung cầu, tổ chức hệ thống tiêu thụ, thu mua, chế biến Để có thể thích ứng với nền kinh tế thế giới biến động như hiện nay III :Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và xuất khẩu sang Mỹ 3.1 Triển vọng, thách thức phát triển của ngành điều trong tương lai 3.1.1 Triển vọng trong tương lai Với 37% thị phần điều xuất khẩu trên thế giới,... vào thị trường trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp bớt phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, nâng cao doanh thu và giảm thiểu rủi ro 19 Kết luận Điều là một trong sáu mặt hàng nông sản giữ vai trò quan trọng trong xuất khẩu của Việt Nam Với việc thu hút số lượng lớn nhân công, tạo việc làm, tăng thu ngoại tệ, xuất khẩu điều cũng như xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác của Việt Nam mang lại lợi ích lớn... các liệu pháp ăn kiêng và giảm cân Đây là một trong những điểm mà người không chỉ Mỹ và các nước phát triển khác rât yêu thích.Trong tương lai chắc chắn Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí số về thị phần điều trên thị trường Mỹ Hiện nay tuy trưa có nhiều doanh nghiệp điều Việt Nam bị kiện so với các mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ khác nhưng những nhận định, phê bình từ phía bạn là những bài học cho Việt Nam . xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ III: Đề xuất thúc đẩy phát triển ngành điều và đẩy mạnh xuất khẩu sang Mỹ 3 Xuất khẩu điều sang thị trường Mỹ I. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu. động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển. II. Thực trạng xuất khẩu điều vào thị trường Hoa Kỳ 2.1 Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu ở Việt Nam Điều. nhất được bán rộng rãi, chiếm thị phần cao trên thị trường Mỹ. Vì vậy đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu điều nói riêng vào thị trường Mỹ là một việc làm cần thiết

Ngày đăng: 28/03/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w