PHÒNG GD&ĐT TIỀN HẢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học 2019 – 2020 Môn Ngữ văn 9 Thời gian 120 phút (Không kể thời gian phát đề) PHẦN I ĐỌC HIỂU ( 4,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi “Tôi đế[.]
Trang 1PHÒNG GD&ĐT TIỀN HẢIĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Năm học: 2019 – 2020
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian phát đề)
PHẦN I : ĐỌC - HIỂU ( 4,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
“Tôi đến gần quả bom Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình,tơi khơng sợ nữa Tơi sẽ khơng đi khom Các anh ấy khơng thích cái kiểu đi khomkhi có thể cứ đàng hồng mà bước tới"
(SGK Ngữ văn 9- Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007).
Câu 1 (1,0 điểm ): Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào, của ai?
Câu 2 (0,5 điểm ): Dựa vào tác phẩm, em hãy ghi lại tên của nhân vật xưng " tơi"
và cho biết vai trị của nhân vật này trong tác phẩm ?
Câu 3(0,5 điểm ): Tìm một phép liên kết câu có trong đoạn văn trên ?
Câu 4(1,0 điểm ): Điều gì khiến nhân vật "tôi" đến gần quả bom mà " không sợ
nữa"?
Câu 5(1,0 điểm ): Từ những cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật xưng " tôi"
trong đoạn văn , em học tập được những phẩm chất nào ?
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN ( 6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).Viết một doạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) với chủ đề:
Hãy biết lắng nghe.
Câu 2 ( 4,0 điểm).Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trích trong bài "Mùa xuân
nho nhỏ "- Thanh Hải :
Mọc giữa dịng sơng xanhMột bơng hoa tím biếcƠi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơi
Tơi đưa tay tôi hứng.Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưngMùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạTất cả như hối hảTất cả như xôn xao
(SGK Ngữ Văn 9 - Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2007)
Trang 2Hết ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KỲ IIMÔN: NGỮ VĂN 9
Năm học : 2019-2020
CâuNội dung cần đạtĐiểm
Phần I : Đọc- hiểu (4,0 điểm)
1 Đoạn văn được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi", của tác
giả Lê Minh Khuê 1,0
2 - Tên nhân vật xưng "tơi" được nói đến trong đoạn văn : Phương
Định
- Vai trò của nhân vật trong truyện : Là nhân vật chính và cũng là người kể chuyện
0,5
3 Học sinh nêu rõ tên của phép liên kết câu và chỉ rõ từ ngữ liên kết 0,5
4 - Điều khiến nhân vật " tôi" đến gần quả bom mà "không sợ nữa" : có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình.
- Tình cảm giúp nhân vật vững vàng đối mặt với bom đạn : Tình đồng đội.
1,0
5 Đây là câu hỏi mở, Hs có thể học được nhiều phẩm chất từ nhân vật nhưng phải đảm bảo được những phẩm chất cốt yếu sau :
- Lòng yêu nước cao cả.
- Phẩm chất gan dạ, dũng cảm, bản lĩnh.
1,0
Phần II: Tập làm văn ( 6,0 điểm )6,0
Câu 1 Viết một đoạn văn nghị luận ( khoảng 200 chữ) với chủ đề : Hãy biết lắng nghe
*Thí sinh có thể trình baỳ theo nhiều cách khác nhau , nhưng cần đảm bảo các nội dung dưới đây:
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hãy biết lắng nghe ( 0,25)
- Giải thích: Biết lắng nghe là biết chủ động đón nhận, tập trung quan sát để hiểu và cảm nhận được âm thanh, cảm xúc, tâm tư, tìnhcảm của con người và cuộc sống ( 0,25)- Bàn luận, đánh giá ( kết hợp lí lẽ, dẫn chứng):
( 0,75)
+ Biết lắng nghe đem lại nhiều ý nghĩa: Giúp bản thân biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi cho phù hợp để ngày càng hồn thiện bản thân mình về nhân cách , đạo đức, kỹ năng sống ; giúp bồi dưỡng tình cảm, cảm xúc , lịng trắc ẩn để chia sẻ, cảm thơng, lịng khoan dung để trân trọng giá trị của cái đẹp quanh mình
Trang 3- Bài học: Hãy biết lắng nghe để bản thân tiến bộ hằng ngày (0,25)
- Có các diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận nhưng phải có quan điểm và thái độ phù hợp với chuẩn mực đạ đức và pháp luật (0,25)
- Viết đúng hình thức đoạn văn (0,25)
Câu 2 Cảm nhận của em về hai khổ thơ trích trong bài " Mùa xuân nho nhỏ"- Thanh Hải
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về
dạng bài nghị luận văn học để taọ lập văn bản.bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng: văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm tụvăn học tốt; diễn đạt trơi chảy, đảm bảo tính liên kết: khơn mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
4,0
* Yêu cầu cụ thể:
a, Nội dung trình bày: 3
- Giới thiệu về tác giả Thanh Hải, hoàn cảnh ra đời bài thơ- Nêu vấn đề nghị luận: cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, mùa xuân của đất nước
-Trích dẫn hai khổ thơ 0,
5- Cảm nhận về đoạn thơ:
Khổ 1:
+ Bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế+ Cảm xúc của nhà thơ
Bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, với những gam màu sắchài hòa cộng hưởng với âm thanh vang vọng , rộn rã baó hiệu một mùa xuân rất sống động, trẻ trung.
- " Dịng sơng xanh", " bơng hoa tím biếc".- Tiếng chim chiền chiện
-Hình ảnh: "Giọt long lanh rơi": Nha thơ cảm nhận bằng nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế
=> Khổ đầu bộc lộ cảm xúc ngất ngây say sưa trước vẻ đẹp của mùa xuân và thái độ trân trọng cuộc sống của tác giả
Khổ 2: Mùa xuân của đất nước và con người
- Điệp ngữ " Mùa xuân", "Lộc": Lời thơ nhịp nhàng, hình ảnh mùaxuân tràn đầy sức sống
- Hai nhiệm vụ: Lao động xây dựng và chiến đấu bảo vệ đất nước không thể tách rời.
- Các từ láy: "Hối hả","xơn xao': Tạo nhịp thơ nhanh => Khơng khí tưng bừng, rộn ràng, náo nức, khẩn trương của thời đại
=> Liên hệ: Nhà thơ viêt những câu thơ khi đang ốm nặng, sắp
Trang 4mất nhưng tràn đầy lạc quan, sự tin yêu vào đất nước- Đánh giá chung:
Thể thơ năm chữ, âm hưởng thơ gần gũi với dân ca, ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh, cảm xúc, các BPNT
- Đánh giá về thành cơng của nhà thơ về đoạn thơ nói riêng và bài
thơ" mùa xuân nho nhỏ' nói chung 0,5
b, Hình thức trình bày:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc
- Khơng mắc lỗi diễn đạt, chính tả, dùng từ, đặt câu 0,75
c, Sáng tạo: - Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc
nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật
- Có nhiều các diễn đạt độc đáo và sáng tạo( Viết câu, sử dụng từ
ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm ) 0,25